Danh sách nhóm nghiên cứU III danh sách các từ viết tắT IV



tải về 1.92 Mb.
trang11/17
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1703
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17

Các doanh nghiệp liên doanh có ưu thế về chỉ tiêu giá thành thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tỉ lệ các doanh nghiệp Nhà nước có giá thành cao hơn 1-5% so với các đối thủ ngoài tỉnh là 10,5%, trong khi con số này cao hơn đối với các thành phần kinh tế khác như các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần. Trong các doanh nghiệp có thể xác định được vị trí của giá thành doanh nghiệp mình so với đối thủ có tới 25% cho rằng có ưu thế hơn về chỉ tiêu này. Mặc dù vậy, tỉ lệ doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn trong giá thành không phải là nhỏ. Có tới hơn 12% doanh nghiệp được hỏi có giá thành cao hơn 5% so với đối thủ trong tỉnh; và 9.1% so với ngoài tỉnh.

- Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp: Một chỉ tiêu không kém phần quan trọng trong quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp. Số lượng điều tra cho thấy mới gần 1/3 lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra đạt chất lượng tốt (xem biểu 2.2.1.11). Có ưu thế về chỉ tiêu này là các doanh nghiệp Nhà nước địa phương và công ty TNHH. Tỉ lệ sản phẩm ở chất lượng kém còn cao ở các doanh nghiệp Nhà nước





Biểu 2.2.1.11. Chất lượng sản phẩm của DN điều tra

ĐVT: %


Phân loại

Chất lượng

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

1. Loại hình DN

 

 

 

 

DN NN Trung ương

32.9

31.5

15.6

20.0

DN NN địa phương

53.0

45.0

0.0

2.0

Công ty cổ phần

27.0

29.3

41.8

2.0

Công ty TNHH

35.0

44.0

15.0

6.0

DN tư nhân

16.8

46.4

32.0

4.8

2. Ngành hàng













Cà phê

32.3

41.4

8.8

17.5

Lúa gạo

26.4

34.2

34.8

4.6

Kinh doanh tổng hợp

50.0

30.0

20.0

0.0

Chung

30.1

37.1

23.0

9.9

Nguồn: Điều tra đề tài

Trung ương (chiếm tới 20%) trong khi con số này ở các loại hình doanh nghiệp khác chỉ dao động ở mức 2-6%. Nếu xét về ngành hàng con số tổng hợp cho thấy, ngành lương thực chủ yếu đạt tiêu chuẩn chất lượng khá và trung bình, chiếm tới 80% lượng sản phẩm. Điều này phản ánh phần nào đặc điểm sản xuất của nền sản xuất lúa theo mô hình hộ nông dân tác động đến việc quản lý và nâng cao chất lượng gạo thành phẩm của các doanh nghiệp. Con số này đối với ngành hàng cà phê được cải thiện do việc sản xuất có tập trung hơn. Tuy nhiên, sản phẩm chất lượng kém cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ gần 18%. Tuy nhiên, nguyên nhân theo các doanh nghiệp cho biết chủ yếu là do qui trình thu hoạch và bảo quản sản phẩm gây lên. Chẳng hạn đối với ngành lúa gạo, phần sản xuất gạo nguyên liệu điều do người dân đảm nhiệm, mà ở đó các qui trình kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch chưa được chú ý. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm này thường huy động nguồn nguyên liệu trôi nổi trên thị trường và qua thương lái nên việc quản lý chất lượng khó có thể đảm bảo về giác độ cùng giống và khối lượng lớn. Do vậy đối với những hợp đồng với lô hàng gạo chất lượng cao các doanh nghiệp thường ít khi thực hiện tốt. Đối với ngành hàng cà phê mặc dù có vùng nguyên liệu tập trung hơn nhưng chất lượng lại bị hạn chế bởi qui trình thu hái (thường là thu hoạch quả xanh) và công nghệ chế biến (tỉ lệ chế biến theo công nghệ ướt rất ít). Theo một số chủ doanh nghiệp cho biết hiện tại người dân có xu hướng thu hoạch sớm (thường vào tháng 11-12 khi quả còn xanh) hơn trước kia (vào dịp Tết âm lịch khi quả đã chín rộ) làm giảm hẳn chất lượng cà phê chế biến nhất là phục vụ công nghệ chế biến ướt. Trên thực tế chỉ còn những diện tích do các công ty chỉ đạo chặt chẽ khâu thu hoạch mới đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho công nghệ chế biến này.



- Thương hiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp: Đây là điều kiện quan trọng đối với doanh nghiệp khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nó đảm bảo uy tín của doanh nghiệp với tư cách như là một thể nhân ra vào thị trường. Với xu thế của toàn cầu hoá thì thương hiệu ngày càng trở lên quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp. Số liệu điều tra cho thấy mới có 42% doanh nghiệp được hỏi đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Doanh nghiệp liên doanh đi đầu trong vấn đề này. Sau đó là các công ty cổ phần. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới đăng ký thương hiệu của mình tại Việt Nam. Tỉ lệ doanh nghiệp có đăng ký thương hiệu trên thế giới còn quá khiêm tốn, chưa đến 13% số doanh nghiệp điều tra (xem biểu 2.2.1.12). Chỉ có 2/12 doanh nghiệp tư nhân có đăng ký thương hiệu sản phẩm trong nước (chiếm 16,7%). Con số này cũng khá nhỏ đối với các công ty TNHH (đạt 28,6%) và các doanh nghiệp Nhà nước địa phương (đạt 21,1%). Đối với việc đăng ký thương hiệu tại nước ngoài các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương có bước tiến khá hơn. Hơn ¼ số doanh nghiệp Nhà nước Trung ương được hỏi đã đăng ký thương hiệu tại nước ngoài, trong khi con số này chỉ 6-8% đối với các loại hình doanh nghiệp khác (trừ doanh nghiệp liên doanh).

Biểu 2.2.1.12. Tình hình đăng ký nhãn hiệu của DN


Loại hình doanh nghiệp


Đăng ký nhãn hiệu

Chung

Chưa

Trong nước

Ngoài nước

Cả hai

DN NN Trung ương

Số lượng (DN)

10

4

1

4

19

 

 Tỉ lệ (%)

52,6

21,1

5,3

21,1

100,0

DN NN địa phương

Số lượng (DN)

8

6

0

1

15

 

 Tỉ lệ (%)

53,3

40,0

0,0

6,7

100,0

Công ty cổ phần

Số lượng (DN)

6

6

0

1

13

 

 Tỉ lệ (%)

46,2

46,2

0,0

7,7

100,0

Công ty TNHH

Số lượng (DN)

17

8

1

2

28

 

 Tỉ lệ (%)

60,7

28,6

3,6

7,1

100,0

DN tư nhân

Số lượng (DN)

10

2

0

0

12

 

 Tỉ lệ (%)

83,3

16,7

0,0

0,0

100,0

DN liên doanh

Số lượng (DN)

0

0

1

0

1

 

 Tỉ lệ (%)

0,0

0,0

100,0

0,0

100,0

Chung

Số lượng (DN)

51

26

3

8

88

 

 Tỉ lệ (%)

58,0

29,5

3,4

9,1

100,0

Nguồn: Điều tra đề tài

Nếu xét theo địa bàn khảo sát, tỉ lệ doanh nghiệp có đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cũng rất khác nhau. Các doanh nghiệp của Cần Thơ hầu như chưa quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu bởi vì đa số các doanh nghiệp điều tra làm việc vụ gia công gạo xuất khẩu cho các công ty lớn của Tổng công ty lương thực miền Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành chè xuất khẩu chủ yếu thông qua các đầu mối xuất khẩu (Tổng Công ty chè Việt Nam) nên cũng chưa chú ý nhiều đến thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thương hiệu thường có điều kiện tiếp cận gần hơn đến các thị trường cuối cùng, chủ động hơn trong marketing sản phẩm. Tỉ lệ doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu còn quá thấp ở các địa bàn khác như Phú Thọ, Quảng Trị và Đắk Lắk, chưa đến 1/5 số doanh nghiệp được hỏi (xem biểu 2.2.1.13). Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chú ý hơn đến việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Tỉ lệ này đối với các doanh nghiệp lúa gạo là 53,3%; cà phê – gần 31%; hạt điều – hơn 70%; chè – hơn 33% và lâm sản mới hơn 15%.



Biểu 2.2.1.13. Tình hình đăng ký nhãn hiệu của DN theo địa bàn


Loại hình doanh nghiệp


Đăng ký nhãn hiệu

Chung

Chưa

Trong nước

Ngoài nước

Cả hai

Phú Thọ

Số lượng (DN)

8

1

1

0

10

 

 Tỉ lệ (%)

80,0

10,0

10,0

0,0

100,0

Hải Phòng

Số lượng (DN)

4

5

0

1

10

 

 Tỉ lệ (%)

40,0

50,0

0,0

10,0

100,0

Quảng Trị

Số lượng (DN)

8

1

0

0

9

 

 Tỉ lệ (%)

88,9

11,1

0,0

0,0

100,0

Gia Lai

Số lượng (DN)

4

5

0

1

10

 

 Tỉ lệ (%)

40,0

50,0

0,0

10,0

100,0

TP. HCM

Số lượng (DN)

11

6

1

6

24




 Tỉ lệ (%)

45,8

25,0

4,2

25,0

100,0

Bình Phước

Số lượng (DN)

3

6

1

0

10




 Tỉ lệ (%)

30,0

60,0

10,0

0,0

100,0

Đắk Lắk

Số lượng (DN)

8

2

0

0

10

 

 Tỉ lệ (%)

80,0

20,0

0,0

0,0

100,0

TP. Cần Thơ

Số lượng (DN)

5

0

0

0

5

 

 Tỉ lệ (%)

100,0

0,0

0,0

0,0

100,0

Chung

Số lượng (DN)

51

26

3

8

88

 

 Tỉ lệ (%)

58,0

29,5

3,4

9,1

100,0

Nguồn: Điều tra đề tài

Con số này thể hiện sự lựa chọn của các doanh nghiệp về chiến lược việc xây dựng thương hiệu sản phẩm có thể là thương hiệu riêng hay mượn thương hiệu của doanh nghiệp khác nhằm giảm thiểu chi phí trong ngắn hạn để xây dựng chiến lược thị trường dài hạn hơn. Đó cũng là đặc điểm của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng việc đăng ký chỉ là một khâu rất nhỏ trong việc duy trì thương hiệu và sử dụng thương hiệu như là một công cụ đảm bảo tính cạnh tranh cao của doanh nghiệp trên thị trường.

Qua điều tra cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một phần là do các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, một phần là đây là vấn đề mới các doanh nghiệp còn nhiều bỡ ngỡ trong xây dựng thương hiệu. Đặc biệt một số doanh nghiệp cho rằng đó là một việc của Nhà nước (Bộ ngành hay địa phương) mang tính quốc gia cần phải có chương trình đồng bộ và đầu tư thích đáng. Có doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thương hiệu chứng chỉ ISO (như Công ty cà phê Thắng Lợi) nhưng do chi phí quá cao so với khả năng đầu tư nên đã bỏ. Trong thực tế còn nhiều quan niệm khác nhau về xây dựng thương hiệu: thương hiệu quốc gia hay vùng nhưng theo chúng tôi thương hiệu sản phẩm phải gắn liền với doanh nghiệp và là công cụ để doanh nghiệp thể hiện hiệu quả SXKD của mình.

Hộp 2. Câu chuyện thương hiệu sản phẩm



Tóm lại, sản phẩm của doanh nghiệp tuy đã có những ưu thế về giá thành, nhưng tính đa dạng còn kém đặc biệt so với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc đối phó với rủi ro khi có những biến động lớn trên thương trường. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.



e) Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp: Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên sự khác nhau giữa các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy hai doanh nghiệp có thể có cùng điều kiện về đất đai, tài chính, v.v... nhưng với những cách nghĩ cách làm khác nhau của người chủ doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ chắc chắn sẽ có những kết quả khác nhau.

- Chủ doanh nghiệp: Trong số 88 chủ doanh nghiệp, nam chiếm 82,95% với độ tuổi trung bình là 49 tuổi, một độ tuổi không phải là trẻ so với xu thế hội nhập hiện nay. Người trẻ nhất là 30 tuổi và già nhất là 60 tuổi. Điều đáng nói ở đây là chỉ có 9/88 (hơn 10%) chủ doanh nghiệp có độ tuổi dưới 40 mà tập trung chủ yếu là các công ty tư nhân và TNHH có qui mô nhỏ, trong khi những công ty lớn, nhất là doanh nghiệp Nhà nước thì các giám đốc lại đã ở tuổi ngoài 55. Điều này hạn chế phần nào khả năng tiếp cận với những yếu tố công nghệ và kỹ thuật của quá trình hội nhập kinh



Biểu 2.2.1.14. Độ tuổi của các chủ DN

ĐVT: năm


Loại hình DN

Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất

DN NN Trung ương

51

44

58

DN NN địa phương

50

39

59

Công ty cổ phần

52

37

60

Công ty TNHH

47

30

60

DN tư nhân

46

34

57

DN liên doanh

48

48

48

Chung

49

30

60

Nguồn: Số liệu điều tra

tế quốc tế, nhất là tính năng động trong chiến lược kinh doanh. Giám đốc các doanh nghiệp liên doanh, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân thường là những người trẻ hơn, mới ở độ tuổi 46-48 có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để quản lý các doanh nghiệp tốt hơn trong quá trình hội nhập. Một điều đáng chú ý là tỉ lệ chủ doanh nghiệp mới đạt văn hóa cấp trung học cơ sở còn cao (11-12% số người được phỏng vấn), chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và doanh nghiệp tư nhân.



Xét về chuyên môn được đào tạo của các chủ doanh nghiệp cho thấy tỉ lệ người có chuyên ngành phù hợp với ngành nghề đang sản xuất kinh doanh không phải là lớn (xem biểu 2.2.1.15). Tỉ lệ trái ngành nghề xẩy ra lớn nhất ở các doanh nghiệp tư nhân (2/3 số doanh nghiệp điều tra) và công ty TNHH (gần 43% số doanh nghiệp được hỏi). Mới có 35,2% số chủ doanh nghiệp được đào tạo về các chuyên ngành kinh tế và thương mại. Có tới gần 40% (cụ thể là 39,8%) số chủ doanh nghiệp có chuyên môn ít gắn với việc quản lý và điều hành hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp. Một điểm đáng chú ý là phần lớn các giám đốc công ty TNHH có chuyên ngành đào tạo không liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp nông lâm nghiệp như kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế hay thương mại (chiếm gần ½ doanh nghiệp điều tra).


Biểu 2.2.1.15. Chuyên ngành của các chủ DN điều tra  


Loại hình DN

Chuyên ngành đào tạo của chủ DN

Cộng

Kỹ thuật nông nghiệp

Kỹ thuật công nghiệp

Kinh tế

Thương mại

Chính trị

Khác

DN NN Trung ương

3

2

7

1

0

6

19

  Tỉ lệ (%)

15,8

10,5

36,8

5,3

0,0

31,6

100,0

DN NN địa phương

4

0

5

0

1

5

15

  Tỉ lệ (%)

26,7

0,0

33,3

0,0

6,7

33,3

100,0

Công ty cổ phần

3

3

3

1

0

3

13

  Tỉ lệ (%)

23,1

23,1

23,1

7,7

0,0

23,1

100,0

Công ty TNHH

3

2

10

1

0

12

28

  Tỉ lệ (%)

10,7

7,1

35,7

3,6

0,0

42,9

100,0

DN tư nhân

0

1

3

0

0

8

12

  Tỉ lệ (%)

0,0

8,3

25,0

0,0

0,0

66,7

100,0

DN liên doanh

0

0

0

0

0

1

1

  Tỉ lệ (%)

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

100,0

100,0

Chung

13

8

28

3

1

35

88

  Tỉ lệ (%)

14,8

9,1

31,8

3,4

1,1

39,8

100,0

Nguồn: Số liệu điều tra

Tuy nhiên, đa số các chủ doanh nghiệp được phỏng vấn đã có thời gian làm giám đốc khá lâu. Có 32/88 người được hỏi đã giữ cương vị lãnh đạo trên 10 năm, còn phần lớn là đã được trên 5 năm. Số người giữ cương vị lãnh đạo dưới 5 năm chiếm gần 38%. Chủ các doanh nghiệp Nhà nước (Trung ương và địa phương) có thời gian giữ chức lâu hơn so với các chủ các doanh nghiệp khác như công ty cổ phẩn, TNHH hay doanh nghiệp tư nhân (xem biểu 2.2.1.16). Mặt khác, số liệu điểu tra cho thấy có tới gần 50% số chủ doanh nghiệp có thời gian làm việc trong ngành từ 15 năm trở lên, tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước (15/19) và công ty cổ phần (8/13). Con số này thấp hơn ở công ty TNHH (11/28) và doanh nghiệp tư nhân (4/12). Với thâm niên công tác dài là yếu tố quan trọng để các lãnh đạo doanh nghiệp có những kinh nghiệp công tác tốt, nhất là đối với đặc thù của ngành nông nghiệp (sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên cũng như đối tượng lao động lại là những cây trồng vật nuôi). Tuy nhiên, đó cũng là yếu tố hạn chế tính năng động của các chủ doanh nghiệp của thành phần kinh tế này trong quá trình đổi mới đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế hiện tại và tương lai.



Biểu 2.2.1.16. Thời gian làm chủ DN


Loại hình DN

Dưới 5 năm

5 đến 9 năm

10 đến 14 năm

15 đến 19 năm

Trên 20 năm

Cộng

DNNN Trung ương

6

7

3

2

1

19

DNNN địa phương

4

1

6

2

2

15

Công ty cổ phần

3

1

7

1

1

13

Công ty TNHH

15

8

3

1

1

28

DN tư nhân

5

5

2







12

DN liên doanh




1










1

Cộng

33

23

21

6

5

88

Tỉ lệ (%)

37,5

26,1

23,9

6,8

5,7

100,0

Nguồn: Số liệu điều tra đề tài

Số chủ doanh nghiệp có trình độ trên đại học vẫn còn quá ít (gần 3% số người được hỏi). Hơn nữa vẫn còn tới 18% số chủ doanh nghiệp được đào tạo ở cấp trung học trở xuống. Số chủ doanh nghiệp có trình độ đào tạo ở cấp sơ cấp và trung cấp vẫn ở mức 40%, tức hơn 1/3 số người được hỏi (xem đồ thị 3).

Đồ thị 3. Trình độ đào tạo của chủ DN

Số chủ doanh nghiệp có trình độ đại học và cao đẳng chỉ chiếm 39%. Tỉ lệ này còn quá nhỏ (đạt 3%) đối với chủ doanh nghiệp có trình độ đại học trở lên. Đặc biệt, tỉ lệ số chủ doanh nghiệp được đào tạo về hội nhập kinh tế quốc tế không nhiều. Có tới 58/88 hay gần 66% số chủ doanh nghiệp chưa hề qua đào tạo về hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa nội dung được tập huấn đào tạo còn sơ sài chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình hội nhập, nhất là những nội dung mang tính chuyên môn sâu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân các chủ doanh nghiệp chưa nhận biết được rõ những thách thức và cơ hội của hội nhập KTQT đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỉ lệ số doanh nghiệp chưa xác định được đối thủ cạnh tranh của mình còn khá lớn (xem biểu 2.2.1.17). Về đối thủ cạnh tranh trên địa bàn số liệu điều tra cho thấy vẫn còn tới 8% số doanh nghiệp chưa xác định được đối thủ cạnh tranh của mình, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân. Tỉ lệ này cao dần đối với khoảng cách ngoài tỉnh và ngoài nước. Có tới gần 45% số doanh nghiệp được hỏi không biết được đối thủ của mình ở ngoài tỉnh. Con số này lớn hơn ở các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp địa phương, những loại hình doanh nghiệp phần nhiều bó hẹp địa bàn hoạt động trong một địa phương nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tới 1/5 số doanh nghiệp Nhà nước Trung ương không biết rõ đối thủ của mình.

Biểu 2.2.1.17. Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh của DN


Loại hình DN

Đối thủ

trong tỉnh



Đối thủ

ngoài tỉnh



Đối thủ

ngoài nước



Số

DN


Tỉ lệ (%)

Số

DN


Tỉ lệ (%)

Số

DN


Tỉ lệ

(%)


DNNN Trung ương

1

5.3

4

21.1

16

84.2

DNNN địa phương

 




8

53.3

14

93.3

Công ty cổ phần

1

7.7

6

46.2

9

69.2

Công ty TNHH

1

3.6

13

46.4

23

82.1

DN tư nhân

4

33.3

8

66.7

12

100.0

Chung

7

8.0

39

44.3

74

84.1

Nguồn: Số liệu điều tra

Các con số thể hiện số chủ DN chưa xác định được đối thủ cạnh tranh

Xét về sự hiểu biết các đối thủ ngoài nước thì các doanh nghiệp được hỏi còn hạn chế quá lớn. Đây có lẽ sẽ là những trở ngại không nhỏ đối với các doanh nghiệp khi bước vào hội nhập. Qua trao đổi cho thấy phần lớn các doanh nghiệp nông lâm nghiệp chưa quan tâm đến khía cạnh này của kinh tế thị trường, mà tập trung chủ yếu vào sản xuất các sản phẩm, thiếu sự quan tâm cụ thể hơn như sản phẩm này đã có những đối thủ nào làm và ở mức độ nào. Chính vì vậy, các doanh nghiệp rất dễ gặp phải những rủi ro không đáng có về mặt thị trường.

Khi được hỏi ý kiến về những lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều chủ doanh nghiệp chưa xác định được đơn vị mình sẽ có những cơ hội và thách thức gì: 21/88 số doanh nghiệp điều tra, chiếm tỉ lệ khoảng 24%, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương là 8; doanh nghiệp Nhà nước địa phương, công ty cổ phần và TNHH – mỗi loại hình 3 doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân – 4 doanh nghiệp. Có tới gần một nửa số doanh nghiệp điều tra (48,86%) cho rằng hội nhập sẽ đem lại nhiều thách thức hơn đối với doanh nghiệp, còn về lợi thế - chỉ chiếm 27,27%. Hơn 1/3 số doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và ½ số công ty TNHH còn lo ngại nhiều về các thách thức do hội nhập đem lại. Các chủ doanh nghiệp đều nhận thấy hội nhập sẽ giúp cho đơn vị mình cải thiện chất lượng sản phẩm, giá bán và mở rộng xuất khẩu, trong khi thách thức chính lại là cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu (chiếm tới gần 42% số doanh nghiệp được hỏi).


Biểu 2.2.1.18. Ý kiến của chủ DN về lợi thế của hội nhập

ĐVT: %


Lợi thế

DNNN Trung ương

DNNN địa phương

Công ty cổ phần

Công ty TNHH

DN tư nhân

DN liên doanh

Chung

Giá bán

33,3

8,3

41,7

30,0

25,0

0,0

28,0

Mạng lưới khách hàng

11,1

16,7

0,0

15,0

25,0

0,0

13,3

Chất lượng sản phẩm

33,3

25,0

33,3

35,0

25,0

100,0

32,0

Mở rộng xuất khẩu

22,2

50,0

25,0

10,0

25,0

0,0

24,0

Mở rộng tiêu thụ nội địa

0,0

0,0

0,0

10,0

0,0

0,0

2,7

Nguồn: Số liệu điều tra; tỉ lệ so với số DN có ý kiến

Theo ý kiến các doanh nghiệp thì lợi thế của hội nhập đối với họ tập trung ở một số khía cạnh như giá bán (28%); chất lượng sản phẩm (32%) và mở rộng xuất khẩu (24%) (xem biểu 2.2.1.18). Các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương quan tâm nhiều đến giá bán và chất lượng sản phẩm thì các doanh nghiệp Nhà nước địa phương lại quan tâm về khía cạnh mở rộng xuất khẩu. Khía cạnh chất lượng sản phẩm cũng được công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân đánh giá cao trong quá trình hội nhập.

Tương tự, các doanh nghiệp được hỏi đều lo lắng về những thách thức sẽ phải đối mặt với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Gần 2/3 số doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước địa phương coi sự cạnh tranh với hàng nhập khẩu sẽ là thách thức lớn đối với họ, trong khi con số này cũng còn khá cao ở các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương (42,1%). Điều đáng ngạc nhiên là các yếu tố như giá bán, mạng lưới khách hàng và mở rộng thị trường chưa được các chủ doanh nghiệp chú ý đến, đây sẽ là những vấn đề nóng bỏng khi Việt Nam hội nhập đầy đủ vào thị trường quốc tế. Qua các cuộc trao đổi tại doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đều nhận thấy một nét chung là các chủ doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề hội nhập. Người thì cho rằng đó là việc của Nhà nước, của Chính phủ hay của ngành. Như vậy tâm lý chờ đợi còn khá phổ biến trong các doanh nghiệp.

Biểu 2.2.1.19. Ý kiến của chủ DN về thách thức của hội nhập

ĐVT: %


Thách thức

DNNN Trung ương

DNNN địa phương

Công ty cổ phần

Công ty TNHH

DN tư nhân

DN liên doanh

Chung

Giá bán

15,8

36,4

0,0

8,7

9,1

100,0

14,1

Mạng lưới khách hàng

0,0

0,0

30,8

17,4

0,0

0,0

10,3

Chất lượng sản phẩm

5,3

0,0

46,2

21,7

18,2

0,0

17,9

Mở rộng thị trường

36,8

0,0

7,7

17,4

9,1

0,0

16,7

Cạnh tranh hàng nhập

42,1

63,6

15,4

34,8

63,6

0,0

41,0

Nguồn: Số liệu điều tra; tỉ lệ so với số DN có ý kiến

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhận thức về hội nhập có khá hơn. Xu hướng tương tự được thấy ở những doanh nghiệp mà giám đốc đã được tham dự các lớp tập huấn/hội thảo về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là những địa bàn có điều kiện như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, v.v.... Một suy nghĩ khác phổ biến trong đội ngũ quản lý doanh nghiệp nông lâm nghiệp hiện nay là vấn đề hội nhập chỉ liên quan đến các doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, mà bỏ qua “cái sân nhà” là thị trường trong nước. Khi hội nhập chắc chắn sẽ là nơi cạnh tranh mạnh giữa hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại.


Những hạn chế trên phần nào ảnh hưởng đến ý kiến của các chủ doanh nghiệp về những việc phải làm ngay của doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập trong thời gian tới (xem biểu 2.2.1.20). Gần một nửa số chủ doanh nghiệp được hỏi (48,86%) cho rằng xây dựng một chiến lược hội nhập là việc làm quan trọng



Biểu 2.2.1.20. Những việc cần làm để nâng cao năng lực hội nhập


Công việc

Ưu tiên thứ nhất

Ưu tiên thứ hai

Ưu tiên thứ ba

Số

DN


Tỉ lệ (%)

Số

DN


Tỉ lệ (%)

Số

DN


Tỉ lệ (%)

Không biết

5

5,68

11

13,10







XD chiến lược hội nhập

43

48,86

21

25,00

6

7,06

Đổi mới công nghệ/thiết bị

11

12,50

30

35,71

24

28,24

Đào tạo cán bộ

13

14,77

8

9,52

12

14,12

Xây dưng thương hiệu

10

11,36

4

4,76

29

34,12

Liên doanh với nước ngoài

1

1,14

9

10,71

3

3,53

Liên doanh trong nước

3

3,41

1

1,19

7

8,24

Yêu cầu Nhà nước bảo hộ

2

2,27

11

13,10

4

4,71

Nguồn: Số liệu điều tra; tỉ lệ so với số DN có ý kiến

đầu tiên của đơn vị khi bước vào hội nhập. Sau đó là đào tạo cán bộ (chiến lược con người) và đổi mới công nghệ thiết bị. Tuy nhiên, vẫn còn tới gần 2,5% chủ doanh nghiệp cầu cứu đến sự bảo hộ trong nước, một trong những biện pháp bị cấm khi nước ta gia nhập WTO. Khi trao đổi về những giải pháp cụ thể đối với những vấn đề trên các chủ doanh nghiệp thường rất lúng túng. Thực ra đó là tình trạng chung của các doanh nghiệp hiện nay khi năng lực cán bộ còn hạn chế, trong khi những hỗ trợ về đào tạo và thông tin về hội nhập chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế đặt ra, chưa kể đến tính đồng bộ của các giải pháp đã và đang thực hiện. Tỉ lệ doanh nghiệp xếp đổi mới công nghệ thiết bị vào ưu tiên thứ hai chiếm khá cao hơn 1/3 số người được phỏng vấn, trong khi đó xây dựng thương hiệu được các chủ doanh nghiệp xếp hàng ưu tiên thứ ba. Những ưu tiên của các doanh nghiệp được mô phỏng bởi đồ thị 4. Như vậy, những việc quan trọng để doanh nghiệp có thể hội nhập thành công tập trung vào bốn trụ cột là xây dựng chiến lược hội nhập, đổi mới công nghệ/thiết bị, đào tạo cán bộ và xây dựng thương hiệu.

Đồ thị 4. Những quan tâm chính đối với DN khi hội nhập

Tóm lại, dựa trên một số chỉ tiêu gián tiếp ta có thể kết luận rằng các giám đốc doanh nghiệp nông lâm nghiệp còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý để có thể đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai. Việc nâng cao năng lực này đòi hỏi có sự tích luỹ kinh nghiệm thực tế cũng như tăng cường những khoá đào tạo cấp tốc đối với đội ngũ quản lý này, từ việc nhận thức được vấn đề tới triển khai thực hiện các công việc cụ thể.

Những năng lực về sản xuất kinh doanh nêu trên là những điều kiện tiên quyết nhất để doanh nghiệp có thể bước vào thị trường đầy những biến động và cam go. Tuy nhiên, việc thành hay bại và có hội nhập được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố của thị trường mà doanh nghiệp cần phải phát triển và hoàn thiện.



tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương