Danh sách hộI ĐỒng cấp trưỜng đÁnh giá ĐỀ TÀi nckh của sinh viêN


THIẾT KẾ MẠCH TRANG TRÍ QUẢNG CÁO SỬ DỤNG 8051



trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1 Mb.
#23516
1   2   3   4   5   6   7   8   9

16. THIẾT KẾ MẠCH TRANG TRÍ QUẢNG CÁO SỬ DỤNG 8051

SVTH:

Nguyễn Văn Trung - 52KTĐ

GVHD:

ThS Lê Trung Dũng

1. Mở đầu:

Với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhu cầu giải trí của con người đòi hỏi rất phong phú. Hiện nay có rất nhiều thiết bị nhằm giải trí và trang trí dựa vào các linh kiện điện tử và đặc biệt là sử dụng vi điều khiển trong lĩnh vực giải trí.



2. Nội dung nghiên cứu:

Căn cứ vào nguyên lý hoạt động của vi điều khiển và nhu cầu giải trí của con người. Tìm hiểu cấu tạo vi xử lý AT89S52 để thiết kế mạch điều khiển tự động cho 32 led hình trái tim trong đó tìm hiểu cấu trúc cơ bản về một mạch điều khiển thông thường. Thực hiện thiết kế mạch, nguyên tắc lập trình cho vi xử lý hoạt động để hiển thị led chạy.



3. Kết luận và kiến nghị:

Qua đề tài cho thấy: có thể ứng dụng AT89S52 rất rộng rãi. AT89S52 có thể dùng để thiết kế mạch điều khiển đặc biệt trong tự động hóa, thiết kế biển quảng cáo, led vẫy, điều khiển màn hình led – màn hình matran, điều khiển rôbốt… Ở đây được dùng làm mạch trang trí quảng cáo sử dụng vi xử lý AT89S52 để điều khiển và đèn led để hiển thị ghép thành một mạch trang trí quảng cáo hình trái sử dụng 32 led.



17. ỨNG DỤNG THIẾT BỊ PLC TRONG ĐIỀU KHIỂN KHỞI ĐỘNG VÀ ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA ROTOR DÂY QUẤN

SVTH:

Hoàng Ngọc Hiệp - 53KTĐ




Nguyễn Đức Anh - 53KTĐ




Trương Thị Hằng - 53KTĐ

GVHD:

Vũ Minh Quang




Đỗ Duy Hiệp

1. Lý do chọn đề tài:

Động cơ không đồng bộ là tải phổ biến nhất trong công nghiệp sử dụng điện vì có cấu tạo đơn giản, hoạt động tin cậy không cần bảo dưỡng định kì. Tuy nhiên nó có đặc tính mở máy không tốt: mô men mở máy nhỏ trong khi dòng điện mở máy lại lớn. Đề tài này sẽ đưa ra cách khắc phục vấn đề này, đồng thời mở rộng thêm phần điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ theo từng cấp.



2. Giải quyết vấn đề:

Vấn đề này sẽ được giải quyết lần lượt theo từng chương có nội dung như sau:

CHƯƠNG I: Ý nghĩa phương pháp dùng điện trở phụ mạch rotor để điều chỉnh tốc độ và khởi động động cơ không đồng bộ.

CHƯƠNG II: Sơ đồ nguyên lý phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ ba pha, tính toán các cấp điện trở phụ và thời gian khởi động từng cấp.

CHƯƠNG III: Lựa chọn thiết bị điều khiển PLC LOGO và lập trình.

CHƯƠNG IV: Mô phỏng và kết luận chung của đề tài.



18. TÌM HIỂU VI ĐIỀU KHIỂN ATMEGA AVR 16

SVTH:

Nguyễn Văn Đông -53 KTĐ




Đặng Văn Điệp - 53 KTĐ

GVHD:

ThS Bùi Văn Đại

1. Mở đầu:

Sự ra đời của các vi sử lý nói chung và vi điều khiển nói riêng đã tạo ra một bước ngoặt trong việc thiết kế các hệ thống vi điều khiển, đo lường truyền thông. Kết quả là đã tạo ra những sản phẩm như máy ảnh số, máy nghe nhạc, smatphone, dây truyền tự động hóa… ngày càng rẻ hơn, tốt hơn, tiện dụng hơn. Con người không ngừng phát triển vi điều khiển vào ứng dụng thực tế để nâng cao năng suất và giải phóng sức lao động của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống…

Cho nên nhóm chúng em đã chọn nghiên cứu đề tài “tìm hiểu về vi điều khiển Atmega AVR 16” vi điều khiển là phần xương vững trãi để lập trình viên hay người sử dụng thỏa sức sáng tạo hoàn thiện lên một sản phẩm theo cách riêng của mình.

2. Nội dung nghiên cứu và các kết quả đạt được:

Tìm hiểu cấu tạo chi tiết cũng như nguyên lý hoạt động của AVR 16 và ứng dụng thường dùng trong thực tế.

Yêu cầu của đề tài: tìm hiểu lịch sử phát triển, cấu tạo chức năng của vi sử lý atmega avr 16, và dùng vi điều khiển xuất ra màn hình LCD.

3. Kết luận:

Với thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay việc đưa vi điều khiển vào sản xuất nâng cao năng xuất lao động, nhưng việc sản xuất vi điều khiện lại có nhiều hạn chế cơ sở vật chất cũng như nhân lực làm cho giá thành sản phẩm cao tới người tiêu dùng, với năng lực và thời gian có hạn nên nhóm chúng em chỉ làm mạch với một ứng dụng của AVR là điều khiển màn hình LCD, điều quan trọng là chúng em được biết thêm cũng như biết cách làm mạch thật để trang bị hành trang của mình để tự tin hơn với công việc sau này .



19. TÍNH TOÁN ĐẶT TỤ BÙ CHO ĐƯỜNG DÂY MUA ĐIỆN TRUNG QUỐC 220KV TÂN KIỀU – LÀO CAI

SVTH:

Trần Hữu Chiến - 51KTĐ

GVHD:

ThS Trần Kim Hồng

1. Mở đầu:

Sự phát triển của Ngành điện đi cùng với sự phát triển của đất nước, sự biến động của Ngành điện sẽ mang lại những ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của một Quốc gia… Lưới truyền tải đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện, gồm nhiều nhánh, nút phân phối điện tới các phụ tải, vì vậy khi truyền năng lượng trên đường dây đến các các phụ tải sẽ gây nên tổn thất công suất, tổn thất điện năng, làm giảm chất lượng điện năng… Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng cao, đòi hỏi đáp ứng đầy đủ kịp thời không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Để hạn chế các vấn đề trên, người ta đưa ra phương pháp như hoàn thiện cấu trúc lưới, điều chỉnh điện áp, bù công suất phản kháng… Thêm vào đó, khả năng phát công suất phản kháng của các nhà máy điện rất hạn chế và trong quá trình truyền tải điện năng từ nơi sản xuất điện (các nhà máy thủy điện, nhiệt điện…) thì có tổn hao trên đường dây truyền tải làm điện áp tại các điểm cách xa nguồn bị suy giảm. Tuy nhiên, vì lý do kinh tế, người ta không chế tạo các máy phát có khả năng phát nhiều công suất phản kháng đủ cho chế độ phụ tải (trong trường hợp max), mà nó chỉ gánh chức năng điều chỉnh công suất phản kháng trong hệ thống điện để đáp ứng được nhanh chóng yêu cầu thay đổi của phụ tải. Do đó phần công suất phản kháng thiếu hụt được bù bằng các nguồn công suất phản kháng đặt thêm tức là nguồn công suất bù.

Vì những lí do trên nên em chọn đề tài: “Tính toán đặt tụ bù cho đường dây mua điện Trung Quốc 220kV Tân Kiều – Lào Cai”. Nhằm mục đích tìm hiểu và lắp đặt các thiết bị bù công suất trên đường dây mua điện Tân Kiều – Lào Cai.

2. Nội dung nghiên cứu và các kết quả đạt được:

Tổn thất điện áp của lưới điện phụ thuộc rất nhiều vào công suất truyền tải và thông số đường dây. Khi vận hành phải đảm bảo sao cho sự thay đổi điện áp tại từng vị trí trên lưới so với định mức nằm trong phạm vi điện áp cho phép.

Trong lưới truyền tải điện, chúng ta sử dụng các thiết bị bù (Tụ bù ngang, tụ bù dọc, kháng bù ngang) nhằm mục đích cải thiện điện áp các nút, ngoài ra việc bù công suất còn có nhiều ý nghĩa, hạn chế tổn thất, giúp đưa ra phương án tối ưu nhất cho các công trình.

3. Kết luận kiến nghị:

Những thành tựu đạt được trong lịch sử phát triển ngành công nghiệp điện lực, đặc biệt trong những năm gần đây, cho phép thiết kế và xây dựng các hệ thống điện tin cậy và kinh tế nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu điện năng ngày càng tăng của xã hội. Trong sự phát triển của các hệ thống điện lực, các đường dây truyền tải vệ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và toàn bộ hệ thống điện làm việc an toàn, phát triển bền vững. Chính những lý do trên việc tính toán, chỉnh định và đặt tụ bù cho các đường dây mua điện từ nước ngoài từ đó đưa ra các phương án tối ưu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của mạng lưới điện và mang tính kinh tế cao cần được quan tâm và đầu tư để đưa vào nâng cao phát triển kinh tế.



20. NGHIÊN CỨU VÀ CHẾ TẠO MẠCH SẠC ACQUY TỰ ĐỘNG CÓ GIÁM SÁT NGUỒN

SVTH:

Dương Tuấn Định - 53KTĐ




Phạm Thu Thủy - 53KTĐ

GVHD:

ThS Lê Tuấn Anh

1. Lí do chọn đề tài:

Hiện nay, nguồn dự phòng đang đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nhưng để có thể lưu trữ được năng lượng điện trong các nguồn dự phòng thì luôn phải có một bộ sạc đi kèm. Tuổi thọ của nguồn dự phòng có kéo dài được không và năng lượng điện năng tích trữ trong đó có đúng yêu cầu của nhà sản xuất đưa ra chưa phần lớn là do bộ sạc quyết định. Nhận thấy tầm quan trọng trên, nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “Nghiên cứu và chế tạo mạch sạc acquy tự động có giám sát nguồn”.



2. Mục đích:

Tìm hiểu và nghiên cứu chế tạo về mạch sạc acquy tự động có giám sát nguồn.



3. Nội dung nghiên cứu:

Tìm hiểu, nghiên cứu và tổng quan về sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch sạc tự động có giám sát nguồn; thực hiện mô phỏng trên multisim và có chế tạo mạch thật.



4. Kết luận:

Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy ThS Lê Tuấn Anh, nhóm chúng em đã hoàn thành bộ “mạch sạc acquy tự động giám sát nguồn” của mình. Do kiến thức còn hạn hẹp và cũng là đề tài đầu tiên mà chúng em thực hiện nên vẫn còn nhiều thiếu sót. Vậy chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong bộ môn kỹ thật điện, điện tử để đề tài của chúng em được hoàn chỉnh hơn và có ích cho cuộc sống hằng ngày.



21. TÌM HIỂU HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG

SVTH:

Lê Hoàng Luân - 53KTĐ




TrịnhThị Dung - 53KTĐ

GVHD:

ThS Lê Tuấn Anh

1. Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, việc phòng cháy chữa cháy (PCCC) trở thành mối quan tâm hàng đầu của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Nó trở thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân. Trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn tuyên truyền giáo dục cho mỗi người dân ý thức phòng cháy chữa cháy, nhằm mục đích hạn chế những vụ cháy đáng tiếc xảy ra, tránh thiệt hại về người và tài sản.Xuất phát từ những ý tưởng trên, chúng em đã chọn đề tài “Tìm hiểu Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động”.



2. Mục tiêu:

Tìm hiểu và nghiên cứu về hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động.



3. Nội dung nghiên cứu:

Tìm hiểu tổng quan một số hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động và tầm quan trọng của phòng cháy chữa cháy trong cuộc sống.

Nghiên cứu chi tiết mạch báo cháy sử dụng cảm biến nhiệt.

4. Kết luận:

Qua đề tài này chúng ta hiểu như thế nào là một hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động và tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy trong đời sống xã hội.  Từ đó nâng cao ý thức phòng ngừa, giảm thiểu thấp nhất các sự cố cháy xảy ra trong cuộc sống.



Qua thời tìm hiểu và nghiên cứu với sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS Lê Tuấn Anh, nhóm chúng em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động”. Do còn nhiều thiết sót trong quá trình nghiên cứu, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô trong bộ môn Kỹ thuật điện – điện tử để đề tài nghiên cứu của chúng em được hoàn thiện hơn.

22. NGHIÊN CỨU MẠCH ĐO NHIỆT ĐỘ HIỂN THỊ LED 7SEG

SVTH:

Nguyễn Thái Học - 52KTĐ




Nguyễn Văn Tuấn - 52KTĐ

GVHD:

ThS Phan Thanh Tùng

1. Giới thiệu đề tài:

Nhiệt độ là một đại lượng vật lí gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Nó tác động đến mọi mặt của đời sống. Trong các lĩnh vực sản xuất cũng vậy, nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành, sản xuất.

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhiệt độ tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu ra trong quá trình gia công hàn vật liệu nhiệt độ ảnh hưởng đến độ chính xác, tính giãn nở nhiệt của vật liệu. Với các yêu cầu đó chúng em xin thiết kế đề tài đo nhiệt độ sử dụng cảm biến nhiệt độ LM 35 dùng vi điều khiển AT89C51, chíp biến đối tín hiệu tương tự sang tín hiệu số ADC0804 và hiển thị nhiệt độ lên led 7 thanh.

2. Nội dung:


  1. Giới thiệu IC AT89C51.

Là khả năng săn sàng đáp ứng về số lượng trong hiện tại là tương lai. Đối với một số nhà thiết kế điều này là quan trọng. Hiện nay, các bộ vi điều khiển 8 bit đứng đầu là họ 8051. 8051 là một bộ xử lí 8 bit có nghĩa là CPU chỉ có thể làm việc với 8 bit giữ liệu.

  1. Giới thiệu cảm biến nhiệt độ LM35.

Loạt các bộ cảm biến LM35 là các bộ cảm biến nhiệt mạch tích hợp chính xác cao mà điện áp đầu ra của nó tỉ lệ tuyến tính với nhiệt độ theo thang độ Celsius. Chúng cũng không yêu cầu cân chỉnh ngoài vì vốn chúng đã được cân chỉnh. Chúng đưa ra điện áp 10mV cho mỗi sự thay đổi 1oC.

  1. Giới thiệu ADC0804.

  2. Ghép nối phần cứng.

  3. Lập trình chường trình cho vi điều khiển bằng ngôn ngữ C.

3. Ưu điểm nhược điểm, phương hướng phát triển:

  1. Ưu điểm:

  • Mạch được làm từ những linh kiện điện tử phổ biến.

- Có thể mở rộng mạch như dùng thông số nhiệt độ đo được kết hợp với các phương pháp điều khiển như điều khiển mờ, điều khiển PID để ứng dung vào đời sống làm mạch khống chế nhiệt độ lò ấp trứng hay điều khiển động cơ phụ thuộc vào nhiệt độ…

- Ứng dụng tốt phương pháp Master – slave.



  1. Nhược điểm:

- Mạch chưa được tích hợp lập trình tự kiểm tra phần cứng và báo hỏng hóc.

  • Hơi tốn chân vi điều khiển vì chưa có ic giao tiếp nối tiếp và ic giải mã

  • Chưa lợi dụng được hết sức xử lí của chíp

  1. Phương hướng phát triển

  • Giao tiếp thêm nhiều cảm biến, từ đó điều khiển các thiết bị ngoại vi khác.

23. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MẠCH KHÓA ĐIỆN TỬ SỐ

SVTH:

Vương Bá Viễn - 52 KTĐ




Phan Thị Lương - 52 KTĐ




Hoàng Văn Thân - 52 KTĐ

GVHD:

TS Vũ Minh Quang




ThS Nguyễn Thị Huyền Phương

  1. Mục tiêu đề tài:

Đề tài đặt mục tiêu nghiên cứu các ứng dụng của mạch khóa điện tử số trong thực tế.

  1. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu về kết cấu mạch khóa điện tử số, nguyên lý làm việc, tiến hành thiết kế, mô phỏng bằng các phần mềm hiện đại thông dụng như lập trình PLC, mô phỏng trên proteus.

Qua đó xác định mô hình thí nghiệm thực tế đối chiếu với kết quả ta được một module khóa số điện tử hoạt động ổn định chất lượng cao.



  1. Kết luận và kiến nghị:

Mạch khóa điện tử số có thể được ứng dụng trong việc bảo vệ các hệ thống khởi động của các máy móc, thiết bị quan trọng, yêu cầu tính bảo mật cao.

Khi đưa ra ứng dụng thực tế, cần lắp đặt thêm mạch hú còi khi ấn sai mã số quá số lần cho phép, hoặc không cho phép dò mã.



24. BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU NANO VÀ CƠ CHẾ TRUYỀN HẠT TẢI QUA CÁC LỚP TIẾP XÚC P-N TRONG PIN MẶT TRỜI ĐƯỢC CHẾ TẠO TỪ VẬT LIỆU HỮU CƠ CẤU TRÚC NANO

SVTH:

Đặng Văn Mạnh - 54Đ1

GVHD:

TS Trần Thị Chung Thủy

1. Mở đầu:

Trong những năm gần đây, với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, vật liệu nano đã và đang trở thành một đối tượng được nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng rất nhiều trong khoa học và đời sống. Vật liệu nano có kích thước cỡ một phần tỷ mét nhưng lại có triển vọng ứng dụng vô cùng to lớn và phong phú bởi các tính chất mới mẻ, lý thú mà vật liệu khối tương ứng không có được, do các hiệu ứng bề mặt, hiệu ứng kích cỡ và hiệu ứng lượng tử đem lại.

Trong bối cảnh các nguồn năng lượng hóa thạch trong tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt, nhu cầu khai thác các nguồn năng lượng tái sinh như nước, gió, địa nhiệt, mặt trời càng trở nên cấp thiết. Một trong những nguồn năng lượng tái sinh có thể sử dụng ở khắp nơi trên trái đất là pin mặt trời.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc sử dụng vật liệu nano làm xúc tác quang hóa cho các lớp nhạy quang của pin mặt trời có thể nâng cao hiệu suất quang điện cho pin bởi các vật liệu nano có thể tạo ra các biên tiếp xúc p-n trong lớp nhạy quang. Các biên tiếp xúc p-n này có thể giảm thiểu được xác suất tái hợp của các hạt tải được tạo ra trong lớp nhạy quang dưới tác dụng của ánh sáng kích thích. Do đó xác suất các hạt tải này được chuyển về các điện cực được tăng lên, dẫn đến tăng dòng quang điện ở mạch ngoài.

Tuy nhiên, trên thế giới và trong nước các nghiên cứu về loại vật liệu nano và linh kiên pin mặt trời có lớp nhạy quang làm từ vật liệu hữu cơ tổ hợp với vật liệu nanô chưa được nhiều. Với mong muốn được tìm hiểu về cấu tạo, cơ chế hoạt động, cơ chế truyền hạt tải để nâng cao hiệu suất cho linh kiện pin mặt trời này, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Bước đầu tìm hiểu về vật liệu nano và cơ chế truyền hạt tải qua các lớp tiếp xúc p-n trong pin mặt trời được chế tạo từ vật liệu hữu cơ cấu trúc nano”.

2. Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đạt được


  • Tổng quan về vật liệu nano: đặc điểm cấu tạo, cấu trúc của vật liệu nano, các tính chất vật lý và một số phương pháp chế tạo.

  • Tổng quan về vật liệu nano TiO2 : đặc điểm cấu tạo, cấu trúc của TiO2, vai trò xúc tác quang hóa của TiO2; các phương pháp chế tạo vật liệu nano TiO2.

  • Tổng quan về pin mặt trời: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các thông số đặc trưng, cơ chế truyền hạt tải qua các lớp tiếp xúc p-n và các biện pháp nâng cao hiệu suất của pin.

3. Kết luận và kiến nghị

  • Vật liệu nano có kích thước 10-9 m có những tính chất vật lý mới mẻ mà vật liệu khối không có được, bao gồm: hiệu ứng kích thước, hiệu ứng bề mặt, hiệu ứng lượng tử.

  • Vật liệu bán dẫn nanô TiO2 có độ rộng vùng cấm rộng, tương thích với độ rộng vùng cấm của vật liệu hữu cơ làm lớp nhạy quang của pin mặt trời nên thích hợp với vai trò tạo ra các biên tiếp xúc kiểu p-n trong lớp nhạy quang. Lớp tiếp xúc này có tác dụng làm giảm thiểu xác suất tái hợp của các hạt tải được tạo ra trong lớp nhạy quang do đó có tác dụng nâng cao hiệu suất quang điện cho pin.

  • Đề xuất nghiên cứu thêm về cơ chế xúc tác quang của vật liệu nanô khác như các chấm lượng tử bán dẫn, các hạt nano kim loại nhằm tìm ra loại vật liệu nano có hiệu quả nâng cao hiệu suất cho pin mặt trời.

TIỂU BAN:

THỦY VĂN VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC



- -

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương