Danh sách nhóm nghiên cứU III danh sách các từ viết tắT IV


CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP



tải về 1.92 Mb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1703
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP




3.1. Những giải pháp đối với cấp quản lý vĩ mô (Chính phủ, cấp tỉnh)

- Cần coi hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan và là động lực cho việc cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp hơn với xu thế phát triển cũng như là nhân tố thúc đẩy việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và khuyến khích các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác phát triển. Để cho những cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế đóng góp nhiều cho các lợi ích xã hội thì các thể chế hỗ trợ của Chính phủ phải được xác lập. Nhiều nghiên cứu về tác động của hội nhập tới nền kinh tế (David Roland-Holst và Finn Tarp) đã chỉ ra rằng nếu nền kinh tế Việt Nam mở cửa một cách thụ động với các thị trường bên ngoài, thiếu sự cam kết tiến hành cải cách cần thiết đối với các thể chế trong nước để giành lấy cơ hội do quá trình này đem lại thì phần lớn các lợi ích của hội nhập đổ dồn vào các đối tác thương mại của Việt Nam. Như vậy vấn đề là phải chủ động hội nhập để đảm bảo đó là một cuộc hành trình có lộ trình hợp lý. Điều đó cũng đồng nghĩa với những bước đi trong quá trình chuyển đổi rất phức tạp và đòi hỏi những năng lực thể chế và kỹ thuật lớn hơn nhiều so với những năm đổi mới vừa qua. Bước vào hội nhập một số hoạt động không phù hợp với lợi thế cạnh tranh của Việt Nam hiện nay sẽ chịu áp lực có thể dẫn tới đóng cửa phá sản nhưng có những hoạt động mới được mở ra. Sự phân bố địa lý của các hoạt động kinh tế có thể sẽ thay đổi theo quá trình công nghiệp hóa và một tỉ lệ lao động lớn sẽ thoát khỏi ngành nông nghiệp. Như vậy có những nhóm người bị tác động xấu trong khi nhóm khác lại được hưởng lợi. Vai trò của Chính phủ ở đây là phải điều hóa những lợi ích hoàn toàn khác nhau này thông qua việc nâng cao nhận thức cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về tác động của chính sách cũng như những dự báo về thay đổi, nhất là những thông tin về các chính sách mới. Việc lồng ghép các nguyên tắc của WTO như đối xử tối huệ quốc MFN, đối sử quốc gia, và tính minh bạch trong quyết sách trong nước càng sớm càng tốt và cần hoàn thiện đến mức có thể. Như vậy những chính sách của Chính phủ phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc mở tránh khép kín như hiện nay. Những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như tiêu chuẩn kỹ thuật, cắt giảm thuế, v.v... phải được thông tin và tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp.

- Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy tối ưu các lợi thế so sánh của quốc gia trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Với xuất phát điểm thấp, là một trong những nước đi sau, Việt Nam cần chủ động hơn và kiên trì, nhất quán với mô hình kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế với những lộ trình và bước đi thích hợp dựa vào tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm chế biến, chế tạo trên cơ sở có chính sách huy động tốt sức mạnh, tổng hợp của các thành phần kinh tế, trên cơ sở phát huy tốt các lợi thế so sánh của mình về các nguồn lực bên trong, kết hợp có hiệu quả và tối ưu nhất nguồn nội lực và ngoại lực, từng bước biến ngoại lực thành nội lực để phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội đang đặt ra. Phải coi hội nhập kinh tế quốc tế như một xu thế để vừa tận dụng cơ hội, vừa gây sức ép, gây áp lực buộc phải đẩy nhanh cải cách trong nước.

- Phải tính toán kỹ lưỡng và đưa ra các quyết định thích hợp trong đàm phán thương lượng. Cụ thể là đối với các biện pháp phi thuế quan ít gây tác động đến sự phát triển kinh tế thì có thể bãi bỏ ngay hoặc chuyển sang thuế quan hoá, còn những biện pháp phi thuế quan mà việc cắt giảm chúng gây tác động nhiều và bất lợi đến sự phát triển kinh tế trong nước thì nên đưa ra một lịch trình cắt giảm dần để có thời gian điều chỉnh. Đối với các sắc thuế nội địa (VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế tiêu thụ đặc biệt...) các loại thuế này nên thay đổi theo hướng: đối với các sản phẩm có khả năng cạnh tranh xuất khẩu thì có mức thuế thấp; còn thuế cao đối với những sản phẩm không khuyến khích đầu tư phát triển. Điều quan trọng là thuế quan phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước; vừa phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa phải xoá độc quyền và loại bỏ các hạn chế về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện luật chơi chung cho mọi loại hình doanh nghiệp.

- Tập trung hoàn thiện môi trường kinh tế vĩ mô, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế. Cải cách hành chính, giảm các thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp. Nâng cao năng lực thực thi pháp luật, thực thi các chính sách mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế (chống độc quyền, chống bán phá giá vv...). Tại các diễn đàn đối thoại của Chính phủ với các doanh nghiệp, nhiều ý kiến của doanh nghiệp cho rằng họ mong muốn có môi trường kinh doanh thuận tiện, thông thoáng và rõ ràng hơn là các chính sách ưu đãi. Nếu Chính phủ làm được điều này sẽ tạo được môi trường rất tốt không chỉ cho các doanh nghiệp trong nước mà còn thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam.

- Cần có chính sách phát triển các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với việc tạo ra cơ hội, thách thức đã đưa lại lợi ích cho từng quốc gia. Lợi ích đó chỉ có thể nhận được thông qua cạnh tranh. Trong điều kiện sức cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam còn thấp (cả về chất lượng, giá cả, mẫu mã, kiểu dáng,...) thì Việt Nam phải có chính sách phù hợp. Đó là các doanh nghiệp đi vào các thị trường ngách, cung ứng ở những phần nhỏ của thị trường quốc tế rộng lớn, có nhiều đối thủ cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là phải xây dựng được chiến lược cạnh tranh tích cực gắn liền với chính sách cơ cấu. Chỉ nên bảo hộ đối với những ngành, những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thực tế và tiềm ẩn. Sự bảo hộ này chỉ mang tính tạm thời, có chọn lọc, có địa chỉ tùy theo lộ trình hội nhập và phù hợp với các nguyên tắc và luật pháp quốc tế.

- Cần xúc tiến cải cách có hiệu quả đối với các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng Nhà nước chỉ cần nắm giữ 100% vốn ỏ các doanh nghiệp liên quan đế quốc phòng - an ninh. Xoá bỏ tình trạng độc quyền kinh doanh và xoá bỏ triệt để việc bao cấp đối với doanh nghiệp Nhà nước. Đẩy nhanh việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và xây dựng cơ cấu thích hợp về quyền sở hữu với loại hình doanh nghiệp này và khuyến khích các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu hiệu quả và lành mạnh về tài chính. Tiếp tục tháo gỡ những cơ chế chính sách còn bất cập đang cản trở đối với sự phát triển kinh tế tư nhân. Tạo môi trường hấp dẫn hơn để mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh quốc tế. Thúc đẩy phát triển khối doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng. Tăng cường áp dụng những nguyên tắc cạnh tranh và tài chính để buộc các doanh nghiệp Nhà nước và dân doanh cạnh tranh có hiệu quả.

- Thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả các thị trường đất đai, lao động và vốn.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và năng lực quản lý kiểm tra giám sát của Nhà nước. Để nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước theo hướng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý vĩ mô, cần phải giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp. Xác lập các chính sách thương mại và chính sách thuế theo hướng khuyến khích phân cấp quá trình ra chính sách hơn là thông qua các biện pháp hành chính để cân bằng cung cầu. Những vấn đề cần giải quyết là: khắc phục triệt để cơ chế "xin - cho", tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp; thực hiện việc điều hành các chính sách kinh tế rõ ràng, minh bạch, công khai nhằm nâng cao độ tin cậy của môi trường kinh doanh. Việc phát huy vai trò quản lý của Nhà nước phải được thực hiện theo hướng hiệu quả của sự can thiệp, quản lý, đảm bảo tính minh bạch và nghiêm minh của công tác kiểm tra giám sát, chứ không phải ở mức độ, phạm vi can thiệp. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nhưng không cản trở, gây sách nhiễu đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trái lại buộc các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, cam kết không lạm dụng chất kháng sinh, hoá chất trong sản xuất kinh doanh.

- Thiết lập một khuôn khổ luật pháp để thúc đẩy và giảm chi phí giao dịch kinh doanh; đơn giản hóa các qui trình đầu tư, tham gia thị trường và phát triển doanh nghiệp cũng như khuyến khích cạnh tranh và áp dụng những hình thức giao dịch mới

- Xây dựng hạ tầng kinh doanh tiên tiến như hệ thống thông tin thị trường giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như thâm nhập thị trường trong và ngoài nước.

- Đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp thị, quảng cáo và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh.

- Hình thành và phát triển dịch vụ công hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả và giảm thiểu rủi ro không đáng có.

- Để giúp cho các doanh nghiệp có kiến thức tốt trước khi bước vào hội nhập chính sách Nhà nước nên tập trung vào việc nâng cao năng lực cán bộ thông qua các chương trình đào tạo trọng điểm về kiến thức hội nhập, kinh tế thị trường, v.v... Đây là vấn đề quan trọng đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa những chính sách vĩ mô và vi mô trong ngành nhằm tạo ra những chiến lược thông suốt và một lộ trình hội nhập hiệu quả và hợp lý. Số liệu khảo sát cho thấy tỉ lệ số chủ doanh nghiệp được tham gia các lớp đào tạo về hội nhập kinh tế quốc tế không nhiều. Hiện tại, đối với các doanh nghiệp nhu cầu được trang bị các hiểu biết về các lĩnh vực của hội nhập kinh tế quốc tế là khá lớn đòi hỏi các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương phải có những lộ trình thích hợp về đào tạo cán bộ cho hội nhập.






tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương