Effects of heat stress on some physiological parameters in crossbred dairy cows raised in Nghia Dan district, Nghe An province


Key words: Sorghum, ruminants, forage crops, nutritive value



tải về 2.44 Mb.
trang6/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.44 Mb.
#35319
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Key words: Sorghum, ruminants, forage crops, nutritive value.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hầu hết các giống cây thức ăn chăn nuôi đang được trồng phổ biến hiện nay ở vùng châu thổ sông Hồng có năng suất rất thấp trong mùa đông, chỉ khoảng 30% so với mùa mưa (Bùi Quang Tuấn, 2005). Hai nguyên nhân chính dẫn đến năng suất thấp của cây thức ăn chăn nuôi trong mùa đông là nhiệt độ và ẩm độ thấp. Để giải quyết vấn đề thiếu thức ăn xanh trong vụ đông - xuân cho đàn trâu bò, đặc biệt cho đàn bò sữa và đàn bò thịt nhập nội, một số giải pháp đã đưa ra: trồng cây ngô dày, nhập và trồng thử một số giống yến mạch và cỏ có nguồn gốc ôn đới, sử dụng nước tưới... Mỗi một giải pháp đều có những hạn chế nhất định: Cây ngô thì chỉ thu cắt được một lần; cỏ ôn đới thì năng suất chất xanh không cao, nhanh chóng bị tàn lụi khi gặp thời tiết ấm (Bùi Quang Tuấn, 2006a; Bùi Quang Tuấn, 2006b)... Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về một số giống cao lương đã được lựa chọn, có năng suất chất xanh cao, thích nghi với thời tiết mùa đông của vùng nghiên cứu.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các giống cao lương được trồng tại khu thí nghiệm của khoa Nông học là 4 giống tuyển chọn từ các địa phương khác nhau và 1 giống nhập từ Ấn Độ.

S1: Lũng Nặm - Trùng Khánh, Cao Bằng, hạt đen, nhỏ, hình elíp.

S2: Thái Học - Hà Quảng, Cao Bằng, hạt đỏ, nhỏ, hình elíp.

S3: Kéo Yên - Hà Quảng, Cao Bằng, hạt trắng, nhỏ, tròn.

S4: Bản Phố - Tùn Chùa, Cao Bằng, hạt trắng, nhỏ, bầu dục.

S5: Ấn Độ Sorghum (M90386), hạt trắng, to, tròn.

Khu vực thí nghiệm được chia thành 15 lô, mỗi lô có diện tích 10m2. Mỗi giống cỏ được trồng trong 3 lô. Gieo trồng bằng hạt theo hàng: hàng cách hàng 30 cm, cây cách cây 15cm, mật độ gieo 10 kg hạt/ha. Phân bón đồng đều giữa các giống theo công thức: 120kg/ha N: 90kg/ha P2O5: 90kg/ha K2O.

Thu hoạch: sau 60 ngày tuổi thu cắt lần 1, sau đó thu lần 2 cách lần 1 là 40 ngày rồi để cho cây phát triển ra hoa. Bông được thu lần cuối. Đối với các giống cao lương nghiên cứu, tuổi cắt lứa đầu là 50 ngày và tuổi tái sinh là 30 ngày.

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Tỷ lệ nẩy mầm được xác định bằng cách gieo hạt trên bông thấm nước trên đĩa Petri: tiến hành nhắc lại 3 lần trên mỗi giống rồi lấy kết quả trung bình. Đo độ cao của cây được xác định bằng phương pháp vuốt lá được tính từ mặt đất đến điểm mà 50% số lá đạt được. Năng suất chất xanh được xác định bằng cách cắt toàn bộ lô, cắt cách mặt đất 5-7 cm, cân cả cây và cân ngay tại ruộng bằng cân đồng hồ. Năng suất hạt được xác định ngay sau khi bông chín đều, cắt cả bông rồi vò lấy hạt sau đó đem cân.

Mẫu thức ăn được lấy theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và phân tích tại Phòng phân tích thức ăn của Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thuỷ sản theo phương pháp của AOAC (1997). Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: chất khô, protein thô, xơ thô, lipit, dẫn xuất không nitơ (DXKN) và khoáng tổng số (KTS). Hàm lượng độc tố HCN được gửi phân tích tại Phòng phân tích thức ăn của Viện Chăn nuôi. Giá trị ME của thức ăn được ước tính theo Wardeh (1981).

Số liệu thu được được phân tích phương sai, sử dụng bảng tính của Microsoft Excel 2003.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN



3.1. Độ cao của cây khi thu hoạch

Bảng 1. Độ cao của cây cao lương
khi thu thoạch


Giống

Lứa 1
(cm)

Lứa 2
(cm)

S1

121,33  2,21

112,67  1,19

S2

103,93  2,67

115,80  1,81

S3

93,00  0,53

98,33  0,91

S4

94,27  0,65

99,20  0,96

S5

117,502,81

115,600,92

Các giống cao lương đều có độ cao tương đương so với cỏ Voi khi thu hoạch (100-120 cm). Độ cao cây lớn sẽ cho năng suất chất xanh cao (Bảng 1). Ở cả hai lứa cắt các giống S1, S2 và S5 đều có chiều cao vượt trội hơn hai giống còn lại là S3 và S4 (P<0,05). Mặc dù trong điều kiện mùa đông nhưng các giống cao lương vẫn cho tốc độ sinh trưởng rất cao (3-4 cm/ngày đêm). Trong khi đó một số cây thức ăn chăn nuôi hiện đang được trồng phổ biến ở khu vực như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Ruzi... phát triển rất chậm trong mùa đông do khô hạn và nhiệt độ thấp (Dương Quốc Dũng và cộng sự, 1998; Bùi Quang Tuấn, 2005). Các cây cỏ có nguồn gốc ôn đới trồng trong khu vực cũng chỉ có tốc độ sinh trưởng 1-2 cm/ngày đêm (Bùi Quang Tuấn, 2006a; Bùi Quang Tuấn, 2006b).

Bảng 2. Năng suất chất xanh và năng suất hạt của các giống cao lương

Giống

Năng suất chất xanh (tấn/ha)

Năng suất hạt lứa 3 (tấn/ha)

Lứa 1

Lứa 2

Lứa 3

Cả vụ

S1

44,00  2,31

46,33  1,33

22,66  1,20

112,99  7,53

1,23  0,06

S2

38,33  1,66

40,00  1,16

19,66  0,88

97,99  6,52

1,05  0,03

S3

40,00  2,89

42,66  1,45

23,33  0,89

105,99  6,05

1,57  0,09

S4

46,33  2,03

51,00  2,08

28,33  0,88

125,66  6,91

2,12  0,07

S5

49,33  2,33

53,00  2,08

33,66  0,88

133,99  6,59

2,43  0,07

3.2. Năng suất chất xanh và năng suất hạt

Các giống cao lương được tuyển chọn từ vùng núi phía Bắc (S1, S2, S3, S4) và giống cao lương nhập từ Ấn Độ có tốc độ sinh trưởng mạnh, cây cao, thân và lá to nên cho năng suất chất xanh rất lớn. Các giống cao lương trên cho 2 lứa cắt chính, lứa 3 để thu hạt. Ngoài thu hạt, lứa 3 cũng cho phần thân lá đáng kể có thể sử dụng làm thức ăn thô cho trâu bò. Khối lượng chất xanh cả vụ của các giống cao lương nghiên cứu biến động trong khoảng 97,99-133,99 tấn/ha (Bảng 2). Trong điều kiện tương tự, cỏ ôn đới chỉ cho khối lượng 33-35 tấn, cỏ Voi cho 69 tấn/ha (Hoàng Thị Lãng và cộng sự, 2004; Bùi Quang Tuấn, 2006a). Trong các giống cao lương nghiên cứu, hai giống S4 và S5 có năng suất chất xanh và năng suất hạt cao hơn so với các giống còn lại. Hiện nay năng suất chất xanh cao là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, tuyển chọn cây thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.



3.3. Thành phần hoá học của cây cao lương

Bảng 3. Thành phần hoá học của cây cao lương

Giống

VCK (%)

Protein thô

(% VCK)


Xơ thô

(% VCK)


Lipit

(% VCK)


DXKN

(% VCK)


KTS

(% VCK)


ME

(Kcal/kg)



S1

17,04

11,25

27,67

4,94

44,73

11,39

381

S2

19,71

11,39

27,03

4,00

46,15

11,43

426

S3

17,53

10,08

28,43

4,01

45,98

11,50

372

S4

18,87

10,15

27,90

5,52

46,33

10,10

414

S5

17,59

10,80

28,67

4,56

46,10

9,87

384

Chú thích: VCK: Vật chất khô.

Thông thường các cây thức ăn chăn nuôi có thân, lá to, sinh khối chất xanh cao thì giá trị dinh dưỡng không cao. Các cây cao lương trên cũng không nằm ngoài ngoại lệ, có giá trị dinh dưỡng trung bình, tương đương so với cỏ Voi. Tỷ lệ protein thô khoảng 10-11%, xơ thô hơi cao 27-28% (Bảng 3). Đối với bò sữa, bò thịt cao sản khi sử dụng cây cao lương làm nguồn thức ăn xanh chính trong khẩu phần cần chú ý kết hợp với thức ăn giàu protein để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc.

3.4. Hệ số nhân giống

Các giống cao lương tuyển chọn trong nước có tỷ lệ nảy mầm không cao (42-50%), thấp hơn rõ rệt so với giống cao lương nhập từ Ấn Độ (90,7%). Đối với giống S5, lượng hạt giống gieo cho 1 ha là 10 kg, trong khi đó đối với các giống cao lương còn lại do tỷ lệ nảy mầm thấp nên lượng hạt giống gieo tăng lên 20 kg/ha. Mặc dù vậy, hệ số nhân giống của các giống cao lương là rất cao (Bảng 4). Điều này rất thuận lợi cho việc mở rộng diện tích gieo trồng cao lương trong vụ đông khi cần thiết.



Bảng 4. Tỷ lệ nẩy mầm và hệ số nhân giống của các giống cao lương

Giống

Tỷ lệ nẩy mầm (%)

(n=3)


Lượng hạt gieo (kg/ha)

Trồng để thu chất xanh và thu hạt

Năng suất hạt

(tấn/ha/vụ)



Hệ số nhân giống

S1

45,33  2,91

20

1,23

61,5

S2

42,00  1,53

20

1,05

52,5

S3

50,00  2,89

20

1,57

78,5

S4

45,00  2,89

20

2,12

106,0

S5

90,70  5,36

10

2,43

243,0

3.5. Hàm lượng độc tố HCN trong cao lương

Một số giống cây thức ăn chăn nuôi có chứa độc tố HCN, trong đó có cây cao lương. Khi sử dụng cây cao lương làm thức ăn xanh cho trâu bò cần phải lưu ý đến độc tố HCN. Liều gây độc cho trâu bò của độc tố HCN là 2-4 mg/kg thể trọng gia súc (Makkar, 1991).



Bảng 5. Lượng axit HCN trong các giống cao lương (lần cắt 2)

Giống

Axit HCN (mg/kg)

S1

18,8

S2

17,8

S3

20,3

S4

19,9

S5

20,8

Kết quả phân tích cho thấy lượng độc tố HCN trong các giống cao lương trên sai khác nhau không nhiều, biến động từ 17,8-20,8 mg/kg thức ăn. Như vậy nếu khẩu phần ăn của trâu bò gồm hoàn toàn cây cao lương tươi, khả năng bị ngộ độc HCN có thể xảy ra. Để tránh ngộ độc HCN không nên cho trâu bò ăn quá nhiều cây cao lương tươi, hoặc tiến hành ủ chua cây cao lương. Ủ chua thức ăn vừa có tác dụng dự trữ thức ăn vừa có tác dụng làm giảm đáng kể độc tố HCN trong thức ăn chăn nuôi (Bùi Quang Tuấn, 2005).

4. KẾT LUẬN

Các giống cao lương tuyển chọn đều sinh trưởng tốt, cho khối lượng chất xanh cao trong mùa đông (97,99-133,99 tấn/ha/vụ). Ngoài khối lượng chất xanh, các giống cao lương còn cho khối lượng hạt đáng kể có thể sử dụng như thức ăn tinh cho chăn nuôi/hoặc lương thực cho con người (1,05-2,43 tấn/ha). Thân lá cây cao lương có chứa một lượng độc tố HCN (17,8-20,8 mg/kg thức ăn).

Trong các giống cao lương trồng thử nghiệm thì hai giống S4 (Bản Phố - Tùn Chùa, Cao Bằng) và S5 (Ấn Độ Sorghum M90386) cho năng suất chất xanh và năng suất hạt cao nhất. Giống S4 đạt 125,66 tấn chất xanh và 2,12 tấn hạt/ha/vụ, giống S5 đạt 133,99 tấn chất xanh và 2,43 tấn hạt/ha/vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dương Quốc Dũng, Nguyễn Ngọc Hà, Bùi Văn Chính, Lê Văn Ngọc, Hoàng Thị Lãng, Lê Văn Chúng (1998). Nghiên cứu năng suất, giá trị dinh dưỡng và khả năng sử dụng cỏ Ruzi ở vùng đất đồi Ba Vì-Hà Tây. Kết quả NCKH KT chăn nuôi 1996-1997. NXB Nông nghiệp. Trang 186-191.

Hoàng Thị Lãng, Lê Hoà Bình (2004). Nghiên cứu khả năng sản xuất chất xanh của các giống cây thức ăn để chọn lọc giống năng suất cao, chất lượng tốt dùng cho chăn nuôi ở khu vực. Báo cáo khoa học chăn nuôi-thú y, Hà Nội 8-9/12/2004. NXB Nông nghiệp. Trang 116-120.

Makkar H.P.S. (1991). Antinutritional factors in animal feedstuffs - mode of action. Int. J. Anim. Sci. 6. 88-94.

Bùi Quang Tuấn (2005). Giá trị dinh dưỡng của một số cây thức ăn gia súc trồng tại Gia Lâm Hà Nội và Đan Phượng Hà Tây. Tạp chí Chăn nuôi, Số 11/2005. Trang 17-20.

Bùi Quang Tuấn (2006a). Nghiên cứu giá trị thức ăn của một số cây thức ăn gia súc có nguồn gốc từ vùng ôn đới tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí KHKT Nông nghiệp ĐHNN I, tập 4, số 3/2006. Trang 242-246.

Bùi Quang Tuấn (2006b). Khảo sát giá trị thức ăn của một số cây cỏ có nguồn gốc từ vùng ôn đới tại Tân Yên - Bắc Giang. Tạp chí Chăn nuôi, Số 9/2006. Trang 23-27.


kÕt qu¶ nu«i vç bÐo, chÊt l­îng th©n thÞt vµ hiÖu qu¶ ch¨n nu«i lîn lai
3 gièng landrace (yorkshire mãng c¸i) trong ®iÒu kiÖn n«ng hé

Fattening performance, carcass quality and economic efficacy of crossbred Landrace × (Yorkshire × Mong Cai) pigs raised in households

Vũ Đình Tôn*, Phan Văn Chung**, Nguyễn Văn Duy**

SUMMARY


A study was conducted on 10 households in Cam Hoang commune (Cam Giang district of Hai Duong province) from June 2006 to June 2007 with 164 fattening pigs in order to evaluate fattening performance, carcass quality and economic efficacy of crossbred Landrace  (Yorkshire Mong Cai) pigs which were raised in households. Result showed that the crossbred pigs grew well under the household conditions (live weight of 82,96kg per head at slaughtering age of 180 days, ADG of 605.59 gram, FCR of 3.04). The lean percentage was fairly high (49.99%). Meat quality of the crossbred pigs was satisfactory. The net profit was about 309865 VND/head.

Key words: Crossbred pigs, net profit, carcass, meat quality.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế của toàn xã hội nói chung và của nông dân nói riêng đã có những thay đổi rất đáng kể. Sự thay đổi này đã dẫn đến nhu cầu của xã hội về số lượng cũng như chất lượng thực phẩm ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu này đòi hỏi các hộ nông dân phải thay đổi các tập quán, phương thức chăn nuôi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và nâng cao hiệu quả chăn nuôi của nông hộ. Hiện nay, đàn lợn nái nội đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu đàn và thay thế vào đó là lợn nái lai và nái ngoại. Trong các nông hộ chăn nuôi lợn nái vùng đồng bằng sông Hồng, hộ chăn nuôi lợn nái lai chiếm tỷ lệ khá cao 47,27% (Vũ Đình Tôn, Võ Trọng Thành, 2005). Sử dụng lợn nái lai F1 (Yorkshire × Móng Cái) làm nền để sản xuất lợn lai nuôi thịt có năng suất và tỷ lệ nạc cao có thể phát triển tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ (Võ Trọng Hốt & CS, 1999). Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu về năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn lai ba giống Landrace × (Yorkshire × Móng Cái) trong điều kiện nông hộ thuộc xã Cẩm Hoàng - huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Lợn lai Landrace × (Yorkshire × Móng Cái) nuôi thịt (164 con) tại 10 nông hộ thuộc xã Cẩm Hoàng - huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương.



2.2. Phương pháp nghiên cứu

Số liệu được thu thập theo mẫu qua 3 lần thí nghiệm trong khoảng thời gian từ 6/2006-6/2007. Lợn lai nuôi thịt đảm bảo các nguyên tắc đồng đều về độ tuổi, thức ăn, qui trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh như nhau. Lợn thí nghiệm được nuôi bằng thức ăn tự trộn, theo chế độ 3 bữa/ngày. Giá trị năng lượng và protein/kg thức ăn tương ứng với từng giai đoạn phát triển của lợn.

Mức dinh dưỡng

Lợn con

(15-30 kg)



Lợn choai

(31-60 kg)



Lợn vỗ béo

(61 - giết thịt)



ME (kcal/kg TA)

Protein thô (%)



3000

17


3025

15


3050

13


Các chỉ tiêu về nuôi vỗ béo bao gồm khối lượng ban đầu và kết thúc nuôi vỗ béo, tăng trọng trong thời gian nuôi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng. Các chỉ tiêu về chất lượng thịt bao gồm tỷ lệ thịt móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc (tính theo tỷ lệ móc hàm), dài thân thịt, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn, tỷ lệ mất nước sau khi bảo quản 24h, giá trị pH của cơ thăn tại 45 phút và 24h sau khi giết thịt.

Tiến hành mổ khảo sát 10 lợn thịt (5 lợn đực, 5 lợn cái) theo phương pháp kinh điển để xác định các chỉ tiêu về năng suất thân thịt khi lợn đạt 180 ngày tuổi.

Tỷ lệ mất nước của cơ thăn sau 24h bảo quản được tiến hành theo phương pháp của Lengerken và cộng tác viên (1987), chất lượng thịt được phân loại như sau:

Tỷ lệ mất nước 2 - 5%: thịt bình thường.



Tỷ lệ mất nước < 1%: thịt DFD (dark, firm, dry).

Tỷ lệ mất nước > 5%: thịt PSE (pale, soft, exudative).

Giá trị pH thịt được đo bằng máy đo pH - meter (Mettler-Toledo MP-220) theo phương pháp của Barton -Gate và cộng tác viên (1995), Clinquart (2004). Chất lượng thịt được đánh giá dựa vào giá trị pH theo phương pháp của Barton-Gate và cộng tác viên (1995) như sau:

Thịt bình thường: pH 45 > 5,80

Thịt PSE: pH 45  5,80

Thịt DFD: pH 24 > 6,10

Thịt “axit”: pH 45  5,40

Màu sắc thịt được đo bằng máy Handy Colorimeter NR -3000 của hãng NIPPON Denshoku IND. CO. LTD, theo phương pháp của Clinquart (2004) tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền - Giống - Khoa Chăn nuôi - Thủy sản - Trường Đại học Nông nghiệp I. Đánh giá chất lượng thịt dựa vào tiêu chuẩn về màu sắc thịt theo Van Laack, Kauffman (1999), (trích từ Kuo và cộng sự, 2003) như sau:

L* > 50: Thịt PSE

L* 50 -37: Thịt bình thường

L* < 37: Thịt DFD

Phương pháp hạch toán hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt được tính như sau:

+ Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi

+ Tổng thu = Tổng khối lượng lợn xuất chuồng (kg/con) × giá bán lợn thực tế tại nông hộ (vnđ/kg).

+ Tổng chi bao gồm: chi phí thức ăn, chi thú y, khấu hao chuồng trại, dụng cụ, chi điện nước và chất đốt cho một lợn thịt.



Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và Minitab 14.0 để tính các tham số thống kê (, SE, Cv(%)).

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN



3.1. Kết quả nuôi vỗ béo

Kết quả về nuôi vỗ béo lợn lai L×(Y×MC) cho thấy: khối lượng bắt đầu nuôi là 19,35kg tại thời điểm 75 ngày tuổi (Bảng 1). Khối lượng bình quân kết thúc thí nghiệm đạt 82,96kg. Tăng trọng bình quân 605,59g/con/ngày. Theo kết quả nghiên cứu của Võ Trọng Hốt và cs (1993) cho biết tăng trọng của con lai L×(Y×MC) đạt 575g/con/ngày. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006) cho biết khối lượng của con lai L×(Y×MC) đạt 80,54kg ở thời điểm 180 ngày tuổi, tăng trọng đạt 546,12g/con/ngày. Kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn, Võ Trọng Thành (2006) đối với lợn lai được nuôi trong điều kiện nông hộ vùng đồng bằng sông Hồng, mức tăng trọng đạt 558,33g/con/ngày. Kết quả trong nghiên cứu này cao hơn so với các tác giả trên.

Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Con lai L×(Y×MC) có mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 3,04kg. Kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng ở con lai L×(Y×MC) trong theo dõi này thấp hơn so với công bố của Võ Trọng Hốt và cs (1993) với 3,7 kg, của Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006) với 3,25kg/kg tăng trọng.



Bảng 1. Các chỉ tiêu sinh trưởng của con lai L×(Y×MC)

Chỉ tiêu

ĐVT

n



Cv(%)

Khối lượng bắt đầu nuôi

kg

164

19,35  0,66

14,11

Tuổi bắt đầu nuôi

ngày

164

75,00

Thời gian nuôi

ngày

164

105,06  0,45

1,77

Tuổi kết thúc thí nghiệm

ngày

164

180,06  0,45

1,03

Khối lượng kết thúc thí nghiệm

kg

164

82,96  1,17

5,82

Tăng trọng tuyệt đối

g/ngày

164

605,59  9,96

6,78

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

kg

164

3,04  0,11

15,60


1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương