Danh sách nhóm nghiên cứU III danh sách các từ viết tắT IV



tải về 1.92 Mb.
trang2/17
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1703
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

DANH SÁCH BIỂU BẢNG





Biểu 1.1. Số doanh nghiệp điều tra phân theo loại hình và địa bàn 6

 Biểu 2.1.1. Tình hình biến động các loại hình DN 2001-2003 25

Biểu 2.1.2. Phân loại doanh nghiệp năm 2003 26

Biểu 2.1.3. Một số chỉ tiêu SXKD của doanh nghiệp năm 2003 27

Biểu 2.1.4. Thực trạng SXKD của DN 2001-2003 28

Biểu 2.2.1.1. Qui mô doanh nghiệp điều tra 29

Biểu 2.2.1.2. Nguồn nhân lực trong DN 30

Biểu 2.2.1.3. Đào tạo nhân lực trong DN 31

Biểu 2.2.1.4. Đào tạo nhân lực trong DN theo địa bàn điều tra 32

Biểu 2.2.1.5. Khả năng về vốn của DN trong 3 năm gần đây 33

Biểu 2.2.1.6. Khả năng về vốn của DN phân theo ngành nghề SXKD 34

Biểu 2.2.1.7. Biến động vốn trong DN điều tra 35

Biểu 2.2.1.8. Biến động vốn trong DN phân theo ngành nghề 36

Biểu 2.2.1.9. Chi phí mua sắm trang thiết bị bình quân 3 năm gần đây 38

Biểu 2.2.1.10. Thời điểm mua sắm trang thiết bị trong các DN điều tra 39

Biểu 2.2.1.11. Chất lượng sản phẩm của DN điều tra 45

Biểu 2.2.1.12. Tình hình đăng ký nhãn hiệu của DN 46

Biểu 2.2.1.13. Tình hình đăng ký nhãn hiệu của DN theo địa bàn 47

Biểu 2.2.1.14. Độ tuổi của các chủ DN 50

Biểu 2.2.1.15. Chuyên ngành của các chủ DN điều tra   51

Biểu 2.2.1.16. Thời gian làm chủ DN 52

Biểu 2.2.1.17. Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh của DN 53

Biểu 2.2.1.18. Ý kiến của chủ DN về lợi thế của hội nhập 54

Biểu 2.2.1.19. Ý kiến của chủ DN về thách thức của hội nhập 55

Biểu 2.2.1.20. Những việc cần làm để nâng cao năng lực hội nhập 56

Biểu 2.2.2.1. Chi phí thuê chuyên gia bên ngoài của DN 59

Biểu 2.2.2.4. Kênh tiêu thụ sản phẩm của các DN 63

Biểu 2.2.2.5. Kênh tiêu thụ sản phẩm của các DN phân theo địa bàn 65

Biểu 2.2.2.7. Sự tham gia các hiệp hội của các DN điều tra 66

Biểu 2.2.2.8. Sử dụng các dịch vụ tư vấn của DN 68

Biểu 2.2.2.9. Sử dụng Internet trong DN 70



DANH SÁCH SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ




Sơ đồ 1. Năng lực hội nhập của doanh nghiệp 14

Đồ thị 1. Tỉ lệ sản phẩm chính so tổng doanh thu của DN 42

Đồ thị 2. Giá thành của doanh nghiệp so với đối thủ 44

Đồ thị 3. Trình độ đào tạo của chủ DN 52

Đồ thị 4. Những quan tâm chính đối với DN khi hội nhập 57

Đồ thị 5. Các kênh xuất khẩu của DN điều tra 64

Đồ thị 6. Khả năng cạnh tranh so với đối thủ của các DN 73

Đồ thị 7. Khả năng cạnh tranh của các loại hình DN 74

Đồ thị 8. Chỉ số cạnh tranh phân theo loại hình DN 76

Đồ thị 9. Chỉ số cạnh tranh phân theo ngành hàng 77




DANH SÁCH CÁC HỘP




Hộp 1. Một chiến lược phát triển doanh nghiệp bền vững 42

Hộp 2. Câu chuyện thương hiệu sản phẩm 49

Hộp 3. Thủ phạm chính là ....doanh nghiệp 68

Hộp 4. Bài học chữ tín trong ngành xuất khẩu hạt điều 71

Hộp 5. Đổi mới tổ chức ngành hàng cà phê 93




DANH SÁCH PHỤ LỤC




Phụ lục 1. Một số chỉ tiêu SXKD của DN tại địa bàn điều tra 97

Phụ lục 3 . Tỉ lệ người biết ngoại ngữ, vi tính trong DN theo địa bàn 99

Phụ lục 4. Giá thành của DN so với các đối thủ cạnh tranh 100

Phụ lục 5. Chuyên ngành của các chủ DN điều tra theo ngành nghề 101

Phụ lục 6. Kênh tiêu thụ sản phẩm phân theo ngành hàng 102

Phụ lục 7. Thời gian làm việc trong ngành của chủ DN 102

Phụ lục 8. Sự tham gia hội chợ/triển lãm phân theo địa bàn điều tra 103

Phụ lục 9. Sử dụng Internet trong DN phân theo địa bàn điều tra 104

Phụ lục 10. Chỉ số cạnh tranh phân theo địa bàn điều tra 104

Phụ lục 11. Phiếu thu thập thông tin doanh nghiệp 105


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình đổi mới, nước ta đã từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế. Tham gia ASEAN từ năm 1995 mà đáng kể nhất là thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã đánh dấu bước tiến lớn trong chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Đến nay Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với khoảng 90 nước trên thế giới và trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế có uy tín trong khu vực và thế giới như APEC (1998), Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ (2001); đang triển khai thực hiện chương trình “thu hoạch sớm” trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và bắt đầu đàm phán thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Nhật Bản và ASEAN - Ấn Độ cũng như nghiên cứu khả năng thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc. Đặc biệt từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đang tích cực đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong thời gian tới.

Như vậy hội nhập hay không hội nhập không còn là vấn đề bàn cãi của Việt Nam mà vấn đề là phải hội nhập như thế nào cho hiệu quả tránh được những tác động tiêu cực của tiến trình toàn cầu hoá. Quá trình toàn cầu hoá, cụ thể hoá là hội nhập kinh tế thế giới đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến mọi ngành trong nền kinh tế của các quốc gia cho dù nước đó có là thành viên hay không của Tổ chức Thương mại thế giới. Thị trường thế giới ngày càng được mở với việc giảm hàng rào thuế quan và bãi bỏ những rào cản khác. Các doanh nghiệp sẽ có được nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức và mối đe dọa. Thị trường xuất khẩu sẽ trở lên ngày một khốc liệt hơn giữa các nước có cùng một lợi thế cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp cho dù hoạt động trên thị trường thế giới hay nội địa sẽ phải tự xác định những yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh trên thị trường về chất lượng, chi phí và mạng lưới tiêu thụ. Vì vậy, khả năng hội nhập của các doanh nghiệp sẽ có vai trò quyết định lớn hơn. Đặc biệt, một yếu tố không thể thiếu được trong việc nâng cao khả năng hội nhập của các doanh nghiệp là chiến lược doanh nghiệp bao gồm kỹ thuật, công nghệ, đội ngũ cán bộ, tổ chức quản lý, v.v...

Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế được quan tâm nhiều tại Việt Nam trong những năm vừa qua, đặc biệt là những công trình nghiên cứu tác động của nó tới nền kinh tế quốc gia và những ngành khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô và chủ yếu tập trung vào những vấn đề của cạnh tranh sản phẩm hơn là khía cạnh doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu này, dường như có sự đánh giá quá cao vai trò của các yếu tố như tài nguyên dồi dào, nhân công rẻ và các cơ chế chính sách của Chính phủ và nhiều địa phương có nhiều ưu đãi như là một thứ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, trong dài hạn thì đây không phải là những yếu tố chính mang lại năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thực chất đó chỉ là những yếu tố giúp khởi động nền kinh tế tốt hơn khi chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Bản chất của năng lực cạnh tranh phải là sự cộng tác giữa các doanh nghiệp, khả năng tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác và sự tăng cường trong xây dựng liên kết liên ngành. Nhiều tác giả (David Roland-Holst và Finn Tarp) đã nhấn mạnh vai trò cải cách kinh tế trong nước như là một yếu tố quan trọng nhất để hội nhập có hiệu quả.

Từ khi có Luật Doanh nghiệp, số lượng các doanh nghiệp mới thành lập tăng khá nhanh. Nhưng cho đến nay, chưa có một nghiên cứu toàn diện nào về hiệu quả thực sự của các doanh nghiệp Việt Nam được công bố (Vũ Tiến Lộc 2003). Tuy nhiên, các diễn đàn hay hội thảo về kinh tế đều nhấn mạnh một thực tế là đa số các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều thách thức, thậm chí có thể phá sản trước nguy cơ hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực quản lý kém, công nghệ lạc hậu và chậm thay đổi, sự tồn tại hiện nay phần nào được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan. Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp, khoảng 30% doanh nghiệp chưa hề biết thông tin về quá trình gia nhập WTO của Việt Nam; 45% không có kế hoạch chuẩn bị; 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu kinh nghiệm và thương mại quốc tế. Do vậy để hội nhập có hiệu quả, phương châm “biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng” sẽ là không thừa đối với các doanh nghiệp nước ta hiện nay. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải xác định được “điểm mạnh, điểm yếu” của mình trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các cấp quản lý vĩ mô cũng cần nhận thức được điều này và từ đó có những chính sách, biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp có thể hội nhập có hiệu quả. Như vậy, để có những chính sách hội nhập kinh tế mềm dẻo hợp lý và chủ động cần phải đánh giá được mức độ chuẩn bị của các doanh nghiệp trong ngành về hội nhập kinh tế như thế nào? Ở đây không phải là vấn đề có cạnh tranh được hay chưa hay cạnh tranh với nước nào, công ty nào, mà là mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp như thế nào cho dù những chính sách vĩ mô (cấp quốc gia, cấp ngành) có thể đã chuẩn bị đầy đủ. Do vậy, đánh giá thực trạng và kiến nghị những giải pháp nâng cao năng lực hội nhập của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp là thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, đảm bảo sự phối hợp hài hoà giữa các cấp độ quản lý và tính hệ thống của các chính sách trong nước.



tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương