Dịch thuật : Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa 2011 1432 ﴿ فتاوى مهمة تتعلق بالصلاة ﴾ «باللغة الفيتنامية»



tải về 1.17 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.17 Mb.
#31282
1   2   3   4   5   6   7   8

59- Một số Imam thực hiện Sujud Sahwi sau khi cho Salam, một số khác thì thực hiện trước Salam, và cũng có một số có lúc thì trước Salam và có lúc thì sau Salam. Vậy giáo luật quy định khi nào mới Sujud trước Salam và khi nào là sau Salam? Và việc Sujud trước hay sau Salam được giáo luật quy định là điều bắt buộc hay là điều khuyến khích ?

Giải đáp: Sự việc này không bị giới hạn và cả hai cách Sujud trước hay sau Salam đều hợp thức. bởi lẽ các Hadith được xác thực từ Nabi  đã nói lên điều đó. Tuy nhiên, tốt hơn hết là nên Sujud trước Salam trừ hai trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Khi nào thiếu một Rak-at hay nhiều hơn thì tốt hơn hết là Sujud sau Salam, sau khi Sujud là cho Salam lần nữa, chiếu theo sự thực hành của Nabi . Theo Hadith qua lời thuật của ông Abu Huroiroh  rằng có lần Nabi  đã dâng lễ thiếu hai Rak-at và Người đã Sujud sau Salam, và Hadith qua lời thuật của ông Imran bin Husain  thì có lần Nabi  đã dâng lễ thiếu một Rak-at và Người cũng đã Sujud sau Salam.

Trường hợp thứ hai: Khi nào có sự nghi ngờ trong lễ nguyện không biết là đã thực hiện ba hay bốn Rak-at đối với lễ nguyện gồm bốn Rak-at, hoặc không biết là hai hay ba Rak-at đối với lễ nguyện Maghrib, hoặc không biết là một hay hai Rak-at đối với lễ nguyện Fajr, tuy nhiên, có sự khẳng định một trong hai có khả năng xảy ra nhiều hơn thì người dâng lễ sẽ dựa theo cái mà y cho là có khả năng xảy ra nhiều hơn, sau đó y Sujud sau Salam. Và đây là cách tốt hơn dựa theo Hadith qua lời thuật của Ibnu Mas-ud  đã được đề cập ở phần giải đáp của câu hỏi 58.

60- Người đến trễ không bắt kịp với Imam từ đầu cuộc lễ nguyện Salah có phải Sujud sahwi nếu như bị quên? Và khi nào y cần phải Sujud?

Và người dâng lễ theo sau Imam có cần phải Sujud Sawhi nếu như bị quên không?

Giải đáp: Người dâng lễ theo sau Imam không cần phải Sujud Sahwi khi y lỡ quên mà bắt buộc y phải làm theo Imam của y nếu như y vào dâng lễ với Imam ngày từ đầu cuộc lễ nguyện. Còn riêng đối với người bị trễ không bắt kịp với Imam ngày từ đầu của cuộc lễ nguyện thì y phải Sujud Sahwi nếu như y quên khi vẫn đang cùng với Imam hay sau khi y dâng lễ một mình để hoàn tất cuộc lễ nguyện, và cách thức Sujud Sahwi đã được nói cụ thể và rõ ràng trong phần giải đáp của hai câu hỏi 58, 59. Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
61- Giáo luật có quy định phải Sujud Sahwi trong các trường hợp sau đây không:



1- Ở hai Rak-at cuối của lễ nguyện gồm bốn Rak-at, sau bài Fatihah thì người dâng lễ còn đọc một số câu kinh đơn giản khác từ Qur’an.

2- Đọc kinh Qur’an trong Sujdud hoặc nói câu "سُبْحَانَ رَبِيَ العَظِيْمِ" “Subha-na rabbiyal azzhim” lúc ngồi giữa hai lần Sujud.

3- Đọc lớn tiếng đối với lễ nguyện đọc thầm và đọc thầm đối với lễ nguyện đọc lớn tiếng ?

Giải đáp: Nếu ở hai Rak-at cuối hoặc một trong hai Rak-at cuối của lễ nguyện gồm bốn Rak-at mà người dâng lễ vì quên đã đọc sau bài Fatihah một hay nhiều câu kinh thậm chí một chương kinh Qur’an thì giáo luật không quy định bắt y phải Sujud Sahwi, bởi lẽ có bằng chứng xác thực từ Nabi  về điều đó, rằng Người đã có đọc thêm các câu kinh Qur’an ngoài bài Fatihah ở Rak-at thứ ba và thứ tư của lễ nguyện Zzhuhur. Và cũng có một bằng chứng xác thực khác rằng Nabi  đã từng khen ngợi một người đã đọc trong tất cả các Rak-at của lễ nguyện sau bài Fatihah chương kinh Ikhlas [ قُلۡ هُوَ ٱللَّهُ أَحَدٌ ]. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết đó là Nabi  đã có đọc thêm các câu kinh Qur’an ngoài bài Fatihah ở Rak-at thứ ba và thứ tư của lễ nguyện như đã được ghi lại trong hai bộ Albukhari và Muslim theo lời thuật của Abu Qata-dah .

Và cũng có một sự ghi nhận xác thực khác nữa từ ông Abu bakar rằng ông đã từng đọc ở Rak-at thứ ba của lễ nguyện Maghrib sau bài Fatih-h câu kinh số 8 của chương A-li Imran:

]رَبَّنَا لَا تُزِغۡ قُلُوبَنَا بَعۡدَ إِذۡ هَدَيۡتَنَا وَهَبۡ لَنَا مِن لَّدُنكَ رَحۡمَةًۚ إِنَّكَ أَنتَ ٱلۡوَهَّابُ ٨ [

Như vậy, tất cả những Hadith được nêu trên đây đều cho thấy sự không giới hạn về vấn đề này.

Còn trường hợp lỡ quên đọc Qur’an trong lúc Ruku’ hay Sujud thì người dâng lễ phải Sujud Sahwi, bởi lẽ, người dâng lễ không được phép đọc Qur’an một cách có chủ ý trong lúc Ruku’ hay Sujud vì Nabi  đã cấm làm vậy, cho nên, nếu người nào đọc vì quên trong Ruku’ cũng như trong Sujud thì phải thực hiện Sujud Sahwi. Cũng tương tự, người nào vì quên mà nói lời tụng niệm của Sujud trong lúc Ruku’ hay lời tụng niệm của Ruku’ thì lại nói trong lúc Sujud thì phải thực hiện Sujud Sahwi bởi y đã bỏ điều wajib (bắt buộc) của lễ nguyện. Tuy nhiên, nếu người nào nói cả hai lời tụng niệm của Ruku’ và Sujud trong Ruku’ hay trong Sujud thì không cần phải Sujud Sahwi, nhưng nếu ai muốn thực hiện Sujud Sahwi vì điều này thì cũng không sao vì sự chung chung của Hadith. Và sự việc này cho cả Imam, người dâng lễ một mình và người đến trễ.

Còn đối với người dâng lễ cùng với Imam từ đầu cuộc lễ nguyện thì không cần phải Sujud Sahwi đối với các trường hợp vừa nêu trên mà họ phải làm theo Imam, tương tự, việc đọc thầm đối với lễ nguyện đọc lớn tiếng hay đọc to tiếng đối với lễ nguyện đọc thầm thì cũng không cần phải Sujud Sahwi bởi vì Nabi  đã từng đọc cho những người dâng lễ ở phía sau nghe thấy lời kinh một số lúc đối với lễ nguyện đọc thầm.

Cầu xin Allah ban cho sự thành công!

! ! !


Jamu’ (Gộp chung) và Qasr (Rút ngắn)

62- Có một số người đã hiểu sai rằng Jamu’ (gộp chung) và Qasr (rút ngắn) là hai hình thức luôn đi cùng nhau, có nghĩa là không được thực hiện Jamu’ nếu như không có Qasr hoặc không được thực hiên Qasr nếu như không có Jamu’. Xin hỏi ý kiến của các Shaikh như thế nào về sự việc này ?

Và có phải điều tốt hơn hết cho người đi đường xa là y nên thực hiện lễ nguyện theo hình thức Qasr chứ không nên theo hình thức Jamu’ hay nên thực hiện cả hai hình thức Qasr và Jamu’ ?

Giải đáp: Người được Allah quy định cho phép y thực hiện lễ nguyện theo hình thức Qasr đó là người đi đường xa và y cũng được phép thực hiện lễ nguyện ngay cả theo hình thức Jamu’, tuy nhiên, hai hình thức này không phải là hai hình thức bắt buộc phải được thực hiện cùng nhau. Do đó, người đi đường có thể Qasr nhưng không cần phải Jamu’, và việc bỏ đi hình thức Jamu’ thì tốt hơn đối với người đi đường xa lúc y đã dừng chân hoàn toàn không phải đang trên lộ trình. Và sự việc này là sự noi gương giống như Nabi  đã làm ở Mina trong chuyến hành hương Hajj chia tay. Quả thật, Người  đã dâng lễ theo hình thức Qasr và không có Jamu’, nhưng trong trận chiến Tabuk thì Người đã dâng lễ nguyện theo cả hai hình thức Qasr và Jamu’, và điều này đã cho thấy giới luật không hạn hẹp trong vấn đề này. Và Nabi  cũng từng thực hiện Qasr và cả Jamu’ khi đang trên lộ trình còn khi đã dừng chân hoàn toàn tại một nơi nào đó thì Người chỉ làm Qasr không có Jamu’.

Đối với Jamu’ thì phạm vi áp dụng của nó rộng hơn vì nó được áp dụng cho cả người bị bệnh và cho cả những người Muslim ở các Masjid gặp phải mưa giữa lễ nguyện Maghrib và Isha’ hay giữa lễ nguyện Zzhuhur và Asr, trong khi Qasr chỉ được phép đối với người đi đường xa mà thôi.

Cầu xin Allah ban cho sự thành công!

! ! !
63- Đã vào giờ dâng lễ nguyện khi một người vẫn còn đang tại gia, sau đó y ra đi để bắt đầu cho lộ trình xa trước khi y thực hiện bổn phận lễ nguyện Salah, vậy y có được quyền thực hiện lễ nguyện bằng hình thức Jamu’ và Qasr không? Tương tự, giả sử có một người đã dâng lễ nguyện Zzhuhur và Asr theo hình thức Qasr và Jamu’ sau đó y về đến nơi ở của y vào giờ lễ nguyện Asr, vậy việc dâng lễ của y như thế có đúng không trong khi y biết rõ là y sẽ về đến nơi ở của y vào giờ Asr?



Giải đáp: Khi đã vào giờ lễ nguyện Salah mà người chuẩn bị đi đường xa vẫn còn đang trong xứ sở của y, sau đó y ra đi trước khi dâng lễ nguyện thì giáo luật quy định cho y được phép dâng lễ nguyên Qasr khi nào y rời xứ sở của mình, theo quan điểm đúng nhất và hợp lý nhất trong hai quan điểm của giới học giả và đây là quan điểm của đại đa số học giả.

Và khi nào người đi đường xa đã dâng lễ nguyện với hai hình thức Jamu’ và Qasr của hai lễ nguyện Zzhuhur và Asr trên lộ trình của y, sau đó, y về tới nơi ở của y trước khi vào giờ hay đã vào giờ của lễ nguyện thứ hai tức Asr thì giáo luật không yêu cầu y phải thực hiện lại lễ nguyện, bởi lẽ, y đã thực hiện xong bổn phận theo đúng sự quy định của giáo luật. Tuy nhiên, nếu như y cùng với mọi người dâng lễ nguyện thứ hai tức Asr thì lễ nguyện đó của y sẽ là lễ nguyện khuyến khích được thêm ân phước.

! ! !
64- Theo quan điểm của các Shaikh, việc đi đường xa mà giáo luật quy định cho phép dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr có giới hạn khoảng cách bảo xa không ?

Và các Shaikh thấy thế nào về việc một người đã định tâm ở nơi nào đó trong chuyến lộ trình xa của y nhiều hơn bốn ngày, y có được phép dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr không ?

Giải đáp: Đại đa số học giả nói rằng khoảng lộ trình xa mà người đi đường được phép dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr là một ngày một đêm bằng phương tiện cưởi lạc đà và theo sự di chuyển bình thường và nó tương đương 80 cây số, bởi vì đây là khoảng lộ trình được cho là lộ trình xa dựa theo quan niệm thường xưa nay của mọi người.

Đại đa số học giả cũng cho rằng, người nào đã định tâm ở một nơi nào đó trong chuyến lộ trình của y nhiều hơn bốn ngày thì bắt buộc y dâng lễ nguyện theo hình thức đầy đủ và phải nhịn chay Ramadan. Khi nào thời gian ở từ bốn ngày trở xuống thì y được phép dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr và Jamu’ và được phép không nhịn chay Ramadan. Bởi vì nguyên gốc của giáo luật quy định người không đi đường thì phải dâng lễ đầy đủ như thông thường còn việc dâng lễ nguyện Qasr (rút ngắn) chỉ dành cho những người đi đường. Có một Hadith xác thực từ Nabi  rằng Người đã ở bốn ngày trong chuyến hành hương Hajj chia tay và Người đã dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr, sau đó, Người đi đến Mina và Arafah. Và điều này là bằng chứng cho câu nói được phép Qasr đối với người nào định tâm ở bốn ngày hoặc dưới bốn ngày. Còn về các Hadith khác nói rằng Nabi  đã từng ở mười chín ngày vào năm Alfath và hai mươi ngày tại Tabuk. Sự việc này có thể nói là, có lẽ Người không định tâm ở trong khoảng thời gian đó mà thật ra Người chỉ ở vì không biết bao giờ Người mới rời đi. Đại đa số học giả suy đoán về việc Nabi  ở tại Makah trong năm Alfath và tại Tabuk năm của trận đánh Tabuk như vậy với mục đích cẩn trọng cho tôn giáo và thực thi theo nền tảng gốc của giáo luật.

Và nền tảng gốc của giáo luật quy định, người đang cư trú bắt buộc phải thực hiện đầy đủ là bốn Rak-at đối với lễ nguyện Zzhuhur, Asr và I’sha, trừ trường hợp người đi đường không định tâm cư trú nhưng chỉ vì không biết bao giờ mới rời đi thì lúc bấy giờ y được phép dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr, Jamu’ và không nhịn chay Ramadan cho tới khi nào y định tâm cứ trú với thời gian hơn bốn ngày trở đi hoặc y trở về xứ sở của y.

Cầu xin Allah ban cho sự thành công!

! ! !
65- Ý kiến của các Shaikh thế nào về việc một người gộp chung lễ nguyện Maghrib và I’sha với nhau trong một giờ vì trời mưa trong khi đường sá được lát gạch bằng phẳng và có đèn thấp sáng, không có sự khó khăn hay bùn lầy gì cả ?

Giải đáp: Theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả thì không có vấn đề gì trong việc thực hiện gộp chung hai lễ nguyện với nhau, giữa lễ nguyện Maghrib và Isha hay giữa lễ nguyện Zzhuhur và Asr, nếu như trời mưa gây khó khăn trong việc rời nhà đến Masjid, tương tự trường hợp các đường trong các chợ bị nước ngập gây khó khăn trong việc đi lại.

Và bằng chứng cho điều này là Hadith được ghi trong bộ Albukhari và Muslim qua lời thuật của ông Ibnu Abbas , rằng Nabi  đã từng dâng lễ gộp chung lễ nguyện Zzhuhur cùng với Asr và lễ nguyện Maghrib cùng với Isha. Và trong Muslim còn nói thêm rằng Nabi  dâng lễ như vậy không phải trong hoàn cảnh lo sợ, mưa gió hay đang trên lộ trình xa.

Và Hadith này là cơ sở để các Sahabah  khẳng định rằng sự lo sợ, mưa gió là lý do được phép thực hiện lễ nguyện theo hình thức Jamu’ (gộp chung hai lễ nguyện với nhau trong một giờ) giống như người đang đi đường xa, tuy nhiên, không được phép Qasr (rút ngắn lễ nguyện gồm bốn Rak-at thành hai Rak-at) vì Qasr chỉ dành riêng cho người đi đường xa còn người đang ở nơi mình cư trú thì phải thực hiện đầy đủ các Rak-at trong lễ nguyện.

! ! !
66- Có phải Ni-yah (sự định tâm) là điều kiện cần thiết khi muốn thực hiện Jamu’ không? Đa số mọi người dâng lễ nguyện Maghrib mà không có định tâm Jamu’, rồi sau khi dâng lễ nguyện Maghrib xong thì họ bàn bạc nhau, và khi thấy nên Jamu’ thì họ dâng lễ nguyện I’sha luôn ?



Giải đáp: Các học giả có sự tranh cải nhau về sự việc này, nhưng quan điểm đúng nhất trong các quan điểm của họ là Ni-yah không phải là điều kiện cần có khi bắt đầu thực hiện lễ nguyện thứ nhất mà người dâng lễ có thể được phép định tâm Jamu’ sau khi đã xong lễ nguyện thứ nhất khi nào có lý do chính đáng như có sự lo sợ, bị bệnh hay trời mưa.

Cầu xin Allah ban cho sự thành công!

! ! !
67- Sự nối tiếp nhau giữa hai lễ nguyện Salah nếu như người dâng lễ có sự trễ nải một khoảng thời gian thì việc Jamu’ đó có đúng theo giáo luật không?

Giải đáp: Bắt buộc đối với Jamu’ Taqdim (sự gộp chung lễ nguyện của giờ sắp đến cùng với lễ nguyện của giờ hiện thời) là phải có sự nối tiếp nhau giữa hai lễ nguyện, nhưng nếu sự nối tiếp đó có bị ngắt quãng một ít thời gian không đáng kể thì cũng không sao chiếu theo những gì được xác thực từ Nabi  về điều đó.

Và quả thật, Nabi  đã nói:

« صَلُّوا كَمَا رَأَيْتُمُونِى أُصَلِّى » (رواه البخاري)

Hãy dâng lễ nguyện Salah theo giống như những gì các người nhìn thấy Ta dâng lễ” (Albukhari).

Và đúng nhất là Ni-yah (định tâm) không phải là điều kiện cần giống như đã được nói ở phần giải đáp câu hỏi 66 trước đó.

Còn đối với Jamu’ Ta’khir (sự gộp chung lễ nguyện của giờ hiện thời cùng với lễ nguyện của giờ trước đó) thì không giới hạn bởi lẽ lễ nguyện thứ hai được thực hiện trong giờ giấc của nó, tuy nhiên, vẫn tốt hơn hết là nên có sự nối tiếp nhau giữa hai lễ nguyện khi nào muốn gộp chung trong một giờ, để noi gương đúng theo những gì Nabi  đã thực hành.

Cầu xin Allah ban cho sự thành công!

! ! !
68- Trường hợp chúng tôi đang trên lộ trình xa và chúng tôi đi ngang qua một Masjid vào đúng giờ Zzhuhur, thí dụ. Hỏi tốt nhất là chúng tôi nên vào dâng lễ tập thể cùng với Imam rồi sau đó chúng tôi mới dâng lễ nguyện Asr theo hình thức Qasr hay chúng tôi nên dâng lễ riêng ra theo nhóm của chúng tôi ?



Và nếu như chúng tôi đã dâng lễ nguyện tập thể cùng với Imam rồi sau đó chúng tôi muốn dâng lễ nguyện Asr thì chúng tôi phải đứng dậy ngay sau khi cho Salam để có được sự nối tiếp nhau giữa hai lễ nguyện hay chúng tôi nên ngồi lại tụng niệm và tán dương rồi sau đó mới dâng lễ nguyện Asr ?

Giải đáp: Tốt nhất cho các bạn là các bạn nên dâng lễ tập thể riêng ra theo nhóm của các bạn dưới hình thức Qasr bởi vì theo Sunnah thì người đi đường xa nên dâng lễ nguyện Qasr tức rút ngắn bốn Rak-at thành hai Rak-at, còn nếu các bạn dâng lễ cùng với những người dân nơi đó thì bắt buộc các bạn phải dâng lễ trọn vẹn bốn Rak-at chiếu theo những gì được xác thực từ Nabi  về điều đó.

Trường hợp các bạn muốn thực hiện Jamu’ lễ nguyện Asr thì giáo luật quy định phải thực hiện theo đường lối của Nabi  giống như những gì được nói trong phần giải đáp của câu hỏi 67 vừa rồi sau khi các bạn đã tụng niệm và tán dương Allah xong.

Tuy nhiên, nếu người đi đường chỉ có một người thì bắt buộc y phải dâng lễ tập thể cùng với những người dân đang cư trú nơi đó và phải thực hiện trọn vẹn lễ nguyện tức bốn Rak-at, bởi vì thực hiện lễ nguyện tập thể là bổn phận bắt buộc còn lễ nguyện rút ngắn Qasr là điều khuyến khích, và theo nguyên tắc thì phải tiên phong cho việc bắt buộc trước việc khuyến khích.

Cầu xin Allah ban cho sự thành công!

! ! !

69- Giáo luật quy định thế nào về việc người dân cứ trú tại nơi của y dâng lễ theo sau người khách đi đường hoặc ngược lại? Và người khách đi đường lúc bấy giờ có được phép dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr không, ngay cả y là người dẫn lễ nguyện hay là người dâng lễ theo sau ?

Giải đáp: Việc người đi đường dâng lễ theo sau người đang cứ trú tại nơi ở của y hay người đang cư trú tại nơi ơ của y dâng lễ theo sau người khách đi đường, tất cả đều không vấn đề gì trong sự việc này. Tuy nhiên, nếu người đi đường dâng lễ theo sau người dân nơi đó thì y phải dâng lễ trọn vẹn bốn Rak-at theo Imam không được phép Qasr bởi vì có một Hadith xác thực được ghi chép trong Musnad của Imam Ahmad và bộ Muslim rằng khi ông Ibnu Abbas  được hỏi về việc người đi đường dâng lễ trọn vẹn bốn Rak-at theo sau người dân đang cư trú tại nơi của y thì ông trả lời: Đó là theo đường lối của Nabi .

Còn trường hợp người đang cư trú tại nơi của y dâng lễ theo sau người khách đi đường đối với lễ nguyện gồm bốn Rak-at thì người đó phải hoàn tất lễ nguyện sau khi Imam đã cho Salam.

! ! !
70- Có lẽ, có thể sẽ xảy ra trong sự việc gộp chung giữa lễ nguyện Maghrib và lễ nguyện I’sha (vì trời mưa) là một số người sẽ đến Masjid lúc Imam đang dâng lễ nguyện I’sha, họ sẽ vào cùng dâng lễ tập thể vì nghĩ rằng vị Imam đang dâng lễ nguyện Maghrib, thì lúc bấy giờ họ phải dâng lễ thế nào ?

Giải đáp: Họ sẽ phải ngồi lại khi đã được ba Rak-at và đọc Tashahhud cùng với các lời Du-a’, sau đó, họ sẽ cho Salam cùng với Imam. Xong, họ tiếp tục dâng lễ nguyện I’sha sau đó. Việc làm này với mục đích là vừa được ân phước của lễ nguyện tập thể vừa thực hành theo sự thứ tự được giáo luật bắt buộc.

Trường hợp nếu như vị Imam đã dâng lễ được một Rak-at thì họ cứ dâng lễ cùng với Imam số Rak-at còn lại với định tâm cho lễ nguyện Maghrib. Còn nếu như vị Imam đã dâng lễ xong được hơn một Rak-at thì họ cũng vào dâng lễ cùng Imam những gì mà họ có thể bắt kịp Imam, rồi sau đó họ tiếp tục hoàn tất phần còn lại của lễ nguyện. Cứ như vậy, nếu họ vào Masjid và biết được Imam đang dâng lễ nguyện I’sha thì họ cứ vào dâng lễ chung với Imam với định tâm cho lễ nguyện Maghrib và cứ thực hiện theo những gì vừa nói ở trên, rồi sau đó, tiếp tục dâng lễ nguyện I’sha. Đây là quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả.

! ! !
71- Các học giả có các quan điểm khác nhau về vấn đề tốt hay không tốt trong việc thực hiện các lễ nguyện Sunnah Rawa-tib (lễ nguyện khuyến khích trước và sau các lễ nguyện bắt buộc) khi đang là người đi đường xa, có quan điểm cho rằng tốt nhất là nên làm và có quan điểm lại bảo là không khuyến khích thực hiện, và quả thật các lễ nguyện bắt buộc đã được rút ngắn, vậy các Shaikh thấy sao về vấn đề này? Tương tự, việc thực hiện các lễ nguyện Sunnah khác ngoài Sunnah Rawa-tib như lễ nguyện ban đêm thì thế nào ?

Giải đáp: Theo Sunnah thì người đi đường nên bỏ các lễ nguyện Sunnah Rawa-tib trước và sau các lễ nguyện Zzhuhur, Maghrib và I’sha, nhưng vẫn duy trì lễ nguyện Sunnah trước lễ nguyện Fajr, nhằm noi gương thực hành của Nabi  . Tương tự, giáo luật cũng khuyến khích người đi đường nên duy trì các lễ nguyện Sunnah ban đêm cùng với lễ nguyện Witir, bởi Nabi  đã làm như vậy. Cũng giống như vậy tất cả các lễ nguyện Sunnah khác đều nên được duy trì trên đường đi xa như lễ nguyện Dhuha, lễ nguyện sau khi lấy Wudu’, lễ nguyện khi có nhật thực hay nguyệt thực, Sujud trong lúc đọc xướng kinh Qur’an, lễ nguyện chào Masjid khi vào Masjid để dâng lễ hoặc vì một mục đích nào đó.

! ! !


Các Vấn Đề Khác Nhau

72- Sujud Tila-wah (Sujud trong lúc đọc xướng kinh Qur’an khi nào đọc đến một câu kinh nào đó có quy định Sujud) có cần phải trong thể trạng sạch sẽ (tức phải có Wudu’) không? Có cần phải Takbir (nói Allohu Akbar) khi cúi xuống Sujud và khi trở dậy không, kể cả trong lễ nguyện Salah hay không phải trong lễ nguyện Salah ?

Và trong lúc Sujud phải nói gì? Và các lời Du-a’ được ghi nhận qua các Hadith có đúng và xác thực không ?

Nếu như Sujud không phải trong lễ nguyện Salah có cần phải cho Salam không ?

Giải đáp: Sujud Tila-wah không yêu cầu phải có Wudu’, cũng không yêu cầu phải cho Salam hay Takbir khi trở dậy từ Sujud, theo quan điểm được cho là đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả.

Còn Takbir khi cúi xuống Sujud là có trong quy định của giáo luật, bởi có Hadith xác thực được thuật lại qua lời của ông Ibnu Umar  đã làm bằng chứng cho điều này.

Còn đối với Sujud trong lễ nguyện Salah thì, dĩ nhiên, bắt buộc phải Takbir khi cúi xuống cũng như khi trở dậy bởi Nabi  đã làm như vậy lúc cúi xuống Sujud và lúc trở dậy, và Nabi  đã bảo:

« صَلُّوا كَمَا رَأَيْتُمُونِى أُصَلِّى » (رواه البخاري)

Hãy dâng lễ nguyện Salah theo giống như những gì các người nhìn thấy ta dâng lễ” (Albukhari).

Và lời Du-a’ cũng như lời tụng niệm được quy định cho Sujud Tila-wah cũng giống như lời Du-a’ và lời tụng niệm được quy định cho Sujud của lễ nguyện Salah, bởi dựa theo các Hadith với lời di huấn mang tính chung chung. Và tiêu biểu cho các Hadith đó là Hadith được ghi nhận trong bộ Muslim qua lời thuật của ông Ali  rằng Nabi  thường hay đọc lời Du-a’ sau đây trong Sujud của lễ nguyện:

« اللَّهُمَّ لَكَ سَجَدْتُ وَبِكَ آمَنْتُ وَلَكَ أَسْلَمْتُ سَجَدَ وَجْهِىَ لِلَّذِى خَلَقَهُ وَصَوَّرَهُ وَشَقَّ سَمْعَهُ وَبَصَرَهُ تَبَارَكَ اللَّهُ أَحْسَنُ الْخَالِقِينَ »

»Allo-humma laka sajadtu wa bika a-mantu wa laka aslamtu sajada wajhi lillazhi kholaqohu wa sawwarohu wa shaqqo sam-a’hu wa basorohu taba-rakol-lohhu ahsanul-kho-liqi-n«

Lạy Thượng Đế, với Ngài bề tôi cúi đầu lạy, với Ngài bề tôi tin tưởng, và với Ngài bề tôi quy phục, bề tôi áp mặt xuống lạy Đấng đã tạo hóa ra nó, Đấng đã tạo diện mạo cho nó và đã ban cho nó khả năng nghe và nhìn, ân phúc thay cho Allah, Đấng Tạo Hóa tốt nhất”.

Và như đã nói, những gì được quy định cho Sujud Tila-wah cũng giống như những gì được quy định cho Sujud của lễ nguyện Salah. Tuy nhiên, cũng có ghi nhận từ Nabi  rằng Người có Du-a’ trong Sujud Tila-wah với lời Du-a’ sau đây:

« اللَّهُمَّ اكْتُبْ لِى بِهَا عِنْدَكَ أَجْرًا وَضَعْ عَنِّى بِهَا وِزْرًا وَاجْعَلْهَا لِى عِنْدَكَ ذُخْرًا وَتَقَبَّلْهَا مِنِّى كَمَا تَقَبَّلْتَهَا مِنْ عَبْدِكَ دَاوُدَ عَلَيْهِ السَلاَمُ » (رواه الترمذي)



»Allo-humma aktub li biha indaka ajaran wadha’ a’nni biha wizro waja’lha li indaka zhukhra, wa taqabbalha minni kama taqabbaltaha min abdika Dawooda alayhissalam«.

Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy ghi nhận nơi Ngài ân phước cho việc làm này của bề tôi, với nó xin Ngài hãy để bề tôi tránh xa tội lỗi, và xin Ngài biến nó thành điều ân phước được dự trữ cho bề tôi ở nơi Ngài, và xin Ngài hãy chấp nhận nó từ bề tôi giống như đã chấp nhận nó từ bề tôi của Ngài, Dawood , cầu xin bằng an cho Người”.

Nhưng bắt buộc vẫn là lời tụng niệm giống như lời tụng niệm bắt buộc trong Sujud của lễ nguyện Salah và đó là câu: "سُبْحَانَ رَبِّيَ الْأَعْلَى" “Subhana rabbiyal-a’la”. Và những Du-a’ hay các lời tụng niệm khác ngoài câu này chỉ là khuyến khích.

Và Sujud Tila-wah trong lễ nguyện hay ngoài lễ nguyện cũng đều là việc làm Sunnah không bắt buộc, bởi có hai Hadith xác thực, một Hadith từ lời thuật của ông Zaid bin Thabit  và một Hadith từ lời thuật của ông Umar  đã chỉ rõ về điều đó.

Cầu xin Allah ban cho sự thành công!

! ! !
73- Giả sử có nhật thực vào lúc sau khi đã dâng lễ nguyện Salah Asr xong thì có được phép dâng lễ nguyện Salah cho hiện tượng nhật thực đó vào giờ cấm không? Tương tự, lễ nguyện chào Masjid thì sao ?



Giải đáp: Hai vấn đề này nằm trong các quan điểm khác nhau của giới học giả, nhưng quan điểm được cho là đúng nhất đó là được phép dâng lễ nguyện khi có hiện tượng nhật thực và lễ nguyện chào Masjid bởi đây là những lễ nguyện có nguyên nhân, cho nên giáo luật quy định được phép thực hiện nó cho dù đang trong giờ cấm sau lễ nguyện Salah Asr hay sau lễ nguyện Salah Fajr hoặc các giờ cấm còn lại, chiếu theo lời di huấn chung chung của Nabi  khi Người nói:

« إِنَّ الشَّمْسَ وَالْقَمَرَ آيَتَانِ مِنْ آيَاتِ اللَّهِ لاَ يَنْخَسِفَانِ لِمَوْتِ أَحَدٍ وَلاَ لِحَيَاتِهِ فَإِذَا رَأَيْتُمْ ذَلِكَ فَصَلُّوا وَادْعُوا حَتَّى يَنْكَشِفُ مَا بِكُمْ » (المتفق عليه)

Quả thật, mặt trời và mặt trăng là hai dấu hiệu trong các dấu hiệu của Allah. Việc chúng bị che khuất không phải là do cái chết của một ai hay sự sống của một ai. Do đó, nếu các ngươi nhìn thấy hiện tượng này của chúng thì hãy dâng lễ cầu nguyện cho đến khi chúng thôi che khuất nhau nữa” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

Nabi bảo:

« إِذَا دَخَلَ أَحَدُكُمُ الْمَسْجِدَ فَلاَ يَجْلِسْ حَتَّى يُصَلِّىَ رَكْعَتَيْنِ » (متفق عليه)

Nếu ai trong các người đi vào Masjid thì hãy đừng ngồi cho đến khi y đã dâng lễ nguyện Salah hai Rak-at” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó). 

Tương tự, hai Rak-at cho nghi thức Tawaf (đi vòng quanh Ka’bah) khi người Muslim đi Tawaf sau Fajr và sau Asr, bởi Nabi  có nói:

« يَا بَنِى عَبْدِ مَنَافٍ لاَ تَمْنَعُوا أَحَدًا طَافَ بِهَذَا الْبَيْتِ وَصَلَّى أَيَّةَ سَاعَةٍ شَاءَ مِنْ لَيْلٍ أَوْ نَهَارٍ » (رواه الإمام أحمد وأهل السنن الأربع بإسناد صحيح عن جبير بن مطعم )

Này hỡi con cháu của Abdul Manaaf, các người chớ ngăn cấm một ai đi Tawaf ngôi đền này và cũng đừng ngăn cấm một ai dâng lễ nguyện Salah vào bất kỳ giờ nào y muốn trong đêm hay ban ngày” (Hadith do Imam Ahmad, Abu Dawood, Tirmizhi, Annasa-i và Ibnu Majah với đường dẫn truyền chính xác từ lời thuật của ông Jabir bin Mut-i’m ).

Cầu xin Allah ban cho sự thành công!

! ! !


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương