Effects of heat stress on some physiological parameters in crossbred dairy cows raised in Nghia Dan district, Nghe An province


Ảnh hưởng của THI chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý ở bò



tải về 2.44 Mb.
trang3/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.44 Mb.
#35319
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

3.3. Ảnh hưởng của THI chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý ở bò

Kết quả phân tích tương quan giữa các chỉ tiêu sinh lý và THI chuồng nuôi được đưa ra ở bảng 3.



Bảng 3. Tương quan giữa THI chuồng nuôi với các chỉ tiêu sinh lý

Chỉ tiêu

Loại bò

Phương trình hồi quy và hệ số tương quan

Nhịp thở

F1

Nhịp thở F1 = - 94,3 + 1,65 THICN

r = 0,74; P = 0,000



F2

Nhịp thở F2 = 11,5 + 0,568 THICN

r = 0,87; P = 0,000



Nhịp mạch

F1

Nhịp mạch F1 = 64,8 + 0,267 THICN

r = 0,73; P = 0,000



F2

Nhịp mạch F2 = 32,7 + 0,455 THICN

r = 0,78; P = 0,000



Nhiệt độ trực tràng

F1

NĐTT F1 = 37,4 + 0, 018 THICN

r = 0,50; P = 0,000



F2

NĐTT F2 = 36,8 + 0,029 THICN

r = 0,78; P = 0,000












Ảnh hưởng THI chuồng nuôi đến nhịp thở

Kết quả bảng 3 cho thấy quan hệ giữa nhịp thở của hai bò lai F1, F2 với chỉ số THI chuồng nuôi là quan hệ hồi quy tuyến tính bậc nhất. Giá trị của hệ số tương quan và độ tin cậy của hệ số tương quan cho thấy rõ là THI chuồng nuôi ảnh hưởng đến nhịp thở của hai bò lai F1, F2 với cường độ mạnh. Nhịp thở của bò F2 có tương quan rất chặt (r = 0,87) với P < 0,001 với THI chuồng nuôi.

Kết quả bảng 2 cho thấy nhịp thở tăng cao nhất vào buổi chiều trong khi các chỉ số THI, nhiệt độ chuồng nuôi và môi trường đều đạt giá trị cao nhất vào thời điểm 13 giờ. Vào buổi trưa là thời điểm bò nghỉ ngơi, nằm nhai lại, và có nhịp thở sâu. Tuy vậy, vào những ngày nắng nóng kéo dài thì thời gian nhai lại giảm, bò thở nông và nhanh. Buổi trưa cũng là thời điểm độ ẩm môi trường, chuồng nuôi giảm thấp nhất (Bảng 1), do vậy mặc dù nhiệt độ môi trường tăng cao song các phương thức thải nhiệt qua hô hấp, qua bốc hơi nước qua da đạt hiệu quả cao.

Đinh Văn Cải và cộng sự, (2005) cho biết khi THI tăng thì các chỉ số sinh lý đều tăng và sự khác biệt về sinh lý ở các giống bò là có ý nghĩa thống kê (P<0,01), bò có máu HF càng cao thì chỉ số sinh lý càng cao.

Khi chỉ số THI chuồng nuôi tăng thì nhịp thở của bò lai F1, F2 đều tăng theo. Kadzere và cộng sự (2002) còn cho biết thêm: không thấy các bằng chứng về sự khác nhau của các giống trong đáp ứng về hô hấp với nhiệt độ thấp, nhưng ở nhiệt độ cao sự sai khác này là rõ ràng. Khi so sánh về nhịp thở trung bình giữa hai bò F1 và F2 trong cùng một ngày, bò F2 luôn có tần số hô hấp lớn hơn bò F1 (P<0,001). Theo Allan và cộng sự (2005): bò sữa bị stress nhiệt thở trên 80 lần/phút (bình thường 35 - 45 lần/phút). Kết quả bảng 2 cho thấy nhịp thở trung bình của bò F1 ở cả ba thời điểm đều có giá trị trong khoảng sinh lý. Tuy vậy vào những thời điểm nắng nóng kéo dài thì nhịp thở bò F1 có thể đạt đến 57 lần/phút lúc 13 giờ (giá trị lớn nhất), bò F1 đã có biểu hiện stress nhiệt. Trong khi đó ở bò F2 nhịp thở lúc 13 giờ có giá trị trung bình là 54,88 lần/phút, chứng tỏ F2 bắt đầu có biểu hiện stress nhiệt (THI chuồng nuôi khi đó là 84,33). Và vào thời điểm 17 giờ là lúc bò F2 bị stress nhiệt nặng, nhịp thở lúc này tăng cao (69,01 lần/phút) khi đó THI chuồng nuôi là 79,16. Đặc biệt có những ngày nhịp thở bò F2 tăng lên đến 72,97 lần/phút.

Thông thường bò Bos Taurus đáp ứng kém hơn Bos Indicus, bò Zebu trong môi trường nóng ẩm (Kadzere và cộng sự, 2002). Các đáp ứng với stress nhiệt phụ thuộc vào giống (Finch, 1986). Thông thường bò Bos Indicus ít mẫn cảm hơn Bos Taurus, Jersey ít mẫn cảm hơn HF (Sharma và cộng sự, 1983). Vương Tuấn Thực (2005) cho biết nhịp thở bò F1 không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, ẩm độ và THI môi trường và chuồng nuôi. Trong nghiên cứu này, nhịp thở bò F1 và F2 chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi các yếu tố môi trường nêu trên (ngoại trừ THI môi trường). Coppock và cộng sự (1982) cũng cho biết nhiệt độ môi trường cao đã gây ra các hiệu chỉnh về mặt sinh lý bao gồm tăng nhịp thở.



Mặc dù hệ số tương quan của chỉ tiêu nhịp thở của bò F1 và F2 với chỉ số THI của môi trường, chuồng nuôi có độ chênh lệch không lớn (Bảng 3), nhưng bò F2 bị ảnh hưởng bởi stress nhiệt nhiều hơn và nặng hơn bò F1. So sánh chỉ tiêu giá trị trung bình của nhịp thở của hai bò F1 và F2 ở cả ba thời điểm 9; 13 và 17 giờ, nhịp thở bò F1 luôn nằm trong khoảng sinh lý cho phép, ngược lại nhịp thở bò F2 bắt đầu biểu hiện không bình thường vào thời điểm 13 giờ và biểu hiện rõ rệt vào thời điểm 17 giờ.

Ảnh hưởng của THI chuồng nuôi đến nhịp mạch



Tương ứng với sự thay đổi có tính chu kỳ của chỉ số THI thì nhịp mạch của hai bò F1, F2 đều có những thay đổi tương ứng. Tuy vậy nhịp mạch bò F2 có biểu hiện rõ hơn bò F1 về sự không ổn định (Bảng 2). Hệ số Cv% của nhịp mạch của bò F2 ở cả ba thời điểm 9; 13 và 17 giờ tương ứng là 3,71; 3,30; 3,42 đều cao hơn hệ số này ở bò F1 (2,22; 1,35; 1,97). Ở cả hai loại bò, hệ số Cv% vào thời điểm 13 giờ đều có giá trị thấp hơn hai thời điểm còn lại cho thấy nhịp mạch lúc này ổn định hơn.

Kết quả phân tích mối tương quan (Bảng 3) càng cho thấy: chỉ số THI chuồng nuôi ảnh hưởng đến nhịp mạch của bò F1 và F2, hệ số tương quan tương ứng là 0,73 và 0,78.

Theo Huhnke và Monty (1976), không phát hiện sự khác biệt về nhịp mạch ở bò HF trước và sau khi nuôi trong điều kiện mát và nóng ở Arizona, Hoa Kỳ. Theo Đinh Văn Cải và cộng sự (2005), khi THI tăng lên thì nhịp mạch và nhịp thở đều tăng, nhưng nhịp mạch không tăng nhiều như nhịp thở. Huhnke và Monty (1976) thấy bò cái sau đẻ ở điều kiện mát có nhịp mạch tối thấp 74,5 lần/phút và cao nhất 79,2 lần/phút và ở điều kiện mát hơn 92,3 lần/phút và 98,5 lần/phút.

Kết quả theo dõi bảng 2 cũng cho thấy (ở cùng điều kiện) hệ số Cv% của nhịp thở ở cả F1 và F2 (26,61 và 12,18) đều cao hơn ở nhịp mạch (8,94 và và 5,754). Như vậy, trong cùng ngoại cảnh tác động thì nhịp mạch ổn định hơn là nhịp thở. Singh và Bhattacharyya (1996) kết luận rằng nhịp mạch của gia súc luôn biến động phụ thuộc vào nhiệt độ và giống.

Ảnh hưởng THI chuồng nuôi đến nhiệt độ trực tràng

Nhiệt độ trực tràng là một chỉ thị về cân bằng nhiệt và có thể sử dụng để đánh giá những ảnh hưởng bất lợi của môi trường đến sinh trưởng, tiết sữa, sinh sản ở bò sữa (Johnson, 1980). Trong thời gian theo dõi, nhiệt độ trực tràng luôn tỷ lệ thuận với THI. Nhiệt độ trực tràng của cả F1 và F2 biến động khá mạnh trước sự thay đổi của THI chuồng nuôi và môi trường, đặc biệt là THI môi trường. Cùng với sự thay đổi có tính chu kỳ của THI thì nhiệt độ trực tràng cũng có sự tăng giảm, khi chỉ số THI tăng nhiệt độ trực tràng cũng tăng theo và ngược lại.

Sự thay đổi của nhiệt độ trực tràng trước thay đổi của THI không có nghĩa là bò sữa là động vật ‘‘biến nhiệt’’. Thân nhiệt của bò ổn định là nhờ sự điều hòa của nhiều yếu tố. Sự ổn định này là kết quả của mối cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt - thải nhiệt. Khi sự thay đổi của THI vượt quá khả năng điều hòa thân nhiệt, cân bằng giữa sản nhiệt và thải nhiệt bị mất làm thân nhiệt thay đổi. Thật vậy, khi THI tăng cao (do nhiệt độ, ẩm độ tăng làm giảm sự thông thoáng) làm quá trình thải nhiệt độ không hiệu quả và kết quả là nhiệt dư thừa bị tích lại trong cơ thể làm thân nhiệt tăng lên. Chỉ số THI tác động đến nhiệt độ trực tràng bò F2 với cường độ lớn hơn bò F1 (Bảng 3).

Nhiệt độ trực tràng là một chỉ thị nhạy cảm về đáp ứng sinh lý của gia súc với stress nhiệt vì nó thường ổn định trong các điều kiện bình thường (Kadzere và cộng sự, 2002). Nhiệt độ trực tràng của bò F2 bắt đầu tăng cao khi chỉ số THI cao hơn 70, trong khi đó ở bò F1 bắt đầu xuất hiện sự tăng cao khi THI cao hơn 78. Srikandakumar và Johnson (2004) cho biết stress nhiệt làm tăng nhiệt độ trực tràng từ 39,18oC lên 39,65oC ở bò HF; từ 38,73oC lên 39,43oC ở bò Jersey. Trong nghiên cứu này, những ảnh hưởng của stress nhiệt thông qua nhiệt độ trực tràng ở bò F2 rõ rệt hơn bò F1, stress nhiệt đã làm tăng nhiệt độ trực tràng bò F1 từ 38,68oC lên 39,24oC khi THI chuồng nuôi tăng từ 72,2 lên 84,37 và làm tăng nhiệt độ trực tràng bò F2 từ 38,79oC lên 39,38oC khi THI chuồng nuôi tăng từ 72,18 lên 84,26. Kết quả này cho thấy khoảng dao động của nhiệt độ trực tràng bò F2 là cao hơn bò F1. Đinh Văn Cải và cộng sự (2005) cho rằng sự khác biệt về sinh lý ở các giống bò là có ý nghĩa thống kê (P<0,01), bò có tỉ lệ máu HF càng cao thì chỉ số sinh lý càng cao. Ở bò F1, so với nhịp thở và nhịp mạch thì nhiệt độ trực tràng ít chịu ảnh hưởng bởi các chỉ số môi trường hơn. Thật vậy, tương quan giữa nhịp thở, nhịp mạch của bò F1 với chỉ số THI chuồng nuôi lần lượt là 0,74 và 0,73 trong khi tương quan này ở nhiệt độ trực tràng là 0,50 (P<0,001). Điều này cho thấy khả năng thích ứng của bò F1 trong điều kiện nóng tốt hơn bò F2. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, nhịp mạch và nhịp thở đều tăng ở cả hai bò F1, F2 thế nhưng khả năng thoát nhiệt ở bò F1 tốt hơn nên duy trì thân nhiệt tốt hơn. Khả năng này có được là do bò F1 có tỉ lệ máu bò Bos Indicus cao hơn bò F2. Nhịp mạch nhanh ở bò F1 giúp máu lưu thông đến các cơ quan ngoại biên lớn, nhiệt lượng dư thừa sẽ khuếch tán vào môi trường nhanh hơn. Mặt khác, yếm bò F1 phát triển hơn F2 cũng làm khả năng thoát nhiệt ở F1 tốt hơn F2. Do có tỉ lệ máu bò HF lớn hơn nên khả năng thích ứng với điều kiện stress, khả năng thải nhiệt ra môi trường của bò F2 kém, làm thân nhiệt dễ tăng cao trong điều kiện stress nhiệt.

Tóm lại, các chỉ số THI chuồng nuôi và môi trường đều có tác động đến các chỉ tiêu sinh lý ở cả hai bò lai F1, F2. Xu hướng chung là sự tác động lên bò F2 mạnh hơn, rõ ràng hơn. Điều này cũng cho thấy khả năng thích ứng của bò F1 tốt hơn F2 trong điều kiện stress nhiệt.

4. KẾT LUẬN

Chỉ số nhiệt ẩm THI ở chuồng nuôi và môi trường trong thời gian theo dõi ở Nghĩa Đàn, Nghệ An luôn cao hơn 70.

Các chỉ tiêu sinh lý như nhiệt độ trực tràng, nhịp mạch và nhịp thở đều có tương quan dương với các yếu tố stress nhiệt.

Các chỉ tiêu sinh lý trên đều có giá trị tăng dần theo thời gian trong ngày và thường cao nhất vào buổi chiều.

Ảnh hưởng của stress nhiệt đến các chỉ tiêu sinh lý này ở bò F2 có xu hướng cao hơn bò F1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Allan, C. and Dan, H. (2005). Heat stress and cooling cows. Vigortone Ag Products. http://www.Vigortone.com/heat_stress. htm.



Đinh Văn Cải, Hồ Quế Anh, Nguyễn Văn Trí (2005). Ảnh hưởng của stress nhiệt lên sinh lý sinh sản bò lai hướng sữa và bò lai thuần nhập nội nuôi tại khu vực Miền Nam.

www.vcn.vnn.vn/Post/khoahoc/2005/kh_5_1_2005_5.doc.

Coppock, C. E.; Grant P. A.; Portzer, S. J.; Charles, D. A. and Escobosa, A. (1982). Lactating dairy cows response to dietary sodium, chloride and bicarbonate during hot weather; J. Dairy Sci. 65; pp. 566-576.

Finch, V. A. (1986). Body temperature in beef cattle: its control and relevance to production in the tropics. J. Anim. Sci. 62 (1986), Pp. 531-­542.

Huhnke, M. R. and D. E. Monty (1976). Physiologic responses of preparturient and post parturient Holstein-Friesian cows to summer heat stress in Arizona. Am. J. Vet. Res. 37; 1976, Pp. 1301-1304.

Johnson, H. D. (1980). Depressed chemical thermo genesis and hormonal functions in heat. In: Environmental Physiology. Aging, Heat, and Altitude. Elsevier/North Holland, New York (1980), Pp. 3-9.

Kadzere C. T; M. R. Myrphu (2002). “Heat stress in lacting dairy cows: a review”. Livestock Production Science, Vol. 77, Issue 1, Oct.

Srikandakumar, A. and Johnson, E. H. (2004). Effect of heat stress on milk production, rectal temperature, respiratory rate and blood chemistry in Holstein, Jersey and Australian Milking Zebu cows. Tropical Health and Production, 36: 685-692.

Vương Tuấn Thực (2005). Nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa của bò lai F1, F2 nuôi tại Ba Vì trong mùa hè. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội: 38-76.

Wiersma F. (1990). Temperature-humidity index table for dairy producer to estimate heat stress for dairy cows, Department of Agricultural Engineering, The University of Arizona, Tucson, 1990.



x¸c ®Þnh ¶nh h­ëng cña khèi l­îng s¬ sinh vµ giíi tÝnh tíi tû lÖ sèng vµ lo¹i th¶i cña lîn con ®Õn 3 tuÇn tuæi

Influence of individual birth weight and sex on survival of piglets up to 3 weeks of age

Phan Xuân Hảo*

SUMMARY


A survey was undertaken to evaluate effects of individual birth weight and sex on survival of piglets up to 3 weeks of age. Total of 680 piglets of Landrace, Yorkshire and F1 (Landrace x Yorkshire) born from 2005 to 2006 on different farms in Nam Dinh province were surveyed and analyzed. It was found that individual birth weight of piglets significantly influenced the number of piglets born alive and the culling rate at birth as well as the survival rates over 1, 2 and 3 weeks of age. The survival rate increased with increasing individual birth weight. Sex showed no significant effect on the survival of piglets. Raising piglets with light weights (<1.0 kg/head) is not recommended because of very low survival rate up to weaning.

Key words: Birth weight, sex, survival, suckling piglets.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong chăn nuôi lợn nái, hai mục tiêu được quan tâm là khả năng sinh sản của lợn nái, sinh trưởng của lợn con và tỷ lệ sống của chúng đến giai đoạn cai sữa. Hiện nay, các nghiên cứu về tính năng sản xuất của lợn ngoại nói chung và khả năng sinh sản của lợn ngoại nói riêng đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên cùng với đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái (Đoàn Xuân Trúc và cộng tác viên, 2001; Phan Xuân Hảo, 2006; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006), còn ít các nghiên cứu về ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và giới tính đến tỷ lệ sơ sinh sống, loại thải lúc sơ sinh và tỷ lệ sống của lợn con trong giai đoạn theo mẹ. Mục đích của nghiên cứu này xác định ảnh hưởng của mức khối lượng sơ sinh và giới tính đến tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ loại thải lúc sơ sinh (loại bỏ những con không đủ tiêu chuẩn nuôi) và tỷ lệ nuôi sống của lợn con trong giai đoạn theo mẹ, qua đó giúp cho các nhà chăn nuôi có định hướng trong việc chọn lọc nâng cao chất lượng lợn nái.



2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng số 680 lợn con Landrace, Yorkshire và F1(LY) sinh trong năm 2005 - 2006 tại trại chăn nuôi Nam Mỹ - Nam Trực - Nam Định được đánh số và cân từng con tại thời điểm sơ sinh, kiểm tra số lợn con còn sống lúc sơ sinh, 1, 2 và 3 tuần tuổi của từng lứa đẻ, theo từng công thức phối giống và theo giới tính. Các chỉ tiêu đánh giá gồm: tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ loại thải lúc sơ sinh, tỷ lệ sống đến 1, 2 và 3 tuần tuổi (cai sữa) theo mức khối lượng sơ sinh/con và giới tính.

Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm SAS 8.0 (2000) trên máy tính tại bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thuỷ sản, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN



3.1. Ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh tới tỷ lệ sống và loại thải

Kết quả tính toán cho thấy, khối lượng sơ sinh ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và loại thải lợn con lúc sơ sinh. Cụ thể, khi khối lượng sơ sinh/con ở mức dưới 1,0 kg thì các chỉ tiêu như tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ sống đến 1, 2 và 3 tuần tuổi đều thấp và tỷ lệ loại thải cao. Khi khối lượng sơ sinh tăng lên trên 1,0 kg/con thì tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ sống đến 1, 2 và 3 tuần tuổi tăng lên còn tỷ lệ loại thải giảm đi.



Bảng 1. Ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh đến tỷ lệ sống và loại thải

Các chỉ tiêu

Mức khối l­ượng sơ sinh/con (kg)

≤ 1,0

1,1-1,2

1,3 - 1,4

1,5 - 1,6

1,7 - 1,8

≥ 1,9

n



n



n



n



n



n






Lợn Landrace

Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

32

65,63

36

97,22

52

100,0

42

100,0

30

100,0

19

100,0

Tỷ lệ loại thải (%)

21

38,10

35

0,0

52

0,0

42

0,0

30

0,0

19

0,0

Tỷ lệ sống đến 1 tuần (%)

13

69,23

35

97,14

52

100,0

42

100,0

30

100,0

19

100,0

Tỷ lệ sống đến 2 tuần (%)

13

61,54

35

94,29

52

100,0

42

100,0

30

100,0

19

100,0

Tỷ lệ sống đến 3 tuần (%)

13

53,85

35

82,86

52

98,01

42

100,0

30

100,0

19

100,0




Lợn Yorkshire

Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

32

75,00

53

96,23

63

100,0

52

100,0

29

100,0

19

100,0

Tỷ lệ loại thải (%)

24

37,50

51

0,0

63

0,0

52

0,0

29

0,0

19

0,0

Tỷ lệ sống đến 1 tuần (%)

15

73,33

51

96,08

63

100,0

52

100,0

29

100,0

19

100,0

Tỷ lệ sống đến 2 tuần (%)

15

73,33

51

92,16

63

100,0

52

100,0

29

100,0

19

100,0

Tỷ lệ sống đến 3 tuần (%)

15

60,00

51

84,31

63

96,83

52

100,0

29

100,0

19

100,0




Lợn lai F1(Landrace x Yorkshire)

Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

30

83,33

33

93,94

47

100,0

51

100,0

45

100,0

19

100,0

Tỷ lệ loại thải (%)

25

28,00

31

0,0

47

0,0

51

0,0

45

0,0

19

0,0

Tỷ lệ sống đến 1 tuần (%)

18

66,67

31

96,77

47

100,0

51

100,0

45

100,0

19

100,0

Tỷ lệ sống đến 2 tuần (%)

18

61,11

31

93,55

47

100,0

51

100,0

45

100,0

19

100,0

Tỷ lệ sống đến 3 tuần (%)

18

50,00

31

80,65

47

95,74

51

100,0

45

100,0

19

100,0








































Tỷ lệ sơ sinh sống đối với lợn con có khối lượng sơ sinh/con ở mức dưới 1,0 kg ở Landrace là 65,63%; ở Yorkshire là 75,00% và ở F1(LY) là 83,33%. Như vậy, tỷ lệ sơ sinh sống đối với lợn con có khối lượng sơ sinh ở mức dưới 1,0 kg thì ở con lai F1(LY) là cao nhất. Trong theo dõi này cho thấy, khi khối lượng sơ sinh/con tăng lên từ 1,3 kg trở lên thì tất cả lợn con sinh ra đều sống 100%.

Lợn con Landrace, Yorkshire và F1(LY) chỉ bị loại thải không để lại nuôi khi khối lượng sơ sinh ở mức dưới 1,0 kg. Cụ thể, tỷ lệ loại thải lúc sơ sinh ở Landrace là 38,10%; ở Yorkshire là 37,5% và ở F1(LY) là 28%. Như vây, loại thải lợn con lúc sơ sinh chủ yếu đối với lợn con có khối lượng sơ sinh dưới 1,0 kg.

Tỷ lệ sống đến 1 tuần tuổi ở lợn con tăng dần khi mức khối lượng sơ sinh tăng lên. Cụ thể, khi khối lượng sơ sinh tăng từ mức dưới 1,0 lên 1,1 -1,2 kg thì chỉ tiêu này ở lợn Landrace tăng tương ứng từ 65,63 lên 92,22%; ở Yorkshire tăng từ 75,00 lên 96,23%; ở F1(LY) tăng từ 83,33 lên 93,94%. Tất cả lợn con có khối lượng sơ sinh trên 1,3 trở lên có tỷ lệ sống đến 1 tuần tuổi là 100%. Qua đây cho thấy, khối lượng sơ sinh có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và những lợn con chết ở giai đoạn đến 1 tuần tuổi chủ yếu là những lợn có khối lượng sơ sinh thấp dưới 1,1 kg.

Tỷ lệ sống đến 3 tuần tuổi ở lợn con cũng tăng dần khi khối lượng sơ sinh/con tăng. Cụ thể, khi khối lượng sơ sinh ở mức dưới 1,0 kg thì tỷ lệ nuôi sống ở lợn Landrace là 53,85%; ở Yorkshire là 60,00%; ở con lai F1(LY) từ 50%. Khi khối lượng sơ sinh/con đạt mức trên 1,5kg trở lên thì tỷ lệ sống đến 3 tuần tuổi là 100%. Qua đây cho thấy, cần khuyến cáo cho các nhà chăn nuôi lợn nái ngoại là nên loại ngay những lợn con có khối lượng sơ sinh dưới 1 kg, do tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày (cai sữa) rất thấp (50 - 60%).



Kết quả thu được về tỷ lệ sơ sinh sống và tỷ lệ sống qua các giai đoạn 1, 2 và 3 tuần tuổi ở lợn con trong theo dõi này phù hợp với các thông báo của nhiều nghiên cứu. Fireman và Siewerdt (1997) cho biết tỷ lệ lợn con chết đến 21 ngày tuổi thường cao nhất ở những lợn có khối lượng sơ sinh thấp. Trong khi đó, Roeche (1999) cho biết tỷ lệ lợn con chết trước cai sữa sẽ giảm xuống nếu khối lượng sơ sinh tăng lên (tỷ lệ chết từ 40% ở mức khối lượng sơ sinh dưới 1,0 kg giảm xuống còn nhỏ hơn 7% khi khối lượng sơ sinh trên 1,6 kg). Trong khi đó, Daza và cộng tác viên (2000) cho biết tỷ lệ sơ sinh chết và chết trước cai sữa là 6,9 và 14,7%, trong đó những lợn con có khối lượng sơ sinh thấp (cái dưới 0,87 kg và đực ở trên 1,06 kg) thường chết với tỷ lệ cao. Tỷ lệ hao hụt lợn con trong thời gian bú mẹ chiếm 64%, trong đó 4 ngày đầu nguyên nhân chết chủ yếu do yếu tố stress nhiệt độ (lạnh), bị bệnh hoặc bị mẹ đè. Còn 36% lợn con chết vào giai đoạn ngày thứ 5 -21 là do bệnh đường ruột và rối loạn hô hấp. Tác giả Caceres và cộng tác viên (2001) có cùng nhận xét khối lượng sơ sinh có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ sống của lợn con. Milligan và cộng tác viên (2002) chỉ ra rằng lợn con Yorkshire và F1(LY) có khối lượng sơ sinh nhỏ (dưới 1 kg/con) có tỷ lệ sơ sinh sống 74,5%, trong khi đó lợn con có khối lượng sơ sinh lớn (trên 1,5 kg/con) tỷ lệ đó là 94%. Theo Quiniou và cộng tác viên (2002) cho biết khi khối lượng sơ sinh/con dưới 1kg thì tỷ lệ chết khi sơ sinh khoảng 11% và chết trong vòng 24 giờ là 17%; trong khi ở lợn có khối lượng sơ sinh trên 1 kg, tỷ lệ tương ứng là 4 và 3%. Các tác giả trên cũng cho biết khối lượng sơ sinh/con có ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của lợn con qua các giai đoạn 1, 7, 14 và 27 ngày (cai sữa) như sau: khi khối lượng sơ sinh/con tăng từ dưới 1,0 lên trên 1,0 - 2,0 kg và trên 2,0 kg thì tỷ lệ sống đến 1 ngày tuổi tăng từ 36 - 85% lên 91 - 97% và 99 - 100%; ở 7 ngày tuổi tăng từ 16 - 75% lên 87 - 96% và 96 - 100%, ở 14 ngày tuổi tăng từ 16 - 73% lên 86 - 95% và 97 - 98%, tỷ lệ nuôi sống đến 27 ngày (cai sữa) từ 15 - 71% lên 85 - 95% và 97 - 98%. Deen và Bilkei (2004) cho biết tỷ lệ chết từ sơ sinh đến 21 ngày của lợn có khối lượng sơ sinh bé (0,9 - 1,0 kg) là 16,1 - 34,5%. Gondret và cộng tác viên (2005) cho biết khối lượng sơ sinh/con ảnh hưởng đến tỷ lệ chết trước lúc cai sữa. Cụ thể, tỷ lệ chết trước cai sữa là 12% tổng số lợn con sơ sinh sống. Khoảng 86% lợn con có khối lượng sơ sinh dưới 0,8 kg không sống được đến cai sữa, trong khi tỷ lệ này ở lợn có khối lượng 0,8 - 1, 0 kg chỉ 26%.


tải về 2.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương