Dịch thuật : Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa 2011 1432 ﴿ فتاوى مهمة تتعلق بالصلاة ﴾ «باللغة الفيتنامية»



tải về 1.17 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.17 Mb.
#31282
1   2   3   4   5   6   7   8

42- Giáo luật quy định thế nào về việc một người đứng một mình phía sau hàng khi dâng lễ nguyện tập thể? Và trường hợp một người đi vào Masjid nhưng không tìm thấy chỗ trống trong hàng để y đứng vào thì y phải làm sao? Và nếu như y thấy một đứa trẻ con chưa đến tuổi dậy thì thì y có được phép cùng với nó đứng thành một hàng không?

Giải đáp: Giáo luật quy định việc một người đứng một mình phía sau hàng khi dâng lễ nguyện tập thể thì lễ nguyện đó của y không có giá trị, bởi Nabi  nói:

«لاَ صَلاَةَ لِمُنْفَردٍ خَلْفَ الصَفِّ»

Không có lễ nguyện Salah cho người đứng một mình phía sau hàng”.

Và bởi có ghi nhận xác thực rằng Nabi  đã ra lệnh bảo những ai dâng lễ nguyện một mình phía sau hàng phải dâng lễ nguyện lại và Người  đã không hề hỏi người đó xem y có tìm thấy chỗ trống trong hàng hay không. Điều này đã chứng tỏ rằng không có sự phân biệt giữa người tìm thấy khoảng trống hay không tìm thấy.

Tuy nhiên, nếu y đến trong khi vị Imam đang lúc Ruku’ thì y được phép Ruku dù chưa vào hàng, sau đó y tìm cách vào hàng trước khi Sujud và điều này có giá trị. Bằng chứng cho điều này là Hadith qua lời thuật của Abu Bakrah Al-Thaqafi  rằng có lần ông đã đến dâng lễ nguyện tập thể với Nabi  vừa lúc Người Ruku’ và ông đã Ruku’ cùng với Người trong khi ông vẫn chưa vào hàng ngũ, sau đó ông mới đi vào hàng. Sau khi Nabi  cho Salam xong thì Người bảo ông:

« زَادَكَ اللَّهُ حِرْصًا وَلاَ تَعُدْ » (رواه البخاري في الصحيح)

Cầu xin Allah phù hộ cho ngươi luôn biết gìn giữ lễ nguyện tập thể nhưng đừng làm như vậy nữa” (Albukhari). Và Nabi đã không bảo ông ta thực hiện lại Rak-at đó.

Còn trường hợp người nào đến và vị Imam đang dâng lễ nguyện nhưng y không tìm thẫy chỗ trong để đứng vào hàng thì lúc bấy giờ y phải đợi đến khi có người đứng cùng với y cho dù đó là đứa trẻ khoảng bảy tuổi trở lên, còn không y hãy tiến ra phía trước đứng sát bên phải vị Imam. Và đây là đường lối được chỉ dạy qua tất cả các Hadith. Cầu xin Allah phù hộ và soi sáng tất cả người Muslim thông hiểu giáo luật và vững chắc trong thực hành, quả thật Ngài là Đấng hằng nghe và luôn gần kề.

! ! !
43- Xin hỏi việc chủ trì lễ nguyện có cần phải định tâm cho việc làm đó không? Và nếu như một người vào Masjid, y thấy một người đang dâng lễ nguyện thì y có được phép dâng lễ theo sau người đang dâng lễ đó không? Có được phép dâng lễ theo sau người đang hoàn tất lễ nguyện của y vì đã không kịp với tập thể trước đó không?

Giải đáp: Việc làm Imam cần phải có định tâm cho việc làm đó bởi vì Nabi  đã nói:

« إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى » (متفق على صحته)

Quả thật, mọi hành vi đều xuất phát từ sự định tâm và mỗi một người sẽ đạt được thứ mà y đã định tâm” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

Khi một người đi vào Masjid lúc lễ nguyện tập thể đã xong, và y thấy một người đang dâng lễ nguyện một mình thì sẽ không vấn đề gì nếu như y vào dâng lễ cùng với y, điều này thật ra sẽ tốt hơn dâng lễ một mình vì Nabi  có nói với một người vào Masjid khi cuộc dâng lễ nguyện tập thể đã xong:

« أَلاَ رَجُلٌ يَتَصَدَّقُ عَلَى هَذَا فَيُصَلِّىَ مَعَهُ » (رواه أبو داود)

"Chẳng phải một người nên có lòng hảo tâm dâng lễ cùng với người này sao” (Abu Dawood)

Và điều đó sẽ giúp hai người đó có được ân phước của lễ nguyện tập thể, và cuộc lễ nguyện đó sẽ là lễ nguyện khuyến khích đối với ai đã dâng lễ nguyện bắt buộc xong.

Và trong hai bộ Albukhari và Muslim có ghi nhận rằng ông Ma-aazh bin Jabal có lần đã dâng lễ nguyện I’sha cùng với Nabi  xong, khi trở về với bộ tộc của ông thì ông lại chủ trì mọi người dâng lễ nguyện I’sha đó với định tâm là lễ nguyện khuyến khích còn những người dâng lễ theo sau ông là lễ nguyện bắt buộc. Và Nabi  đã xác nhận việc làm đó.

Còn đối với người đang hoàn tất lễ nguyện sau khi y đã không theo kịp trọn vẹn lễ nguyện tập thể trước đó thì sẽ không có vấn đề gì nếu như một người đến dâng lễ theo sau y với mục đích muốn được ân phước của lễ nguyện tập thể, sau khi y hoàn tất lễ nguyện của y thì người đó đứng dậy tiếp tục phần còn lại của lễ nguyện. Vấn đề này là chiếu theo các bằng chứng chung chung đối với năm lễ nguyện bắt buộc và Nabi  cũng đã nói với Abu Zhar  khi mà ông nhắc Người rằng có một số vị cầm quyền đã bị trễ lễ nguyện tập thể:

« صَلِّ الصَّلاَةَ لِوَقْتِهَا فَإِنْ أَدْرَكْتَهَا مَعَهُمْ فَصَلِّهَا فَإِنَّهَا لَكَ نَافِلَةٌ وَلاَ تَقُلْ صَلَيْتُ فَلاَ أُصَلِي »

Hãy dâng lễ nguyện Salah đúng giờ giấc quy định của nó và nếu như ngươi đến vào lúc họ đang dâng lễ nguyện đó (lễ nguyện mà ngươi thực hiện vừa xong) thì ngươi hãy dâng lễ cùng với họ và nó sẽ là lễ nguyện khuyến khích dành cho ngươi, và đừng nói là tôi đã dâng lễ xong và tôi không dâng lễ nữa”

Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !

44- Những gì mà người đến trễ bắt kịp với Imam từ những Rak-at được xem là phần đầu hay phần cuối của lễ nguyện. Giả sử người đó bị trễ hai Rak-at đối với lễ nguyện gồm bốn Rak-at thì giáo luật có quy định cho y đọc những câu kinh đơn giản sau bài Fatihah không ?

Giải đáp: Đúng nhất và hợp lý nhất, những gì mà người đến trễ bắt kịp với Imam được xem là phần đầu lễ nguyện của y và những gì y sẽ hoàn tất sau đó là phần cuối của lễ nguyện, đối với tất cả các lễ nguyện bởi Nabi  đã nói:

« إِذَا أَقِيْمَتِ الصَّلاَةُ فَامْشُوا وَعَلَيْكُمْ السَّكِينَةِ فَمَا أَدْرَكْتُمْ فَصَلُّوا وَمَا فَاتَكُمْ فَأَتِمُّوا » (متفق على صحته)

Khi nào lễ nguyện Salah đã được tiến hành thì các người hãy đến một cách điềm đạm và từ tốn, do đó, những gì mà các người theo kịp thì các người hãy dâng lễ nguyện còn những gì mà các người không theo kịp thì các ngươi hãy hoàn tất nó” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

Với lẽ này, nên giáo luật khuyến khích chỉ đọc Fatihah trong Rak-at thứ ba và thứ tư đối với lễ nguyện gồm bốn Rak-at, và trong Rak-at thứ ba của lễ nguyện Maghrib, bởi chiếu theo sự ghi nhận trong hai bộ Albukhari và Muslim, ông Abu Qata-dah  thuật lại, đối với lễ nguyện Zzhuhur và Asr thì trong hai Rak-at đầu của lễ nguyện, Nabi  đọc Fatihah và một chương kinh khác, Người thường kéo dài hai Rak-at đầu và rút ngắn hai Rak-at cuối bằng cách chỉ đọc bài Fatihah.

Còn nếu như người dâng lễ nguyện thỉnh thoảng trong hai Rak-at cuối của lễ nguyện Zzhuhur ngoài bài Fatihah còn đọc thêm một chương kinh hay những câu kinh từ Qur’an là đều tốt, bởi trong bộ Muslim có ghi, ông Abu Sa-eed  thuật lại, Nabi  đã từng đọc trong hai Rak-at đầu của Zzhuhur chương Al-Sajdah và trong hai Rak-at cuối thì Người đọc bằng một nữa ở hai Rak-at đầu và đối với Asr cũng tương tự. Điều này cho thấy rằng đích thực thỉnh thoảng Nabi  đã đọc những lời kinh Qur’an sau bài Fatihah trong hai Rak-at cuối của lễ nguyện Zzhuhur. Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
45- Vì lý do đông người ở một số Masjid vào ngày Jum-ah (thứ sáu) nên một số người đã dâng lễ nguyện ngay tại trên các đường và ở các lối đi theo sau Imam, hỏi ý kiến của các Shaikh thế nào về sự việc này? Xin hỏi thêm rằng sự việc này có phân biệt giữa lối đi trong Masjid hay nằm ngoài Masjid?



Giải đáp: Nếu như các hàng vẫn nối tiếp nhau thì không vấn đề gì, và cứ như vậy cho dù những người dâng lễ theo sau Imam có đứng bền ngoài Masjid đi chăng nữa miễn sao họ vẫn nhìn thấy các hàng phía trước họ hoặc họ vẫn nghe tiếng Takbir của Imam, và ngay cả khi họ bị gián đoạn trên một số con đường thì sự việc này cũng không sao, bởi lẽ dâng lễ nguyện tập thể là bổn phận bắt buộc cho nên chỉ cần nhìn thấy và nghe thấy là có thể theo tập thể. Tuy nhiên, người nào đứng lên phía trên qua mặt Imam là không được phép.

Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
46- Việc người đến trễ bắt kịp Ruku’ của Imam có quy định điều kiện là y phải nói được câu:

"سُبْحَانَ رَبِّيَ العَظِيْمُ"

Subha-na rabbiyal azhim”

Vinh quang thay Đấng Chủ Tể Vĩ Đại của bề tôi” trước khi Imam trở dậy không?



Giải đáp: Khi nào người đến trễ bắt kịp Imam đang Ruku’ thì xem như y đã bắt kịp Imam Rak-at đó cho dù y chưa kịp nói câu Tasbih "سُبْحَانَ رَبِّيَ العَظِيْمُ" miễn sao Imam vẫn chưa trở dậy, chiếu theo sự chung chung của lời di huấn mà Nabi  đã nói:

« مَنْ أَدْرَكَ رَكْعَةً مِنَ الصَّلاَةِ فَقَدْ أَدْرَكَ الصَّلاَةَ » (رواه مسلم)

Người nào bắt kịp Ruku’của lễ nguyện Salah thì quả thật y đã bắt kịp lễ nguyện” (Muslim).

Và như đã biết, Rak-at được tính là bắt kịp với Imam khi nào bắt kịp Ruku’. Bằng chứng cho điều này là Hadith qua lời thuật của Abu Bakrah Al-Thaqafi  rằng có lần ông đã đến dâng lễ nguyện tập thể với Nabi  vừa lúc Người Ruku’ và ông đã Ruku’ cùng với Người trong khi ông vẫn chưa vào hàng ngũ, sau đó ông mới đi vào hàng. Sau khi Nabi  cho Salam xong thì Người bảo ông:

« زَادَكَ اللَّهُ حِرْصًا وَلاَ تَعُدْ » (رواه البخاري في الصحيح)

Cầu xin Allah phù hộ cho ngươi luôn biết gìn giữ lễ nguyện tập thể nhưng đừng làm như vậy nữa” (Albukhari). Và Nabi đã không bảo ông thực hiện lại Rak-at đó mà chỉ bảo ông đừng làm vậy nữa ở lần sau tức đừng Ruku’ khi chưa đã vào hàng ngũ. Do đó, người đến trễ không nên vội vã và nôn nóng Ruku’ mà hãy đợi đến khi y đã vào hàng.Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
47- Một số người làm Imam có sự chờ đời người đi vào Masjid để y bắt kịp Rak-at, và một số khác thì bảo là không có quy định cho sự chờ đợi này, vậy xin hỏi cái nào đúng ?

Giải đáp: Đúng thực là giáo luật có quy định người làm Imam nên chờ một chút để người đi vào hàng có thể bắt kịp. Đây là việc làm theo gương của Nabi .

! ! !
48- Khi một người làm Imam cho hai đứa trẻ hoặc nhiều hơn thì theo giáo luật quy định, y sẽ để hai đứa trẻ đó đứng ở phía sau thành một hàng hay đứng sát bên phải của y? Và tuổi dậy thì có phải là điều kiện cần để lập hàng cho các trẻ không?



Giải đáp: Giáo luật quy định cho sự việc này là người Imam phải để hai đứa trẻ đó đứng thành hàng phía sau y giống như đối với những người trưởng thành nếu hai đứa trẻ đó từ bảy tuổi trở lên, và tương tự như vậy nếu như có một đứa trẻ và một người trưởng thành thì hai người họ cũng phải đứng phía sau Imam, bởi có một lần Nabi  đã đến thăm ông của Anas , Nabi  dẫng lễ nguyện làm Imam cùng ông Anas  và một đứa trẻ mồ côi và Người đã để hai người họ đứng thành một hàng ở phía sau Người. Cũng giống như vậy khi mà Jabir và Jabbar, hai người Ansar, dâng lễ cùng với Người , Người đã để hai người họ đứng ở phía sau Người.

Còn nếu như chỉ có một người thì người đó phải đứng sát bên phải của Imam cho dù đó là người trưởng thành hay là đứa trẻ, bởi có lần Nabi  dâng lễ nguyện ban đêm thì ông Ibnu Abbas  đã đến đứng sát phía bên trái của Người và Người đã kéo ông sang bên phải của Người. Cũng giống như vậy trong một số lễ nguyện khuyến khích, Người đã để Anas đứng sát bên phải của Người.

Còn riêng đối với nữ giới, một người hay nhiều người, đều phải đứng phía sau nam giới, không được phép đứng bên cạnh Imam hay cùng hàng với nam giới bởi lẽ khi Nabi dâng lễ làm Imam với Anas và trẻ mồ côi thì Người đã để mẹ của Anas đứng phía sau hai người họ tức Anas và đứa trẻ mồ côi.

! ! !
49- Một số người cho rằng không được tiếp tục dâng lễ nguyện tập thể lần nữa trong Masjid sau khi vừa chấm dứt lễ nguyện tập thể của một nhóm trước, điều này có cơ sở giáo luật không? Và cái nào là đúng?



Giải đáp: Đây là câu nói không đúng và không có sở giáo luật. Theo những gì tôi biết từ Sunnah đúng thực của Nabi  đã cho thấy điều ngược lại với câu nói đó bởi Nabi  đã nói:

« صَلاَةُ الْجَمَاعَةِ أَفْضَلُ مِنْ صَلاَةِ الْفَذِّ بِسَبْعٍ وَعِشْرِينَ دَرَجَةً » (رواه مسلم)

Dâng lễ nguyện tập thể tốt hơn dâng lễ nguyện một mình hai mươi bảy lần ân phước” (Muslim).

Nabi  còn nói:

«صَلاَةَ الرَّجُلِ مَعَ الرَّجُلِ أَزْكَى مِنْ صَلاَتِهِ وَحْدَهُ » (رواه أبو داود)

Sự dâng lễ nguyện Salah của một người cùng với một người sẽ tốt hơn sự dâng lễ nguyện một mình” (Abu Dawood).

Nabi  có nói với một người vào Masjid khi cuộc dâng lễ nguyện tập thể đã xong:

« أَلاَ رَجُلٌ يَتَصَدَّقُ عَلَى هَذَا فَيُصَلِّىَ مَعَهُ » (رواه أبو داود)

"Chẳng phải một người nên có lòng hảo tâm dâng lễ cùng với người này sao” (Abu Dawood).

Tuy nhiên, người Muslim không được trễ nải việc dâng lễ nguyện Salah tập thể mà bắt buộc y phải cố gắng sớm đến với lễ nguyện tập thể mỗi khi nghe thấy Azan.

! ! !
50- Trường hợp Imam bị mất đi thể trạng sạch sẽ trong lúc dâng lễ nguyện thì một người khác sẽ lên thay thế y hoàn tất cuộc dâng lễ hay lễ nguyện tập thể đó bị hỏng hoàn toàn và y phải bảo một người làm Imam chủ trì dâng lễ lại từ đầu?

Giải đáp: Đúng thật là giáo luật quy định Imam phải chỉ định người lên thay thế y tiếp tục hoàn tất phần còn lại của lễ nguyện, điều này giống như trường hợp của Umar , khi ông bị đâm lén trong lúc đang chủ trì cuộc dâng lễ nguyện tập thể Alfajr thì Abdurrahman bin Awf  đã lên thay thế ông tiếp tục chủ trì cuộc dâng lễ. Và nếu như Imam không chỉ định thì một người nào đó đang đứng phía sau y bước lên chủ trì để hoàn tất lễ nguyện. Còn việc dâng lễ lại từ đầu thì cũng không vấn đề gì bởi sự việc này đang nằm trong sự tranh cãi của giới học giả, nhưng quan điểm đúng nhất vẫn là chỉ định người khác lên làm Imam để chủ trì hoàn tất phần còn lại của lễ nguyện, chiếu theo cách thức xử lý của Umar  như đã được nói, còn không thì dâng lễ lại từ đầu cũng chẳng sao.

Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
51- Có được tính là bắt kịp lễ nguyện tập thể nếu như họ bắt kịp sự cho Salam cùng với Imam hay họ phải bắt kịp một Rak-at, và nếu một nhóm người đi vào Masjid lúc Imam đang ngồi đọc Tashahhud cuối thì tốt nhất là họ nên vào cùng với Imam hay nên đợi đến khi Imam cho Salam xong thì họ mới cùng nhau dâng lễ tập thể?

Giải đáp: Sẽ không được tính là bắt kịp lễ nguyện tập thể trừ phi phải bắt kịp một Rak-at cùng với Imam bởi Nabi  có nói:

« مَنْ أَدْرَكَ رَكْعَةً مِنَ الصَّلاَةِ فَقَدْ أَدْرَكَ الصَّلاَةَ » (رواه مسلم)

Người nào bắt kịp Ruku’ của lễ nguyện Salah thì quả thật y đã bắt kịp lễ nguyện” (Muslim).

Tuy nhiên, đối với ai có lý do chính đáng theo sự quy định của giáo luật thì người đó sẽ được ân phước của lễ nguyện tập thể cho dù y không dâng lễ nguyện tập thể cùng với Imam bởi Nabi  có nói:

« إِذَا مَرِضَ الْعَبْدُ أَوْ سَافَرَ كَتَبَ اللهُ لَهُ مَا كَانَ يَعْمَلُهُ وَ هُوَ صَحِيحٌ مُقِيمٌ » (رواه البخاري)

Khi nào người bề tôi bị bệnh hay đi đường xa thì Allah sẽ ghi nhận cho y giống như những gì mà y đã làm trong lúc y còn khỏe mạnh và đang ở tại gia” (Albukhari).

Lời di huấn của Nabi  trong trận chiến Tabuk:

« إِنَّ بِالْمَدِينَةِ أَقْوَامًا مَا سِرْتُمْ مَسِيرًا وَلاَ قَطَعْتُمْ وَادِيًا إِلاَّ كَانُوا مَعَكُمْ حَبَسَهُمُ الْعُذْرُ » وفي رواية « إِلاَّ شَرِكُوكُمْ فِى الأَجْرِ » (متفق عليه)

Quả thật, ở trong Madinah vẫn có nhóm người luôn ở cùng với các ngươi mỗi khi các ngươi bước đi và mỗi khi các ngươi dừng chân lại nơi một thung lủng, dựa theo lý do chính đáng của họ” và trong sự ghi nhận khác “họ hưởng ân phước cùng các ngươi” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

Và khi nào một nhóm người đến kịp lúc Imam đang ngồi đọc Tashahhud cuối thì nhóm người đó nên vào cùng với Imam, điều này sẽ tốt hơn, chiếu theo lời di huấn chung chung của Nabi  :

« إِذَا أَتَيْتُمْ الصَّلاَةُ فَأْتُوهَا وَعَلَيْكُمْ السَّكِينَةِ فَمَا أَدْرَكْتُمْ فَصَلُّوا وَمَا فَاتَكُمْ فَأَتِمُّوا » (متفق على صحته)

Khi nào các ngươi đến với lễ nguyện Salah thì các người hãy đến một cách điềm đạm và từ tốn, do đó, những gì mà các người theo kịp thì các người hãy dâng lễ nguyện còn những gì mà các người không theo kịp thì các ngươi hãy hoàn tất nó” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

Còn nếu như họ muốn dâng lễ nguyện tập thể riêng sau đó thì cũng không sao, insha-Allah (nếu như Allah muốn).

! ! !
52- Có một số người vào Masjid để dâng lễ nguyện Salah Fajr ngay khi cuộc dâng lễ đang được bắt đầu nhưng họ vẫn vô tư dâng lễ hai Rak-at Sunnah, sau đó mới lật đật vào với Imam, giáo luật quy định thế nào về điều này? Có phải tốt hơn hết là nên dâng lễ nguyện Sunnah hai Rak-at ngay sau khi đã xong lễ nguyện Fajr bắt buộc hoặc nên đợi đến khi mặt trời mọc?



Giải đáp: Không được phép đối với ai đi vào Masjid khi lễ nguyện đang chuẩn bị bắt đầu mà y lại dâng lễ nguyện Sunnah hay dâng lễ nguyện chào Masjid, bắt buộc y phải vào cùng với Imam để dâng lễ nguyện bắt buộc đó, bởi Nabi  có nói:

« إِذَا أُقِيمَتِ الصَّلاَةُ فَلاَ صَلاَةَ إِلاَّ الْمَكْتُوبَةُ » (رواه مسلم)

Khi nào lễ nguyện đã được Iqa-mah (kêu gọi tiến hành dâng lễ nguyện) thì sẽ không có lễ nguyện nào khác ngoài lễ nguyện bắt buộc cả” (Muslim)

Và đây là Hadith nói chung cho tất cả lễ nguyện, lễ nguyện Fajr hay các lễ nguyện bắt buộc khác. Và sau lễ nguyện Fajr bắt buộc này thì được phép tùy ý lựa chọn, nếu muốn y dâng lễ nguyện Sunnah hai Rak-at sau lễ nguyện bắt buộc, còn không y có thể đợi đến lúc mặc trời mọc và như vậy sẽ tốt hơn bởi có ghi nhận xác thực từ Nabi về điều này. Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
53- Có một người đã làm Imam chủ trì lễ nguyện cho chúng tôi, y chỉ cho Salam một lần bên phải để kết thúc lễ nguyện, hỏi có được phép rút ngắn một lần Salam như vậy không? Và điều này có bằng chứng xác thực nào từ Sunnah của Nabi  không ?

Giải đáp: Theo đại đa số học giả thì việc Salam một lần cũng đã đủ để kết thúc lễ nguyện bởi vì có một số Hadith cho điều này. Còn một số học giả khác thì cho rằng phải cho Salam hai lần bởi có nhiều Hadith xác thực về điều này, trong đó là lời di huấn của Nabi :

«صَلُّوا كَمَا رَأَيْتُمُونِيْ أُصَلِّي» (رواه البخاري في صحيحه)

Hãy dâng lễ nguyện giống như các ngươi nhìn thấy Ta dâng lễ nguyện” (Albukhari).

Và đây là quan điểm đúng nhất.

Còn quan điểm cho rằng một Salam là hợp lệ là quan điểm không thuyết phục vì các Hadith nói về điều này được xác nhận là yếu không đủ tính xác thực để làm cơ sở, và cho dù các Hadith này có xác thực đi chăng nữa thì điều này sẽ trở thành điều Shaad (sự mâu thuẫn) trái nghịch lại với những gì được xác định là xác thực và đúng hơn. Tuy nhiên, nếu người nào làm như vậy một cách không hiểu biết hay cho rằng các Hadith nói về điều này là xác thực và đúng thì lễ nguyện của y vẫn hợp lễ và có giá trị.

Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
54- Trường hợp một người đi trễ vào dâng lễ cùng với Imam, y dâng lễ cùng với Imam được hai Rak-at thì y biết được là vị Imam đã dâng lễ năm Rak-at, hỏi y có tính cả Rak-at dư kia mà y đã dâng lễ cùng với Imam bằng cách là y chỉ dâng lễ thêm hai Rak-at để hoàn tất lễ nguyện hay y không được phép tính Rak-at dư đó tức y phải thực hiện thêm ba Rak-at để hoàn tất lễ nguyện?

Giải đáp: Đúng thực là y không được phép tính cả Rak-at dư đó, vì nó không có giá trị trong giáo luật. Do đó, bắt buộc người dâng lễ nguyện theo sau không được thực hiện theo Imam nếu như y biết rõ đó là Rak-at dư, như vậy người đến trễ không được tính Rak-at dư đó.

Người đến trễ trong trường hợp này phải thực hiện thêm ba Rak-at để hoàn tất lễ nguyện bởi thực tế y chỉ bắt kịp với Imam được một Rak-at.

Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
55- Vị Imam chủ trì lễ nguyện cho tập thể với thể trạng chưa có Wudu’ (nghi thức tẩy rửa bắt buộc trước khi dâng lễ nguyện) vì quên. Hỏi giáo luật quy định thế nào cho lễ nguyện tập thể này trong ba trường hợp sau:



1- Vị Imam sực nhớ ra trong lúc dâng lễ nguyện ?

2- Vị Imam sực nhớ ra sau khi đã cho Salam nhưng chưa rời khỏi tập thể ?

3- Vị Imam sực nhớ ra sau khi đã rời khỏi tập thể ?

Giài đáp: Nếu vị Imam sực nhớ ra sau khi đã cho Salam thì lễ nguyện tập thể hợp lệ và có giá trị, tập thể theo sau Imam không cần phải thực hiện lại lễ nguyện nhưng vị Imam phải thực hiện lại.

Còn trường hợp vị Imam sực nhớ ra trong thời gian dâng lễ thì y phải chỉ định cho người khác lên thay thế để chủ trì hoàn tất lễ nguyện cho tập thể. Đây là quan điểm đúng nhất và hợp lý nhất trong hai quan điểm của giới học giả, dựa theo câu chuyện của Umar , khi ông bị đâm lén lúc ông đang dâng lễ nguyện Fajr thì ngay lúc ấy Abdurrahman bin Awf  đã thay ông tiếp tục chủ trì phần còn lại của lễ nguyện mà không thực hiện lài từ đầu.

Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
56- Giáo luật quy định thế nào về việc làm Imam đối với người nào vi phạm giáo luật như hút thuốc, cạo râu cằm, mặc quần áo thồng xuống dưới mắt cá chân, hay những vi phạm khác?



Giải đáp: Lễ nguyện Salah vẫn hợp lệ và có giá trị nếu như y thực hiện nó đúng theo giáo luật của Allah, và điều này được tất cả giới học thống nhất nhau. Như vậy, lễ nguyện của những ai dâng lễ theo sau y đúng và có giá trị nếu như y làm Imam, theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả.

Còn đối với người ngoại đạo Kafir thì lễ nguyện của y hay lễ nguyện của những người theo sau y đều không có giá trị bởi vì điều kiện để cuộc lễ nguyện có giá trị với Allah là Islam. Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
57- Như đã biết, người dâng lễ theo sau Imam nếu chỉ là một người duy nhất thì vị trí của y là đứng sát bên phải của Imam. Hỏi giáo luật có quy định cho người này đứng lùi phía sau một chút giống như một số người đã làm không?

Giải đáp: Giáo luật quy định rằng người dâng lễ theo sau Imam nếu chỉ là một người duy nhất thì y phải đứng sát bên phải của Imam trên cùng một hàng ngang nhau và không có cơ sở hay bằng chứng nào quy định làm khác điều này.

Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
Sujud Sahwi

58- Trường hợp người dâng lễ nguyện Salah nghi ngờ không biết là đã thực hiện được ba Rak-at hay bốn Rak-at thì phải làm thế nào ?

Giải đáp: Trong trường hợp này thì bắt buộc người dâng lễ nguyện Salah phải xác định dựa trên Yaqin (sự chắc chắn nhất) và đó là phần ít hơn, có nghĩa là coi như y đã thực hiện được ba Rak-at và y phải thực hiện thêm Rak-at thứ tư đễ hoàn thành lễ nguyện, sau đó, trước khi cho Salam y phải Sujud Sahwi, bởi Nabi  có di huấn:

« إِذَا شَكَّ أَحَدُكُمْ فِى صَلاَتِهِ فَلَمْ يَدْرِ كَمْ صَلَّى ثَلاَثًا أَمْ أَرْبَعًا فَلْيَطْرَحِ الشَّكَّ وَلْيَبْنِ عَلَى مَا اسْتَيْقَنَ ثُمَّ يَسْجُدُ سَجْدَتَيْنِ قَبْلَ أَنْ يُسَلِّمَ فَإِنْ كَانَ صَلَّى خَمْسًا شَفَعْنَ لَهُ صَلاَتَهُ وَإِنْ كَانَ صَلَّى إِتْمَامًا لأَرْبَعٍ كَانَتَا تَرْغِيمًا لِلشَّيْطَانِ » (خرجه الإمام مسلم في صحيحه من حديث أبي سعيد الخدري رضي الله عنه)

Trường hợp ai đó trong các người có sự nghi ngờ trong lễ nguyện của mình không biết đã thực hiện được ba hay bốn Rak-at thì hãy bỏ qua sự nghi ngờ đó và dựa theo sự chắc chắn mà y đã khẳng định, sau đó hãy Sujud hai lần trước khi cho Salam, nếu như đích thực y đã thực hiện năm Rak-at thì lễ nguyện đó của y sẽ xin tội cho y còn nếu như đích thực y đã thực hiện đủ các Rak-at thì coi như y đã làm cho Shaytan thất vọng” (Musim ghi lại qua lời thuật của Abu Sa-eed Alkhudri  ).

Còn trường hợp người dâng lễ lưỡng lự giữa hai sự việc thiếu và đủ thì y sẽ dựa theo cái mà y cho là có thể xảy ra nhiều hơn, sau đó y Sujud sau khi đã cho Salam bởi Nabi  đã nói:

« وَإِذَا شَكَّ أَحَدُكُمْ فِى صَلاَتِهِ فَلْيَتَحَرَّى الصَّوَابَ فَلْيُتِمَّ عَلَيْهِ ثُمَّ يُسَلِّمْ ثُمَّ يَسْجُدْ سَجْدَتَيْنِ بَعْدَ السَّلاَمِ » (خرجه البخاري في الصحيح من حديث ابن مسعود )

Và khi nào ai đó trong các người có sự nghi ngờ trong cuộc dâng lễ nguyện Salah của mình thì y hãy quyết định theo cái mà y cho là đúng nhất, rồi y hãy hoàn tất và sau đó y Sujud hai lần sau khi cho Salam” (Hadith do Albukhari ghi trong bộ Sahih của ông, theo lời thuật của ông Ibnu Mas-ud).

! ! !


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương