Danh sách nhóm nghiên cứU III danh sách các từ viết tắT IV



tải về 1.92 Mb.
trang9/17
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1703
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17

chính của doanh nghiệp thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp điều tra có tổng vốn bình quân hơn 97 tỉ đồng, trong đó gần ½ là vốn tự có (43,3%). Tuy nhiên, giữa các loại hình doanh nghiệp có sự khác nhau tương đối rõ nét. Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương có vốn lớn nhất, trung bình gần 400 tỉ đồng, trong khi các doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn có mức vốn nhỏ ở mức 8-12 tỉ đồng. Doanh nghiệp Nhà nước địa phương có vốn tương đối lớn (trung bình gần 30 tỉ đồng) nhưng còn kém xa các doanh nghiệp Trung ương cùng thành phần. Ngược lại, các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân lại có tỉ lệ vốn tự có cao trong tổng vốn hàng năm, chiếm tới 50-75%. Con số này đối với các doanh nghiệp Nhà nước lại thấp dưới 30%, đặc biệt các doanh nghiệp địa phương chỉ có hơn 23% vốn tự có (xem biểu 2.2.1.5). Như vậy, tỉ lệ vốn vay của các doanh nghiệp này khá lớn phần nào hạn chế năng lực cạnh tranh khi có những biến động về tài chính và kinh tế trong khu vực, tác động không nhỏ đến năng lực hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai như mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ và thiết bị, v.v...

Xét theo ngành nghề sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trong ngành lúa gạo có lượng vốn lớn nhất trong các doanh nghiệp điều tra đạt tới hơn 400 tỉ đồng



Biểu 2.2.1.6. Khả năng về vốn của DN phân theo ngành nghề SXKD


Ngành nghề SXKD

Tổng vốn bình quân (tr.đ)

Tỉ lệ vốn tự có (%)

Chè

4.982

46,1

Cao su

99.173

38,6

Cà phê

97.558

14,3

Hạt điều

5.824

75,9

Lúa gạo

432.294

46,3

Rau quả

10.452

50,5

Gỗ và lâm sản

5.3501

58,9

Vật tư đầu vào

54.913

18,5

Kinh doanh tổng hợp

7.453

34,8

Chung

97.253

43,4

Nguồn: Điều tra đề tài; Chỉ tiêu được tính trên DN cung cấp số liệu

nhưng lượng vốn tự có lại thấp chỉ có 46,3%. Tình hình diễn ra tương tự đối với các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, số vốn bình quân gần 100 tỉ đồng nhưng chỉ có 14,3% là vốn tự có (xem biểu 2.2.1.6). Nguyên nhân của tình hình này là các doanh nghiệp trong 2 ngành hàng này hoạt động chủ yếu trong việc thu mua nguyên liệu (gạo, cà phê) phục vụ xuất khẩu với khối lượng lớn cũng như huy động lớn theo thời điểm nhất định đáp ứng những đơn hàng nên lượng vốn lưu động rất lớn, cần có sự hợp tác của nhiều doanh nghiệp trong ngành cho một đơn hàng cụ thể. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vốn lưu động cho việc thu mua gạo nguyên liệu chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay của các ngân hàng và nguồn vốn từ các quỹ của Nhà nước (Quỹ hỗ trợ phát triển...) và lượng vốn này không phải là nhỏ đối với những hợp đồng cho 1 chuyến tàu xuất khẩu hàng trăm ngàn tấn gạo. Nhu cầu về vốn lưu động để huy động nguồn hàng cà phê trong ngành hàng cà phê cũng lớn tương tự. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có tỉ lệ vốn tự có đáng kể như các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến hạt điều (gần 76%), các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu lâm sản (gần 60%) hay các doanh nghiệp trong ngành rau quả (hơn 50%). Thực tế từ cuộc khủng hoảng giá cà phê năm 2000-2001 cho thấy chỉ có những doanh nghiệp/hộ có tiềm lực vốn lớn mới có thể vượt qua được những biến động lớn như vậy. Phần lớn các hộ hay doanh nghiệp trong thời gian này do thiếu vốn kinh doanh đã phải bán cà phê với giá quá thấp gây lỗ lớn và khả năng đầu tư để duy trì vườn cây hầu như bằng không như vậy không những ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh hiện tại mà còn tới những năm sau này. Trong khi nhiều hộ/doanh nghiệp có vốn lớn và dài hơi hơn đã không vội bán sản phẩm mà lưu kho chờ giá lên sau này đã không những hoàn được chi phí sản xuất mà còn có những lợi nhuận nhất định.

Một điểm đáng chú ý là xu thế tăng vốn của các doanh nghiệp được thể hiện tương đối rõ qua số liệu 3 năm gần đây (xem biểu 2.2.1.7). Đa số các loại hình doanh nghiệp có xu hướng tăng vốn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các doanh nghiệp



Biểu 2.2.1.7. Biến động vốn trong DN điều tra

ĐVT: Triệu đồng



Loại hình doanh nghiệp

2003

2004

2005

Mức độ thay đổi (tăng +, giảm -) (%)

DN Nhà nước Trung ương

546.510

416.089

430.334

-21,3%

DN Nhà nước địa phương

33.507

35.606

36.760

9,7%

Công ty cổ phần

81.554

107.376

160.330

96,6%

Công ty TNHH

11.621

15.108

19.291

66,0%

DN tư nhân

9.983

10.109

11.574

15,9%

DN liên doanh

 

 

 




Chung

149.545

122.478

132.693

-11,3%

Nguồn: Điều tra đề tài; Chỉ tiêu được tính đối với DN cung cấp số liệu 3 năm liền

Nhà nước Trung ương lại có xu hướng giảm (tới 21,3% trong 3 năm gần đây). Sự giảm vốn này được các doanh nghiệp giải thích từ nguyên nhân thanh lý các tài sản cũng như việc cổ phần hóa một số bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp Nhà nước. Mức tăng trưởng vốn nhanh nhất thuộc về các công ty cổ phần (hơn 96%) tiếp đó là các công ty TNHH (66%) và cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân (gần 16%) và doanh nghiệp Nhà nước địa phương với mức khiêm tốn gần 10%. Hiện tượng này hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới doanh nghiệp trong ngành trong thời gian qua là đẩy mạnh công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp huy động tối đa các nguồn vốn trong xã hội đóng góp cho sự tăng trưởng của nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Việc huy động vốn của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước cũng phù hợp hơn so với thực tế thị trường vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này.

Tuy nhiên, nếu xét về yếu tố ngành hàng sản xuất kinh doanh vốn của các doanh nghiệp có xu thế tăng mạnh, nhất là các doanh nghiệp cần lượng vốn lớn như lâm sản và cây con giống (tăng gần như gấp 2 lần trong 3 năm gần đây). Ngược lại, vốn của các doanh nghiệp trong ngành lúa gạo giảm tới hơn 23% thể hiện những khó khăn của các doanh nghiệp trong 3 năm gần đây (xem biểu 2.2.1.8). Do các doanh nghiệp trong ngành này có lượng vốn lớn nhất so với các ngành khác nên đã ảnh hưởng đến xu thế chung của các doanh nghiệp điều tra: có xu thế giảm vốn. Số liệu điều tra cũng cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu như lúa gạo, cà phê, cao su và vật tư đầu vào có lượng vốn lớn hơn các doanh nghiệp khác. Mặt khác, một số doanh nghiệp có sản xuất cây dài ngày như cao su, cà phê lượng vốn cũng khá lớn do giá trị của tài sản cố định như vườn cây, cơ sở chế biến, v.v... Tuy nhiên, qua trao đổi với các doanh nghiệp hiện đang có xu thế chuyển những tài sản này cho người lao động (hộ nông trường) hay bán vườn cây cho hộ nông dân (thông qua nhiều hình thức như liên kết liên doanh) nhằm tăng vốn cho các doanh nghiệp phục vụ việc kinh doanh các khâu sau sản xuất như đầu tư công nghệ chế biến hay tiêu thụ sản phẩm.

Biểu 2.2.1.8. Biến động vốn trong DN phân theo ngành nghề

ĐVT: Triệu đồng



Ngành hàng SXKD

2003

2004

2005

Mức độ thay đổi (tăng +, giảm -) (%)

Chè

4.734

6.396

7.805

64,9%

Cao su

78.892

100.669

117.957

49,5%

Cà phê

82.812

97.592

112.272

35,6%

Điều

4.659

5.857

6.957

49,3%

Lúa gạo

704.488

514.847

541.686

-23,1%

Rau quả

10.589

15.259

15.279

44,3%

Gỗ và lâm sản

4.340

5.877

8.754

101,7%

Vật tư đầu vào

72.207

90.205

127.840

77,0%

Giống cây, giống con

959

2.083

2.504

161,1%

Kinh doanh tổng hợp

11.022

16.556

16.963

53,9%

Chung

149.545

122.478

132.693

-11,3%

Nguồn: Điều tra đề tài; Chỉ tiêu được tính đối với DN cung cấp số liệu 3 năm liền


tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương