Danh sách nhóm nghiên cứU III danh sách các từ viết tắT IV


Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp Việt Nam



tải về 1.92 Mb.
trang7/17
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1703
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp Việt Nam


Năng lực hội nhập của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố (bên trong và bên ngoài) khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp hội nhập có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào một số yếu tố chính sau đây:

Mức độ cam kết của quốc gia đối với các hiệp định khu vực và quốc tế: Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để đưa các doanh nghiệp nông lâm nghiệp vào những môi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh hơn, có thể là thuận lợi nhưng có khi lại là bất lợi nếu như doanh nghiệp không đủ năng lực. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, nền nông nghiệp vừa trải qua giai đoạn tự cung tự cấp thì mức độ cam kết về các vấn đề như mở cửa thị trường nhanh hay chậm, tỉ lệ các dòng thuế cắt giảm ngay, v.v... sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị nhất định trước khi bước vào cuộc cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp nông lâm nghiệp thì vấn đề này đặc biệt quan trọng. Xuất phát từ đặc điểm của ngành nông lâm nghiệp, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, đối tượng sản xuất là sinh vật nên việc ứng phó với những biến động của thị trường thường chậm và có độ trễ nhất định. Đặc biệt việc quản lý chất lượng sản phẩm nông sản rất khó khăn qua nhiều công đoạn và nhiều ngành có liên quan. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế không thể tránh khỏi đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc ký kết các hiệp định khu vực như AFTA, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ là những yếu tố bắt buộc các doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới để có thể cạnh tranh có hiệu quả. Lộ trình cam kết đối với AFTA đã được công bố, Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ chuyển sang một giai đoạn mới sau một thời gian thực hiện đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoàn tất các công tác chuẩn bị để có thể hội nhập có hiệu quả hơn. Mặt khác, các đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới cũng cho thấy các áp lực về giảm thuế, về các chương trình thu hoạch sớm, v.v... sẽ tác động mạnh đến năng lực hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành.

Định hướng chính sách của Nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: Dựa trên những cam kết quốc tế, những định hướng chính sách của Nhà nước sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp như: xóa bỏ hạn ngạch xuất nhập khẩu và chuyển sang hàng rào thuế quan và các cam kết cắt giảm, đổi mới hệ thống hải quan, v.v... Đặc biệt, những đổi mới trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc sử dụng tối đa những chính sách “hộp xanh” là điều kiện quan trọng để bảo vệ các doanh nghiệp một cách hợp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và có thể cạnh tranh có hiệu quả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ở đây cần có sự hài hòa giữa các tiến trình đàm phán và sự đổi mới chính sách cũng như sự chuẩn bị của doanh nghiệp, hay nói cách khác phải có lộ trình hội nhập phù hợp. Điều này tránh cho những xử lý mang tính tình thế. Đặc biệt, việc rà soát lại các chính sách hiện hành và thay đổi phù hợp với tiến trình hội nhập sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực của mình. Mặc dù vậy, đó cũng chỉ là những yếu tố bên ngoài mang tính xúc tác hỗ trợ và không phải là vô tận trong xu thế hội nhập hiện nay. Điều cốt lõi là sự vận động năng động sáng tạo của các doanh nghiệp.

Sự đổi mới năng động sáng tạo và thích hợp của các doanh nghiệp: Sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt vĩ mô có tốt đến đâu nhưng doanh nghiệp không đổi mới vươn lên cho phù hợp với xu thế quốc tế thì khó có thể hội nhập kết quả. Đây là yếu tố quyết định cho sự phát triển của doanh nghiệp bởi vì mọi sự hỗ trợ không thể đủ và chỉ là tạm thời. Trong xu thế hội nhập sự chuẩn bị của doanh nghiệp về năng lực cán bộ, quản trị doanh nghiệp hay tính cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ sẽ là những điều kiện giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trong môi trường hội nhập.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HỘI NHẬP KTQT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP




2.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nông lâm nghiệp


Trong quá trình phát triển, với những chính sách cải cách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, số lượng doanh nghiệp trong cả nước tăng mạnh trong những năm gần đây: từ 51.680 năm 2001 lên 72.012 doanh nghiệp năm 2003 tức tăng 15-20%/năm. Tuy nhiên, mức tăng này chủ yếu là do số doanh nghiệp trong khu vực ngoài quốc doanh. Đối với khu vực Nhà nước có xu thế ngược lại, tức tỉ lệ loại hình doanh nghiệp này có chiều hướng giảm (xem biểu 2.1.1).

 Biểu 2.1.1. Tình hình biến động các loại hình DN 2001-2003

 


Loại hình DN


Số DN

Tốc độ phát triển (%)

2001

2002

2003

02/01

03/02

Tổng số

51.680

62.908

72.012

121,7

114,5

Chia theo khu vực phần kinh tế

 

 

 

 

 

1. DN Nhà nước

5.355

5.363

4.845

100,2

90,3

+ DN Nhà nước Trung ương

1.997

2.052

1.898

102,8

92,5

+ DN Nhà nước địa phương

3.358

3.311

2.947

98,6

89,0

2. DN ngoài Nhà nước

44.314

55.237

64.526

124,7

116,8

+ DN Tập thể

3.646

4.104

4.150

112,6

101,1

+ DN Tư nhân

22.777

24.794

25.653

108,9

103,5

+ Công ty Hợp danh

5

24

18

480,0

75,0

+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư nhân

16.291

23.485

30.164

144,2

128,4

+ CT cổ phần có vốn Nhà nước

470

558

669

118,7

119,9

+ CT cổ phần không có vốn N/nước

1.125

2.272

3.872

202,0

170,4

3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2.011

2.308

2.641

114,8

114,4

+ 100 % vốn nước ngoài

1.294

1.561

1.869

120,6

119,7

+ DN liên doanh với nước ngoài

717

747

772

104,2

103,4

Chia theo ngành SXKD chính

 

 

 

 

 

A. Nông nghiệp và Lâm nghiệp

875

972

939

111,1

96,6

Nông nghiệp

584

657

671

112,5

102,1

Lâm nghiệp

291

315

268

108,3

85,1

B. Thuỷ sản

2.563

2.407

1.468

93,9

61,0

C. Công nghiệp

25646

30837

35367

620

619,3

D. Công nghiệp chế biến

12.353

14.794

16.916

119,8

114,3

E. Xây dựng

5.693

7.845

9.717

137,8

123,9

F. Khác

29.409

35.826

41.690

121,8

116,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Số liệu điều tra doanh nghiệp 2001-2003

Đây cũng là xu hướng của sự phát triển các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp, nhất là đối lâm nghiệp và thủy sản. Sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế quốc gia còn được thể hiện ở sự gia tăng tỉ lệ các doanh nghiệp trong các ngành dịch vụ như xây dựng, nhà hàng, khách sạn, vận tải, bưu chính và viễn thông. Xét về qui mô vốn cho thấy đa số doanh nghiệp nước ta xếp vào loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm tới hơn 86% tổng số doanh nghiệp. Con số này đối với ngành nông lâm nghiệp gần 60%, còn đối với thuỷ sản hầu như là 100%. Các con số này còn cao hơn nếu xét về qui mô lao động. Số doanh nghiệp có lao động dưới 50 người đối với cả nước là 81%; đối với ngành nông lâm nghiệp là gần 45% và đối với thuỷ sản là gần 96%.



Biểu 2.1.2. Phân loại doanh nghiệp năm 2003


Chỉ tiêu

Cả nước

Nông lâm nghiệp

Thuỷ sản

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Tổng số DN

72.012

100.0

939

100.0

1.468

100.0

1. Phân theo qui mô lao động



















Dưới 5 người

13.091

18.2

60

6.4

83

5.7

5 - 9 người

20.438

28.4

99

10.5

391

26.6

10 - 49 người

25.220

35.0

293

31.2

886

60.4

50 - 199 người

8.531

11.8

289

30.8

101

6.9

200 - 299 người

1.407

2.0

47

5.0

 

0.0

300 - 499 người

1.403

1.9

65

6.9

4

0.3

500 - 999 người

1.181

1.6

45

4.8

3

0.2

1000 - 4999 người

684

0.9

35

3.7

 

0.0

Từ 5000 người trở lên

57

0.1

6

0.6

 

0.0

2. Phân theo qui mô vốn
















Dưới 0,5 tỷ đồng

18.790

26.1

106

11.3

547

37.3

0,5 - 1 tỷ đồng

12.954

18.0

68

7.2

352

24.0

1 - 5 tỷ đồng

24.737

34.4

226

24.1

479

32.6

5 - 10 tỷ đồng

5.496

7.6

139

14.8

58

4.0

10 - 50 tỷ đồng

6.648

9.2

260

27.7

26

1.8

50 - 200 tỷ đồng

2.491

3.5

96

10.2

5

0.3

200 - 500 tỷ đồng

586

0.8

33

3.5

1

0.1

500 tỷ đồng trở lên

310

0.4

11

1.2

 

0.0

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Số liệu điều tra doanh nghiệp 2001-2003

Điều đáng chú ý là tỉ lệ này có chiều hướng ngày càng tăng qua giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2002. Số doanh nghiệp lớn với số vốn trên 200 tỷ đồng hầu như còn quá ít: chưa tới 1% đối với cả nước và nhỏ hơn 3% đối với ngành nông nghiệp. Các doanh nghiệp nông lâm nghiệp có qui mô lao động bình quân chủ yếu từ 10 đến 200 người (chiếm tới gần 70%) trong khi đối với doanh nghiệp cả nước đó lại là qui mô dưới 50 người.



Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam được thể hiện qua các chỉ tiêu số lao động bình quân 1 doanh nghiệp, một số chỉ tiêu bình quân trên lao động như vốn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn hay doanh thu thuần và tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh.

Biểu 2.1.3. Một số chỉ tiêu SXKD của doanh nghiệp năm 2003
ĐVT: triệu đồng

Loại hình DN

Số LĐ/DN

Vốn/LĐ

TSCĐ /LĐ

Doanh thu/LĐ

LN trước thuế/LĐ

Nộp ngân sách/LĐ

Cả nước

72

333

125

281

15

21

Tr/đó:



















DN Nhà nước

467

450

147

300

12

24

DN ngoài Nhà nước

32

164

50

237

4

8

DN có vốn ĐTNN

326

429

245

341

50

47

Nông lâm nghiệp

235

159

116

52

8

4

Thủy sản

22

93

62

63

4

2

Công nghiệp khai thác

158

408

306

441

187

136

Công nghiệp chế tạo

151

165

82

183

7

13

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Số liệu điều tra doanh nghiệp 2001-2003

LĐ-lao động; TSCĐ-tài sản cố định; LN-lợi nhuận; ĐTNN-đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bình quân lao động thấp nhất chỉ ở mức 32 người/đơn vị trong khi đó doanh nghiệp khu vực Nhà nước thu hút một lượng lao động khá lớn 467 người, kế đó là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gần 326 người. Con số này đối với các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp là 235 lao động/đơn vị. Về năng lực vốn và tài sản cố định thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Nhà nước có thế mạnh hơn. Mức doanh thu làm ra từ 1 lao động cũng rất khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp. Bình quân 1 lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm ra doanh thu là 341 triệu đồng/năm trong khi con số này đối với các doanh nghiệp Nhà nước là 300 triệu đồng. Các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp có giá trị thấp nhất chỉ ở mức 52 triệu đồng/năm. Đối với mức lợi nhuận tình hình cũng diễn ra tương tự (xem biểu 2.1.3).

Hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp được thể hiện rõ hơn số lượng doanh nghiệp có lãi cũng như bị thua lỗ trong những năm gần đây (xem biểu 2.1.4). Chỉ có khoảng 3/4 số doanh nghiệp cả nước sản xuất kinh doanh có lãi và gần 1/5 số doanh nghiệp là bị thua lỗ. Tỉ lệ doanh nghiệp nông nghiệp có lãi tương đối thấp chỉ ở mức 60%, trong khi số doanh nghiệp bị thua lỗ lại khá lớn gần 1/3 mặc dù có chiều hướng giảm dần trong 3 năm gần đây. Mức lỗ bình quân/doanh nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, gần 800-1000 triệu đồng. Điều này thể hiện phần nào, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cũng như đặc điểm kinh doanh của ngành nông nghiệp chịu nhiều rủi ro từ nhiều phía nhất là điều kiện tự nhiên, thị trường...

Biểu 2.1.4. Thực trạng SXKD của DN 2001-2003


 Loại hình DN

Doanh nghiệp có lãi

Doanh nghiệp lỗ

So với tổng số DN (%)

Số doanh nghiệp

Tổng mức lãi

(Tỷ đ)


Lãi BQ 1 DN (Tr. đ)

Số doanh nghiệp

Tổng mức lỗ (Tỷ đ)

Lỗ BQ 1 DN

(Tr. đ)


Số DN lãi

Số DN lỗ




1

2

3=2/1

4

5

6=5/4

7

8

Tổng số 2001

37.625

58.637

1.558

10.213

-11.392

-1.115

72.80

19.76

2002

47.267

73.196

1.549

13.229

-10.959

-828

75.14

21.03

2003

50.492

89.054

1.764

16.751

-10.852

-648

70.12

23.26

N/lâm nghiệp 2001

490

378

772

277

-448

-1.618

56.00

31.66

2002

612

1.052

1.719

245

-256

-1.044

62.96

25.21

2003

590

1.940

3.288

242

-194

-802

62.83

25.77

Thủy sản 2001

2.259

198

88

235

-67

-285

88.14

9.17

2002

2.196

230

105

146

-43

-292

91.23

6.07

2003

1.324

189

143

108

-60

-557

90.19

7.36

CN khai thác 2001

461

22.056

47.843

103

-59

-575

72.71

16.25

2002

715

24.870

34.783

121

-54

-444

81.34

13.77

2003

821

30.542

37.201

131

-109

-829

79.79

12.73

CN chế biến 2001

8.099

14.036

1.733

3.259

-4.964

-1.523

65.56

26.38

2002

10.515

19.823

1.885

3.787

-5.663

-1.496

71.08

25.60

2003

11.454

24.970

2.180

4.592

-6.649

-1.448

67.71

27.15

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Số liệu điều tra doanh nghiệp 2001-2003; BQ-bình quân; CN-công nghiệp


tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương