Dịch thuật : Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa 2011 1432 ﴿ فتاوى مهمة تتعلق بالصلاة ﴾ «باللغة الفيتنامية»


- Đối với phụ nữ, Azan và Iqa-mah có được quy định cho họ không, kể cả khi họ ở tại nhà hay nơi hoang vắng hoặc một mình hay tập thể ?



tải về 1.17 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.17 Mb.
#31282
1   2   3   4   5   6   7   8

20- Đối với phụ nữ, Azan và Iqa-mah có được quy định cho họ không, kể cả khi họ ở tại nhà hay nơi hoang vắng hoặc một mình hay tập thể ?

Giải đáp: Giáo luật không quy định cho phụ nữ làm Azan hay Iqa-mah kể cả họ đang ở tại nhà, hay đi đường xa. Azan và Iqa-mah chỉ dàng riêng cho nam giới mà thôi.

Sự việc này đã được nói rõ qua các Hadith xác thực từ Nabi .

! ! !
21- Nếu như quên Iqa-mah mà tiến hành dâng lễ nguyện thì cuộc dâng lễ nguyện đó có bị gì không, kể cả một mình hay tập thể ?

Giải đáp: Nếu như cuộc dâng lễ nguyện được tiến hành không có Iq-mah dù là dâng lễ một mình hay tập thể cuộc dâng lễ đó hoàn toàn đúng nhưng bắt buộc những ai làm vậy phải sám hối với Allah, Đấng Tối Cao.

Tương tự, nếu dâng lễ nguyện mà không có Azan thì cuộc lễ nguyện đó vẫn hợp lệ và hoàn toàn đúng bởi vì Azan và Iqa-mah là điều Fardu Kifa-yah và chúng không nằm trong nghi thức của lễ nguyện Salah.

Và bắt buộc những ai bỏ Azan và Iqa-mah phải sám hối với Allah về việc làm đó, bởi vì những điều Fardu Kifa-yah sẽ khiến tập thể bị tội nếu không thực hiện nó nhưng nếu có người thực hiện thì cả tập thể sẽ không bị tội và Azan, Iqa-mah là hai Fardu Kifa-yah, cho nên nếu nó được thực hiện thì coi như cả tập thể đã hoàn thành bổn phận và không bị mắc tội dù ở nơi mình cư ngụ hay đang đi đường hoặc ở vùng quê hẻo lánh nào đó.

Cầu xin Allah ban sự tốt đẹp và thành công cho tất cả mọi người Muslim.

! ! !
22- Bằng chứng cho câu nói của Muazzin trong Azan Fajr (الصَّلاَةُ خَيْرٌ مِنَ النَّوْمِ) (Assola-tu khairum minan nawm) (Lễ nguyện Salah tốt hơn giấc ngủ) là gì? Ý kiến của các Shaikh thế nào đối với những ai nói trong Azan: (حَيَّ عَلىَ خَيْرِ العَمَلِ) (Hayya ala khairil a’mal) (Hãy đến với việc làm tốt nhất) và điều này có cơ sở giáo luật nào không ?

Giải đáp: Có một ghi nhận xác thực rằng Nabi  có bảo Bilaal và Abu Mahzhu-rah  như vậy trong Azan Fajr, và một ghi nhận xác thực khác rằng ông Anas  nói: theo Sunnah thì trong Azan Fajr, người Muazzin phải nói câu (الصَّلاَةُ خَيْرٌ مِنَ النَّوْمِ), Hadith này được ông Ibnu Khuzaymah ghi lại trong bộ Sahih của ông. Và câu nói (الصَّلاَةُ خَيْرٌ مِنَ النَّوْمِ) này được nói trong Azan vào lúc ánh ráng động ló dạng theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả, và nó được gọi là Azan lần thứ nhất tính theo thứ tự so với Iqa-mah, vì Iqa-mah được gọi Azan thứ hai chiếu theo lới di huấn của Nabi :

« بَيْنَ كُلِّ أَذَانَيْنِ صَلاَةٌ »

Giữa mỗi hai Azan là lễ nguyện Salah

Và trong bộ ghi chép của Albukhari, điều đó được xác thực qua lời thuật của bà A-ishah .

Còn về câu nói mà một số người của trường phái Shi-ah đã nói (حَيَّ عَلىَ خَيْرِ العَمَلِ) là Bid-ah (việc làm mới, một sự cải biên) không có một bằng chức xác thực từ các Hadith. Cầu xin Allah soi sáng và hướng dẫn tất cả người Muslim theo đúng đường lối của Nabi  và họ sẽ cắn chặt lấy nó bằng răng hàm của họ. Bởi lẽ đó là đường lối đưa đến thành công và hạnh phúc cho tất cả tín đồ. Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
23- Có ghi nhận rằng phải kêu gọi đến dâng lễ nguyện Salah Alkusuf (lễ nguyện khi có nhật thực hay nguyệt thực) bằng câu "الصَّلاَةُ جَامِعَةٌ" . Xin hỏi nói câu đó chỉ một lần hay lặp lại nhiều lần, và nếu nói nhiều lần thì xin cho biết cụ thể là bao nhiêu lần ?



Giải đáp: Quả thật có một ghi nhận xác thực rằng Nabi  đã ra lệnh bảo kêu gọi đến dâng lễ nguyện Salah Alkusuf bằng câu "الصَّلاَةُ جَامِعَةٌ" , và theo Sunnah thì người kêu gọi phải lặp lại nhiều lần cho tới khi y cảm thấy là mọi người đã nghe thấy lời mời gọi này và quả thật không có một bằng chứng nào nói về số lần lặp lại cụ thể. Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
Nghi Thức Lễ Nguyện Salah



24- Có rất nhiều anh em đạo hữu quá nghiêm khắc và chú trọng về việc tìm vật chắn trước mặt khi dâng lễ nguyện Salah đến mức họ có thể đứng đợi trong Masjid cho tới khi phải tìm thấy cái cột trống nào đó thì họ mới tiến hành dâng lễ, và họ luôn cố ngăn cản những ai dâng lễ mà không có vật chắn trước mặt. Một số khác thì lại quá xem nhẹ và lơ là việc làm này. Xin hỏi đâu là đúng đắn nhất trong sự việc này, và việc vạch một đường để thay thế cho vật chắn khi không tìm thấy nó, có bằng chứng xác thực nào cho sự việc đó không ?

Giải đáp: Dâng lễ nguyện Salah mà trước mặt có vật chắn là Sunnah Mu-akkadah (một việc làm mà Nabi  hầu như không bỏ qua) chứ không phải là việc làm mang tính bắt buộc Wajib, do đó nếu không tìm thấy vật gì làm vật chắn thì đường vạch cũng được rồi. Và bằng chứng cho sự việc này là lời di huấn của Nabi :

« إِذَا صَلَّى أَحَدُكُمْ فَلْيُصَلِّ إِلَى سُتْرَةٍ وَلْيَدْنُ مِنْهَا » (رواه أبو داود)

Khi một ai đó trong các người dâng lễ nguyện Salah thì hãy dâng lễ trước một vật chắn và hãy đứng gần nó” (Abu Dawood)
Và Nabi  cũng có nói:

« يَقْطَعُ صَلاَةُ المَرْءِ المُسْلِمِ إِذَا لَمْ يَكُنْ بَيْنَ يَدَيْهِ مِثْلُ مُؤْخِرَةِ الرَّحْلِ: المَرْأَةُ وَ الْحِمَارُ وَالْكَلْبُ الأَسْوَدُ » (رواه مسلم في صحيحه)

Phụ nữ, con lừa và con chó đen sẽ cắt đứt cuộc dâng lễ nguyện Salah của một người Muslim nếu như trước mặt y không có một vật để chắn dù chỉ như một cây roi” (Muslim ghi chép trong bộ Sahih của ông).

« إِذَا صَلَّى أَحَدُكُمْ فَلْيَجْعَلْ تِلْقَاءَ وَجْهِهِ شَيْئًا فَإِنْ لَمْ يَجِدْ فَلْيَنْصِبْ عَصًا فَإِنْ لَمْ يَجِدْ فَلْيَخُطَّ خَطًّا ثُمَّ لاَ يَضُرُّهُ مَا مَرَّ بَيْنَ يَدَيْهِ » (رواه الإمام أحمد وابن ماجة بإسناد حسن)

Khi một ai đó trong các người dâng lễ nguyện Salah thì hãy đặt một vật gì đó ở phía trước mặt của y, nếu như không tìm thấy một thứ gì thì hãy đặt một cái cây nhỏ, và nếu cái cây nhỏ cũng không tìm thấy thì hãy vạch một đường thì sau đó sẽ không có gì đi ngang qua gây trở ngại cho y” (Ahmad và Ibnu Ma-jah với đường truyền tốt).

Ông Al-Hafizzh Ibnu Hajar  nói trong bộ Bulugh Almuram: có một sự xác thực rằng thỉnh thoảng Nabi  đã cũng dâng lễ nguyện Salah không có vật chắn ở phía trước mặt, và điều này đã nói lên rằng việc đặt vật chăn phía trước mặt khi dâng lễ nguyện Salah chắc chắn không phải là Wajib (bắt buộc).

Việc người dâng lễ nguyện cần có vật chắn trước mặt không được yêu cầu khi dâng lễ ở trong Masjid Haram (Makkah) vì có một bằng chứng rằng ông Ibnu Al-Zubair  đã từng dâng lễ nguyện trong Masjid Haram mà trước mặt ông không có một vật chắn nào trong khi đoàn người vẫn đang Tawaf trước mặt ông. Và cũng có một số bằng chứng khác được ghi nhận từ Nabi  về điều này nhưng những bằng chứng đó có đường truyền yếu.

Và bởi lẽ ở Masjid Haram hầu như lúc nào cũng đông người và khó có thể tránh khỏi dòng người đi ngang qua lại trước mặt người dâng lễ, cho nên, việc dâng lễ yêu cầu nên có vật chắn phía trước mặt để tránh người đi ngang qua lại được xí xóa, và điều này cũng được áp dụng với Masjid Nabi và kể cả những nơi khác nếu như luôn có sự đông đúc của dòng người, vì Allah đã phán:

] فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ[ (التغابن : 16)

[Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).

Nabi  có di huấn:

« إِذَا أَمَرْتُكُمْ بِأَمْرٍ فَأْتُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ » (متفق على صحته)

Khi nào ta ra lệnh cho các ngươi một điều gì thì các ngươi hãy chấp hành theo khả năng của các ngươi” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

! ! !
25- Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều người khi dâng lễ nguyện họ đặt hai tay ở phía dưới rốn, một số khác thì đặt hay tay ở phần phía trên lòng ngực và họ phản đối gắt gao những ai đặt hai tay dưới rốn, mốt số khác nữa thì để hai tay trên ngực gần sát với râu cầm và một số thì lại duỗi hai tay thẳng xuống. Xin hỏi cách nào là đúng trong sự việc này ?

Giải đáp: Chiếu theo những gì được xác thực từ Sunnah thì tốt nhất là người dâng lễ khi đứng nên đặt bàn tay phải trên bàn bàn tay trái lên ngực của mình trước và sau Ruku’. Tất cả những bằng chứng cho điều này là các Hadith được thuật lại từ các vị Sahabah như ông Wa-il bin Hajar, Qabaysah bin Halab Atta-i và Hadith được thuật lại bởi ông Sahal bin Sa’ad Assa-i’di (cầu xin Allah hài lòng về tất cả họ).

Còn việc đặt tay dưới rốn thì cũng có một Hadith được ghi nhận nhưng Hadith này yếu đến từ lời thuật của ông Ali  còn đối với cách đặt tay duỗi thẳng hoặc đặt tay ở dưới râu cầm là làm khác với Sunnah của Nabi .



26- Rất nhiều anh em đồng đạo rất chú trọng việc ngồi nghỉ một chốc lát trước khi đứng dậy cho Rak-at tiếp theo và họ gắt gao phản đối những ai bỏ qua việc làm này. Xin hỏi giáo luật quy định thế nào về điều này và quy định này đối với cả Imam và người dâng lễ theo sau Imam cũng giống như người dâng lễ một mình đúng không ?

Giải đáp: Việc ngồi nghỉ chốc lát này là nghi thức khuyến khích dành cả cho người Imam, những người sau Imam và người dâng lễ một mình. Và cách ngồi của nó cũng giống như cách ngồi giữa hai Sujud (cúi đầu quỳ lạy) và nó là một cái ngồi để nghỉ một chốc lát trong đó không có quy định tụng niệm hay Du-a’ nào dành cho nó và người nào không thực hiện nó cũng không sao.

Và các Hadith làm bằng chứng cho sự việc này là các Hadith được xác thực từ Nabi  qua lời thuật của các vị Sahabah như Malik bin Alhuwayrith, Abu Humayd Assa-i’di và một nhóm Sahabah khác (cầu xin Allah hài lòng với họ).

! ! !
27- Người Muslim làm thế nào để thực hiện lễ nguyện trên tàu bay và việc dâng lễ nguyện Salah đúng vào đầu giờ của nó trên tàu bay với việc đợi cho đến khi đã tới sân bay mới thực hiện dâng lễ vào cuối giờ của nó, cái nào tốt hơn ?

Giải đáp: Bắt buộc người Muslim đang đi trên tàu bay phải dâng lễ nguyện khi nào tới giờ dâng lễ theo khả năng của y, nếu y có thể đứng dâng lễ, có thể Ruku’ hay Sujud thì cứ thực hiện, còn nếu như không thể thì y có thể ngồi dâng lễ rồi làm điệu bổ của Ruku’ và Sujud. Trường hợp y có thể tìm thấy một nơi trên tàu bay để đứng dâng lễ và y có thể Ruku’ và Sujud thì bắt buộc y phải thực hiện như vậy bởi Allah có phán:

] فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ[ (التغابن : 16)



[Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).

Và Nabi  có từng nói với Imran bin Husain  khi ông than bệnh với Người:

« صَلِّ قَائِمًا فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَقَاعِدًا فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَعَلَى جَنْبٍ » (رواه البخاري في صحيحه رواه النسائي باسناد صحيح وزاد: "فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَمُسْتَلْقِياً")

Hãy đứng dâng lễ nguyện, nếu ngươi không thể đứng thì hãy ngồi, nếu ngươi không thể ngồi thì hãy nằm nghiêng” (Hadith do Albukhari ghi nhận trong bộ Sahih của ông, và ông Annasa-i thì có ghi nhận thêm: “nếu ngươi không thể thì hãy nằm thẳng người”).

Và tốt nhất là nên dâng lễ nguyện Salah vào đầu giờ của nó nhưng nếu trì hoãn đến cuối giờ để được dâng lễ dưới mặt đất thì cũng không sao bởi các bằng chứng quy định chung chung và giáo luật được quy định dành cho người đi trên tàu bay cũng giống như giáo luật được quy định đối với ô tô, tàu hỏa hay tàu thủy.

! ! !
28- Có rất nhiều người không nghiêm trang và có nhiều cử động trong lúc dâng lễ nguyện Salah. Xin hỏi giáo luật có quy định rõ ràng cụ thể về chừng mực cử động và cử động như thế nào sẽ làm hỏng cuộc dâng lễ? Có phải giáo luật quy định mức tối đa cho cử động là ba lần cử động liên tiếp đúng không? Và Shaikh có lời khuyên thế nào đến những người thường không nghiêm trang trong việc dâng lễ nguyện Salah ?



Giải đáp: Điều bắt buộc đối với mọi người có đức tin nam hay nữ phải nghiêm trang trong lúc dâng lễ nguyện Salah tránh những cử động lông bông không thuộc các động tác của lễ nguyện, bởi vì sự nghiêm trang trong lúc dâng lễ nguyện Salah là một trong những trụ cột của lễ nguyện. Bằng chứng cho điều này là Hadith được ghi chép trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim rằng Nabi  đã ra lệnh cho một vị Sahabah phải thực hiện lại cuộc dâng lễ mà y đã dâng lễ không nghiêm trang. Và giáo luật quy định buộc tất cả người Muslim nam hay nữ phải dâng lễ nguyện Salah một cách khiêm tốn với lòng kính sợ và bằng cả trái tim hướng về Ngài, Allah, Đấng Tối Cao phán:

]قَدۡ أَفۡلَحَ ٱلۡمُؤۡمِنُونَ ١ ٱلَّذِينَ هُمۡ فِي صَلَاتِهِمۡ خَٰشِعُونَ ٢[ (المؤمنون : 1،2)



[Những người có đức tin chắc chắn thành đạt, họ là những người hạ mình khiêm tốn trong việc dâng lễ nguyện Salah của họ] (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 1,2)

Và giáo luật quy định là điều Makruh (đáng khiển trách) đối với ai thường có những cử động nghịch ngợm với quần áo, râu hay những gì khác trong lúc y đang dâng lễ nguyện và nếu như những cử động đó cứ thường xuyên và liên tục thì sự việc đó trở nên Haram theo những gì chúng tôi biết được trong quy định của giáo luật và sẽ làm hỏng cuộc lễ nguyện.

Và thực sự trong giáo luật không có nói cụ thể về mức cử động và câu nói giáo luật quy định mức không nghiêm trang là ba cử động là câu nói yếu không có bằng chứng và cơ sở. Việc xác định cử động nhiều ở đây là dựa trên sự nhận xét của người dâng lễ, nếu như y cảm thấy y đã có nhiều cử động một cách thường xuyên và liên tục trong lúc y dâng lễ thì y hãy thực hiện lại cuộc dâng lễ đó đối với những cuộc dâng lễ bắt buộc, đồng thời y phải tỏ lòng sám hối về sự việc đó với Allah. Và lời khuyên của chúng tôi đến với tất cả mọi người Muslim, nam và nữ, hãy nghiêm túc trong việc thực hiện lễ nguyện, hãy kính cẩn và thành tâm trước Allah mà cố gắng tránh những cử động không cần thiết trong lúc dâng lễ, bởi lẽ, đó là sự tôn nghiêm và xem trọng lễ nguyện, một trụ cột của tôn giáo Islam, trụ cột quan trọng và thiêng liêng đứng sau lời tuyên thệ Shaha-dah, và nó là điều được mang ra xét xử trước tiên vào ngày Phán xét. Cầu xin Allah hãy phù hộ và hướng dẫn tất cả người Muslim thực hiện lễ nguyện Salah theo một cách mà Ngài hài lòng.

! ! !
29- Cái nào tốt hơn trong hai cách hạ người xuống để Sujud: cho hai đầu gối chạm đất trước hai tay và ngược lại? Và làm thế nào để chúng ta có thể kết hợp hai Hadith nói về hai cách này lại với nhau?



Giải đáp: Theo Sunnah thì người dâng lễ nên hạ người xuống để Sujud bằng cách cho hai đầu gối chạm đất trước rồi đến hai bàn tay nếu như có khả năng thực hiện việc làm đó, đây là quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả và đó là quan điểm của đại đa số học giả dựa trên Hadith được thuật lại bởi vị Sahabah Wa-il bin Hujrin  và những Hadith khác có cùng nội dung.

Còn riêng Hadith do vị Sahaba Abu Huroyroh  thì thật ra nó không có sự mâu thuẫn mà trái lại nó mang nghĩa đồng thuận với điều nêu trên bởi Nabi  đã cấm người dâng lễ quỳ xuống giống như cách quỳ xuống của con lạc đà.

Và như đã biết, người nào cho hai tay chạm đất trước khi quỳ xuống thì cách quỳ đó giống như con lạc đà đã chạm hai chi trước của nó xuống trước khi quỳ xuống. Còn câu nói trong Hadith khác: hãy đặt hai tay xuống trước hai đầu gối thì theo phân tích gần đúng nhất là lời của nó có thể đã được đảo ngược bởi một số người truyền đạt, và thực chất đúng nhất là cho hai đầu gối hạ xuống trước hai ban tay. Và lập luận này đã kết hợp các Hadith lại với nhau một cách hài hòa và đã trừ khử đi những mâu thuẫn trong đó và điều này cũng đã được nhà học giả lỗi lạc Ibnu Qayyim  nói đến trong sách Za-dul Ma-aazh của ông.

Trường hợp không có khả năng chuyển người xuống Sujud bằng cách hạ đầu gối xuống trước hai tay do bệnh hay già yếu thì người dâng lễ có thể cho hai tay hạ xuống trước, việc này sẽ không vấn đề gì bởi Allah đã phán:

] فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ[ (التغابن : 16)

[Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).

Nabi  cũng có nói:

« مَا نَهِيْتُكُمْ عَنْهُ فَاِجْتَنِبُوهُ وَمَا أَمَرْتُكُمْ بِهِ فَأْتُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ » (متفق على صحته)

Những gì mà ta cấm các người thì các người hãy tránh xa nó ra và những gì mà ta ra lệnh cho các ngươi thì các ngươi hãy chấp hành theo khả năng của các ngươi” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó). Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
30- Ý kiến của các Shaikh thế nào về việc hắng giọng (làm thanh cổ họng) trong lúc dâng lễ nguyện Salah, sự xúc động và khóc có làm hỏng lễ nguyện Salah không ?

Giải đáp: Việc hắng giọng hay còn gọi là gây tiếng e hem với mục đích làm thanh cổ họng, hoặc có tâm trạng xúc động và khóc, tất cả không làm hỏng lễ nguyện Salah. Không vấn đề gì nếu như có nhu cầu cần thiết ngoại trừ trường hợp không cần thiết thì các việc làm đó được xem là Makruh (đáng khiển trách, hay điều đáng ghét). Nabi  đã từng làm tiếng e hem trong cổ họng với Ali  khi ông xin phép Người trong lúc Người đang dâng lễ.

Còn việc khóc là một cảm xúc được giáo luật quy định trong lúc dâng lễ nguyện Salah cũng như trong việc thờ phượng khác mỗi khi trái tim rung động vì kính sợ Allah nhưng nó không mang tính ép buộc. Và quả thật có những ghi nhận xác thực rằng Nabi  thường khóc trong lúc dâng lễ, Abu Bakar, Umar và rất nhiều vị Sahabah khác cùng với các vị Ta-bi-een (những người thời sau Sahabah) cũng thường hay khóc khi dâng lễ nguyện.

! ! !
31- Giáo luật quy định thế nào cho những ai đi ngang qua trước mặt người đang dâng lễ nguyện, và xin hỏi ở Masjid Haram có sự khác biệt đối với những nơi khác trong sự việc này không và xin hỏi ý nghĩa của điều “người đi ngang qua sẽ cắt đứt lễ nguyện Salah” là gì? Và xin hỏi có phải giáo luật chỉ không cho phép đi ngang qua mặt người đang dâng lễ từ ba thứ: chó đen, phụ nữ và con lừa đúng không?

Giải đáp: Việc một người đi ngang qua trước mặt người đang dâng lễ nguyện Salah hoặc đi ngang qua giữa khoảng người dâng lễ với vật chắn trước mặt của y là điều nghiêm cấm chiếu theo lời di huấn của Nabi :

« لَوْ يَعْلَمُ الْمَارُّ بَيْنَ يَدَىِ الْمُصَلِّى مَاذَا عَلَيْهِ لَكَانَ أَنْ يَقِفَ أَرْبَعِينَ خَيْرًا لَهُ مِنْ أَنْ يَمُرَّ بَيْنَ يَدَيْ المُصَلِّي » (متفق عليه)

Nếu người đi ngang qua trước mặt người đang dâng lễ nguyện Salah biết được tội lỗi mà y phải gánh chịu cho việc làm đó thì chắc chắn dù y có đứng lại trong bốn mươi (năm) y cũng sẽ thấy điều đó tốt là đi ngang qua trước mặt người đang dâng lễ nguyện.” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

Và cuộc dâng lễ nguyện Salah của một người bị cắt đứt và hỏng mất khi nào vật đi ngang qua trước mặt y là phụ nữ đã trưởng thành, con lừa hoặc con cho đen.

Còn nếu như vật đi ngang qua trước mặt người đang dâng lễ không thuộc ba dạng vừa nêu trên thì cuộc dâng lễ nguyện sẽ không bị làm hỏng, tuy nhiên sẽ mất đi ân phước bởi Nabi  có nói:

« يَقْطَعُ صَلاَةُ المَرْءِ المُسْلِمِ إِذَا لَمْ يَكُنْ بَيْنَ يَدَيْهِ مِثْلُ مُؤْخِرَةِ الرَّحْلِ: المَرْأَةُ وَ الْحِمَارُ وَالْكَلْبُ الأَسْوَدُ » (رواه مسلم في صحيحه)

Phụ nữ, con lừa và con chó đen sẽ cắt đứt cuộc dâng lễ nguyện Salah của một người Muslim nếu như trước mặt y không có một vật để chắn dù chỉ như một cây roi” (Muslim ghi chép trong bộ Sahih của ông).

Và có một Hadith khác được thuật lại từ ông Abu Huroiroh cũng có nội dung tương tự nhưng không giới hạn cụ thể về con cho đen, và nguyên tắc đối với những người học giả thì những gì ‎được nói chung chung sẽ được tính theo lời nói cụ thể.

Còn đối với Masjid Haram thì việc đi ngang qua lại trước mặt người đang dâng lễ không bị nghiêm cấm ngay cả những gì đi ngang qua thuộc ba dạng được đề cập ở trên, bởi vì Masjid Haram là nơi luôn có sự đông đúc của dòng người và rất khó có thể tránh khỏi sự qua lại dòng người trước mặt những người đang dâng lễ. Về sự việc này cũng có một Hadith được ghi lại nhưng Hadith yếu không đáng tin cậy tuy nhiên xét về nội dung cùng với lý do đông đúc gây khó khăn trong việc ngăn cản sự đi ngang qua lại. Và điều luật này cũng áp dụng cho Masjid Nabawi và những Masjid khác khi có sự đông đúc của dòng người. Allah có phán bảo:

] فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ[ (التغابن : 16)



[Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).

]لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَا[ (البقرة : 286)



[Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác quá khả năng của nó] (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).

Nabi  cũng có nói:

« مَا نَهِيْتُكُمْ عَنْهُ فَاِجْتَنِبُوهُ وَمَا أَمَرْتُكُمْ بِهِ فَأْتُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ » (متفق على صحته)

Những gì mà ta cấm các người thì các người hãy tránh xa nó ra và những gì mà ta ra lệnh cho các ngươi thì các ngươi hãy chấp hành theo khả năng của các ngươi” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

! ! !
32- Ý kiến học sâu hiểu rộng của các Shaikh như thế nào về việc giơ hay tay lên Du-a’ (cầu xin) sau mỗi cuộc lễ nguyện? Và xin hỏi có sự khác biệt nào giữa lễ nguyện bắt buộc và lễ nguyện Na-filah (khuyến khích) ?

Giải đáp: Việc giơ hai tay lên trong lúc Du-a’ là việc Sunnah (khuyến khích) và cũng là một trong những lý do khiến lời Du-a’ được đáp lại bởi Nabi  có nói:

« إِنَّ رَبَّكُمْ حَىٌّ كَرِيمٌ يَسْتَحْيِى مِنْ عَبْدِهِ إِذَا رَفَعَ يَدَيْهِ إِلَيْهِ أَنْ يَرُدَّهُمَا صِفْرًا » (أخرجه أبو داود والترمذي وابن ماجة وصححه الحاكم)

Quả thật, Thượng Đế của các người, Đấng hằng sống, Đấng rộng lượng cảm thấy thẹn trước người bề tôi của Ngài khi y đã đưa tay lên cầu xin Ngài mà Ngài lại không đáp lại.” (Abu Dawood, Attirmizhi, Ibnu Ma-jah và đã được Hakim xác nhận)

Và theo Hadith do Sulayman Alfa-risi thuật lại, Nabi  có nói:

« أَيُّهَا النَّاسُ إِنَّ اللَّهَ طَيِّبٌ لاَ يَقْبَلُ إِلاَّ طَيِّبًا وَإِنَّ اللَّهَ أَمَرَ الْمُؤْمِنِينَ بِمَا أَمَرَ بِهِ الْمُرْسَلِينَ فَقَالَ ]يَا أَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا كُلُوا مِنْ طَيِّبَاتِ مَا رَزَقْنَاكُمْ وَٱشۡكُرُواْ لِلَّهِ إِن كُنتُمۡ إِيَّاهُ تَعۡبُدُونَ[ . (البقرة : 172). وَقَالَ ]يَا أَيُّهَا الرُّسُلُ كُلُوا مِنَ الطَّيِّبَاتِ وَاعْمَلُوا صَالِحًا إِنِّى بِمَا تَعْمَلُونَ عَلِيمٌ[ (المؤمنون : 51) ثُمَّ ذَكَرَ الرَّجُلَ يُطِيلُ السَّفَرَ أَشْعَثَ أَغْبَرَ يَمُدُّ يَدَيْهِ إِلَى السَّمَاءِ يَا رَبِّ يَا رَبِّ وَمَطْعَمُهُ حَرَامٌ وَمَشْرَبُهُ حَرَامٌ وَمَلْبَسُهُ حَرَامٌ وَغُذِىَ بِالْحَرَامِ فَأَنَّى يُسْتَجَابُ لِذَلِكَ » (رواه مسلم)

Quả thật, Allah, Đấng Tối Cao là Đấng tốt lành, Ngài sẽ không chấp nhận trừ những gì tốt lành, và quả thật Allah đã ra lệnh cho những người có đức tin những gì mà Ngài đã ra lệnh cho những vị Sứ giả và Ngài đã phán: [Hỡi những ai có niềm tin! Hãy ăn những thức ăn tốt sạch mà TA (Allah) đã cung cấp cho các ngươi; và hãy biết ơn Allah nếu các ngươi chỉ thờ phụng riêng Ngài.] (Chương 2 – Albaqarah, câu 172) và Ngài phán: [Hỡi các sứ giả! Hãy dùng thức ăn tốt và sạch và làm việc thiện. Quả thật, TA hằng biết điều các ngươi làm] (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 51). Sau đó, Người kể về một người đàn ông đi đường xa lâu ngày bị mệt mỏi và đói khát và đã giơ hai bàn tay lên trời và nói: Lạy Thượng Đế, ôi lạy Thượng Đế nhưng thức ăn mà y đã ăn là Haram, thức uống của y là Haram, quân áo của y cũng từ Haram và lương thực của y đều là Haram thì làm sao mà Ngài đáp lại lời cầu xin của y(Muslim).

Tuy nhiên, việc giơ hai tay lên khi Du-a’ không được quy định ở những thời điểm mà Nabi  không có giơ tay lên khi Người Du-a’ như: sau mỗi cuộc dâng lễ nguyện bắt buộc năm lần trong ngày, giữa hai Sujud, trước khi cho Salam để kết thúc lễ nguyện và khi làm thuyết giảng ngày thứ sáu và hai ngày đại lễ Eid. Nabi  đã không giơ tay lên khi Du-a’ vào các lúc như vừa nêu và tất nhiên Người là tấm gương tốt đẹp để tất cả các tín đồ phải noi theo. Tuy nhiên, nếu trong bài thuyết giảng ngày thứ sáu và hai ngày đại lễ Eid có lời Du-a’ cầu mưa thì giáo luật có quy định giơ tay lên bởi Nabi  đã làm như vậy.

Còn riêng đối với những lễ nguyện khuyến khích không bắt buộc thi tôi chưa từng biết có sự ngăn cấm việc giơ tay lên khi Du-a’ sau mỗi lần hoàn tất chúng bởi vì những bằng chứng nói chung chung, tuy nhiên tốt hơn hết là không nên làm như vậy quá thường xuyên vì không ghi nhận xác thực nào cho thấy Nabi  đã làm như vậy và nếu Người thực sự đã làm như vậy sau mỗi lễ nguyện khuyến khích thì chắc chắn sự việc đó đã được truyền lại đến cho chúng ta, bởi lẽ, các vị Sahabah  chắc chắn và luôn luôn truyền đạt lại mọi lời nói, mọi hành động và mọi cử chỉ của Người trong mọi hoàn cảnh của Người dù lúc đi đường hay ở tại gia.

Còn về Hadith quen thuộc rằng Nabi  đã nói:

«الصّلاَةُ تَضَرَّعُ وَتَخَشُّعُ وَأَنْ تَقَنَّعَ أَيْ أَنْ تَرْفَعَ يَدَيْكَ تَقُوْل يَا رَبّ يَا رَبّ»

Lễ nguyện Salah là sự hạ mình, sự kính sợ và sự giơ tay lên và nói lạy Thượng Đế, lạy Thượng Đế”. Nhưng đây là Hadith yếu không xác thực đã được Al-Hafizzh bin Rajab và các vị học giả khác phân tích rõ.

Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương