Dịch thuật : Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa 2011 1432 ﴿ فتاوى مهمة تتعلق بالصلاة ﴾ «باللغة الفيتنامية»



tải về 1.17 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.17 Mb.
#31282
1   2   3   4   5   6   7   8

74- Ý nghĩa sau lễ nguyện Salah trong các lời di huấn được ghi nhận từ Nabi về việc khuyến khích Du-a’ hay tụng niệm sau mỗi lễ nguyện Salah là gì? Có phải đó là vào lúc cuối của lễ nguyện Salah hay sau khi cho Salam xong ?

Giải đáp: “Sau lễ nguyện Salah” có ý nghĩa là cuối lễ nguyện Salah trước khi cho Salam và cũng mang y nghĩa là ngay sau khi cho Salam, bởi có rất nhiều Hadith xác thực về điều này và đa số các Hadith liên quan đến Du-a’ cho thấy nó mang ý nghĩa “cuối lễ nguyện Salah trước khi cho Salam” như Hadith từ lời thuật của ông Ibnu Mas-ud  về việc khi mà Nabi  dạy ông bài Tasha-hud thì Người bảo:

« ثُمَّ لْيَتَخَيَّرْ مِنَ الدُّعَاءِ أَعْجَبَهُ إِلَيْهِ فَيَدْعُو بِهِ» وفي لفظ « ثُمَّ يَتَخَيَّرُ مِنَ الْمَسْأَلَةِ مَا شَاءَ » (متفق على صحته)

Sau đó hãy chọn bài Du-a’ nào mà mình yêu thích thì cầu nguyện với bài Du-a’ đó” và trong một ghi nhận khác “Sau đó hãy chọn lời khấn vái nào mà mình muốn” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

Và trong các Hadith nói về Du-a’ thì còn có các Hadith khác như:

Hadith từ lời thuật của ông Mu-aaz  rằng Nabi  có bảo ông :

« أُوصِيكَ يَا مُعَاذُ لاَ تَدَعَنَّ فِى دُبُرِ كُلِّ صَلاَةٍ أَنْ تَقُولُ اللَّهُمَّ أَعِنِّى عَلَى ذِكْرِكَ وَشُكْرِكَ وَحُسْنِ عِبَادَتِكَ » (أخرجه أبو داود والترمذي والنسائي بإسناد صحيح)

Này Mu-aaz, ta khuyên ngươi chớ đừng bỏ việc nói ở cuối lễ nguyện Salah: Allo-humma a-i’nni a’la zhikrika wa shukrika wa husni iba-datika – Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy phù hộ cho bề tôi luôn biết tưởng nhớ và tạ ơn Ngài và luôn hoàn thành tốt việc thờ phượng Ngài.” (Abu Dawood, Tirmizhi, và Annasa-i với đường dẫn truyền chính xác).

Và trong bộ Albukhari, ông Sa-a’d bin Abu Wiqaas  thuật lại, Nabi  đã thường nói ở cuối mỗi lễ nguyện:

« اللَّهُمَّ إِنِّى أَعُوذُ بِكَ مِنَ الْبُخْلِ، وَأَعُوذُ بِكَ مِنَ الْجُبْنِ، وَأَعُوذُ بِكَ أَنْ أُرَدَّ إِلَى أَرْذَلِ الْعُمُرِ، وَأَعُوذُ بِكَ مِنْ فِتْنَةِ الدُّنْيَا وَمِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ »

“Allo-humma inni a-u’zhu bika minal bukhli, wa a-u’zhu bika minal jubni, wa a-u’zhu bika an urodda ila arzhalil umur, wa a-u’zhu bika min fitnati addunya wa min a’zha-bil qabri”

Lạy Thượng Đế, quả thật bề tôi cầu xin Ngài giúp bề tôi tránh khỏi bản tính keo kiệt, và bề tôi cầu xin Ngài giúp bề tôi khỏi sự hèn nhát, và bề tôi cầu xin Ngài giúp bề tôi khỏi những khoảng thời gian tội tệ nhất của cuộc đời, và bề tôi cầu xin Ngài giúp bề tôi khỏi sự thử thách trên thế gian và khỏi hình phạt ở trong mồ”.

Còn các lời tụng niệm được ghi nhận từ các Hadith xác thực cho thấy chúng được khuyến khích nói ngay sau khi cho Salam xong, tiêu biểu như:

Nói ba lần : "أَسْتَغْفِرُ اللَّهَ " sau đó nói:

« اللَّهُمَّ أَنْتَ السَّلاَمُ، وَمِنْكَ السَّلاَمُ، تَبَارَكْتَ يَا ذَا الْجَلاَلِ وَالإِكْرَامِ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ، وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ، لاَ حَوْلَ وَلاَ قُوَّةَ إِلاَّ بِاللهِ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ، وَلاَ نَعْبُدُ إِلاَّ إِيَّاهُ، لَهُ النِّعْمَةُ وَلَهُ الفَضْلُ وَلَهُ الثَّنَاءُ الحَسَنُ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ، مُخْلِصِيْنَ لَهُ الدِّيْنُ وَلَوْ كَرِهَ الكَفِرِوْنَ. اللَّهُمَّ لاَ مَانِعَ لِمَا أَعْطَيْتَ، وَلاَ مُعْطِىَ لِمَا مَنَعْتَ، وَلاَ يَنْفَعُ ذَا الْجَدِّ مِنْكَ الْجَدُّ »

Alla-humma antas salam, wa minkas salam, taba-rakta ya zhal jala-liwal ikram, La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qadir, la hawla wa la qu-wata illa billah, La ila ha illallah, wa la na’ budu illa i-ya-hu, lahun ni’matu wa lahul fadhlu wa lahuth thana’ ul hasan, La ila ha illallah, mukh li si-na lahud di-n wa law karihal ka-firi-n. Alla-humma la ma-ni-a’ lima a’tayta wa la mu’tiya lima mana’ta wa la yanfa-u zhal jaddi minkal jaddu”

Lạy Thượng Đế, Ngài là Đấng bằng an, mọi sự bằng an đều từ Ngài, Ngài là Đấng ban phúc lành ôi hỡi Đấng quyền lực và tôn nghiêm! Không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà duy chỉ có Allah, không có đối tác cùng Ngài, mọi quyền lực là của Ngài, mọi lời ca ngời và tán dương đều kính dâng lên Ngài, và Ngài có quyền năng trên mọi thứ, không có quyền lực và sức mạnh nào ngoài quyền lực và sực mạnh của Allah, không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà duy chỉ có Allah, và chúng tôi không thờ phượng ai khác ngoài Ngài và nơi Ngài có hồng phúc và ân huệ và mọi sự tốt đẹp, không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà duy chỉ có Allah, chúng tôi thành tâm hướng về Ngài cho dù những kẻ không có đức tin ghét điều đó. Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng ngăn cản những gì mà Ngài đã ban cho chúng tôi và đừng cho chúng tôi những gì mà Ngài đã nghiêm cấm nó và không có điều gì ban phúc lành ngoài những gì Ngài ban cho.”.

Theo Sunnah, người Muslim nam hay nữ được khuyến khích nói các lời tụng niệm trên ngay sau mỗi khi kết thúc các cuộc lễ nguyện bắt buộc. Sau đó, họ được khuyến khích nói thêm sau khi đã nói xong các lời tụng niệm vừa nêu trên: 33 lần câu "سُبْحَانَ الله" “Subha-nallah” “Vinh quang thay Allah”, 33 lần

"الحَمْدُ لله" “Alham dulillah” “Mọi lời ca ngợi kính dâng lên Allah”, và 33 lần câu "اللهُ أَكْبَرُ" “Alla-hu akbar” “Allah Vĩ đại nhất” , và hoàn tất đủ 100 lần với câu:

« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »

La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qadir

Không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà chỉ có duy nhất Allah, không có đối tác cùng Ngài, mọi quyền lực là của Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương đều dâng lên Ngài, và Ngài có quyền năng trên mọi thứ”.

Tất cả những lời tụng niệm trên đều được xác thực bởi các Hadith chính xác từ Nabi  .

Và sau những lời tụng niệm này, người dâng lễ còn được khuyến khích đọc:

Câu kinh Qursi:

]ٱللَّهُ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَ ٱلۡحَيُّ ٱلۡقَيُّومُۚ لَا تَأۡخُذُهُۥ سِنَةٞ وَلَا نَوۡمٞۚ لَّهُۥ مَا فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَمَا فِي ٱلۡأَرۡضِۗ مَن ذَا ٱلَّذِي يَشۡفَعُ عِندَهُۥٓ إِلَّا بِإِذۡنِهِۦۚ يَعۡلَمُ مَا بَيۡنَ أَيۡدِيهِمۡ وَمَا خَلۡفَهُمۡۖ وَلَا يُحِيطُونَ بِشَيۡءٖ مِّنۡ عِلۡمِهِۦٓ إِلَّا بِمَا شَآءَۚ وَسِعَ كُرۡسِيُّهُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَۖ وَلَا يَ‍ُٔودُهُۥ حِفۡظُهُمَاۚ وَهُوَ ٱلۡعَلِيُّ ٱلۡعَظِيمُ ٢٥٥[ (البقرة : 255)

[Allah, Không có Thượng Đế nào khác xứng đáng được thờ phượng ngoài Ngài, Đấng Hằng sống, Đấng Tự hữu, và Nuôi dưỡng vạn vật. Ngài không buồn ngủ, cũng không ngủ. Mọi vật trong các tầng trời và trái đất đều là (những tạo vật) của Ngài? Ngài biết điều xảy ra trước họ và điều xảy ra sau họ. Họ không thể bao quát sự hiểu biết của Ngài về bất cứ điều gì ngoại trừ điều nào Ngài muốn cho họ biết. Ngai vàng (Kursi) của Ngài bao trùm cả các tầng trời và trái đất; và việc quản lý trời đất không làm cho Ngài mỏi mệt bởi vì Ngài là Đấng Tối Cao, Đấng Chí Đại.] (Chương 2 – Albaqarah, câu 255).

Các chương kinh ngắn:

]قُلۡ هُوَ ٱللَّهُ أَحَدٌ ١ ٱللَّهُ ٱلصَّمَدُ ٢ لَمۡ يَلِدۡ وَلَمۡ يُولَدۡ ٣ وَلَمۡ يَكُن لَّهُۥ كُفُوًا أَحَدُۢ ٤[ (الإخلاص)

[Hãy bảo (họ): “Ngài, Allah, là Một (Duy nhất). Allah là Đấng Tự Hữu, Độc lập mà tất cả phải nhờ vả. Ngài không sinh (đẻ) ai, cũng không do ai sinh ra. Và không một ai (cái gì) có thể so sánh với Ngài đặng” ] (Chương 112 – Al-Ikhalas)

]قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلۡفَلَقِ ١ مِن شَرِّ مَا خَلَقَ ٢ وَمِن شَرِّ غَاسِقٍ إِذَا وَقَبَ ٣ وَمِن شَرِّ ٱلنَّفَّٰثَٰتِ فِي ٱلۡعُقَدِ ٤ وَمِن شَرِّ حَاسِدٍ إِذَا حَسَدَ ٥[ (الفلق)



[Hãy bảo: “Tôi cầu xin Thượng Đế của buổi rạng đông che chở, Tránh khỏi sự tác hại của những vật mà Ngài đã tạo; Và khỏi sự tác hại của màn đêm khi nó bao phủ; Và khỏi sự tác hại của những kẻ thổi (phù phép) vào những chiếc gút thắt; Và khỏi sự hãm hại của những kẻ đố kỵ khi họ ganh tị”] (Chương 113 – Al-Falaq).

]قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلنَّاسِ ١ مَلِكِ ٱلنَّاسِ ٢ إِلَٰهِ ٱلنَّاسِ ٣ مِن شَرِّ ٱلۡوَسۡوَاسِ ٱلۡخَنَّاسِ ٤ ٱلَّذِي يُوَسۡوِسُ فِي صُدُورِ لنَّاسِ ٥ مِنَ ٱلۡجِنَّةِ وَٱلنَّاسِ ٦[ (الناس)



[Hãy bảo (họ): “Tôi cầu xin Thượng Đế của nhân loại, Đức vua của nhân loại, Đấng Thượng Đế của nhân loại, (che chở) tránh khỏi sự hãm hại của kẻ thì thào (lời xúi giục, bùa phép) rồi lẫn mất, kẻ đã thì thào (những điều tác hại) vào lòng người, thuộc loại Jinn và loài người.”] (Chương 114 – Annas).

Theo Sunnah, người Muslim nam hay nữ nên đọc lặp lại ba lần ba chương kinh ngắn này sau lễ nguyện Maghrib và Fajr, và trước khi đọc câu kinh Qursi và ba chương kinh ngắn (112, 113, 114) thì hãy đọc mười lần câu:

« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ يُحْيِي وَيُمِيْتُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »

La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu yuhyi wa yumi-tu wa huwa ala kulli shay-in qadir

Không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà chỉ có duy nhất Allah, không có đối tác cùng Ngài, mọi quyền lực là của Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương đều dâng lên Ngài, Ngài là Đấng làm cho sống và làm cho chết, và Ngài có quyền năng trên mọi thứ”.

Cầu xin Allah ban cho sự thành công!

! ! !
75- Giáo luật quy định thế nào về việc tụng niệm tập thể sau lễ nguyện một cách đồng loạt như một số người đã làm, và theo Sunnah lời tụng niệm nên đọc lớn tiếng hay đọc khẽ tiếng ?

Giải đáp: Theo Sunnah thì nên nói các lời tụng niệm lớn tiếng sau mỗi lễ nguyện bắt buộc và sau lễ nguyện Jum-ah (thứ sáu) như những gì được ghi chép trong hai bộ Albukhari và Muslim, theo ông Ibnu Abbas : Việc nói lớn tiếng các lời tụng niệm lúc mọi người rời đi ngay sau khi kết thúc lễ nguyện bắt buộc là có trong thời của Nabi , ông Ibnu Abbas  nói: Tôi biết điều đó vì tôi đã nghe thấy lời tụng niệm của Người  lúc mọi người rời đi.

Còn việc tập thể nói lời tụng niệm một cách đồng loạt, người này nói theo người kia từ đầu đến cuối thì quả thật sự việc này không có cơ sở giáo lý, trái lại, đó là một việc làm Bid-ah (điều đổi mới, điều cải cách). Giáo luật chỉ quy định mọi người nên tụng niệm và tán dương Allah một cách riêng lẻ chớ không phải cùng nhau đồng loạt nói từ đầu đến cuối như nhau.

Cầu xin Allah ban cho sự thành công!

! ! !
76- Trường hợp người dâng lễ nguyện nói chuyện trong lúc đang dâng lễ vì quên thì cuộc lễ nguyện đó của y có bị hư không ?



Giải đáp: Trường hợp khi nào người Muslim lỡ quên mà nói chuyện trong lúc đang dâng lễ nguyện Salah hay vì không hiểu biết thì cuộc lễ nguyện đó của y không bị hư, dù đó là lễ nguyện bắt buộc hay lễ nguyện khuyến khích, bởi Allah đã phán rằng:

]رَبَّنَا لَا تُؤَاخِذۡنَآ إِن نَّسِينَآ أَوۡ أَخۡطَأۡنَا[ (البقرة: 286)



[Lạy Thượng Đế của chúng tôi, xin Ngài đừng bắt tội chúng tôi nếu chúng tôi lỡ quên hay bị nhầm lẫn] (Chương 2 – Albaqarah, câu 286). Và trong bộ Albukhari, có ghi chép xác thực rằng Nabi  nói: Quả thật Allah đã bảo: TA đã làm thế tức TA sẽ không bắt tội.

Và trong bộ Muslim có ghi, ông Mu-a-wiyah bin Alhukmi Assalami  đã nói “Allah yêu thương” thì ông ta nghe một người hắt hơi trong lúc đang lễ nguyện một cách không hiểu biết về giáo luật và những người xung quanh ông đã ngăn cản ông bằng cách ra dấu, sau đó ông đã thưa lại với Nabi  về sự việc đó, tuy nhiên, Người  đã không bảo ông thực hiện lại lễ nguyện đó. Như vậy, người lỡ quên cũng giống như người không biết rõ về giáo luật, thậm chỉ họ phải được thông cảm nhiều hơn. Và Nabi  cũng từng nói chuyện trong lúc đang dâng lễ nguyện vì quên mà Người vẫn không thực hiện lại lễ nguyện đó. Sự việc này được ghi trong bộ Albukhari và Muslim theo Hadith được thuật lại bởi ông Abu Huroiroh  về câu chuyện của người đàn ông có biệt danh là người có tay dài, và trong bộ Muslim thì qua lời thuật của ông Ibnu Mas-ud  và ông Imran bin Husain  .

Còn việc dùng cử chỉ và điệu bộ để ra dấu trong lúc đang dâng lễ nguyện Salah thì không vấn đề gì nếu như trong trường hợp cần thiết.

Cầu xin Allah ban cho sự thành công!

بسم الله الرحمن الرحيم

Cung Cách Dâng Lễ Nguyện Salah Của Nabi

اَلْحَمْدُ لِلهِ وَحْدَهُ والصَّلاَةُ وَالسَّلاَمُ عَلىَ عَبْدِهِ وَرَسُوْلِهِ مُحَمَّدٍ وَآلِهِ وَصَحْبِهِ . . أَمَّا بَعْدُ

Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, một Đấng duy nhất, và cầu xin bằng an và phúc lạnh cho vị bề tôi của Ngài, vị Sứ giả của Ngài, Muhammad, và cho dòng dõi của Người và vị Sahabah của Người... và sau nữa.

Và đây là sự trình bày tóm lượt ngắn về cung cách dâng lễ nguyện Salah của Nabi  mà tôi muốn gởi đến tất cả quý tín hữu Muslim nam và nữ, những ai có lòng muốn cố gắng thực hành theo đúng gương mẫu của Nabi  qua lời di huấn của Người:

« صَلُّوا كَمَا رَأَيْتُمُونِى أُصَلِّى » (رواه البخاري)

Hãy dâng lễ nguyện Salah theo giống như những gì các người nhìn thấy ta dâng lễ” (Albukhari).


Và sau đây là phần trình bày:

1- Hoàn chỉnh việc lấy nước Wudu’ và đó là lấy nước Wudu’ giống như những gì Allah đã ra lệnh qua lời phán của Ngài:

]يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِ[ (المائدة: 6)



[Hỡi những người có đức tin, khi nào các ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah thì các ngươi hãy rửa mặt và hai tay của các ngươi đến cùi chỏ, hãy lau vuốt đầu của các ngươi và hãy rửa hai bàn chân của các ngươi đến mắt cá] (Chương 5 – Alma-idah, câu 6).

Và Nabi  nói:

« لاَ تُقْبَلُ صَلاَةٌ بِغَيْرِ طُهُورٍ وَلاَ صَدَقَةٌ مِنْ غُلُولٍ » (رواه مسلم في صحيحه)

Lễ nguyện sẽ không được chấp nhận nếu như không có Tuhur (Wudu’ hay tắm rửa bắt buộc) và sự bố thí cũng sẽ không được chấp nhận từ những điều gian lận và dối trá” (Do Muslim ghi lại).

2- Người dâng lễ nguyện đứng hướng mặt đến Qiblah tức ngôi đền Ka’bah dù y đang ở bất kỳ nơi nào với định tâm cho lễ nguyện mà y muốn thực hiện nó, lễ nguyện bắt buộc hay lễ nguyện khuyến khích. Định tâm là ở con tim chứ không phải là nói bằng lời, bởi vì nói bằng lời là điều không được quy định trong giáo luật mà trái lại đó là việc làm bid-ah (điều đổi mới) vì Nabi  đã không định tâm bằng lời nói và tất cả các vị Sahabah của Người cũng không ai làm như vậy. Và theo Sunnah thì người dâng lễ nguyện nên đặt một vật chắn phía trước mặt, kể cả dâng lễ một mình hay làm Imam (chủ trì cuộc dâng lễ) vì Nabi  đã bảo như thế.

3- Nói Takbir Ihram "اللهُ أَكْبَرُ" “Ollo-hu Akbar” có nghĩa là “Allah vĩ đại nhất” đồng thời hướng mắt vào điểm Sujud (điểm người dâng lễ cúi mọp đầu quỳ lạy xuống).

4- Khi nói Takbir người dâng lễ cũng đồng thời giơ hai bàn tay lên ngang vai hoặc cao hơn đến vành dưới của tai, bàn tay mở ra hoàn toàn sao cho lòng bàn tay hướng về phía Qiblah.

5- Sau đó, đặt hai tay lên ngực, bàn tay phải bên trên bàn tay trái, hoặc bên trên cổ tay hay bên trên khuỷu tay trái đều được vì có các Hadith làm cơ sở cho sự việc này như Hadith qua lời thuật của ông Wabil bin Hujri  và Qubi-sah bin Hulb Atta-i .

6- Theo Sunnah, người dâng lễ nguyện được khuyến khích đọc Du-a’ Istiftaaf:

« اللَّهُمَّ بَاعِدْ بَيْنِى وَبَيْنَ خَطَايَاىَ كَمَا بَاعَدْتَ بَيْنَ الْمَشْرِقِ وَالْمَغْرِبِ، اللَّهُمَّ نَقِّنِى مِنَ الْخَطَايَاىَ كَمَا يُنَقَّى الثَّوْبُ الأَبْيَضُ مِنَ الدَّنَسِ، اللَّهُمَّ اغْسِلْ خَطَايَاىَ بِالْمَاءِ وَالثَّلْجِ وَالْبَرَدِ » (متفق عليه من حديث أبي هريرة رضي الله عنه)

Ollo-humma ba-i’d bayni wa bayna khata-ya-ya kama ba-a’dta baynal mashriqi wal maghrib, Ollo-humma naqqini minal khata-ya-ya kama ynaqqoth thawbul abyadh minad danas, Ollo-hummagh silni khata-ya-ya bil ma-i wath thalji wal barad”.

Lạy Thượng Đế, xin Ngài ngăn cách giữa bề tôi và tội lỗi của bề tôi giống như Ngài đã ngăn cách giữa phía đông và phía tây, lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy tẩy sạch bề tôi khỏi tội lỗi của bề tôi giống như chiếc áo trắng được tẩy sạch khỏi những vết bẩn, lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy rửa tội lỗi của bề tôi bằng nước, đá và tuyết”. (Du-a’ này được thống nhất là xác thực từ Nabi  qua lời thuật của ông Abu Huroiroh ).

Và nếu muốn người dâng lễ nguyện có thể đọc bài Du-a’ khác sau đây:

« سُبْحَانَكَ اللَّهُمَّ وَبِحَمْدِكَ تَبَارَكَ اسْمُكَ وَتَعَالَى جَدُّكَ وَلاَ إِلَهَ غَيْرُكَ » (متفق عليه)

Subha-kollo-humma wa bihamdika taba-rakas muka wa ta-a’la jadduka wa la ilaha ghayruka”

Lạy Thượng Đế, vinh quang cho Ngài và mọi lời ca ngợi và tán dương kinh dâng lên Ngài, phúc thay cho đại danh của Ngài, và quyền lực của Ngài là tối cao và không có Đấng thờ phượng nào khác xứng đáng được thờ phượng ngoài Ngài”. Du-a’ này cũng được thống nhất về tính xác thực của nó từ Nabi .

Ngoài hai Du-a’ này, nếu người dâng lễ tìm thấy bài Du-a’ nào khác xác thực từ Nabi  thì cứ đọc không vấn gì cả, tuy nhiên, nên đọc thay đổi, lần này bài Du-a’ này và lần khác thì bai Du-a’ khác như vậy sẽ tốt hơn trong việc nói gương của Nabi .

Sau khi xong phần Du-a’ Istiftaaf thì hãy nói:

أَعُوْذُ بِاللّهِ مِنَ الشَّطَانِ الرَّجِيْمِ ، بِسۡمِ ٱللَّهِ ٱلرَّحۡمَٰنِ ٱلرَّحِيمِ

rồi đọc bài Fatihah bởi Nabi  đã nói:

« لاَ صَلاَةَ لِمَنْ لَمْ يَقْرَأْ بِفَاتِحَةِ الْكِتَابِ » (رواه البخاري ومسلم)

Sẽ không có lễ nguyện đối với ai không đọc bài Fatihah (chương khai đề) của kinh Qur’an” (Albukhari và Muslim).

Và sau đó, nói "آمِيْنَ" “A-mi-n” có nghĩa là “Xin Allah chấp nhận lời nguyện cầu”, nói lớn tiếng nếu đối với lễ nguyện đọc lớn tiếng và nói khẽ nếu đó là lễ nguyện đọc nhỏ tiếng. Sau đó, hãy đọc những gì đơn giản từ kinh Qur’an và tốt nhất là nên đọc các chương có độ dài trung bình vào các lễ nguyện Zzhuhur, Asr và I’sha, còn lễ nguyện Fajr thì nên đọc các chương dài và Maghrib thì nên đọc các chương ngắn, và thỉnh thoảng cũng nên thay đổi các nguyên tắc này, giống như những gì được ghi nhận từ Nabi .

7- Cúi mình Ruku’ đồng thời nói Takbir và giơ hai tay lên ngang vai hay ngang vành tai dưới, cúi gập người sao cho đầu thẳng hàng với lưng, hai tay chống lên hai đầu gối, các ngón tay để hở ra và khi động tác Ruku’ được hoàn chỉnh thì hãy nói câu tụng niệm "سُبْحَانَ رَبِّيَ الْعَظِييْمِ" “Subha-na rabbiyal Azzhim” có ý nghĩa “Vinh quang thay Thượng Đế vĩ đại của bề tôi”. Và tốt nhất nên lặp lại ba lần hoặc nhiều hơn câu tụng niệm này, và sau câu tụng niệm này khuyến khích đọc:

"سُبْحَانَكَ اللهُمَّ رَبَّناَ وَبِحَمْدِكَ اللهُمَّ اِغْفِرْلِيْ"

Subha-nakol lo-humma rabbana wa bihamdika ollo-hum maghfirli”.

Lạy Thượng Đế, Đấng Chủ Tể của bề tôi, vinh quang thay cho Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Ngài, lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy tha thứ cho bề tôi”.

8- Trở dậy từ Ruku’, giơ hai bàn tay lên ngang vai hoặc ngang vành tai dưới đồng thời nói câu tụng niệm "سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَهُ" “Sami-a’l lo-hu liman hamidah” với ý nghĩa “Allah hằng nghe thấy những ai tán dương và ca ngợi Ngài”. Nếu người dâng lễ làm Imam hay dâng lễ một mình thì phải nói thêm sau khi đã trở dậy và đứng nghiêm trang:"رَبَّنَا وَلَكَ الْحِمْدُ" “Rabbana wa lakal hamdu” với ý nghĩa “Lạy Thượng Đế, ở nơi Ngài có mọi lời ca ngợi và tán dương”. Sau đó, người dâng lễ được khuyến khích nói thêm câu tụng niệm sau:

«حَمْدًا كَثِيرًا طَيِّبًا مُبَارَكًا فِيهِ مِلْءَ السَّمَوَاتِ وَالأَرْضِ وَمِلْءَ مَا بَيْنَهُمَا وَمِلْءَ مَا شِئْتَ مِنْ شَىْءٍ بَعْدُ»

Hamdan kathi-ran tayyiban muba-rakan fi-h, mil-as sama-wa-ti wal ardh wa mil-a ma baynahuma wa mil-a ma shi’ta min shay-im ba’d”.

Vô vàn lời ca ngợi tán dương tốt đẹp và hồng phúc, nó phủ khắp các tầng trời và trái đất, phủ cả những gì giữa trời đất và phủ trùm tất cả những gì Ngài muốn sau đó”.

Nếu ai có thể nói thêm nữa câu tụng niệm tiếp theo dưới đây thì càng tốt

«أَهْلَ الثَّنَاءِ وَالْمَجْدِ أَحَقُّ مَا قَالَ الْعَبْدُ وَكُلُّنَا لَكَ عَبْدٌ اللَّهُمَّ لاَ مَانِعَ لِمَا أَعْطَيْتَ وَلاَ مُعْطِىَ لِمَا مَنَعْتَ وَلاَ يَنْفَعُ ذَا الْجَدِّ مِنْكَ الْجَدُّ»

Ahlath thana’ walmajdi ahoqqu ma qo-lal abdu wa kulluna laka abdun, ollo-humma la ma-nia’ lima a’tayta wa la mu’tiya lima mana’ta wa la yanfa-u’ zhal jaddi minkal jaddu

Ngài là Đấng đáng được tán dương và tôn kính, những gì mà người bề tôi nói là điều thích đáng và tất cả chúng tôi đều là bề tôi của Ngài. Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng gây trở ngại những gì Ngài đã ban cho và đừng cho chúng tôi những gì Ngài nghiêm cấm, và không có quyền lực ngoài quyền lực của Ngài”.

Tất cả những lời tụng niệm vừa nêu trên đều được chứng thực từ Nabi  qua các Hadith chính xác.

Còn riêng đối với người dâng lễ theo sau Imam thì chỉ nói từ câu "رَبَّنَا وَلَكَ الْحِمْدُ" “Rabbana wa lakal hamdu” trở đi.

Và khuyến khích người dâng lễ đặt hay tay lên ngực sau khi trở dậy từ Ruku’ giống như lúc đứng trước khi ruku’ bởi có bằng chứng xác thực từ Nabi  về điều đó qua Hadith của ông wa-il bin Hajar  và Hadith của ông Sahl bin Sa-ad .

9- Sujud (cúi đầu mọp xuống đất quỳ lại) đồng thời nói Takbir. Cách Sujud là cho hai đầu gối chạm đất trước hai bàn tay nếu không gặp khó khăn còn trường hợp gặp trở ngại thì có thể cho hai bàn tay chạm đất trước. Tư thế Sujud là đặt toàn bộ cơ thể trên bảy bộ phận: trán, mũi, hai bàn tay, hai đầu gối, phần bụng các ngón chân của hai bàn chân. Các đầu các ngón tay và ngón chân chĩa hướng Qiblah và các ngón tay áp sát vào nhau. Theo Sunnah thì tư thế Sujud phải được thực hiện sao cho hai cánh tay phải cách khoảng với hai bên hông, bụng cách khoảng với hai đùi và hai đùi phải cách khoảng với hai bắp chân và giơ hai khuỷu tay cao lên khỏi mặt đất bởi Nabi  đã dạy:

« اعْتَدِلُوا فِى السُّجُودِ وَلاَ يَبْسُطْ أَحَدُكُمْ ذِرَاعَيْهِ انْبِسَاطَ الْكَلْبِ » (متفق عليه)

Hãy cân chỉnh tư thế trong Sujud và chớ ai trong các người để hai khuỷu tay của mình áp sát xuống đất giống như con chó duỗi hai chân trước của nó khi nó nằm xuống” (Albukhari, Muslim).

Sau khi đã ở tư thế Sujud chỉnh tề thì hãy nói câu tụng niệm "سُبْحَانَ رَبِّيَ الأَعْلىَ" “Subha-na rabbiyal a’la” với ý nghĩa “Vinh quang thay Thượng Đế của bề tôi, Đấng Tối cao”, khuyến khích đọc nó ba lần hoặc nhiều hơn, sau đó khuyến khích đọc:

"سُبْحَانَكَ اللهُمَّ رَبَّناَ وَبِحَمْدِكَ اللهُمَّ اِغْفِرْلِيْ"

Subha-nakol lo-humma rabbana wa bihamdika ollo-hum maghfirli”.

Lạy Thượng Đế, Đấng Chủ Tể của bề tôi, vinh quang thay cho Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Ngài, lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy tha thứ cho bề tôi”.

Sau đó hãy nên Du-a’ thật nhiều bởi Nabi đã có di huấn:

« أَمَّا الرُّكُوعُ فَعَظِّمُوا فِيهِ الرَّبَّ عَزَّ وَجَلَّ وَأَمَّا السُّجُودُ فَاجْتَهِدُوا فِى الدُّعَاءِ فَقَمِنٌ أَنْ يُسْتَجَابَ لَكُمْ » (رواه مسلم)

Đối với Ruku’ thì hãy tôn vinh Thượng Đế còn trong Sujud thì hãy cầu xin thật nhiều rồi các ngươi sẽ được đáp lại lời cầu xin” (Muslim).

« أَقْرَبُ مَا يَكُونُ الْعَبْدُ مِنْ رَبِّهِ وَهُوَ سَاجِدٌ فَأَكْثِرُوا الدُّعَاءَ » (رواه مسلم)

Khoảng cách gần nhất giữa người bề tôi và Thượng Đế của y là lúc y đang cúi đầu mọp xuống quỳ lạy, do đó hãy cầu xin cho thật nhiều” (Muslim).

Hãy cầu xin cho bản thân mình và cho tất cả những người Muslim điều tốt lành ở thế gian này và ở đời sau. Việc cầu xin này áp dụng kể cả trong lễ nguyện bắt buộc hay lễ nguyện khuyến khích.

10- Nói Takbir và ngồi dậy, tư thế ngồi là đặt bàn chân trái nằm áp sát và ngồi lên nó còn bàn chân phải dựng đứng gót chân lên, hai bàn tay đặt úp xuống trên hai đùi và nói:

«رَبِّ اغْفِرْ لِى، رَبِّ اغْفِرْ لِى، رَبِّ اغْفِرْ لِى، وَارْحَمْنِى وَارْزُقْنِى وَعَافِنِيْ وَاهْدِنِيْ وَاجْبُرْنِى »

Rabbigh firli, Rabbigh firli, Rabbigh firli, warhamni, warzuqni, wa-a’fini, wahdini, wajburni”.

Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho bề tôi, Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho bề tôi, Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho bề tôi, và xin Ngài hãy thương xót bề tôi, hãy ban bổng lộc cho bề tôi, hãy ban sức khỏe cho bề tôi, hãy chỉ dắt bề tôi và hãy phù hộ cho bề tôi”.

Hãy ngồi một cách nghiêm trang của một tư thế ngồi hoàn chỉnh giống sự nghiêm trang trong lúc đứng sau khi trở dậy từ Ruku’, bởi Nabi  thường kéo dài trong lúc đứng sau khi trở dậy từ Ruku’ và lúc ngồi giữa hai lần Sujud.

11- Nói Takabir và cúi đầu mọp xuống lạy lần hai và thực hiện giống như Sujud lần thứ nhất.

12- Nói Takbir và trở dậy và ngồi nghỉ một chút khoảng vài giây giống như tư thế ngồi giữa hai lần Sujud, đây được gọi là “ngồi nghỉ” được khuyến khích làm dựa theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm bất đồng của giới học giả, nếu bỏ qua việc làm thì cũng không vấn đề gì, và trong lúc “ngồi nghỉ” nay không có tụng niệm hay Du-a’ gì cả.

Sau đó hãy đứng dậy để thực hiện Rak-at thứ hai, nếu có thể hãy đứng dậy bằng đầu gối còn nếu gặp khó khăn thì có thể dùng hai tay chống xuống đất để đứng dậy.

Sau đó hãy đọc bài Fatihah và làm giống như trong Rak-at thứ nhất đã thực hiện.

Lưu ý là người dâng lễ theo sau Imam không được đi trước Imam của mình mà phải theo sau sự chủ trì của y bởi Nabi  đã cảnh bảo cộng đồng của Người về điều này, có nếu các động tác của lễ nguyện của người theo sau đồng loạt cùng với Imam thì là điều bị khiển trách, theo Sunnah thì người dâng lễ theo sau Imam phải luôn thực hiện theo sau các động tác của Imam miễn sao luôn bám sát các động tác của Imam. Nabi  đã bảo:

« إِنَّمَا جُعِلَ الإِمَامُ لِيُؤْتَمَّ بِهِ، فَإِذَا كَبَّرَ فَكَبِّرُوا، وَإِذَا رَكَعَ فَارْكَعُوا، وَإِذَا قَالَ سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَهُ فَقُولُوا رَبَّنَا لَكَ الْحَمْدُ، وَإِذَا سَجَدَ فَاسْجُدُوا » (متفق عليه)

Quả thật, vị Imam được dựng lên để chủ trì cuộc lễ nguyện, bởi vậy, khi nào Imam nói Takbir thì các ngươi hãy nói Takbir, khi nào y Ruku’ thì các ngươi hãy Ruku’, khi nào y nói "سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَهُ" “Sami-a’l lo-hu liman hamidah” thì các ngươi hãy nói

رَبَّنَا وَلَكَ الْحِمْدُ" “Rabbana wa lakal hamdu” , khi nào y Sujud thì các ngươi hãy Sujud” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

13- Nếu đối với lễ nguyện Salah gồm hai Rak-at như lễ nguyện Fajr, Jum-ah và lễ nguyện trong ngày đại lễ Eid, sau khi đã thực hiện Sujud lần thứ hai xong thì ngồi lại, tư thế ngồi là để bàn chân phải dựng đứng gót chân lên, bần chân trái đặt nằm, bàn tay phải đặt lên đùi phải và các ngón tay co lại trừ ngón trỏ thì giữ thẳng để chỉ tính duy nhất của Thượng Đế trong lúc tụng niệm và Du-a’, nếu có thể hãy co ngón út và ngón giáp út lại còn ngón cái hãy tạo một đường tròn cùng với ngón giữa thì tốt hơn, Nabi  đã từng thực hiện hai cách đặt bàn tay phải như vậy và tốt nhất là nên thay đổi lần này cách này và lần khác cách khác theo cả hai cách trên. Còn riêng bàn tay trái thì vẫn đặt bình thường lên đùi trái.

Sau đó hãy đọc Tasha-hud:

« التَّحِيَّاتُ لِلهِ وَالصَّلَوَاتُ وَالطَّيِّبَاتُ، السَّلاَمُ عَلَيْكَ أَيُّهَا النَّبِىُّ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ، السَّلاَمُ عَلَيْنَا وَعَلَى عِبَادِ اللهِ الصَّالِحِينَ، أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ.

اللَّهُمَّ صَلِّ عَلَى مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِ مُحَمَّدٍ كَمَا صَلَّيْتَ عَلَى آلِ إِبْرَاهِيمَ وَبَارِكْ عَلَى مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِ مُحَمَّدٍ كَمَا بَارَكْتَ عَلَى آلِ إِبْرَاهِيمَ فِى الْعَالَمِينَ إِنَّكَ حَمِيدٌ مَجِيدٌ »

Attahi-ya-tu lillah wassolawa-tu wattayyiba-t. Assala-mu alayka ayyuhan Nabi-yu wa rohmatul lo-hi wa ba-raka-tuh. Assala-mu alayna wa ala iba-dilla-his sa-lihi-n. Ashhadu alla-ila ha illolloh, wa ashhadu anna Muhammadan abduhu wa rosu-luh.


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương