Danh sách nhóm nghiên cứU III danh sách các từ viết tắT IV


Thực trạng năng lực hội nhập KTQT của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp



tải về 1.92 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1703
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

2.2. Thực trạng năng lực hội nhập KTQT của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp


Việc đánh giá thực trạng năng lực hội nhập của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp qua một thời gian nghiên cứu ngắn không bao giờ đủ để có những kết luận chính xác nhất. Hơn nữa, những thông tin tư liệu thu thập phần lớn dựa trên sự cung cấp của các doanh nghiệp điều này hạn chế phần nào những đánh giá của nhóm nghiên cứu. Một số loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp liên doanh thì việc thu thập thông tin cực kỳ khó khăn nên cũng khó có những đánh giá xác thực hơn. Tuy nhiên, khắc phục những khó khăn về thiếu thông tin, hay thông tin không đầy đủ, các cuộc phỏng vấn sâu các chủ doanh nghiệp hay tọa đàm với các phòng ban liên quan đến vấn đề hội nhập cũng như phiếu xin ý kiến các cán bộ trong doanh nghiệp phần nào giúp cho nhóm nghiên cứu có những ý kiến đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên nhóm yếu tố của sản xuất kinh doanh và nhóm yếu tố về thị trường.

2.2.1. Nhóm các yếu tố về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp


a) Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Các cuộc tọa đàm trao đổi các doanh nghiệp cho thấy bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp còn khá cồng kềnh, nhất là các doanh nghiệp khu vực Nhà nước. Qui mô phổ biến của các doanh nghiệp điều tra từ 10 tới 500 người, chiếm hơn 80% (xem biểu 2.2.1.1). Các doanh nghiệp có qui mô tới 10 người chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm gần 3%. Chỉ có gần 13% số doanh nghiệp điều tra có qui mô trên 1000 người. Các công ty trách nhiệm hữu hạn có qui mô nhỏ, trong khi đó các doanh nghiệp Nhà nước có qui mô lao động từ 100 đến 500 người. Ngược lại, các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương thường thu hút một lực lượng lao động đáng kể trên 1000 người. Có tới 9/19 doanh nghiệp có qui mô trên 1000 người là doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và hơn 2/3 số doanh nghiệp Nhà nước địa phương có qui mô lớn hơn 200 lao động.

Biểu 2.2.1.1. Qui mô doanh nghiệp điều tra


Qui mô lao động

Loại hình DN

Tổng số

DNNN Trung ương

DNNN địa phương

Công ty cổ phần

Công ty TNHH

DN tư nhân

DN liên doanh

Đến 10 người










2







2

Từ 11-50 người

1




2

6

7

1

17

Từ 51-100 người

3

2

3

4

1




13

Từ 101-200 người

1

3

5

10

3




22

Từ 200-500 người

3

6

3

3

1




16

Từ 501-1000 người

2

3




2







7

Trên 1000 người

9

1




1







11

Tổng số

19

15

13

28

12

1

88

Nguồn: Số liệu điều tra đề tài

Năng lực hội nhập của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ cán bộ trên các mặt chuyên môn, vi tính, ngoại ngữ cũng như tần suất được cập nhật kiến thức thông qua việc làm việc với chuyên gia bên ngoài, tham quan/làm việc tại nước ngoài cũng như tiếp đón các chuyên gia nước ngoài. Các con số này không phải là cao để có thể đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập trong thời gian tới, nhất là các chỉ tiêu về tỉ lệ người có thể làm việc trực tiếp với chuyên gia nước ngoài (đạt 3,53% so với tổng số lao động trong doanh nghiệp) cũng như tỉ lệ người sử dụng thành thạo máy tính, một công cụ hữu ích trong công việc nhất là trong thời đại của kinh tế trí thức và công nghệ thông tin bùng nổ. Về các chỉ tiêu này doanh nghiệp liên doanh có ưu thế hơn.



Biểu 2.2.1.2. Nguồn nhân lực trong DN


Loại hình doanh nghiệp

Tỉ lệ người có trình độ trung cấp trở lên

(%)


Tỉ lệ công nhân có trình độ bậc 4 trở lên

(%)


Tỉ lệ người biết ít nhất 1 ngoại ngữ

(%)


Tỉ lệ người có thể làm việc trực tiếp với chuyên gia nước ngoài

(%)


Tỉ lệ người sử dụng thành thạo máy vi tính

(%)


DN Nhà nước Trung ương

19,59

32,57

8,19

2,15

13,67

DN Nhà nước địa phương

21,75

36,97

5,79

0,86

4,34

Công ty cổ phần

32,41

25,20

4,97

2,78

14,86

Công ty TNHH

20,13

9,69

8,71

4,51

12,31

DN tư nhân

13,30

13,12

9,62

2,03

10,16

DN liên doanh

100,00

5,00

70,00

70,00

45,00

Chung

22,08

21,92

8,37

3,53

11,70

Nguồn: Điều tra đề tài; Tỉ lệ được tính trên tổng cán bộ công nhân viên trong DN

Tỉ lệ người biết ngoại ngữ tại các doanh nghiệp cũng rất khác nhau. Nếu như con số này của doanh nghiệp liên doanh là gần 70% thì tại các doanh nghiệp Nhà nước địa phương là 5,79%, công ty cổ phần chỉ có 4,98%. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương con số này mới là hơn 8% và chưa đến 10% đối với các doanh nghiệp tư nhân. Các con số trên phản ánh phần nào đúng hiện trạng của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp hiện nay. Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương có tỉ lệ người có thể làm việc trực tiếp với chuyên gia và sử dụng máy vi tính thấp nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác. Cao nhất là doanh nghiệp liên doanh, tiếp theo là các công ty TNHH, các công ty cổ phần và doanh nghiệp Nhà nước Trung ương. Nguyên nhân của hiện tượng này là đa số các công ty TNHH cũng như các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trong thập kỷ gần đây nên đã tuyển dụng được lực lượng lao động được đào tạo cơ bản hơn về ngoại ngữ và vi tính. Yếu tố địa lý cũng ảnh hưởng phần nào đến các chỉ tiêu này của các doanh nghiệp (xem phụ lục). Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có các chỉ tiêu trên cao nhất. Tỉ lệ người sử dụng thành thạo máy vi tính chiếm hơn 30% và người có thể làm việc trực tiếp với chuyên gia nước ngoài là hơn 11%, trong khi con số này của các doanh nghiệp Bình Phước,





Biểu 2.2.1.3. Đào tạo nhân lực trong DN


Loại hình doanh nghiệp

Số lượt người đi học tập/ tham quan/ làm việc ở nước ngoài trong 3 năm gần đây

Số lượt người đi học tập/ tập huấn/ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong nước trong 3 năm gần đây

Số lượt người nước ngoài đến tham quan/ làm việc/ học tập tại doanh nghiệp trong 3 năm gần đây

Số lượt người được đào tạo về hội nhập KTQT

DN Nhà nước Trung ương

4,25

14,07

9,59

1,08

DN Nhà nước địa phương

3,56

4,98

2,27

-

Công ty cổ phần

5,54

10,65

5,76

1,72

Công ty TNHH

11,91

18,13

36,31

0,00

DN tư nhân

2,20

8,14

74,21

0,00

DN liên doanh

-

-

-

-

Chung

6,43

12,34

25,20

0,61

Nguồn: Điều tra đề tài; Tỉ lệ được tính trên tổng cán bộ công nhân viên trong DN

Gia Lai, Cần Thơ và Phú Thọ quá thấp, hầu như nhỏ hơn 3%. Điều này là thể hiện điều kiện tiếp cận với những khoa học kỹ thuật cũng như môi trường hội nhập và thương mại khác nhau của các địa bàn.



Việc đào tạo cán bộ của các doanh nghiệp điều tra cũng rất khác nhau (xem biểu 2.2.1.3). Doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn có ưu thế về đào tạo trong và ngoài nước thông qua chỉ tiêu số lượt người trung bình được đi học tập/thăm quan và làm việc trong 3 năm gần đây cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chỉ tiêu này quá thấp hầu như dưới 3 lượt người, thậm chí cả việc đào tạo trong nước chứ chưa kể đến đào tạo ngoài nước. Về các chỉ tiêu này thì các doanh nghiệp Nhà nước địa phương kém hơn cả mới chỉ có 3-4 lượt người đi học tập/đào tạo/làm việc tại nước ngoài cũng như trong nước trong 3 năm gần đây còn lượng khách nước ngoài đến doanh nghiệp chưa đến 3 lượt người. Đặc biệt số lượt người được đào tạo về vấn đề hội nhập đối với các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Mới chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và Công ty cổ phần được đào tạo về vấn đề hội nhập trong thời gian qua mặc dù số lượt người còn quá thấp bình quân chưa đến 2 lượt người trong 3 năm gần đây.

Biểu 2.2.1.4. Đào tạo nhân lực trong DN theo địa bàn điều tra


Tỉnh/Thành phố

Số lượt người đi học tập/ tham quan/ làm việc ở nước ngoài trong 3 năm gần đây

Số lượt người đi học tập/ tập huấn/ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong nước trong 3 năm gần đây

Số lượt người nước ngoài đến tham quan/ làm việc/ học tập tại doanh nghiệp trong 3 năm gần đây

Số lượt người được đào tạo về hội nhập KTQT

Phú Thọ

0,58

9,71

4,14




Hải Phòng

4,12

4,31

3,47




Quảng Trị

2,58

13,59

101,89




Gia Lai

4,85

2,32

5,01




TP. Hồ Chí Minh

16,29

27,78

49,59

0,65

Bình Phước

2,47

6,78

0,57




Đắk Lắk

3,15

6,56

0,30

3,45

TP. Cần Thơ

0,00

0,00

0,00

0,00

Chung

6,43

12,34

25,20

0,61

Nguồn: Điều tra đề tài; Tỉ lệ được tính trên tổng cán bộ công nhân viên trong DN

Sự phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp phân theo các tỉnh cũng rất khác nhau. Số liệu điều tra cho thấy các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện về đào tạo/tập huấn nhiều hơn các doanh nghiệp ở các vùng xa xôi khác. Bình quân có tới hơn 16 lượt người đi tham quan/làm việc tại nước ngoài, gần 28 lượt người được đi đào tạo trong nước và các doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh cũng tiếp tới gần 50 lượt người nước ngoài đến làm việc tại doanh nghiệp của mình. Điều này thể hiện tầm quan trọng của một trung tâm kinh tế lớn của cả nước trong tiến trình hội nhập hiện nay. Là một tỉnh khá xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng Quảng Trị chú trọng hơn đến đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp cũng như mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án quốc tế đang thực hiện, nhất là các dự án liên quan đến nông nghiệp nông thôn. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản để các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp xúc với số người nước ngoài đến làm việc khá cao (hơn 100 lượt người trong 3 năm gần đây). Trái lại, các con số này khá thấp so với các tỉnh như Cần Thơ (xem biểu 2.2.1.4). Qua khảo sát các doanh nghiệp tại Cần Thơ cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn là những cơ sở xay xát và chế biến gạo xuất khẩu cho các công ty lớn của thành phố Hồ Chí Minh với chức năng gia công gạo xuất khẩu ít có cơ hội xuất khẩu trực tiếp.



b) Nguồn tài chính trong doanh nghiệp: Tài chính luôn là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp, nhất là tỉ lệ vốn tự có. Đây là chỉ tiêu đánh giá sức mạnh tài



Biểu 2.2.1.5. Khả năng về vốn của DN trong 3 năm gần đây


Loại hình doanh nghiệp

Tổng vốn bình quân (tr.đ)

Tỉ lệ vốn SXKD (%)

Tỉ lệ vốn tự có (%)

DN Nhà nước Trung ương

368.456

14,5

26,6

DN Nhà nước địa phương

29.105

6,7

23,0

Công ty cổ phần

53.732

19,1

39,2

Công ty TNHH

11.306

20,5

56,9

DN tư nhân

8.829

13,8

64,9

DN liên doanh

-

-

-

Chung

97.253

15,5

43,4

Nguồn: Điều tra đề tài; Chỉ tiêu được tính trên DN cung cấp số liệu


tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương