Danh sách nhóm nghiên cứU III danh sách các từ viết tắT IV


Nhóm các yếu tố về thị trường của doanh nghiệp



tải về 1.92 Mb.
trang12/17
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1703
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

2.2.2. Nhóm các yếu tố về thị trường của doanh nghiệp



a) Hệ thống thông tin thị trường: Để có thể tiêu thụ được những sản phẩm hay dịch vụ của mình các doanh nghiệp phải hiểu được thị trường thông qua hệ thống thông tin dự báo của mình. Đa số các doanh nghiệp điều tra chưa có một hệ thống thông tin tiên tiến ứng dựng những phương pháp và công cụ dự báo thị trường tiên tiến mà chủ yếu dự vào những kinh nghiệm sản xuất kinh doanh tích lũy được qua thời gian.

Đối với 2 ngành hàng quan trọng của Việt Nam thì hệ thống thông tin thị trường hầu như rất hạn chế. Theo Tổng Công ty lương thực miền Nam cho biết khách hàng chủ yếu là khách truyền thống, còn những thương vụ giao dịch thông qua tham tán thương mại chưa có. Hiện tại các công ty còn dựa nhiều vào những hợp đồng giữa các chính phủ , phần tự khai thác các thị trường mới chưa nhiều. Hệ thống thông tin thị trường của ngành chưa được phát triển, đội ngũ nghiên cứu thông tin thị trường chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm của phòng kế hoạch và kinh doanh. Tại văn phòng Tổng công ty cũng chỉ có 2-3 người có thể giao dịch đàm phán trực tiếp với khách hàng nước ngoài. Việc đào tạo các cán bộ này chưa chuyên sâu chủ yếu là từ kinh nghiệm thực tiễn.

Hệ thống thông tin thị trường của ngành cà phê có phần tiến bộ hơn xuất phát từ đặc điểm kinh doanh mặt hàng này. Việc trao đổi mua bán của các doanh nghiệp với người trồng cà phê thông qua việc báo giá hàng ngày trên cơ sở giá cà phê tại thị trường Luân Đôn lúc 2 giờ sáng. Từ đó từng công ty kết hợp với những dự báo của riêng mình phát giá thu mua cho ngày hôm đó. Tuy nhiên, để biết được doanh nghiệp mua với giá bao nhiêu thì điện thoại và các điểm thu mua của công ty là nơi cung cấp thông tin. Như vậy, ở đây còn thiếu vắng một sàn giao dịch để các doanh nghiệp có thể có những phân tích đánh giá và quyết định đúng hơn với phản ứng thị trường. Trong khi đó các doanh nghiệp đã cảm thấy tác động của hội nhập ngay trên địa bàn. Một số công ty nước ngoài đã hiện diện và có những nghiên cứu đánh giá và dự báo mức cung sản phẩm rất thường xuyên và cập nhật, trong khi các doanh nghiệp trong nước ít quan tâm đến khía cạnh này nên thường bị thua thiệt trong kinh doanh.

Vai trò của các doanh nghiệp trong việc quyết định thị trường hầu như chưa có. Các doanh nghiệp lúa gạo và cà phê của Việt Nam đã có những vai trò trong việc sản xuất (phía cung) nhưng chưa phải là những người định giá. Là nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới nhưng chưa có vai trò định giá mà phụ thuộc nhiều vào những nhà tiêu thụ lớn (các nhà rang xay) trên thế giới. Đây cũng là một đặc điểm khác biệt của thị trường cà phê thế giới nhưng cũng là một trong những yếu điểm của các doanh nghiệp trong ngành. Mới thiên về những nghiệp vụ buôn bán truyền thống chưa có những hình thức thương mại tiên tiến như thị trường giao sau hay thương mại điện tử, v.v... Một sàn giao dịch cho ngành hàng cà phê đã được nói nhiều trong những năm gần đây nhưng cũng chưa thành hiện thực. Là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhưng các công ty của Việt Nam hầu như chưa có văn phòng đại diện tại các nước nhập khẩu lớn để có những thông tin thị trường chính xác và nhanh nhất phục vụ kịp thời cho những chiến lược sản phẩm hiệu quả nhất.

Mặt khác các doanh nghiệp được phỏng vấn hầu như chưa sử dụng những dịch vụ tư vấn kinh doanh hiện có trong xã hội thông qua mức chi cho thuê chuyên gia từ bên ngoài. Tỉ lệ doanh nghiệp đầu tư vào việc thuê chuyên gia tư vấn từ bên ngoài không nhiều, chiếm chưa đến 16% số doanh nghiệp được hỏi. Việc này không xẩy ra đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh (xem biểu 2.2.2.1). Các công ty TNHH có xu hướng thuê chuyên gia bên ngoài nhiều hơn (1/4 số doanh nghiệp điều tra) và mức thuê trung bình lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, mức chi phí cũng rất khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp cũng như từng doanh nghiệp (thể hiện ở sự chênh lệch giữa mức tối đa và mức tối thiểu).

Biểu 2.2.2.1. Chi phí thuê chuyên gia bên ngoài của DN


Loại hình DN

Số DN có chi

Tỉ lệ (%)

Mức chi bình quân

(tr.đ)


Mức chi thấp nhất

(tr.đ)


Mức chi cao nhất

(tr.đ)


DN NN Trung ương

3

15,8

41,7

5

75

DN NN địa phương

2

13,3

14,5

9

20

Công ty cổ phẩn

2

15,4

47,5

30

65

Công ty TNHH

7

25,0

46,3

20

95

DN tư nhân

0

0,0

,

.

.

DN liên doanh

0

0,0

,

.

.

Chung

14

15,9

40,9

5

95

Nguồn: Số liệu điều tra


b) Khả năng xúc tiến thương mại: Các cuộc toạ đàm trao đổi tại doanh nghiệp đều thể hiện một thực tế là các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này chưa đúng và chưa nhiều. Phần lớn các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc quảng bá sản phẩm khi có hiện tượng ế hàng hay tiêu thụ chậm hoặc có những đối thủ cạnh tranh trong cuộc chiến giành giật thị phần. Việc đầu tư vào xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp chưa nhiều thể hiện ở sự chi phí cho tiếp thị quảng cáo và nghiên cứu phát triển qua thời gian 3 năm gần đây (xem biểu 2.2.2.2). Số liệu điều tra cho thấy mới có 1/3 số doanh nghiệp điều tra đầu tư cho việc phát triển khoa học công nghiệp, nghiên cứu và phát triển. Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương có sự quan tâm lớn hơn về vấn đề này. Gần ½ số doanh nghiệp Nhà nước này có đầu tư cho việc tiếp thị quảng cáo và nghiên cứu phát triển, trong khi con số này đối với các doanh nghiệp Nhà nước Trung



Biểu 2.2.2.2. Chi phí tiếp thị, quảng cáo, nghiên cứu phát triển của DN

ĐVT: %


Loại hình DN

Năm 1

Năm 2

Năm 3

BQ/năm

DNNN Trung ương Tỉ lệ DN có chi

26.32

26.32

26.32




Mức chi trung bình

1.02

0.63

0.70

0.78

Mức chi thấp nhất

0.11

0.04

0.02

0.06

Mức chi cao nhất

2.25

1.23

1.29

1.59

DNNN địa phương Tỉ lệ DN có chi

46.67

53.33

46.67




Mức chi trung bình

1.14

1.08

1.18

1.13

Mức chi thấp nhất

0.13

0.06

0.11

0.10

Mức chi cao nhất

4.29

5.71

5.59

5.20

Công ty cổ phần Tỉ lệ DN có chi

23.08

23.08

30.77




Mức chi trung bình

0.14

0.29

0.29

0.24

Mức chi thấp nhất

0.01

0.05

0.06

0.04

Mức chi cao nhất

0.34

0.63

0.88

0.61

Công ty TNHH Tỉ lệ DN có chi

35.71

39.29

39.29




Mức chi trung bình

1.78

1.50

1.73

1.67

Mức chi thấp nhất

0.01

0.01

0.01

0.01

Mức chi cao nhất

5.51

3.19

6.27

4.99

DN tư nhân Tỉ lệ DN có chi

16.67

25.00

33.33




Mức chi trung bình

0.28

0.28

2.50

1.02

Mức chi thấp nhất

0.16

0.17

0.33

0.22

Mức chi cao nhất

0.40

0.47

7.71

2.86

Chung Tỉ lệ DN có chi

30.68

34.09

35.23




Mức chi trung bình

1.18

1.00

1.35

1.18

Mức chi thấp nhất

0.01

0.01

0.01

0.01

Mức chi cao nhất

5.51

5.71

7.71

6.31

Nguồn: Điều tra đề tài

Các chỉ tiêu được tính theo tỉ lệ chi trong tổng chi hàng năm; BQ-bình quân

ương chỉ đạt hơn 26%. Xét về mức chi trung bình trong tổng chi phí hàng năm cho thấy mức chi của các doanh nghiệp điều tra còn quá khiêm tốn (khoảng 1-1,4%). Đứng đầu là công ty TNHH (1,5-1,8%) theo sau là doanh nghiệp Nhà nước Trung ương (dưới 1%) và địa phương (1,1-1,2%). Điều đó cho thấy khả năng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, quảng cáo tiếp thị của các doanh nghiệp trong ngành còn quá nhỏ, hạn chế phần nào việc phát triển sản phẩm, quảng bá và tiếp thị sản phẩm làm cho việc chiếm lĩnh thị phần của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.



c) Hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp: Đối với nền kinh tế thị trường thì đây là yếu tố quan trong trong việc phát triển doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho sản phẩm làm ra của doanh nghiệp có thể tiêu thụ được và từ đó thu được lợi nhuận. Số liệu điều tra cho thấy các doanh nghiệp nông lâm nghiệp có hướng mở rộng kênh tiêu thụ qua xuất khẩu. Đối với các sản phẩm dễ hỏng và mang tính thời vụ như nông sản phẩm thì việc xây dựng một hệ thống kinh doanh hiệu quả là cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó tạo cho doanh nghiệp có đủ nguồn nguyên liệu đầu vào và tránh được tình trạng ế thừa sản phẩm.

Biểu 2.2.2.3. Hình thức thu mua nguyên liệu của DN lúa gạo và cà phê


Hình thức thu mua

Cà phê

Lúa gạo

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 1

Năm 2

Năm 3

1. Vùng nguyên liệu của DN

47.22

51.44

52.78










2. Hợp đồng dài hạn

1.11

1.11

1.11










3. Đại lý của DN

14.44

14.11

14.00

11.82

14.55

16.36

4. Qua DN khác

15.00

16.78

15.44

22.18

19.27

19.45

5. Qua thương lái

15.56

11.67

12.78

66.00

66.18

64.19

6. Hình thức khác

6.67

4.89

3.89










Nguồn: Số liệu điều tra

Việc xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp ổn định nguyên liệu cho việc chế biến nông sản là một trong những chiến lược phát triển ngành hàng tại Việt Nam, nhất là những ngành hàng xuất khẩu như gạo và cà phê. Tuy nhiên, số liệu điều tra cho thấy lượng nguyên liệu gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp chủ yếu được cung ứng thông qua các thương lái (chiếm tới 65-66% tổng lượng mua hàng năm). Các hình thức như xây dựng vùng nguyên liệu hay thông qua hợp đồng dài hạn xuất hiện không nhiều ở ngành hàng này. Mặc dù đã có những chủ trương chính sách trong việc liên kết các tác nhân trong ngành hàng nhưng trên thực tế rất khó thực hiện do đặc trưng của nền sản xuất lúa của ta nhỏ lẻ và phân tán cả về không gian lẫn chủ thể sản xuất. Tỉ lệ thu mua nguyên liệu qua doanh nghiệp khác cũng khá lớn gần 1/5 lượng mua vào của các doanh nghiệp. Hình thức này giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo xuất khẩu đáp ứng tốt hơn đơn hàng trong điều kiện dự trữ hàng và vốn có hạn, nhưng đây cũng chính là nguyên nhân gây tranh mua tranh bán và đẩy giá thành xuất khẩu lên cao, tăng các chi phí trung gian. Xác định được các khiếm khuyết của các hình thức thu mua trên, các doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến việc thu mua qua đại lý của mình nhằm đảm bảo nguồn hàng phục vụ kinh doanh. Tỉ lệ thu mua qua đại lý tăng từ gần 12% lên 16,36% trong 3 năm gần đây.

Khác với ngành hàng lúa gạo, hình thức thu mua của các doanh nghiệp trong ngành cà phê đa dạng hơn. Với là những doanh nghiệp hình thành từ những nông lâm trường trước kia nên các doanh nghiệp có phần chủ động được phần lớn nguyên liệu của mình. Mức đảm bảo nguyên liệu tăng từ hơn 47% lên gần 53% trong 3 năm trở lại đây. Với tỉ lệ thu mua không cao chỉ ở mức 1% nhưng các doanh nghiệp trong ngành cà phê đã có những hợp đồng dài hạn về cung ứng nguyên liệu. Tỉ lệ nguyên liệu được thu mua thông qua các đại lý của các doanh nghiệp này chiếm khoảng 14% trong tổng thu mua hàng năm đưa mức cung nguyên liệu từ 3 hình thức chủ động này lên tới 60-70%, một mức khá an toàn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy sự phụ thuộc vào thương lái và các hình thức khác chỉ còn ở mức 30% và có xu hướng giảm đi, tránh cho các doanh nghiệp phải rơi vào những bị động không lường trước được.

Mặt khác, qua trao đổi với các doanh nghiệp cho thấy tỉ lệ nguyên liệu chất lượng cao (quả chín chiếm trên 95%) thường đạt được đối với nguyên liệu của doanh nghiệp hay ký hợp đồng dài hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do việc thu hái được quản lý chặt chẽ và đúng qui trình. Ngược lại cà phê thu mua của hộ dân thường có tỉ lệ xanh lớn do không có điều kiện bảo vệ nên thường thu hoạch khi còn xanh làm cho chất lượng hạt kém hơn.

Về kênh tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp lớn thường tập trung vào xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp nhỏ buôn bán trong nước. Về tiêu thụ nội địa, các doanh nghiệp có phần thiên về mạng lưới của doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp tư nhân và trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhà nước kể cả Trung ương và địa phương có xu hướng tăng cường tỉ lệ tiêu thụ qua mạng lưới của chính doanh nghiệp mình. Đó là những kênh tiêu thụ chính của các doanh nghiệp trong ngành hiện nay. Mặc dù là những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có tỉ lệ xuất khẩu lớn như lúa gạo và cà phê nhưng tỉ lệ tiêu thụ trong nước của các doanh nghiệp này cũng không phải là nhỏ (chiếm tới 60-70% tổng doanh thu) (xem phần phụ lục). Các doanh nghiệp liên doanh có tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất, chiếm 90% doanh thu, tiếp đó là các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương chiếm hơn 42% và các công ty cổ phần chiếm 35-40%. Các doanh nghiệp tư nhân có phần kém hơn về lĩnh vực này.

Biểu 2.2.2.4. Kênh tiêu thụ sản phẩm của các DN

ĐVT: %


Thị trường

DN NN T/Ương

DN NN đ/phương

Công ty cổ phần

Công ty TNHH

DN tư nhân

DN liên doanh

Chung

Năm 1






















Mạng lưới của DN

21.47

56.27

35.53

46.68

48.67




40.96

Mạng lưới của DN khác

36.53

28.00

28.62

26.07

48.25

10.00

31.88

Xuất khẩu

42.00

15.73

35.85

27.25

3.08

90.00

27.16

Năm 2






















Mạng lưới của DN

21.57

55.06

31.61

32.72

47.58




35.61

Mạng lưới của DN khác

36.11

27.47

31.54

35.07

48.25

10.00

34.99

Xuất khẩu

42.32

17.47

36.85

32.21

4.17

90.00

29.40

Năm 3






















Mạng lưới của DN

22.74

52.46

24.84

31.15

37.92




32.60

Mạng lưới của DN khác

35.26

27.47

35.62

37.64

48.25

10.00

36.23

Xuất khẩu

42.00

20.07

39.54

31.21

13.83

90.00

31.17

Nguồn: Số liệu điều tra

Tuy nhiên, tỉ lệ xuất khẩu của loại hình doanh nghiệp này tăng nhanh từ mức 3-4% lên mức gần 14% trong 3 năm qua. Một điều đáng chú ý ở đây là các doanh nghiệp đã cải thiện được tình hình xuất khẩu nông sản hướng mạnh vào các thị trường lớn và khó tính như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, trong khi đó tỉ trọng của các thị trường Trung Quốc và ASEAN có giảm đi (xem đồ thị 5). Nếu xét về yếu tố địa lý của các doanh nghiệp cho thấy mặc dù nằm ở tỉnh có cửa khẩu Lao Bảo có thể thông thương với các nước láng giềng nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Trị có tỉ lệ xuất khẩu thấp nhất chỉ đạt 15-18% tổng doanh thu hàng năm. Một số chuyên gia cho rằng sự hoạt động của cửa khẩu này còn nhiều hạn chế so với những khu chế xuất khác như Lạng Sơn hay Móng Cái. Định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tỉnh Bình Phước khá rõ nét. So với các địa bàn khác trong cả nước đây là tỉnh có những chính sách cởi mở trong việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và xuất khẩu nông sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như hạt điều, cao su, v.v...


Đồ thị 5. Các kênh xuất khẩu của DN điều tra

Tỉ trọng xuất khẩu trong tổng doanh thu chiếm hơn 72%. Con số này của thành phố Hồ Chí Minh là hơn 42%. Các doanh nghiệp của Cần Thơ hầu như không tham gia xuất khẩu trực tiếp mà gia công cho các doanh nghiệp khác về gạo xuất khẩu nên tỉ lệ tiêu thu trong nước khá lớn nhất là tiêu thụ qua mạng lưới của các doanh nghiệp





Biểu 2.2.2.5. Kênh tiêu thụ sản phẩm của các DN phân theo địa bàn

ĐVT: %


Tỉnh

Mạng lưới của DN

Mạng lưới của DN khác

Xuất khẩu

Phú Thọ

10.0

74.3

15.7

Hải Phòng

41.8

52.0

6.2

Quảng Trị

24.1

66.6

9.3

Gia Lai

38.1

43.5

18.4

TP. HCM

37.4

20.1

42.5

Bình Phước

21.0

6.2

72.8

Đắk Lắk

22.3

43.7

34.0

TP. Cần Thơ

4.2

95.8

0.0

Chung

28.1

42.7

29.2

Nguồn: Số liệu điều tra; Số liệu tính bình quân 3 năm gần đây

khác. Một vấn đề đáng nhấn mạnh ở đây là kênh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cũng mang tính ngành hàng rõ rệt. Các ngành hàng như lương thực, rau quả, giống cây giống con và thức ăn gia súc chủ yếu tiêu thụ trong nước (tức hơn 2/3 sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam), nhất là thức ăn chăn nuôi hầu như là 100%. Các ngành có tỉ lệ sản phẩm xuất khẩu cao là cao su, hạt tiêu, hạt điều.



d) Mối quan hệ khách hàng của doanh nghiệp: Đối với nền kinh tế thị trường thì đây là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho sự thông suốt trong chu trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Qua đó những phản ứng cung cầu, phản ứng của người tiêu dùng được phản ánh tới chiến lược sản phẩm, v.v... Trên giác độ này một số chỉ tiêu đánh giá có thể kể đến như mức độ tham gia các hội chợ hay triển lãm phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường và khách hàng mới cũng như thăm dò phản ứng của người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh.

Biểu 2.2.2.6. Sự tham gia hội chợ/triển làm của DN điều tra


Loại hình DN/Địa bàn điều tra

Số DN tham gia

Trong đó

Trong tỉnh

Ngoài tỉnh

Ngoài nước

Chung Số DN

45

32

27

9

Tỉ lệ (%)

51.1

36.4

30.7

10.2

DN NN Trung ương Số DN

14

9

12

2

Tỉ lệ (%)

73.7

47.4

63.2

10.5

DN NN địa phương Số DN

10

10

6

0

Tỉ lệ (%)

66.7

66.7

40.0

0.0

Công ty cổ phần Số DN

6

5

1

1

Tỉ lệ (%)

46.2

38.5

7.7

7.7

Công ty TNHH Số DN

13

7

7

6

Tỉ lệ (%)

46.4

25.0

25.0

21.4

DN tư nhân Số DN

1

1

0

0

Tỉ lệ (%)

8.3

8.3

0.0

0.0

DN liên doanh Số DN

1

0

1

0

Tỉ lệ (%)

100.0

0.0

100.0

0.0

Nguồn: Điều tra đề tài

Số liệu điều tra cho thấy tỉ lệ số doanh nghiệp tham gia các hội chợ hay triển lãm còn khá khiêm tốn, mới ở mức dưới 52% số doanh nghiệp được hỏi và tập trung ở những hội chợ và triển lãm trên phạm vi quốc gia. Số doanh nghiệp tham gia các hội chợ và triển lãm ở ngoài tỉnh còn nhỏ mới khoảng 31% số doanh nghiệp được hỏi, nhất là các hội chợ và triển lãm ở ngoài nước thì hầu như vắng bóng (gần 1/10 số doanh nghiệp được hỏi) (xem biểu 2.2.2.6). Doanh nghiệp liên doanh có ưu thế về chỉ tiêu này sau đó đến khối doanh nghiệp Nhà nước. Sự tham gia hội chợ/triển lãm của doanh nghiệp tư nhân không nhiều, trong khi con số này đối với các công ty cổ phần và TNHH là hơn 46%. Mặt khác, các doanh nghiệp có liên quan nhiều đến xuất khẩu tham gia hội chợ và triển lãm nhiều hơn như ngành hàng cao su, hạt tiêu, rau quả (trên ¾ số doanh nghiệp được hỏi) và các doanh nghiệp phục vụ khách hàng nội địa như lâm sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào hay giống cây giống con. Tuy nhiên tỉ lệ doanh nghiệp tham gia các hội chợ hay triển lãm quốc tế còn quá nhỏ, mới có một vài doanh nghiệp của ngành chè, lúa gạo và lâm sản. Trong tương lai, để hội nhập sâu hơn và có hiệu quả hơn các doanh nghiệp nông lâm nghiệp sẽ phải chi phí và đầu tư vào việc tham gia các hội chợ/triển lãm không những trên địa bàn mà còn tại các tỉnh khác và trong khu vực và thế giới.



Biểu 2.2.2.7. Sự tham gia các hiệp hội của các DN điều tra


Loại hình doanh nghiệp

Số DN tham gia

Phòng thương mại và CN VN

Hiệp hội ngành

Hiệp hội trong nước khác

Hiệp hội địa phương

Chung Số DN

45

39

44

34

35

Tỉ lệ (%)

51.1

44.3

50.0

38.6

39.8

DN NN Trung ương Số DN

15

14

14

12

13

Tỉ lệ (%)

78.9

73.7

73.7

63.2

68.4

DN NN địa phương Số DN

5

4

5

4

4

Tỉ lệ (%)

33.3

26.7

33.3

26.7

26.7

Công ty cổ phần Số DN

5

2

5

2

2

Tỉ lệ (%)

38.5

15.4

38.5

15.4

15.4

Công ty TNHH Số DN

15

14

15

14

14

Tỉ lệ (%)

53.6

50.0

53.6

50.0

50.0

DN tư nhân Số DN

4

4

4

1

1

Tỉ lệ (%)

33.3

33.3

33.3

8.3

8.3

DN liên doanh Số DN

1

1

1

1

1

Tỉ lệ (%)

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

Nguồn: Điều tra đề tài

Mối quan hệ khách hàng của doanh nghiệp còn được thể hiện ở việc tham gia vào các hiệp hội (xem biểu 2.2.2.7). Việc tham gia các hiệp hội ngành hàng của các doanh nghiệp điều tra còn chưa nhiều mới ở mức bình quân chung dưới 50%. Tỉ lệ này còn nhỏ với các công ty tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước địa phương. Tỉ lệ các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và công ty cổ phần tham gia các hiệp hội lớn hơn (gần 79% số doanh nghiệp được phỏng vấn). Khi được hỏi về lợi ích của việc tham gia các hiệp hội có tới gần 65% cho rằng hầu như không kiếm được lợi ích gì từ các tổ chức này. Việc tham gia nhiều khi mang tính phong trào và mang tính nghĩa vụ nhiều hơn là tính liên hiệp của ngành hàng hay nghiệp đoàn sản xuất kinh doanh. Chính đây là khâu hạn chế lớn tới vai trò là người quyết định giá của nhiều ngành hàng hiện nay. Một bộ phận doanh nghiệp cũng cho rằng hiệp hội cũng trợ giúp đáng kể về thông tin thương mại và kỹ thuật hay hợp tác khảo sát thị trường mới. Trong các hiệp hội mà doanh nghiệp tham gia thì hiệp hội ngành hàng có tác dụng lớn nhất và kém nhất hiệp hội địa phương. Điều này phản ánh phần nào sức gắn của các doanh nghiệp với nhau trong các tổ chức này còn hạn chế. Thực tiễn trong những năm qua có không ít những hiệp hội phát huy được hiệu quả của sự hợp tác như Hiệp hội lương thực Việt Nam trong quá trình tham gia đấu thầu xuất khẩu lương thực. Tuy nhiên, những mô hình liên kết hiệu quả chưa nhiều mà nhiều khi lại có chiều hướng ngược lại, tức là chính các doanh nghiệp trong hiệp hội lại cạnh tranh với nhau. Cho nên hiện tượng phá giá mua nguyên liệu, tranh mua tranh bán diễn ra không phải là ít (xem hộp 3) đã làm cho giá thành sản phẩm trong nước cao một cách vô lý và tất nhiên giảm sức cạnh tranh so với các đối thủ nước ngoài.

Hộp 3. Thủ phạm chính là ....doanh nghiệp

Việc sử dụng những dịch vụ công đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay. Nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn với những ý tưởng và phương thức kinh doanh hiệu quả và bền vững hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp tiếp cận vấn đề này không nhiều. Mới có 20/88 chiếm 22,7% doanh nghiệp được hỏi có sử dụng dịch vụ này. Vấn đề các doanh nghiệp quan tâm ở đây lớn nhất là hệ thống kế toán (chiếm 10,2%), tiếp đó là thương mại quốc tế (4,5%) gồm những khía cạnh mang tính pháp lý trong quá trình hội nhập mà sự hiểu biết của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và ít kinh nghiệm (xem biểu 2.2.2.8). Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ tư vấn này cũng khá đa dạng theo ngành nghề kinh doanh. Các doanh nghiệp SXKD ngành hàng cà phê và lúa gạo sử dụng các dịch vụ tư vấn này nhiều hơn mức chung của các doanh nghiệp điều tra: cà phê - gần 70% và lương thực - hơn 73% doanh nghiệp được khảo sát. Đối với ngành hàng cà phê, các doanh nghiệp lại tập trung sử dụng những dịch vụ tư vấn về quản lý chất lượng (chiếm tới 46,2% doanh nghiệp được khảo sát) và thiết kế sản phẩm (23,1%). Các doanh nghiệp lúa gạo quan tâm ở các khía cạnh phát triển thị trường, thương mại quốc tế, quản lý chất lượng và xây dựng thương hiệu.



Biểu 2.2.2.8. Sử dụng các dịch vụ tư vấn của DN


Loại hình dịch vụ

Chung

Cà phê

Lúa gạo

Số lượng DN

Tỉ lệ (%)

Số lượng DN

Tỉ lệ (%)

Số lượng DN

Tỉ lệ (%)

Thiết kế sản phẩm mới

3

3,4

3

23,1

0

0,0

Hệ thống kế toán

9

10,2

2

15,4

1

6,7

Chiến lược phát triển thị trường

3

3,4

2

15,4

2

13,3

Thương mại quốc tế

4

4,5

1

7,7

2

13,3

Quản lý chất lượng

3

3,4

6

46,2

2

13,3

Xây dựng thương hiệu

3

3,4

2

15,4

2

13,3

Khác

1

1,1

0

0,0

1

6,7

Chung

20

22,7

9

69,2

11

73,3

Nguồn: Số liệu điều tra;

Tỉ lệ tính trên tổng số DN được hỏi (88) và số DN của ngành tương ứng cà phê (13) gạo (15)

Một chỉ tiêu gián tiếp khác thể hiện mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác, khách hàng là việc sử dụng phương tiện thông tin hiện đại Internet. Trong thời đại bùng nổ thông tin và khoa học kỹ thuật nhưng số lượng doanh nghiệp có sử dụng Internet còn ở mức gần 54% so với số doanh nghiệp khảo sát. Đi đầu là các công ty liên doanh, sau đó là các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và các công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp Nhà nước địa phương và công ty tư nhân chưa đầu tư mạnh cho công cụ trao đổi thông tin tiên tiến này. Mức chi tiêu cho việc sử dụng của các doanh nghiệp cũng khác nhau, bình quân ở mức gần 8 triệu đồng/năm. Các đơn vị có mức chi cao là doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, công ty cổ phần và công ty TNHH. Xét trên góc độ địa bàn điều tra cho thấy tỉ lệ này thấp nhất đối với các doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị (khoảng 1/2 số doanh nghiệp được hỏi), trong khi đó ¾ số doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng công cụ này từ năm 1997. Các doanh nghiệp của Cần Thơ chưa quan tâm đến việc sử dụng công cụ này. Nếu xét theo ngành hàng, các ngành hàng có tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng Internet cao là hạt tiêu, cao su, rau quả, cà phê và chè. Như vậy, chủ yếu là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Xu hướng này chắc chắn sẽ phải được cải thiện khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào kinh tế quốc tế. Khi đó thị trường trong nước sẽ trở lên quan trọng và các nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ trở thành các đối thủ cạnh tranh đáng chú ý của các doanh nghiệp trong nước.



Biểu 2.2.2.9. Sử dụng Internet trong DN


Loại hình DN

Tỉ lệ DN (%)

Thời điểm sử dụng

Mức chi hàng năm (tr.đ)

Trung bình

Min

Max

DN NN Trung ương

73,7

1997

11,93

2

50

DN NN địa phương

26,7

1999

5,50

2

15

Công ty cổ phẩn

53,8

1998

6,64

2

23

Công ty TNHH

67,9

1998

6,29

1

42

DN tư nhân

16,7

2002

4,50

2

7

DN liên doanh

100,0

2002

3,00

3

3

Chung

53,4

1997

7,81

1

50

Nguồn: Số liệu điều tra

Mối quan hệ khách hàng là một trong những yếu tố mang tính tổng hợp đối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh được hình thành từ uy tín doanh nghiệp (thương hiệu sản phẩm, dịch vụ khách hàng, phong cách kinh doanh, v.v...) thậm chí cả những quan hệ cá nhân mang tính lợi thế cá biệt mà các doanh nghiệp khác khó có thể xây dựng được. Tuy nhiên, trong một môi trường cạnh tranh công bằng và minh bạch thì yếu tố này chỉ là tạm thời. Đôi khi nó hạn chế tính năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp do tin tưởng bạn hàng mà bỏ qua những yêu cầu tối thiểu về mặt pháp lý trong kinh doanh đã phải trả giá không phải là nhỏ. Sự kém hiểu biết về khách hàng kết hợp với yếu kém trong buôn bán đã làm cho nhiều doanh nghiệp trong ngành cà phê của tỉnh Đắk Lắk lỗ khá lớn trong niên vụ 2000-2001 (khi cà phê bị rút giá nghiêm trọng). Nhiều chủ doanh nghiệp cho biết ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước cho khoanh nợ, để trả nợ hiện tại với giá cà phê như hiện nay cũng phải mất 3-4 năm. Đó là chưa kể đến nhiều một số doanh nghiệp bị lỗ do bị các công ty nước ngoài lừa. Đó là trường hợp của 2 công ty cà phê thuộc tỉnh Đắk Lắk buôn bán với 1 công ty tư nhân của Bungaria không mở L/C mà áp dụng trả chậm trong 6 tháng đã mất khối lượng hàng 400 tấn cà phê trị giá 4 tỉ đồng.

Một khía cạnh vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là văn hóa kinh doanh, nhất là giữ chữ tín đối với các đối tác làm ăn. Trên thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp nước ta đã có khá nhiều những trường hợp về sự bất tín của các doanh nghiệp đối với khách hàng bao gồm người cung cấp nguyên liệu chế biến như người nuôi bò sữa, người trong mía, trồng dứa, v.v... Trên thông tin đại chúng trong những năm qua đã đưa ra nhiều trường hợp do sự mất uy tín của doanh nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu người nông dân mang cả sữa, dứa đến tận nhà máy để đổ hay không chịu bán nguyên liệu cho nhà máy, v.v... Tất cả những trường hợp đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Trên thị trường xuất khẩu cũng không ít trường hợp đã xẩy ra, đặc biệt là câu chuyện giữ chữ tín của các doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam trong năm 2004-2005 (xem hộp 4). Như vậy, sự thu thiệt về kinh doanh ở đây thực ra không phải là do giá thị trường thế giới giảm, khách hàng không muốn nhập hàng từ Việt Nam mà đây là đòn trả đũa của các nhà nhập khẩu nước ngoài bởi cách làm ăn chụp giựt của doanh nghiệp Việt Nam. Và tất nhiên, sự thiệt hại này không phải là nhỏ. Ví dụ, Công ty TNHH Hàm Long (Tây Ninh) bị Công ty Ultra Trading International của Mỹ kiện và phong tỏa 2 container hạt điều trị giá trên 125.000 USD khi xuất khẩu sang thị trường này, đồng thời buộc Hàm Long phải bồi thường cho họ 165.500 USD. Theo Công ty Ultra Trading International, trong năm 2004 họ có ký hợp đồng mua điều nhân với Công ty Hàm Long, hàng được giao trong tháng 7/2004. Tuy nhiên, đến thời điểm giao hàng, do giá thế giới tăng, Hàm Long không giao hàng theo hợp đồng mà mang hàng bán cho doanh nghiệp khác, vi phạm hợp đồng mua bán. Không riêng gì Công ty Hàm Long, Công ty Ninh Sơn (Bình Dương) cũng bị khách hàng nước ngoài kiện buộc phải bồi thường hơn 100.000 USD và nhiều doanh nghiệp khác cũng phải đối phó với trường hợp tương tự.

Hộp 4. Bài học chữ tín trong ngành xuất khẩu hạt điều



Cho nên không phải vô cớ mà giám đốc một công ty nhập khẩu điều của nước ngoài tại Việt Nam nhận xét: "Doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt Nam thì nhiều, nhưng số doanh nghiệp làm ăn có uy tín chỉ đếm trên đầu ngón tay". Cách cư sử như vậy là đi ngược lại các tiêu chuẩn thương mại quốc tế ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của các doanh nghiệp trong ngành cũng như ngành kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản, thể hiện trình độ văn hóa kinh doanh thấp.

Tóm lại, bức tranh về năng lực hội nhập của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp có phần thiên về thách thức. Sự chuẩn bị của các doanh nghiệp chưa được nhiều thậm chí cả về nhận thức, còn nhiều bất cập về năng lực cán bộ, đội ngũ quản lý, cơ cấu tổ chức, v.v...

2.2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp điều tra

Để xác định được năng lực hiện tại của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhất là mức độ chuẩn bị của các đơn vị điều tra nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp cho điểm đối với 16 tiêu chí cơ bản liên quan đến sự phát triển và năng

Đồ thị 6. Khả năng cạnh tranh so với đối thủ của các DN

lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu và chủ doanh nghiệp trao đổi tọa đàm phân tích để có thể đưa ra những điểm số thích hợp trong từng trường hợp cụ thể. Mặc dù đã có những cân nhắc và phân tích qua lại nhưng việc cho điểm này không thể tránh khỏi ý kiến chủ quan cũng như những thiên lệch đáng tiếc. Dù sao đi nữa, đây cũng là cách làm có tính thực thi trong tình trạng thiếu thông tin số liệu từ các doanh nghiệp. Mặt khác, trong quá trình chuẩn hóa các chỉ tiêu thông qua việc áp dụng công thức đã được Diễn đàn kinh tế thế giới và một số dự án áp dụng nhóm nghiên cứu hy vọng những chỉ số này phản ánh được khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp hiện nay.

Đồ thị 7. Khả năng cạnh tranh của các loại hình DN

Số liệu khảo sát cho thấy năng lực quản lý, quảng cáo khuyến mại, bao bì nhãn mác và dịch vụ sau bán hàng là những hạn chế của các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp hiện nay. Đây cũng là những khía cạnh thường gặp ở các đơn vị khi chuyển từ chế độ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường.

Nếu xét các doanh nghiệp theo 6 nhóm chỉ tiêu chính, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp có thể biểu thị qua đồ thị hình sao, độ dài của mỗi đường trong hình thể hiện điểm của chỉ số cấu thành theo thang điểm 10. Các đồ thị bên trái thể hiện những loại hình doanh nghiệp có chỉ tiêu lớn hơn như các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và các công ty TNHH; còn phía bên phải là các doanh nghiệp yếu hơn về các chỉ tiêu nói trên về năng lực cạnh tranh, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước địa phương.

Một chỉ số tổng hợp đánh giá tính cạnh tranh của các doanh nghiệp có thể được tính toán trên cơ sở cộng các chỉ số cấu thành nêu trên nhưng nó ít có ý nghĩa như một công cụ chính sách. Theo chúng tôi trong chỉ số tổng hợp này phải tính đến những khía cạnh của hội nhập đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các trọng số về từng nhóm chỉ tiêu cấu thành được nhóm nghiên cứu xác định trên cơ sở tổng hợp những ý kiến của chủ doanh nghiệp về tầm quan trọng của các chỉ tiêu đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Theo các doanh nghiệp điều tra thì các chỉ tiêu liên quan đến chiến lược phát triển thị trường, công nghệ, quản lý chất lượng cũng như mối quan hệ của doanh nghiệp (quan hệ khách hàng, quan hệ đối tác và quan hệ hiệp hội ngành hàng) sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả và sự hội nhập kinh tế thành công. Chính vì vậy các trọng số của 6 nhóm chỉ tiêu được nhóm nghiên cứu xác định như sau:



Chỉ số cấu thành

Trọng số

Năng lực quản lý

10%

Chiến lược thị trường

20%

Phát triển công nghệ

20%

Cạnh tranh sản phẩm

10%

Quản lý chất lượng

20%

Mối quan hệ

20%

Tổng số

100%

Các tính toán cụ thể cho thấy về chỉ số cạnh tranh của các doanh nghiệp điều tra không phải là cao, mức bình quân chung đạt 46,4 điểm, tức là dưới mức trung bình. Với mức điểm 68,7 điểm doanh nghiệp liên doanh có chỉ số tổng hợp cao nhất, tiếp đó là doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và công ty TNHH có mức gần như nhau, ở mức hơn 50 điểm. Thấp nhất là chỉ số của các doanh nghiệp Nhà nước địa phương, chỉ đạt 37,5 điểm, thấp hơn 4 điểm so với các doanh nghiệp tư nhân (xem đồ thị 8).

Đồ thị 8. Chỉ số cạnh tranh phân theo loại hình DN

Về giác độ ngành hàng, các doanh nghiệp của ngành hồ tiêu, cao su và hạt điều có chỉ số cao nhất trong các doanh nghiệp được. Các doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu đạt gần 69 điểm, lớn hơn tới gần 30 điểm so với các doanh nghiệp có điểm thấp nhất là chăn nuôi. Các doanh nghiệp cà phê và lúa gạo là những ngành chủ lực của nền kinh tế nhưng có chỉ số không cao (xem đồ thị 9).

Xét về yếu tố địa lý, các doanh nghiệp của Phú Thọ, Bình Phước và Tp. Hồ Chí Minh có chỉ số cao nhất, trong khi các doanh nghiệp của Cần Thơ và Hải Phòng có chỉ số thấp nhất (xem phần phụ lục).


Đồ thị 9. Chỉ số cạnh tranh phân theo ngành hàng

Tóm lại, năng lực hội nhập của các doanh nghiệp còn nhiều vấn đề phải bàn kể cả về bản thân chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp như một đơn vị sản xuất kinh doanh và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong quá trình đáp ứng nhu cầu của hội nhập. Nghiên cứu những khía cạnh của doanh nghiệp trong khung cảnh hội nhập kinh tế là một vấn đề lớn và phức tạp. Nhóm nghiên cứu cũng mới chỉ ra những vấn đề cơ bản và còn ở mức độ sơ khai chắc chắn phải đầu tư nghiên cứu sâu hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cần phát huy những thế mạnh và hạn chế những yếu điểm để có thể hội nhập có hiệu quả hơn.



tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương