Effects of heat stress on some physiological parameters in crossbred dairy cows raised in Nghia Dan district, Nghe An province


Hình 1. Cơ cấu chi phí trong chăn nuôi lợn thịt



tải về 2.44 Mb.
trang8/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.44 Mb.
#35319
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19

Hình 1. Cơ cấu chi phí trong chăn nuôi lợn thịt

4. KẾT LUẬN

Trên cơ sở các kết quả thu được chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Lợn lai ba giống L×(Y×MC) phát triển tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại xã Cẩm Hoàng - huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương. Lợn lai nuôi thịt đạt trọng lượng 82,96 kg ở thời điểm 6 tháng tuổi.

- Tốc độ sinh trưởng của con lai ba giống L×(Y×MC) khá cao đạt 605,59 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng tương đối thấp 3,04 kg.

- Tỷ lệ nạc so với khối lượng thịt móc hàm khá cao đạt 49,99%. Chất lượng thịt của con lai L×(Y×MC) ở mức bình thường. Chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ có lợi nhuận cao, trung bình mỗi đầu lợn lãi 309.865,18 đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Võ Trọng Hốt, Đỗ Đức Khôi, Vũ Đình Tôn, Đinh Văn Chỉnh (1993). Sử dụng nái lai F1 làm nền để sản xuất con lai ¾ máu ngoại làm sản phẩm thịt. Kết quả nghiên cứu KHKT khoa CNTY Trường ĐH Nông nghiệp I - Hà Nội (1991-1993). NXB Nông nghiệp 1993. Tr 8-13.

Võ Trọng Hốt, Nguyễn Văn Thắng, Đinh Thị Nông (1999). Sử dụng nái lai F1 (ĐB×MC) làm nền trong sản xuất của hộ nông dân vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả nghiên cứu KHKT khoa CNTY Trường ĐH Nông nghiệp I - Hà Nội (1996-1999). NXB Nông nghiệp 1999. Tr14-17.

Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Phạm Nhật Lệ, Phạm Hữu Doanh, Nguyễn Nghi và CTV (1994). Kết quả nghiên cứu công thức lai kinh tế lợn đạt tỷ lệ nạc trên 45%. Công trình nghiên cứu Khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1991-1992), Viện Chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 162-179.

Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006). Năng suất sinh sản, nuôi thịt và chất lượng thịt của lợn nái lai (Yorkshire × Móng Cái) phối giống với đực Landrace và Pietrain. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. số 11 [93] - 2006. Tr 9-13.

Vũ Đình Tôn, Võ Trọng Thành (2006). Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn trong nông hộ vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. Tập VI số 1/2006, tr 19-24.

Vũ Đình Tôn, Võ Trọng Thành (2005). Năng suất chăn nuôi lợn trong nông hộ vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. Tập III, số 5/2005. Tr 390-396.

Phùng Thăng Long và CTV (2003). Ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong khẩu phần đến khả năng sản xuất và phẩm chất thịt xẻ của lợn lai (Móng Cái x Yorkshire) x Yorkshire”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 6, tr. 714-715.

Lengerken G.V., Pfeiffer H. (1987). Stand und Entwicklungstendezen der Anwendung von Methoden zur Erkennung der Stressempfindlichkeit und Fleischqualitaet beim Schwein, Inter-Symp. Zur Schweinezucht, Leipzig, p:1972- 1979.

Barton Gate P., Warriss P.D., Brown S.N. and Lambooij B. (1995). Methods of improving pig welfare and meat quality by reducing stress and discomfort before slaughter-methods of assessing meat quality, Proceeding of the EU-Seminar, Mariensee, p: 22-23.

Kuo C. C., Chu C. Y. (2003). Quality characteristics of Chinese Sausages made from PSE pork, Meat Science, 64, 441-449.

Clinquart A (2004), “Instruction pour la mesure de la couleur de la viande de porc par spectrocolorimetrie”, Département des Sciences des Denrees Alientaires, Faculté de Médecine Véterinaire, Université de Liège, 1-7.


THùC TR¹NG Vµ §ÞNH H¦íNG PH¸T TRIÓN HÖ THèNG §IÓM D¢N C¦
huyÖn chÝ linh - tØnh h¶i d­¬ng

Current state and orientation of residential area development
in the district of Chi Linh, Hai Duong Province


Vũ Thị Bình*, Nguyễn Đình Trung

SUMMARY


Chi Linh is a mountainous district of Hai Duong province located in the Northern Economic Zone. The current demographic and residential distribution was found not suitable for the target of industrialization and urbanization. Chi Linh’s residential development orientation from 2010 to 2020 pointed out that it is necessary to plan the urban system along national Highway No. 18 including upgrading existing towns, new urban areas and resettlement areas towards 4th level towns. An orderly arrangement of the rural demographical network towards urbanization is also of paramount importance. Using forecast methods to predict development needs and calculation land use norms based on TCVN 4418the urban area is estimated at 2911.97ha by 2010, the figure for rural residential area at 3082.51ha.

Key words: Industrialization, urbanization, rural residential area.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chí Linh là huyện miền núi của tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trên trục giao thông quan trọng Côn Minh (Trung Quốc)- Hà Nội- Quảng Ninh. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên phong phú sẽ tạo điều kiện cho Chí Linh xây dựng khu đô thị mới dọc QL18 kéo dài từ Sao Đỏ đến Phả Lại, làm động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới (Chí Linh - Hải Dương với cơ hội thu hút đầu tư). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã chỉ rõ: “Quy hoạch xây dựng Chí Linh thành khu kinh tế phát triển... xây dựng khu dân cư đô thị mới tập trung phục vụ phát triển công nghiệp, du lịch, văn hóa, thể thao” (Đảng bộ tỉnh Hải Dương 2005).

Thực tế hiện nay cho thấy sự phân bố mạng lưới dân cư còn nhiều bất cập, hệ thống các đô thị phát triển chưa ổn định, cơ sở hạ tầng ở nhiều điểm dân cư còn thiếu và yếu, nhất là vùng nông thôn: giao thông, cấp điện, cấp nước...còn nhiều hạn chế, các công trình công cộng còn nhỏ hẹp, chưa đủ diện tích tiêu chuẩn. Nhà ở của người dân bố trí lộn xộn, manh mún, diện tích đất ở lớn nhưng diện tích xây dựng nhỏ, môi trường sống của người dân đang bị ảnh hưởng.

Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích: Đánh giá thực trạng việc tổ chức sử dụng đất, xây dựng và phát triển hệ thống điểm dân cư, định hướng phát triển mạng lưới dân cư đô thị hóa, tạo tiền đề cho sự phát triển huyện Chí Linh theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, cải thiện môi trường dân sinh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Điều tra thu thập số liệu thứ cấp: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, hệ thống bảng biểu thống kê, kiểm kê đất đai liên quan đến phát triển mạng lưới dân cư.

- Khảo sát thực địa, tổng hợp quan sát cảnh quan.

Xác định quy mô, tính chất điểm dân cư, dự báo dân số theo phương pháp ngoại suy và phân tích xu thế biến động của cơ cấu thành phần dân cư lao động.

Tính toán nhu cầu đất đai theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4418: 1987 và định mức sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm Excel và thành lập bản đồ hiện trạng, bản đồ định hướng quy hoạch dân cư bằng công nghệ bản đồ số, sử dụng phần mềm Microstations.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Chí Linh

a. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Chí Linh là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tinh Hải Dương, cách thành phố Hải Dương gần 40 km, địa giới hành chính của huyện bao gồm: Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh; phía Đông giáp huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp các huyện Nam Sách, Kinh Môn.

- Địa hình, địa mạo: Huyện Chí Linh có độ dốc nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình đa dạng có cả phần núi cao, đồi thấp và đồng bằng. Đất đồi núi được hình thành trên các loại đá sa thạch, phiến thạch sét; đất thủy thành do sự bồi tụ phù sa của hệ thống sông Thái Bình.

- Khí hậu: Chí Linh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 -230C, lượng mưa trung bình hàng năm là 1463mm, độ ẩm không khí là 81,6%.

b. Điều kiện kinh tế xã hội

Nền kinh tế của huyện có sự chuyển dịch rõ rệt theo xu hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm, thuỷ sản (Bảng 1). Kinh tế công nghiệp chiếm tỷ trọng cao do có một số ngành công nghiệp của Trung ương và của tỉnh đóng trên địa bàn (Đảng bộ huyện Chí Linh, 2005). Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động và sự phân bố dân cư trên địa bàn (Bảng 2).



Bảng 1. Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế trên địa bàn toàn huyện

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng sản phẩm

(giá 1994 - tỷ đồng)



854.838

1.461.768

2.250.194

3.035.747

3.138.592

3.288.592

Cơ cấu kinh tế (%)

100

100

100

100

100

100

Nông lâm, thuỷ sản

21,4

13,7

15,0

14,5

16,2

13,5

Công nghiệp, xây dựng

55,9

71,4

70,0

65,5

70,3

72,3

Dịch vụ, du lịch

22,7

14,9

15,0

20,0

13,5

14,2

Bảng 2. Diễn biến dân số và lao động huyện Chí Linh những năm qua

Chỉ tiêu

Đơn vị

2004

2005

2006

1. Dân số trung bình

người

146.781

147.570

150.444

Trong đó: - Thành thị

người

37.576

36.597

38.520

- Nông thôn

người

109.205

110.973

111.924

2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

0,96

0,75

0,85

3. Tổng số lao động

người

66.852

71.824

72.203

Trong đó: - Lao động NN

- Lao động phi NN





56.213

10.639


54.657

17.167


54.476

17.727


Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm nhưng không đều qua các năm, nguyên nhân là do việc thực hiện chính sách dân số của huyện chưa triệt để.

3.2. Thực trạng phân bố mạng lưới dân cư huyện Chí Linh

a. Thực trạng sử dụng các loại đất trong khu vực đô thị và nông thôn

Tổng diện tích đất khu dân cư toàn huyện là 4902,23 ha trong đó đất khu dân cư nông thôn là 2577,79 ha, đất khu dân cư đô thị là 2324,44 ha.



Bảng 3. Diện tích đất khu dân cư năm 2006

Đơn vị tính: ha



TT

Loại đất

Tổng diện tích

Khu dân cư

nông thôn



Khu dân cư

đô thị





Tổng diện tích đất khu dân cư

4902,23

2577,79

2324,44

1

Đất nông nghiệp

2634,20

1329,21

1304,99




+ Đất sản xuất nông nghiệp

1922,53

1179,85

742,68




+ Đất lâm nghiệp

515,93




515,93




+ Đất nuôi trồng thuỷ sản

195,74

149,36

46,38

2

Đất phi nông nghiệp

2268,03

1248,58

1019,45




+ Đất ở

921,93

712,4

209,53




+ Đất chuyên dùng

1063,76

529,45

534,31




+ Đất tôn giáo tín ngưỡng

4,51

2,73

1,78




+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa

17,40

4,00

13,40




+ Đất mặt nước chuyên dùng

260,43




260,43

b. Phân loại hệ thống điểm dân cư

Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Chí Linh. được thể hiện ở bảng 4.



Bảng 4. Hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn

TT

Điểm dân cư

Số lượng

Tính chất

1

Đô thị loại V

3

Thị trấn huyện lỵ, thị trấn công nghiệp, dịch vụ

2

Điểm dân cư nông thôn

159







Trong đó: - Loại 1

33

Là các điểm dân cư trung tâm xã, cụm xã




- Loại 2

123

Là các điểm dân cư phụ thuộc




- Loại 3

3

Là các xóm, trại nhỏ



c. Thực trạng kiến trúc cảnh quan nhà ở

Kiến trúc cảnh quan khu dân cư huyện Chí Linh còn nhiều hạn chế, kiến trúc nhà ở có sự khác biệt rõ rệt về quy mô, tính chất và cảnh quan giữa các khu vực khác nhau trên địa bàn huyện.


1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương