Effects of heat stress on some physiological parameters in crossbred dairy cows raised in Nghia Dan district, Nghe An province


Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý của đàn bò



tải về 2.44 Mb.
trang2/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.44 Mb.
#35319
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

3.2. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý của đàn bò

Ở trạng thái stress nhiệt, các đáp ứng của bò sữa bao gồm: tăng tiết mồ hôi, nhịp thở, nhịp mạch và tăng nhiệt độ trực tràng. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu trên cho thấy nhiệt độ trực tràng, nhịp mạch và nhịp thở thường có xu hướng tăng dần theo thời gian trong ngày (Bảng 2). Ở cả F1 và F2, các chỉ tiêu này cũng thường cao nhất về buổi chiều, đặc biệt vào thời điểm nắng nóng kéo dài. Ở bò F2, các chỉ tiêu sinh lý đều có xu hướng cao hơn bò F1, ngoại trừ nhịp mạch.

Ở cả 3 thời điểm 9; 13 và 17 giờ, nhịp mạch bò F1 (tương ứng là: 83,09; 87,81; 88,40 lần/phút) đều cao hơn bò F2 (67,20; 68,86; 72,46 lần/phút). Điều này phần nào giải thích được vì sao ở bò F2 nhiệt độ trực tràng và nhịp thở đều cao hơn F1 trong suốt thời gian thí nghiệm. Do nhịp mạch bò F1 luôn cao hơn, nên lượng máu lưu thông đến các cơ quan ngoại biên nhiều hơn (trên bề mặt da và yếm) đồng nghĩa với việc thoát nhiệt ra ngoài cơ thể nhanh hơn. Kết quả cũng cho thấy ở cả F1 và F2 nhịp tim ít có thay đổi lớn trong ngày.

Bảng 2. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý

Loại bò

Thời điểm

Tham số

thống kê


Nhiệt độ

trực tràng (oC)



Nhịp mạch

(lần/phút)



Nhịp thở

(lần/phút)



F1

9h



38,72 ± 0,018

83,09 ± 0,27

34,11 ± 0,47

Cv%

0,33

2,22

9,42

13h



38,82 ± 0,019

87,81 ± 0,17

41,28 ± 1,54

Cv%

0,35

1,35

25,62

17h



38,96 ± 0,023

88,40 ± 0,25

41,53 ± 1,45

Cv%

0,42

1,97

23,93

F2

9h



38,75 ± 0,01

67,20 ± 0,36

48.64 ± 0,06

Cv%

0,19

3,71

0,86

13h



39,21 ± 0,03

68,86 ± 0,33

54,88 ± 0,69

Cv%

0,48

3,30

8,64

17h



39,41 ± 0,02

72,46 ± 0,36

69,01 ± 0.32

Cv%

0,45

3,42

3,18

Cv%

0,58

4,06

15,46



Vần đề ở đây là tại sao vào buổi chiều nhiệt độ môi trường và chuồng nuôi giảm xuống thấp hơn, nhưng nhiệt độ trực tràng lại đạt cao nhất? Nguyên nhân là do nhiệt độ giảm chậm đồng thời với sự tăng của ẩm độ môi trường. Mức chênh lệch giữa nhiệt độ cơ thể với môi trường không cao làm phương thức thải nhiệt bằng bức xạ nhiệt không hiệu quả. Mặt khác, độ ẩm của môi trường tăng dần vào buổi chiều làm sự bốc hơi nước qua da bị hạn chế, phương thức thải nhiệt qua sự tiết mồ hôi cũng không hiệu quả. Kết quả là mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt, nhiệt tích lại trong cơ thể làm nhiệt độ cơ thể tăng cao vào buổi chiều.

Bò F1, nhờ khả năng thải nhiệt tốt hơn nên nhiệt độ trực tràng tăng chậm giữa các thời điểm 9 - 13 giờ, và 13 -17 giờ, trong khi đó ở bò F2 nhiệt độ trực tràng có những biến đổi lớn. Bảng 2 cũng cho thấy, hệ số Cv% của nhiệt độ trực tràng trên cả hai bò F1, F2 đều thấp hơn so với nhịp mạch và nhịp thở ở cả ba thời điểm, điều này đồng nghĩa với nhiệt độ trực tràng ổn định hơn.

Nhịp thở luôn có hệ số Cv% cao nhất ở ba thời điểm chứng tỏ nhịp thở chịu ảnh hưởng mạnh bởi các chỉ số môi trường. Hệ số Cv% của nhịp thở bò F1 tại 3 thời điểm 9; 13 và 17 giờ đều có giá trị cao hơn ở bò F2. Như vậy, nhịp thở bò F1 không ổn định bằng bò F2, và nhịp thở F1 chịu ảnh hưởng của chỉ số THI là cao hơn. Hệ số Cv% của nhịp thở bò F1 lớn cho thấy các cá thể được theo dõi có phản ứng khác nhau trước thay đổi của chỉ số THI. Tuy nhiên, sự thay đổi nhịp thở bò F1 giữa các thời điểm 9 - 13 giờ và 13 - 17 giờ luôn thấp hơn so với F2. Điều này cũng cho thấy các bò F1 có phản ứng khá đồng đều trước sự thay đổi của THI qua các thời điểm trong ngày. Cũng giống như nhiệt độ trực tràng thì nhịp thở của cả F1 và F2 đều có xu hướng tăng dần theo thời điểm trong ngày, nhịp thở đạt cao nhất vào 17 giờ (P < 0,001). Về buổi chiều nhiệt độ trực tràng và hô hấp tăng cũng là để thải lượng nhiệt độ dư thừa đó.

Srikandakumar và Johnson (2004) thông báo stress nhiệt đã làm tăng nhiệt độ trực tràng từ 39,18oC lên 39,65oC ở bò HF; 38,73oC lên 39,43oC ở bò Jersey. Nhiệt độ trực tràng của bò Bos Taurus thường cao hơn bò Bos Indicus. Nhiệt độ trực tràng là một chỉ thị về cân bằng nhiệt, vì vậy trong mùa hè nhiệt độ trực tràng cao hơn.

So với các kết quả ở nước ngoài và các tiêu chí về stress nhiệt, bò F1 và F2 có phản ứng khác nhau với sự thay đổi của chỉ số THI. Thường bò F2 có phản ứng với cường độ cao hơn bò F1 ở cùng một điều kiện. Trong giai đoạn nắng nóng kéo dài, giai đoạn có gió Lào khô nóng, bò F1 và F2 nuôi tại các trại bò ở Nghĩa Đàn đã có biểu hiện không bình thường về sinh lý (tăng nhiệt độ trực tràng, nhịp thở và nhịp mạch).



tải về 2.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương