Danh sách nhóm nghiên cứU III danh sách các từ viết tắT IV



tải về 1.92 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1703
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

Đối với các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh lúa gạo hay cà phê lượng vốn lưu động tập trung theo các hợp đồng khá lớn nên trong giá thành chịu chi phí lãi suất không nhỏ. Xét về đặc thù của 2 ngành hàng lúa gạo (liên quan đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia) và cà phê (gắn với vấn đề phát triển vùng Tây Nguyên) nên trong thời gian vừa qua Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ nhất định như hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ hay khoanh nợ khi có những biến động lớn. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên, nhất là các đơn vị Nhà nước đều phải tham gia các hoạt động mang tính chính trị-xã hội như xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ đất cho đồng bào dân tộc hay tăng cường cán bộ trong việc ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội, v.v... Những chi phí phát sinh này phần nào làm cho giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp tăng lên kéo theo tính cạnh tranh cũng giảm theo. Tuy nhiên, theo chúng tôi đối với đặc điểm của kinh doanh trong nông nghiệp và nông thôn thì những chi phí trên sẽ có những tác dụng tốt về mặt xây dựng quan hệ cộng đồng xã hội tạo đà cho những mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn trong việc xây dựng vùng nguyên liệu, bảo vệ sản phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng hay nguồn lao động thời vụ.

c) Trình độ công nghệ trang thiết bị trong doanh nghiệp: Trong thời đại của khoa học và công nghệ, vấn đề trang thiết bị là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể hội nhập với thế giới trên các phương diện như mẫu mã, chất lượng sản phẩm cũng như những công cụ phân tích hay hệ thống thông tin liên lạc, v.v...

Do hạn chế về lượng thông tin thu thập tại doanh nghiệp cũng như tính đa dạng của các doanh nghiệp trong nông lâm nghiệp nên việc so sánh trình độ công nghệ của các doanh nghiệp khó có thể thực hiện được nhóm nghiên cứu dùng chỉ tiêu mức độ mua sắm của doanh nghiệp đối với những trang thiết bị trong các năm gần đây để gián tiếp đánh giá mức độ trang bị mới cũng như trang bị thông tin liên lạc trong doanh nghiệp. Số liệu tổng hợp cho thấy mức chi cho những trang thiết bị bình quân 3 năm gần đây còn quá hạn chế trong các doanh nghiệp điều tra. Xét về chỉ tiêu mua sắm máy móc thiết bị các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương đầu tư lớn hơn bình quân tới gần 8 tỉ đồng/năm chiếm gần 6,6% tổng chi hàng năm. Con số này cũng khá cao so với công ty trách nhiệm hữu hạn: 2,76 tỉ đồng/năm và chiếm 9,64% tổng chi hàng năm. Các loại hình doanh nghiệp doanh nghiệp còn lại (Nhà nước địa phương, cổ phần và tư nhân) có mức chi khá khiêm tốn, ở mức 5% trong tổng chi hàng năm. Về việc đầu tư đất đai và nhà xưởng thì các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và doanh





Biểu 2.2.1.9. Chi phí mua sắm trang thiết bị bình quân 3 năm gần đây


Trang thiết bị

DNNN Trung ương

DNNN địa phương

Công ty cổ phần

Công ty TNHH

DN tư nhân

DN liên doanh

Chung

1. Máy móc thiết bị






















Tỉ lệ DN có chi (%)

57,89

46,67

46,15

64,29

58,33




55,68

Mức chi trung bình (tr.đ)

6.923

1.473

896

2.764

486




2.959

Tỉ lệ/tổng chi (%)

6,57

5,18

1,53

9,64

3,64




6,46

2. Đất đai nhà xưởng






















Tỉ lệ DN có chi (%)

57,89

33,33

46,15

75,00

41,67




54,55

Mức chi trung bình (tr.đ)

11.298

298

707

777

207




3.070

Tỉ lệ/tổng chi (%)

6,4

3,66

2,17

7

6,78




5,89

3. Phương tiện vận tải






















Tỉ lệ DN có chi (%)

57,89

46,67

38,46

53,57

16,67




45,45

Mức chi trung bình (tr.đ)

629

127

289

460

222




415

Tỉ lệ/tổng chi (%)

1,57

2,99

0,68

5,34

5,41




3,31

4. Máy vi tính






















Tỉ lệ DN có chi (%)

57,89

66,67

53,85

75,00

75,00




65,91

Mức chi trung bình (tr.đ)

1.375

17

14

12

13




272

Tỉ lệ/tổng chi (%)

2,89

0,3

0,05

0,15

1,17




0,84

5. Phương tiên văn phòng






















Tỉ lệ DN có chi (%)

57,89

33,33

46,15

82,14

91,67




63,64

Mức chi trung bình (tr.đ)

1.095

22

48

24

7




234

Tỉ lệ/tổng chi (%)

0,18

0,16

0,13

0,28

0,27




0,23

6. Trang thiết bị khác






















Tỉ lệ DN có chi (%)

78,95

86,67

61,54

85,71

91,67




80,68

Mức chi trung bình (tr.đ)

14.745

1.016

1.418

1.432

522




4.026

Tỉ lệ/tổng chi (%)

11,72

5,95

3,32

16,59

13,34




11,62

Nguồn: Điều tra đề tài; Số liệu được tính toán đối với các DN có chi bình quân 3 năm

nghiệp tư nhân có chú trọng hơn, gấp 2-6 lần về giá trị và 2-3 lần về tỉ lệ chi trong tổng chi của các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, xét về chỉ tiêu tương đối các doanh nghiệp tư nhân có tỉ lệ đầu tư vào đất đai và nhà xưởng lớn nhất chiếm gần 7% tổng chi hàng năm. Các doanh nghiệp điều tra có xu hướng đầu tư ít vào phương tiện vận tải, với mức bình quân phổ biến dưới 2% tổng chi phí ngoại trừ các công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân con số này có phần lớn hơn (chiếm 5-6% tổng chi). Số liệu cũng cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng có đầu tư vào việc tăng cường trang thiết bị nêu trên. Tỉ lệ doanh nghiệp có đầu tư vào những trang thiết bị này mới ở mức 45-55% tùy theo các hạng mục.

Đối với những công cụ làm việc tiên tiến như máy vi tính, thiết bị văn phòng khác cũng được các doanh nghiệp đầu tư thích đáng. Tỉ lệ số doanh nghiệp mua sắm cũng lớn hơn, chiếm khoảng 2/3 số doanh nghiệp được phỏng vấn. Tuy nhiên, mức chi cho những công cụ phục vụ việc nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp còn quá khiêm tốn. Mức chi trung bình mới ở con số dưới 50 triệu đồng/năm chiếm chưa đến 0,5% tổng chi phí hàng năm, trừ các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương.

Biểu 2.2.1.10. Thời điểm mua sắm trang thiết bị trong các DN điều tra


Năm mua sắm

Số lượng (DN)

Tỉ lệ (%)

Giai đoạn 1991-95

1

4.76

Giai đoạn 1996-2000

8

38.10

Năm 2001

2

9.52

Năm 2002

5

23.81

Năm 2003

1

4.76

Năm 2004

2

9.52

Năm 2005

2

9.52

Cộng

21

100.00

Nguồn: Điều tra đề tài 2005

Qua khảo sát sâu các doanh nghiệp của 2 ngành hàng lúa gạo và cà phê cho thấy mức độ trang bị kỹ thuật của các doanh nghiệp được phỏng vấn cũng chỉ ở mức trung bình. Khả năng tiếp cận công nghệ nguồn của các doanh nghiệp rất hạn chế, nặng tính chắp vá và tận dụng nhiều. Có tới gần 43% số dây chuyển sản xuất chính của các doanh nghiệp được trang bị trong những năm trước 2000. Một thực trạng khá phổ biến trong các doanh nghiệp là tính chắp vá trong các dây chuyền thiết bị bởi tồn tại đan xen giữa công nghệ hiện đại và các công nghệ cũ và lạc hậu do thiếu khả năng đầu tư. Chính điều này đã làm khó cho các chủ doanh nghiệp khi phải xác định trình độ công nghệ của đơn vị mình. Số lượng dây chuyền sản xuất chính được mua sắm trong 3 năm gần đây không nhiều. Đối với ngành lúa gạo chỉ có 5/11 doanh nghiệp điều tra có dây chuyền và trang thiết bị tách màu sản phẩm nhưng đó là những công nghệ của thời kỳ 1996-2000 trở về trước. Thậm chí có 1 doanh nghiệp vẫn còn sử dụng công nghệ trước năm 1990. Chỉ có 4/11 doanh nghiệp được trang bị dây chuyền chế biến sâu trong đó 1 dây chuyền trước năm 1990; 1 – của thời kỳ 1996-2000; 1 – năm 2002 và 1 – năm 2004.

Các dây chuyền phân loại sản phẩm và tách tạp chất của các doanh nghiệp điều tra phổ biến là công nghệ của những năm 90. Ví dụ, theo đánh giá của Sở Công nghiệp Cần Thơ chỉ có 25% số doanh nghiệp trong ngành lúa gạo của tỉnh được trang bị công nghệ trung bình tiên tiến; 50% - công nghệ trung bình thấp và còn lại là các công nghệ lạc hậu với thiết bị cũ.

Tình hình diễn ra tương tự đối với các doanh nghiệp trong ngành cà phê. Tỉ lệ các doanh nghiệp được trang bị những dây chuyền tách màu rất nhỏ (mới có 3/10 doanh nghiệp điều tra) và công nghệ của những năm 90. Mới có 1 doanh nghiệp được trang bị dây chuyền chế biến sâu còn hầu như các doanh nghiệp sản xuất và buôn bán nguyên liệu thô (nhân cà phê khô). Phần lớn các sản phẩm cà phê hạt được phơi khô. Tỉ lệ doanh nghiệp được trang bị dây chuyền chế biến ướt chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong các doanh nghiệp điều tra (6/10 doanh nghiệp). Tuy nhiên, các dây chuyền này được sắm trước năm 1995, hiện nay hầu như không còn hoạt động do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự xuống cấp của máy móc thiết bị, thiếu nguyên liệu đủ tiêu chuẩn cho chế biến hay thiếu nhu cầu về các sản phẩm này. Mặt khác, các trang thiết bị này phần lớn được chế tạo trong nước (sản phẩm của công ty cơ khí cà phê tại Nha Trang) nên chất lượng cũng không được cao như các dây chuyền nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Khi được hỏi về nguyên nhân tại sao các doanh nghiệp không áp dụng công nghệ chế biến ướt cho sản phẩm cà phê các chủ doanh nghiệp điều cho rằng nhu cầu về sản phẩm này không lớn. Mặt khác, chế biến ướt đòi hỏi nguyên liệu quả tươi chất lượng cao (tỉ lệ quả chín đạt hơn 95%) một điều khó có thể đạt được trong điều kiện người dân thường có thói quen thu hoạch khi còn xanh. Hiện tại chỉ có một số doanh nghiệp có điều kiện quản lý tốt thời gian thu hái sản phẩm (chủ yếu là những diện tích giao khoán cho nông trường viên) vẫn còn duy trì được việc chế biến ướt. Tuy nhiên, tỉ lệ sản phẩm được chế biến theo công nghệ này còn quá nhỏ so với tổng lượng cà phê nhân được sản xuất hàng năm.

Về phần mềm chuyên nghiệp phục vụ quản lý doanh nghiệp, qua trao đổi cho thấy chưa có doanh nghiệp nào quan tâm đến vấn đề này. Đa số các doanh nghiệp mới dùng ở mức độ sử dụng các công cụ này trong quản lý văn bản.

d) Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nông lâm nghiệp nói riêng, sản phẩm thể hiện linh hồn sống đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp nông lâm nghiệp rất đa dạng về loại hình sản phẩm. Cho nên nhóm nghiên cứu chỉ xét những khía cạnh chung nhất về sản phẩm của doanh nghiệp như tính đa dạng, thương hiệu, hay giá thành so với các đối thủ.

- Tính đa dạng hoá sản phẩm trong doanh nghiệp: Trong quá trình phát triển các doanh nghiệp luôn có hướng chọn cho mình một vài nhóm sản phẩm chiến lược. Tuy nhiên, thực tế sản xuất kinh doanh cho thấy những sản phẩm đó chỉ mang tính tương đối, tức là không thể bán mãi “bức tranh chùa một cột” mà nó đòi hỏi sự đa dạng về chiều sâu cũng như chiều rộng theo nhu cầu và thị hiếu của các đối tượng khách hàng khác nhau. Điều đó sẽ tạo cho doanh nghiệp tránh được rủi ro trong kinh doanh và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nông lâm nghiệp khi sản phẩm và dịch vụ thường gắn liền với những cây trồng vật nuôi có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài đòi hỏi những khoản đầu tư nhất định trước khi cho sản phẩm kinh doanh như cây lâu năm, đại gia súc, v.v...




Trong các doanh nghiệp điều tra đã xuất hiện xu thế đa sở hữu đa ngành nghề nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh tuy chuyên doanh trong xuất nhập khẩu lúa gạo nhưng cũng đã vươn ra những lĩnh vực như kinh doanh địa ốc, khách sạn v.v...

Đồ thị 1. Tỉ lệ sản phẩm chính so tổng doanh thu của DN



Một số doanh nghiệp trong ngành cà phê cũng có xu hướng đa dạng hóa sản xuất kinh doanh như: sản xuất lúa và tôm sú (Công ty cà phê 719); sản xuất và chế biến hạt điều (Công ty cà phê Chư Quynh); sản xuất ca cao (Công ty cà phê Buôn Hồ) hay nuôi bò thịt (Công ty cà phê 715a). Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp này chưa nhiều. Số liệu điều tra cho thấy đa số các doanh nghiệp có tỉ lệ giá trị sản phẩm chính trong tổng doanh thu hàng năm lớn hơn 85%. Con số doanh nghiệp có tỉ lệ sản phẩm chính trong tổng doanh thu nhỏ hơn 50% chỉ ở mức gần 1,15%. Các doanh nghiệp có xu hướng đa dạng hoá sản phẩm cao là công ty TNHH, cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Sản phẩm chính của gần ½ số doanh nghiệp cổ phần chỉ chiếm ở mức dưới 70% so với tổng doanh thu. Con số này của doanh nghiệp tư nhân là 50%. Điều này giải thích phần nào các loại hình doanh nghiệp này ứng phó linh hoạt hơn khi có những biến động trong sản xuất kinh doanh. Tỉ lệ này là dưới 15% đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp trong thành phần kinh tế này lúng túng khi có những biến động về giá cả thị trường.

Hộp 1. Một chiến lược phát triển doanh nghiệp bền vững



Mặt khác, các doanh nghiệp trong ngành hầu như còn ở trong tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô hay sơ chế. Thị trường giá trị gia tăng cao đối với các sản phẩm như gạo chế biến hấp xấy hay cà phê bột/hòa tan còn hạn chế, chưa kể đến việc thâm nhập thị trường bán lẻ tại các nước nhập khẩu như sản phẩm cho các siêu thị, v.v...

- Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp: Một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập là giá thành sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Nhóm nghiên cứu đã trao đổi với doanh nghiệp để có thể xác định mức độ chênh lệch giá thành so với những đối thủ cạnh tranh trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài. Điều đáng ngạc nhiên là tỉ lệ chủ doanh nghiệp không biết được giá thành của doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào so với đối thủ cạnh tranh còn khá cao (xem phụ lục).

Hơn 60% số doanh nghiệp chưa xác định được giá thành của mình ở mức nào so với các doanh nghiệp nước ngoài và xấp xỉ 27% số doanh nghiệp chưa thể so sánh giá thành của mình với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh khác. Điều đáng nhấn mạnh ở đây là vẫn còn tới 9,1% số doanh nghiệp được hỏi chưa biết được giá thành của mình như thế nào so với các doanh nghiệp khác cùng địa bàn (tỉnh). Tỉ lệ này cao dần khi được hỏi về các đối thủ ngoài tỉnh và ngoài nước. Tỉ lệ các doanh nghiệp không xác định được giá thành của mình so với đối thủ trong tỉnh khá cao.

Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và Công ty cổ phần là 30%; doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước địa phương là 33%. Thậm chí hơn ½ số doanh nghiệp được hỏi tại tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk không xác định được giá thành của mình như thế nào so với đối thủ ngoài tỉnh. Điều đó phản ánh phần nào hạn chế của các chủ doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin trong và ngoài nước cũng như quan niệm về kinh doanh chưa được đổi mới.

Đồ thị 2 thể hiện xu thế về giá thành của các doanh nghiệp điều tra so với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt không nhiều, ở mức dao động không lớn là 5% trên phạm vi ngoài tỉnh. Mức khác biệt nhỏ hơn đối với các doanh nghiệp cùng địa bàn tỉnh.




Đồ thị 2. Giá thành của doanh nghiệp so với đối thủ









tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương