Dịch thuật : Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa 2011 1432 ﴿ فتاوى مهمة تتعلق بالصلاة ﴾ «باللغة الفيتنامية»


- Chúng tôi nghe nói, việc lau bụi trên chán sau lễ nguyện là Makruh (điều đáng ghét), xin hỏi điều này có cơ sở từ giáo luật không ?



tải về 1.17 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.17 Mb.
#31282
1   2   3   4   5   6   7   8

33- Chúng tôi nghe nói, việc lau bụi trên chán sau lễ nguyện là Makruh (điều đáng ghét), xin hỏi điều này có cơ sở từ giáo luật không ?

Giải đáp: Điều đó không có bằng chứng nào từ giáo luật theo những gì chúng tôi biết mà thật ra điều Makruh cho việc làm đó là trước khi cho Salam để kết thúc lễ nguyện; bởi có một ghi nhận xác thực rằng có lần vào một đêm mưa, sau khi Nabi dâng lễ nguyện Fajr và cho Salam xong thì mọi người nhìn thấy trên trán Người dính bùn, và điều này chứng tỏ rằng tốt nhất là không lau bụi trên trán trước khi hoàn tất lễ nguyện.

! ! !
34- Giáo luật quy định thế nào về việc bắt tay sau lễ nguyện và có sự phân biệt giữa lễ nguyện bắt buộc và lễ nguyện khuyến khích không ?



Giải đáp: Việc bắt tay khi những người Muslim gặp nhau là một việc làm theo đúng phép tắc xã giao được quy định trong Islam bởi vì Nabi  đã bắt tay các vị Sahabah  mỗi khi gặp gỡ họ, và tất cả họ mỗi khi gặp nhau đều bắt tay. Vị Sahabah, ông Anas  nói rằng: Các vị bạn hữu của Nabi  mỗi khi gặp nhau là họ bắt tay nhau và mỗi khi lên đường đi xa thì họ ôm nhau. Và trong bộ Albukhari và Muslim có ghi lại rằng ông Talhah bin Ubaydillah , một trong mười người được báo trước là những người của Thiên Đàng, đứng dậy trong buổi giảng đạo của Nabi  trong Masjid của Người và tiến đến ông Ka’ab bin Malik  và bắt tay chúc mừng ông về việc ông đã sám hối với Allah. Và đây là một phép tắc giao tế, một lễ nghĩa tốt đẹp rất quen thuộc của người Muslim trong thời của Nabi  và thời sau của Người. Và có một ghi nhận xác thực khác rằng Nabi  đã nói:

« مَا مِنْ مُسْلِمَيْنِ يَلْتَقِيَانِ فَيَتَصَافَحَانِ إِلاَّ تَحَاتَّتْ عَنْهُماَ ذُنُوْبُهُمَا كَمَا يَتَحَاتَّ عَنْ الشَجَرَةِ وَرَقُهَا»

Hai người Muslim gặp nhau và bắt tay nhau thì tội lỗi của hai người họ sẽ rơi mất đi giống như những chiếc lá rụng xuống khỏi cây của nó

Và việc bắt tay khi gặp gỡ đích thực là phép tắt chào hỏi được khuyến khích trong Islam, việc làm này được phép thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc khi gặp nhau, trong Masjid hay ngay cả đang ở trong hàng ngủ khi chuẩn bị dâng lễ, nếu trước lễ nguyện gặp nhau mà chưa bắt tay chào hỏi thì hãy thực hiện nó sau khi xong lễ nguyện để khẳng định sự thiêng liêng và cao đẹp của phép tắc lễ nghĩa trong Islam, đồng thời cũng nhằm để khẳng định tình hữu nghị và loại bỏ sự hận thù.

Dĩ nhiên, nếu gặp nhau mà chưa bắt tay chào hỏi trước khi dâng lễ nguyện bắt buộc thì được phép bắt tay sau đó khi dâng lễ nguyện xong sau khi đã tụng niệm (nghi thức tụng niệm khuyến khích sau lễ nguyện), còn những gì mà nhiều người hiện nay đang làm là họ xem việc bắt tay sau lễ nguyện bắt buộc là một nghi thức sau khi đã cho Salam, và điều nay tôi chưa từng biết nó có cơ sở từ giáo luật và có thể nói đó là việc làm Makruh (đáng khiển trách) vì nó không có bằng chứng nào từ giáo luật quy định người dâng lễ nguyện Salah nên bắt tay khi dâng lễ xong mà chỉ có bằng chứng quy định rằng sau lễ nguyện bắt buộc nên đọc những lời tụng niệm mà Nabi  đã dạy bảo.

Còn đối với các lễ nguyện khuyến khích thì được phép bắt tay sau Salam nếu như trước đó chưa bắt tay nhau còn nếu như đã bắt tay nhau trước lễ nguyện rồi thì không cần bắt tay lại nữa sau khi lễ nguyện xong.

! ! !
35- Việc thay đổi vị trí để thực hiện lễ nguyện khuyến khích sau lễ nguyện bắt buộc có cơ sở chứng minh từ giáo luật không ?

Giải đáp: Theo những gì tôi biết thì không có một Hadith xác thực thực nào về điều đó, tuy nhiên, ông Ibnu Umar – cầu xin Allah hài lòng về ông - cùng với rất nhiều tiền bối ngoan đạo đã làm như vậy. Và sự việc này không giới hạn trong phạm vi hạn hẹp, xin tạ ơn Allah, và có một Hadith yếu được ghi chép trong bộ ghi chép của Abu Dawood tương đồng với việc làm này của Ibnu Umar và những người ngoan đạo lão bối thời hậu sau Sahabah. Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
36- Có một sự ghi nhận rằng, sau lễ nguyện Fajr và lễ nguyện Maghrib, khuyến khích người dâng lễ nói mười lần câu:

« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »

Điều này có xác thực không?

Giải đáp: Đích thực có các ghi nhận xác thực từ Nabi  di huấn về các lời tụng niệm sau lễ nguyện Fajr và lễ nguyện Maghrib.

Và lời tụng niệm đó là:

« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ يُحْيِيْ وَيُمِيْتُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »

La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu yuhyi wa yumi-t wa huwa ala kulli shay-in qadir

Không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà chỉ có duy nhất Allah, không có đối tác cùng Ngài, mọi quyền lực là của Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương đều dâng lên Ngài, Ngài là Đấng làm cho sống và làm cho chết, và Ngài có quyền năng trên mọi thứ”.

Theo Sunnah người có đức tin, nam và nữ nên nói câu tụng niệm này mười lần sau hai lễ nguyện Fajr và Maghrib khi đã hoàn tất các tụng niệm Sunnah được khuyến khích nói sau các cuộc lễ nguyện bắt buộc trong ngày. Và sau đây là các lời tụng niệm được khuyến khích nói sau các cuộc lễ nguyện bắt buộc:

Nói ba lần : "أَسْتَغْفِرُ اللَّهَ " sau đó nói:

« اللَّهُمَّ أَنْتَ السَّلاَمُ، وَمِنْكَ السَّلاَمُ، تَبَارَكْتَ يَا ذَا الْجَلاَلِ وَالإِكْرَامِ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ، وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ، لاَ حَوْلَ وَلاَ قُوَّةَ إِلاَّ بِاللهِ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ، وَلاَ نَعْبُدُ إِلاَّ إِيَّاهُ، لَهُ النِّعْمَةُ وَلَهُ الفَضْلُ وَلَهُ الثَّنَاءُ الحَسَنُ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ، مُخْلِصِيْنَ لَهُ الدِّيْنُ وَلَوْ كَرِهَ الكَفِرِوْنَ. اللَّهُمَّ لاَ مَانِعَ لِمَا أَعْطَيْتَ، وَلاَ مُعْطِىَ لِمَا مَنَعْتَ، وَلاَ يَنْفَعُ ذَا الْجَدِّ مِنْكَ الْجَدُّ »

Alla-humma antas salam, wa minkas salam, taba-rakta ya zhal jala-liwal ikram, La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qadir, la hawla wa la qu-wata illa billah, La ila ha illallah, wa la na’ budu illa i-ya-hu, lahun ni’matu wa lahul fadhlu wa lahuth thana’ ul hasan, La ila ha illallah, mukh li si-na lahud di-n wa law karihal ka-firi-n. Alla-humma la ma-ni-a’ lima a’tayta wa la mu’tiya lima mana’ta wa la yanfa-u zhal jaddi minkal jaddu”

Lạy Thượng Đế, Ngài là Đấng Bằng An, mọi sự bằng an đều từ Ngài, Ngài là Đấng ban phúc lành ôi hỡi Đấng quyền lực và tôn nghiêm! Không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà duy chỉ có Allah, không có đối tác cùng Ngài, mọi quyền lực là của Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương đều kính dâng lên Ngài, và Ngài có quyền năng trên mọi thứ, không có quyền lực và sức mạnh nào ngoài quyền lực và sực mạnh của Allah, không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà duy chỉ có Allah, và chúng tôi không thờ phượng ai khác ngoài Ngài và nơi Ngài có hồng phúc và ân huệ và mọi sự tốt đẹp, không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà duy chỉ có Allah, chúng tôi thành tâm hướng về Ngài cho dù những kẻ không có đức tin ghét điều đó. Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng ngăn cản những gì mà Ngài đã ban cho chúng tôi và đừng cho chúng tôi những gì mà Ngài đã nghiêm cấm nó và không có điều gì ban phúc lành ngoài những gì Ngài ban cho.”.

Đối với Imam (người chủ trì cuộc dâng lễ nguyện) được quy định nên xoay người hướng mặt về phía những người dâng lễ phía sau khi y nói vừa xong câu:

اللَّهُمَّ أَنْتَ السَّلاَمُ، وَمِنْكَ السَّلاَمُ، تَبَارَكْتَ يَا ذَا الْجَلاَلِ وَالإِكْرَامِ



Alla-humma antas salam, wa minkas salam, taba-rakta ya zhal jala-liwal ikram

Đây là việc làm noi theo gương của Nabi , một điều nữa là người làm Imam khi xoay người nên xoay theo hướng tay phải và đôi lúc theo thướng tay trái bởi Nabi  cũng đã làm như vậy.

Theo Sunnah, người dâng lễ còn được khuyến khích nói thêm sau khi đã nói xong các lời tụng niệm vừa nêu trên: ba mươi ba lần câu "سُبْحَانَ الله" “Subha-nallah” “Vinh quang thay Allah”, 33 lần "الحَمْدُ لله" “Alham dulillah” “Mọi lời ca ngợi kính dâng lên Allah”, và 33 lần câu "اللهُ أَكْبَرُ" “Alla-hu akbar” “Allah Vĩ đại nhất” , và tất cả ba câu này cộng lại là 99 lần, nói thêm một câu tụng niệm sau đây để hoàn thành 100 lần:

« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »

La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qadir

Không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà chỉ có duy nhất Allah, không có đối tác cùng Ngài, mọi quyền lực là của Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương đều dâng lên Ngài, và Ngài có quyền năng trên mọi thứ”.

Có ghi nhận xác thực rằng Nabi  rất thích những lời tụng niệm này và Người bảo chúng là một trong những lý do khiến được tha thứ tội lỗi.

Và sau những lời tụng niệm này, người dâng lễ còn được khuyến khích đọc:

Câu kinh Qursi:

]ٱللَّهُ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَ ٱلۡحَيُّ ٱلۡقَيُّومُۚ لَا تَأۡخُذُهُۥ سِنَةٞ وَلَا نَوۡمٞۚ لَّهُۥ مَا فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَمَا فِي ٱلۡأَرۡضِۗ مَن ذَا ٱلَّذِي يَشۡفَعُ عِندَهُۥٓ إِلَّا بِإِذۡنِهِۦۚ يَعۡلَمُ مَا بَيۡنَ أَيۡدِيهِمۡ وَمَا خَلۡفَهُمۡۖ وَلَا يُحِيطُونَ بِشَيۡءٖ مِّنۡ عِلۡمِهِۦٓ إِلَّا بِمَا شَآءَۚ وَسِعَ كُرۡسِيُّهُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَۖ وَلَا يَ‍ُٔودُهُۥ حِفۡظُهُمَاۚ وَهُوَ ٱلۡعَلِيُّ ٱلۡعَظِيمُ ٢٥٥[ (البقرة : 255)



[Allah, Không có Thượng Đế nào xứng đáng được thờ phượng khác ngoài Ngài, Đấng Hằng sống, Đấng Tự hữu, và Nuôi dưỡng vạn vật. Ngài không buồn ngủ, cũng không ngủ. Mọi vật trong các tầng trời và trái đất đều là (những tạo vật) của Ngài? Ngài biết điều xảy ra trước họ và điều xảy ra sau họ. Họ không thể bao quát sự hiểu biết của Ngài về bất cứ điều gì ngoại trừ điều nào Ngài muốn cho họ biết. Ngai vàng (Kursi) của Ngài bao trùm cả các tầng trời và trái đất; và việc quản lý trời đất không làm cho Ngài mỏi mệt bởi vì Ngài là Đấng Tối Cao, Đấng Chí Đại.] (Chương 2 – Albaqarah, câu 255).

Các chương kinh ngắn:

]قُلۡ هُوَ ٱللَّهُ أَحَدٌ ١ ٱللَّهُ ٱلصَّمَدُ ٢ لَمۡ يَلِدۡ وَلَمۡ يُولَدۡ ٣ وَلَمۡ يَكُن لَّهُۥ كُفُوًا أَحَدُۢ ٤[ (الإخلاص)

[Hãy bảo (họ): “Ngài, Allah, là Một (Duy nhất) * Allah là Đấng Tự Hữu, Độc lập mà tất cả phải nhờ vả * Ngài không sinh (đẻ) ai, cũng không do ai sinh ra. Và không một ai (cái gì) có thể so sánh với Ngài đặng” ] (Chương 112 – Al-Ikhalas)

]قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلۡفَلَقِ ١ مِن شَرِّ مَا خَلَقَ ٢ وَمِن شَرِّ غَاسِقٍ إِذَا وَقَبَ ٣ وَمِن شَرِّ ٱلنَّفَّٰثَٰتِ فِي ٱلۡعُقَدِ ٤ وَمِن شَرِّ حَاسِدٍ إِذَا حَسَدَ ٥[ (الفلق)



[Hãy bảo: “Tôi cầu xin Thượng Đế của buổi rạng đông che chở * Tránh khỏi sự tác hại của những vật mà Ngài đã tạo * Và khỏi sự tác hại của màn đêm khi nó bao phủ * Và khỏi sự tác hại của những kẻ thổi (phù phép) vào những chiếc gút thắt *Và khỏi sự hãm hại của những kẻ đố kỵ khi họ ganh tị”] (Chương 113 – Al-Falaq).

]قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلنَّاسِ ١ مَلِكِ ٱلنَّاسِ ٢ إِلَٰهِ ٱلنَّاسِ ٣ مِن شَرِّ ٱلۡوَسۡوَاسِ ٱلۡخَنَّاسِ ٤ ٱلَّذِي يُوَسۡوِسُ فِي صُدُورِ لنَّاسِ ٥ مِنَ ٱلۡجِنَّةِ وَٱلنَّاسِ ٦[ (الناس)



[Hãy bảo (họ): “Tôi cầu xin Thượng Đế của nhân loại * Đức vua của nhân loại, Đấng Thượng Đế của nhân loại * (che chở) tránh khỏi sự hãm hại của kẻ thì thào (lời xúi giục, bùa phép) rồi lẫn mất * kẻ đã thì thào (những điều tác hại) vào lòng người * thuộc loại Jinn và loài người.”] (Chương 114 – Annas).

Theo quy định, nên đọc lặp lại ba lần ba chương kinh ngắn này sau lễ nguyện Maghrib và Fajr và khi ngủ bởi có các Hadith xác thực về điều này.

! ! !
Lễ Nguyện Tập Thể, Sự Chủ Trì Và Sự Theo Sau.

37- Rất nhiều người Muslim ngày nay rất lơ là trong việc dâng lễ nguyện tập thể ngay cả một số những người đang theo học đạo giáo, họ viện lý do vì một số học giả Islam đã cho rằng việc dâng lễ tập thể là không bắt buộc. Xin hỏi giáo luật quy định thế nào về việc dâng lễ nguyện tập thể và với lời khuyên gì các Shaikh sẽ nhắn gởi đến những người này?

Giải đáp: Theo quan điểm đúng nhất trong các quan điểm của giới học giả rằng việc dâng lễ nguyện tập thể ở tại các Masjid là điều bắt buộc, không có sự nghi ngờ về sự việc này, đối với mỗi người Muslim nam có khả năng nghe thấy lời kêu gọi Azan, chiếu theo lời di huấn của Nabi :

« مَنْ سَمِعَ النِّدَاءَ فَلَمْ يَأْتِ فَلاَ صَلاَةَ لَهُ إِلاَّ مِنْ عُذْرٍ » (خرجه ابن ماجه والدارقطني وابن حبان والحاكم بسند صحيح)

Người nào nghe thấy lời kêu gọi Azan mà không đến với nó thì coi như y không thực hiện lễ nguyện ngoại trừ có lý do chính đáng (được giáo luật cho phép)” (Ibnu Ma-jah, Al-Daruqutni, Ibnu Hibban và Hakim với đường truyền xác thực)

Và ông Ibnu Abbas  được hỏi về lý do được phép không dâng lễ nguyện tập thể thì ông bảo: bệnh tật hoặc sợ hãi, và theo sự ghi chép trong bộ Muslim, ông Abu Huroiroh  thuật rằng: Có một người đàn ông mù đến gặp Nabi  và nói: Thưa Thiên Sứ của Allah! Quả thật tôi không có người dẫn đường đến Masjid vậy tôi có được phép dâng lễ nguyện tại nhà không? Người  nói: “Ông có nghe thấy lời kêu gọi Azan không?” Người đàn ông đáp: Có. Người  bảo: “Hãy đáp lại lời kêu gọi”.

Và trong hai bộ Albukhari và Muslim, ông Abu Huroyroh thuật lại, Nabi có di huấn rằng:

« لَقَدْ هَمَمْتُ أَنْ آمُرَ بِالصَّلاَةِ فَتُقَامَ ثُمَّ آمُرَ رَجُلاً فَيَؤُمُّ النَاسَ ثُمَّ أَنْطَلِقُ بِرِجَالٍ مَعَهُمْ حُزَمٌ مِنْ حَطَبٍ إِلىَ قَوْمٍ لاَ يَشْهَدُونَ الصَّلاَةَ فَأُحَرِّقَ عَلَيْهِمْ بُيُوْتَهُمْ » (رواه البخاري ومسلم)

Quả thật, ta thực sự giận đến nỗi đã muốn ra lệnh cho cử hành lễ nguyện và cử một người lên làm Imam thay ta cho mọi người rồi ta sẽ cùng một số người kéo theo các bó củi đến một nhóm người đã không đến dự cuộc dâng lễ nguyện tập thể và thêu đốt các ngôi nhà của họ” (Albukhari và Muslim).

Tất cả những Hadith này đều cho thấy, bắt buộc mỗi người Muslim nam phải dâng lễ nguyện tập thể tại Masjid và người nào không thực hiện bổn phận này đáng bị trừng phạt, bởi nếu như không phải là bắt buộc thì người bỏ nó đã không đáng bị trừng phạt. Và việc dâng lễ nguyện tập thể tại Masjid là mốt sự biểu hiện đặc thù của Islam, nó còn là một trong những nguyên nhân đoàn kết hữu nghị giữa các tín đồ Muslim và làm mất đi sự hần thù oán hận. Và người bỏ nó được xem giống như những người đạo đức giả. Do đó, bắt buộc phải cẩn trọng trong sự việc này và thật là vô nghĩa nếu như có sự tranh luận trong vấn đề này bởi lẽ mọi quan điểm nghịch lại với bằng chứng giáo luật phải nên loại trừ và không nên dùng để biện chứng. Allah, Đấng Tối Cao phán:

]فَإِن تَنَٰزَعۡتُمۡ فِي شَيۡءٖ فَرُدُّوهُ إِلَى ٱللَّهِ وَٱلرَّسُولِ إِن كُنتُمۡ تُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِۚ ذَٰلِكَ خَيۡرٞ وَأَحۡسَنُ تَأۡوِيلًا ٥٩[ (النساء : 59)

[Nhưng nếu các ngươi bất đồng ý kiến về điều gì, hãy quay về tham khảo Allah và Sứ giả (của Allah) nếu các ngươi tin thưởng nơi Allah và nơi Ngày (Phán Xử) cuối cùng. Đó là lối giải thích tốt nhất và đúng đắn nhất] (Chương 4 – An-Nisa, câu 59)

]وَمَا ٱخۡتَلَفۡتُمۡ فِيهِ مِن شَيۡءٖ فَحُكۡمُهُۥٓ إِلَى ٱللَّهِ[ (الشورى : 10)



[Và bất cứ điều gì mà các ngươi tranh chấp đều được trình lên cho Allah quyết định] (Chương 42 – Al-Shura, câu 10).

Và trong bộ Muslim có ghi, ông Abdullah bin Mas-ud  đã nói: Quả thật, tôi đã thấy không ai không làm bổn phận (dâng lễ nguyện tập thể) ngoại trừ đó là người đạo đức giả hay người bị bệnh và quả thật có người bệnh đã mang theo đồ vật đặt giữa hai chân để có thể đứng vào hàng để dâng lễ nguyện tập thể.

Không nghi ngờ gì nữa rằng điều này cho thấy các vị Sahabah luôn quan tâm đến việc dâng lễ nguyện tập thể tại Masjid, họ luôn gìn giữ và duy trì thậm chí thỉnh thoảng họ dẫn người bệnh đến và đặt một vật ở dưới hai chân giúp y có thể đứng trong hàng để dâng lễ nguyện tập thể, và đó là sự quan tâm hết sức mình của họ trong việc gìn giữ lễ nguyện tập thể. Cầu xin Allah hài lòng về tất cả họ.

! ! !
38- Giới học giả đã có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề đọc Fatihah của những người đứng sau Imam, ý kiến nào là đúng nhất trong vấn đề này? Và việc đọc Fatihah có bắt buộc với họ không? Họ sẽ đọc Fatihah lúc nào nếu như thời gian Imam im lặng sau khi đã đọc xong Fatihah không đủ để họ đọc Fatihah? Giáo luật có quy định cho Imam phải im lặng một chút sau khi đã đọc xong Fatihah để cho người theo sau có đủ thời gian đọc Fatihah không ?



Giải đáp: Bắt buộc người đứng sau Imam phải đọc bài Fatihah cho mỗi cuộc dâng lễ nguyện, lễ nguyện đọc lớn tiếng hay lễ nguyện đọc thầm, bởi chiếu theo lời di huấn chung chung của Nabi :

« لاَ صَلاَةَ لِمَنْ لَمْ يَقْرَأْ بِفَاتِحَةِ الْكِتَابِ » (متفق على صحته)

Sẽ không có lễ nguyện đối với ai không đọc Fatihah” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

«لَعَلَّكُمْ تَقْرَءُونَ خَلْفَ إِمَامِكُمْ». قُلْنَا: نَعَمْ. قَالَ « لاَ تَفْعَلُوا إِلاَّ بِفَاتِحَةِ الكِتَابِ. فَإِنَّهُ لاَ صَلاَةَ لِمَنْ لَمْ يَقْرَأْ بِهَا » (أَخْرَجه الإمام أحمد باسناد صحيح).

Có lẽ các người đã đọc theo sau Imam của các người”. Chúng tôi nói: Vâng. Người  bảo: “Đừng đọc ngoại trừ Fatihah. Bởi vì quả thật sẽ không có lễ nguyện đối với ai không đọc bài kinh đó” (Ahmad, với đường truyền xác thực).

Và giáo luật quy định những người đứng sau Imam đọc Fatihah vừa lúc vị Imam im lặng, còn nếu như Imam không im lặng một chút sau khi đọc xong Fatihah thì người đứng sau vẫn cứ đọc dù vị Imam đang đọc tiếp sau đó.

Và đây là trường hợp ngoại lệ đối với bằng chứng quy định chung chung về sự bắt buộc những người đứng sau phải im lặng để nghe Imam đọc. Tuy nhiên, nếu người đứng sau Imam quên không đọc Fatihah hoặc bỏ đọc nó một cách không hiểu biết hoặc nghĩ rằng không bắt buộc phải đọc Fatihah thì trường hợp này không có vấn đề gì và sự đọc của Imam sẽ có giá trị cho những người theo sau y, đây là quan điểm của đại đa số học giả. Như vậy, trường hợp nếu một người đến và vào lễ nguyện lúc Imam Ruku’ và y bắt kịp Ruku’ với Imam thì coi như y đã bắt kịp nguyên Rak-at đó với Imam và bài Fatihah lúc bấy giờ được xí xóa bởi lý do là y không theo kịp Imam.

Bằng chứng cho điều này là Hadith qua lời thuật của Abu Bakrah Al-Thaqafi  rằng có lần ông đã đến dâng lễ nguyện tập thể với Nabi  vừa lúc Người Ruku’ và ông đã Ruku’ cùng với Người trong khi ông vẫn chưa vào hàng ngũ, sau đó ông mới đi vào hàng. Sau khi Nabi  cho Salam xong thì Người bảo ông:

« زَادَكَ اللَّهُ حِرْصًا وَلاَ تَعُدْ » (رواه البخاري في الصحيح)

Cầu xin Allah phù hộ cho ngươi luôn biết gìn giữ lễ nguyện tập thể nhưng đừng làm như vậy nữa” (Albukhari). Và Nabi đã không bảo ông ta thực hiện lại Rak-at đó.

Và ý nghĩa mà Nabi  bảo “Đừng làm như vậy nữa” là đừng có Ruku’ khi chưa đi vào hàng ngũ. Và với sự việc này Nabi  đã dạy chúng ta rằng giáo luật quy định nếu người nào đi vào Masjid lúc Imam đang Ruku’ thì y không được Ruku’ khi đã chưa vào hàng mà hãy đợi cho đến khi y đã vào hàng ngũ đàng hoàng thì mới Ruku’ cho dù y không bắt kịp Ruku’ đó với Imam đi chăng nữa, bởi Nabi  đã dạy:

« إِذَا أَتَيْتُمُ الصَّلاَةَ فَعَلَيْكُمْ بِالسَّكِينَةِ فَمَا أَدْرَكْتُمْ فَصَلُّوا وَمَا فَاتَكُمْ فَأَتِمُّوا » (متفق على صحته)

Khi nào các người đến với lễ nguyện Salah thì các người hãy đến một cách điềm đạm và từ tốn, do đó, những gì mà các người theo kịp thì các người hãy dâng lễ nguyện còn những gì mà các người không theo kịp thì các ngươi hãy hoàn tất nó” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó)

Còn Hadith: “Người nào dâng lễ nguyện với Imam thì sự đọc của Imam là sự đọc của y” là Hadith yếu không có tính xác thực, do đó, không nên dùng nó để làm cơ sở biện chứng cho giới học giả, còn nếu nó xác thực thì chắc chắn bài Fatihah sẽ là trường hợp ngoại lệ cho vấn đề này bởi phải kết hợp các Hadith lại với nhau.

Còn vấn đề Imam im lặng sau bài Fatihah thì theo những gì tôi biết là không có cơ sở xác thức nào nói lên điều đó. Tuy nhiên, vấn đề này không không giới hạn trong phạm vi hẹp Insha-Allah (nếu Allah muốn), có nghĩa ai muốn im lặng một chút sau khi đọc Fatihah hay không im lặng thì cũng không sao, bởi lẽ không có một bằng chứng xác thực nào từ Nabi . Theo những gì tôi biết thì có một ghi nhận xác thực rằng Nabi  có im lặng một chút ở hai thời điểm, đó là sau khi nói Takbir Ihram để bắt đầu lễ nguyện và trước khi Ruku’, và đây là sự im lặng trong một giây lát để ngắt quãng giữa việc đọc xướng và Takbir.

Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
39- Có một Hadith xác thực rằng Nabi đã nghiêm cấm đến gần Masjid đối với những ai đã ăn hành, tỏi. Xin hỏi điều này có bao hàm những gì có mùi hôi đều bị nghiêm cấm không, thí dụ như thuốc lá chẳng hạn? Và ý nghĩa của sự việc này có phải là người nào dùng những thứ này được phép không dâng lễ nguyện tập thể và sẽ không mang tội vì bỏ tập thể ?

Giải đáp: Có những ghi nhận xác thực từ Nabi , rằng Người đã nói:

« مَنْ أَكَلَ ثُوْماً أَوْ بَصَلاً فَلاَ يَقْرَبَنَّ مَسْجِدَنَا وَلِيُصَلِّ فِيْ بَيْتِهِ»

Ai ăn tỏi hay hành thì đừng đến Masjid của Ta và y hãy dâng lễ nguyện ở nhà của y

« إِنَّ الْمَلاَئِكَةَ تَتَأَذَّى مِمَّا يَتَأَذَّى مِنْهُ بَنُو الإِنْسَانِ »

Quả thật, các vị Thiên Thần sẽ bị khó chịu với những gì mà con người khó chịu vì nó”.

Và tất cả những gì có mùi hôi gây khó chịu đều mang luật của luật được quy định với tỏi, hành như hút thuốc lá hay những ai có mùi hôi từ phần nách của họ hoặc những gì khác gây khó chịu cho mọi người xung quanh thì đều là Makruh (đáng ghét) cho người đó dâng lễ nguyện tập thể cùng mọi người. Nabi  đã ngăn cấm điều này trừ phi những người đó đã làm sạch và trừ khử đi mùi hôi khó chịu đó.

Bắt buộc những ai có mùi hôi phải tẩy sạch và vệ sinh trừ khử nó mất đi theo khả năng của họ để có thể thực hiện bổn phận lễ nguyện tập thể mà Allah đã sắc lệnh cho họ.

Còn riêng về việc hút thuốc lá là Haram (điều nghiêm cấm), bắt buộc những ai hút thuốc phải từ bỏ việc làm này một cách triệt để vì nó mang lại nhiều tác hại cho đạo, cho cơ thể cũng như cho tài sản.

Cầu xin Allah cải thiện mọi tình trạng của người Muslim và xin Ngài phụ hộ cho họ được nhiều phúc lành.

! ! !


40- Cho hỏi nên bắt đầu hàng ngủ từ phía bên phải hay từ ngay phía sau Imam? Hay là nên cân bằng từ hai phía phải và trái bởi rất nhiều Imam đã bảo: Hãy cân đối hàng ngũ ?

Giải đáp: Hàng ngũ nên được bắt đầu từ ngay phía sau lưng Imam, và bên phải của mỗi hàng sẽ tốt hơn bên trái của nó. Và điếu bắt buộc là không được bắt đầu một hàng tiếp theo trước khi chưa hoàn tất hàng trước nó, và không có vấn đề gì nếu như mọi người đứng bên phải nhiều hơn, và không cần phải cân chỉnh cho hai bên đều nhau vì điều đó làm trái lại với Sunnah, tuy nhiên, không được đứng thành hàng thứ hai cho tới khi nào đã hoàn tất hàng thứ nhất, không được đứng hàng thứ ba cho tới khi nào đã hoàn tất hàng thứ thứ hai, và cứ như vậy cho các hàng tiếp sau đó, bởi đây đích thực là mệnh lệnh của Nabi .

! ! !
41- Ý kiến của các Shaikh thế nào về việc người thực hiện lễ nguyện bắt buộc theo sau người dâng lễ nguyện khuyến khích ?



Giải đáp: Không vấn đề gì về việc người thực hiện lễ nguyện Salah bắt buộc theo sau người dâng lễ nguyện khuyến khích, bởi vì có ghi nhận xác thực rằng trong một vài lễ nguyện (lúc đối địch với kẻ thù), Nabi  đã chủ trì lễ nguyện Salah hai Rak-at cho một nhóm rồi cho Salam, sau đó, Người  tiếp tục chủ trì lễ nguyện hai Rak-at cho một nhóm khác rồi cho Salam. Và cuộc dâng lễ nguyện Salah lần thứ nhất của Người là lễ nguyện bắt buộc còn lễ nguyện Salah thứ hai là khuyến khích. Còn những người dâng lễ nguyện Salah theo sau Người đều là lễ nguyện Salah bắt buộc. Và trong hai bộ Albukhari và Muslim có ghi nhận rằng ông Ma-aazh bin Jabal có lần đã dâng lễ nguyện I’sha cùng với Nabi  xong, khi trở về với bộ tộc của ông thì ông lại chủ trì mọi người dâng lễ nguyện I’sha đó với định tâm là lễ nguyện khuyến khích còn những người dâng lễ theo sau ông là lễ nguyện bắt buộc.

Thí dụ cho điều này, giả sử trong tháng Ramadan, một người đến Masjid để dâng lễ nguyện I’sha còn những người khác thì đang dâng lễ Taraawih thì lúc bấy giờ y cứ vào dâng lễ cùng với họ để lấy ân phước của lễ nguyện tập thể, và khi vị Imam cho Salam thì y đứng dậy tiếp tục hoàn tất phần còn lại của lễ nguyện I’sha đó của y.

! ! !


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương