Danh sách nhóm nghiên cứU III danh sách các từ viết tắT IV


Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam



tải về 1.92 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1703
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

1.3. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam


Đối với Việt Nam hiện nay vấn đề đặt ra không phải là có hội nhập hay không mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình hội nhập. Báo cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng, nhất là Nghị quyết 07- NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh quan điểm: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc và văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là một chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Theo quan điểm này hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham gia phân công hợp tác quốc tế tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực trong nước và nước ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của kinh tế quốc tế nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế của đất nước. Hội nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường thế giới, tìm kiếm và tạo lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý phát triển kinh tế trong nước.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thực sự bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng. Đây là quá trình từng bước tiến hành tự do hoá các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức/thể chế kinh tế khu vực và thế giới. Điều này có nghĩa là chúng ta từng bước tháo gỡ những trói buộc và cản trở đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế kinh tế mới dựa trên những nguyên tắc của thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, giảm và đi đến xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế và các rào cản khác để việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn, công nghệ, nhân công... giữa Việt Nam và các nước được dễ dàng, phù hợp với những quy định của các tổ chức/thể chế kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam tham gia.

Đồng thời việc đổi mới kinh tế trong nước, trong quá trình mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế-thương mại với các nước Việt Nam đã lần lượt tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế (đến nay, nước ta đã ký kết trên 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó đáng chú ý nhất và toàn diện nhất là Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ ký năm 2001). Bước phát triển có tính đột phá của quá trình này là việc chúng ta chính thức gia nhập ASEAN ngày 25/7/1995 và tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Từ đó đến nay, Việt Nam cùng các nước ASEAN tham gia vào các cơ chế liên kết ASEAN trong các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin... Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) - khối kinh tế khu vực lớn nhất thế giới, chiếm hơn 80% kim ngạch buôn bán, gần 2/3 đầu tư và hơn 50% viện trợ nước ngoài (ODA) của Việt Nam. Tháng 12/1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập tổ chức Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và năm 1995 đã chính thức xin gia nhập WTO- một tổ chức thương mại toàn cầu với 148 thành viên, hiện kiểm soát trên 90% tổng giá trị giao dịch thương mại của thế giới. Cho đến nay, Việt Nam đã tiến hành nhiều bước chuẩn bị theo yêu cầu của WTO, họp nhiều với Nhóm Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO vào thời gian gần nhất trước khi vòng đàm phán mới được mở ra. Việt Nam đã chuyển Ban thư ký WTO bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ và bắt đầu tiến hành giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa thị trường với các nước thành viên WTO. Từ đầu năm 2002, Việt Nam cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán với Trung Quốc về thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. Đầu tháng 11/2002 vừa qua, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế hai bên, trong đó quy định những nguyên tắc cơ bản của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc sẽ hoàn thành vào năm 2010 đối với Trung quốc và ASEAN-6, năm 2015 đối với ASEAN-4.

Bên cạnh việc tham gia liên kết kinh tế song phương và đa phương như đã nêu trên, trong những năm qua, Việt Nam cũng đồng thời tham gia vào các liên kết kinh tế tiểu vùng như Lưu vực Mêkông mở rộng (GMS), Hành lang Đông Tây (WEC), Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Cămpuchia...

Như vậy, hội nhập KTQT của Việt Nam là một tiến trình từng bước từ thấp đến cao diễn ra trên cả phương diện đơn phương, song phương và đa phương, lồng ghép các phạm vi tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực gồm hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ...

Trong thời gian qua Việt Nam đã có những cam kết tự do hoá thương mại khu vực trong nông nghiệp sau:



- Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA): Đến nay, đã đưa 91% số dòng thuế hàng nông sản đưa vào chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), đến 1/1/2006 hoàn thành việc giảm thuế xuống 0-5%. Nhóm nông sản trong danh mục nhạy cảm (chiếm 6% trong tổng số dòng thuế nông sản) có thời hạn giảm thuế xuống 0–5% là năm 2010. Mức thuế suất bình quân của hàng nông sản trong AFTA hiện nay là 7% (so với mức thuế MFN bình quân hàng nông sản là 27,1%). Về cơ bản, 6 nước ASEAN cũ đã hoàn thành việc cắt giảm thuế xuống 0–5% từ năm 2003. Như vậy, khi AFTA hoàn thành sẽ là một khu vực mậu dịch tự do với 500 triệu dân.

- Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (AC-FTA): Mục tiêu hình thành khu vực mậu dịch tự do với hơn 1,7 tỷ dân trong vòng 10 năm. Các nước nhất trí dành cơ chế đặc biệt và khác biệt dành cho các nước thành viên ASEAN mới. Các nước đã nhất trí triển khai ngay Chương trình thu hoạch sớm (Early Harvest) với các mặt hàng nông sản từ chương 1-8 trong biểu thuế nhập khẩu (động vật sống, cá, thịt, sữa, rau quả chưa chế biến....). Thời gian thực hiện: 3 năm đối với Trung quốc và 6 nước ASEAN cũ (1/1/2004-1/1/2006); 4 nước ASEAN mới (CLMV Căm pu chia Lào Myamar Việt Nam 1/1/2004-1/1/2008). Các mặt hàng còn lại cũng đang được các nước tích cực đàm phán để có thể ký kết lộ trình giảm thuế trọn gói. Quy định về giảm thuế trong AC-FTA có sự khác biệt đáng kể so với AFTA. Trong khi AFTA cho phép các nước tự xắp xếp lịch trình giảm thuế, theo đó, có thể đưa vào cắt giảm sau đối với những mặt hàng có khả năng cạnh tranh yếu, đang được bảo hộ bằng thuế suất cao. Ngược lại trong ACFTA những mặt hàng có thuế suất cao phải cắt giảm trước với mức cắt giảm nhiều hơn để cuối cùng các ngành đều có cùng một thuế suất vào thời điểm nhất định. Như vậy, thời gian bảo hộ đối với những ngành có khả năng cạnh tranh yếu sẽ bị hạn chế hơn.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng 10/2003, ASEAN ký Hiệp định khung về hợp tác toàn diện với các nước Ấn Độ và Nhật Bản, trong đó vấn đề cốt lõi là thành lập “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Ấn Độ và ASEAN-Nhật Bản” trong vòng 10 năm tới. Những phiên đàm phán ban đầu đang được khởi động. Nếu các khu vực mậu dịch tự do này thành công thì đây sẽ là khối mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, chiếm gần 3 tỷ dân.

- Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ (BTA): Về nông nghiệp, cam kết giảm 195 dòng thuế nông sản sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực (chủ yếu là nông sản chế biến). Loại bỏ các hạn chế định lượng nhập khẩu, mở rộng dần quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối cho các công ty của Mỹ từ sau 3-5 năm khi Hiệp định có hiệu lực. Cam kết thực hiện các quy định về kiểm dịch động thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm (SPS) theo đúng tinh thần Hiệp định SPS của WTO nhằm bảo vệ sức con người, động thực vật, không áp dụng như một hàng rào phi thuế để bảo hộ cho sản xuất trong nước.

Như vậy, các cam kết cụ thể trong các thoả thuận Khu vực mậu dịch tự do khu vực sẽ là những thách thức lớn nhất, cụ thể nhất cho ngành nông nghiệp nói chung, các doanh nghiệp nói riêng.

Trong quá trình tiến tới hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi nhằm phù hợp với những nguyên tắc của các hiệp định khu vực và thế giới. Tháng 7 năm 2003 Bộ Tài chính đã ban hành lịch trình giảm thuế đối với gần 11.000 dòng thuế (Quyết định 110/2003/QĐ-BTC ngày 22/7/2003). Nhìn chung các sản phẩm nông nghiệp có sự bảo hộ lớn hơn so với sản phẩm công nghiệp (mức thuế trung bình của nông nghiệp là 29,37% so với mức 20,57% mức chung). Mức thuế áp dụng với các sản phẩm chế biến cũng cao hơn nguyên liệu thô. Trong chính sách vẫn còn có sự phân biệt đối sử giữa sản phẩm nhập khẩu với sản phẩm trong nước (trường hợp thuốc lá, cao su). Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những cố gắng đáng kể trong việc điều chỉnh chính sách thương mại và đầu tư nhằm đảm bảo tính phù hợp với nguyên tắc quốc tế và khuyến khích kinh tế trong nước phát triển. Tuy nhiên, nước ta vẫn còn những biện pháp phi thuế quan đối với một số ngành hàng như đường, thuốc lá... Đối với những chính sách hộp xanh cơ bản đã phù hợp với nguyên tắc WTO nhưng các nước thành viên có thể đặt vấn đề về dự trữ quốc gia với mục tiêu an ninh lương thực thực phẩm như phụ lục 2 của Hiệp định Nông nghiệp đã nêu “quá trình dự trữ phải minh bạch về tài chính, việc mua bán phải dựa trên giá thị trường”. Như vậy, Việt Nam sẽ phải từ bỏ biện pháp mua dự trữ thông qua giá áp đặt và việc bán (đổi hạt) lúa không thể dưới giá thị trường với mục đích hỗ trợ các nhà xuất khẩu. Đối với hộp đỏ: trong những năm cuối 1990, sự hỗ trợ của Nhà nước tập trung ở Quỹ bình ổn giá thông qua việc hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp tiêu thụ lúa, đường, thịt lợn... khi giá thị trường xuống thấp. Tuy nhiên, sau năm 1999 nó được chuyển sang Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Theo số liệu thu thập trong 3 năm 1999-2001 để làm cơ sở đàm phán, cơ cấu chính sách hỗ trợ trong nước như sau:

- Chính sách hộp xanh chiếm 84,5 %.

- Các chính sách trong nhóm “chương trình phát triển” chiếm 10,7%.

- Các chính sách trong nhóm AMS chiếm 4,9%.

Mức độ trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam tương đối thấp nhưng khối lượng và phạm vi hỗ trợ có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Đặc biệt, người hưởng lợi chủ yếu lại là các doanh nghiệp Nhà nước. Bốn nhóm sản phẩm được Nhà nước trợ cấp xuất khẩu hiện nay là lúa gạo, cà phê, thịt lợn và rau quả.

Một điều đáng chú ý là chính sách đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy đã có những thay đổi nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhưng Nhà nước vẫn có những ưu đãi đối với doanh nghiệp của mình. Điều này cần phải cải tiến trong tương lai đảm bảo phù hợp với nguyên tắc quốc tế.

Một khía cạnh khá thách thức đối với nông nghiệp nước ta là Hiệp định về kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy Việt Nam đã có những chính sách về vấn đề này nhưng vấn đề chỉ đạo thực hiện, điều phối hoạt động còn khá nhiều bất cập đối với việc thương mại những sản phẩm nông nghiệp của các doanh nghiệp.

Tóm lại, tiến trình hội nhập của Việt Nam, thể hiện ở các nội dung cơ bản như: mức độ cam kết, tiến trình cam kết, sự điều chỉnh về chính sách là những điều kiện rất quan trọng tác động đáng kể đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể hội nhập hiệu quả và chủ động hơn.





tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương