Danh sách nhóm nghiên cứU III danh sách các từ viết tắT IV


Những giải pháp đối với cấp ngành



tải về 1.92 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1703
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

3.2. Những giải pháp đối với cấp ngành

- Trước hết cần rà soát lại các chính sách về nông nghiệp và phát triển nông thôn đảm bảo được nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể là nguyên tắc của WTO và Hiệp định Nông nghiệp. Từ đó có thể có những lộ trình hội nhập cụ thể và có hiệu quả thông qua đàm phán và cam kết, điều chỉnh chính sách và biện pháp bảo hộ thích hợp đối với các doanh nghiệp. Cần tái định hướng hỗ trợ đối với ngành nông nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy những cơ chế hỗ trợ này phải đảm bảo sự phát triển cân bằng và hạn chế khoảng cách giữa thành thị và nông thôn thông qua việc hỗ trợ tập trung vào thu nhập ở nông thôn chứ không phải hỗ trợ sản xuất hay trợ giá bởi vì điều này trái với những qui đinh về hộp xanh mà còn bóp méo thị trường.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những điều kiện giúp giảm được các chi phí marketing của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ công có thể xem như vốn bổ xung tạo ra các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy mạng lưới chợ bán buôn nông sản còn quá ít đã buộc các nhà kinh doanh phải thu mua phần lớn nông sản tại nông trại/hộ gia đình hoặc qua các đại lý thu gom hay thương lái. Điều này đồng nghĩa với việc nông dân, nhà kinh doanh và các doanh nghiệp nông nghiệp ít có cơ hội gặp nhau trên thị trường để họ có thể so sánh giá cả, chất lượng, các thông tin phản hồi cũng như thiết lập các mối quan hệ. Thông qua những địa điểm này, sự phổ biến thông tin giữa các bên liên quan cũng như việc kiểm tra chất lượng hay kiểm dịch động thực vật, tiêu chuẩn môi trường của các cơ quan chức năng được tiến hành thuận lợi và hiệu quả hơn. Đây là một trong những biện pháp hỗ trợ được coi là hộp xanh nên không có bất kỳ một giới hạn nào đối với các nước thành viên về mức độ chi tiêu. Việc giới hạn có chăng là do hạn hẹp về ngân sách của các Chính phủ. Vì tầm quan trọng của biện pháp này trong quá trình nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành cũng như hỗ trợ một cách hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo nhất là những vùng sâu vùng xa vùng khó khăn, Chính phủ nên ưu tiên đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nông nghiệp và công tác khuyến nông là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp (đất đai, lao động) cũng như giúp các doanh nghiệp có thể cạnh tranh tốt hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế trong thời gian qua đóng góp của nghiên cứu khoa học là đáng kể so với mức đầu tư còn thấp của Nhà nước trong lĩnh vực này. Nó không chỉ thấp về giá trị tuyệt đối mà còn cả về giá trị tương đối so với các nước làng giềng như Thái Lan và Trung Quốc (hiện tại Việt Nam mới dành khoảng 0,2% của GDP nông nghiệp cho công tác nghiên cứu, trong khi con số này của Thái Lan là 1,4% tức gấp tới 7 lần). Mặt khác, nếu không được tiếp cận với những công nghệ mới nông dân và các doanh nghiệp trong ngành khó có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và nhất là thị trường thế giới về giá trị gia tăng cao và chất lượng cao của các nông sản. Đặc biệt những giải pháp này cần được cụ thể hóa thông qua mức độ phân bổ nguồn lực cũng như thay đổi về cơ chế vận hành.

- Nâng cao năng lực quản lý chuyên ngành nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và PTNT được giao quản lý các chuyên ngành: bảo vệ thực vật, thú y, giống cây trồng, giống vật nuôi, động thực vật hoang dã và động thực vật quý hiếm tự nhiên, gỗ và lâm sản, phân bón. Tăng cường năng lực thực thi quản lý các chuyên ngành này phải đáp ứng yêu cầu vừa tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, vừa phải quản lý được chặt chẽ các nguồn tài nguyên, bảo vệ được sức khoẻ con người, động thực vật v.v...

- Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong ngành nông nghiệp và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động khá mạnh tới các doanh nghiệp Nhà nước bởi vì hiện nay khu vực này được hưởng lợi nhiều từ hàng rào bảo hộ. Do vậy tiếp tục đổi mới những loại hình doanh nghiệp này sẽ giúp cho ngành có thể điều chỉnh nhanh chóng với những thách thức và cơ hội mới theo hướng thương mại và không gây trở ngại cho các khu vực kinh tế khác trong cạnh tranh về các nguồn lực. Trong thời gian qua quá trình đổi mới các DNNN trong ngành diễn ra hết sức chậm chạp do nhiều nguyên nhân xuất phát từ quá trình đánh giá tài sản doanh nghiệp cũng như sự phản đối/thiếu sự ủng hộ từ chính các doanh nghiệp. Do vậy trong thời gian tới cần có những đánh giá toàn diện hoạt động của các DNNN trong ngành qua đó có thể có những giải pháp cụ thể đối với từng doanh nghiệp như cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê hay giải thể. Bên cạnh đó, việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhanh hơn và hiệu quả hơn. Có chính sách hỗ trợ thích đáng để khuyến khích nông dân trong vùng nguyên liệu tham gia mua cổ phẩn trong các nhà máy để có điều kiện ổn định nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

- Đẩy nhanh các hỗ trợ tiếp thị và xuất khẩu nhằm xây dựng mối quan hệ thường xuyên giữa thị trường và các nhà sản xuất đảm bảo cho các tín hiệu thị trường cũng như nhu cầu của người tiêu dùng đến được với người sản xuất nông sản phẩm. Trong tương lai quá trình điều chỉnh sau khi tự do hóa thương mại sẽ dẫn đến việc chuyển lao động và vốn từ ngành này sang ngành khác hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này là hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp đòi hỏi Nhà nước, ngành cần có những chương trình xúc tiến xuất khẩu/thương mại tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng, hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm thương mại, nghiên cứu thị trường và các dạng thưởng xuất khẩu không liên quan đến giá. Mặt khác, không nên cung cấp các trợ cấp xuất khẩu trực tiếp bởi vì không những mâu thuẫn với các qui định của WTO mà còn vì thường không có hiệu quả đôi lúc còn phản tác dụng.

- Quan tâm đúng mức đến việc cải thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật và an toàn thực phẩm nhằm vượt qua những hình thức bảo hộ thương mại mới dưới cái vỏ bọc của các tiêu chuẩn kỹ thuật hay biện pháp kiểm dịch động thực vật (xây dựng và tăng cường năng lực cho điểm hỏi đáp, quản lý chất lượng “từ trang trại đến bàn ăn”, v.v...).

- Củng cố và phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả hơn. Trong tương lai, việc tái định hướng hỗ trợ của Chính phủ sẽ được thông qua các tổ chức hiệp hội ngành hàng đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây sẽ là cầu nối đảm bảo cho những chính sách của Nhà nước tới được với doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Tóm lại các biện pháp của Chính phủ và ngành tập trung chủ yếu vào một số nội dung chính như: i) đổi mới chính sách thuế và phi thuế theo hướng giảm mạnh bảo hộ và đơn giản hóa biểu thuế; ii) điều chỉnh cơ cấu hỗ trợ trong nước: đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng chương trình hỗ trợ cụ thể đối với những ngành hàng bị ảnh hưởng lớn do quá trình hội nhập; thiết lập hệ thống an sinh xã hội; iii) áp dụng những hỗ trợ xuất khẩu phù hợp với qui định của WTO đối với các nước đang phát triển, tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại, thông tin và nghiên cứu thị trường quốc tế; iv) đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn; v) rà soát và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và vi) đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế với sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân, nhất là vai trò của các hiệp hội ngành hàng.





tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương