Danh sách hộI ĐỒng cấp trưỜng đÁnh giá ĐỀ TÀi nckh của sinh viêN


NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN ĐƯỜNG BỜ BIỂN TẠI KHU VỰC PHÍA BẮC CỬA MỸ Á – TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG BỜ CHO KHU VỰC



trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1 Mb.
#23516
1   2   3   4   5   6   7   8   9

13. NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN ĐƯỜNG BỜ BIỂN TẠI KHU VỰC PHÍA BẮC CỬA MỸ Á – TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG BỜ CHO KHU VỰC

SVTH:

Đỗ Thị Thanh Phương - 51B1

GVHD:

PGS.TS Vũ Minh Cát

1. Mục tiêu :

Nghiên cứu và dự báo diến biến đường bờ trong điều kiện tự nhiên và khi có công trình tại cửa Mỹ Á, tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp nhằm ổn định đường bờ cho khu vực nghiên cứu.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Hiện trạng đường bờ biển khu vực cửa Mỹ Á, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi.

- Giới thiệu tóm tắt mô hình LITLINE.

- Xây dựng kịch bản và mô phỏng theo các kịch bản.

- Đề xuất giải pháp ổn định đường bờ.

3. Kết luận và kiến nghị

Kết quả mô phỏng bằng mô hình toán cho đường bờ phía Bắc cửa Mỹ Á là khá tốt. Kết quả chỉ ra rằng đường bờ bị xói bồi xen kẽ, nhưng không lớn. Đường bờ sau 10 năm và 20 năm. Khi mực nước biển dâng cao thêm 1m thì tình trạng xói, bồi lớn hơn như tình trạng hiện nay.

Với các kết quả mô phỏng giải pháp bảo vệ bằng kè mái nghiêng vùi trong cát là một trong những giải cứng nhằm bảo vệ bờ biển khỏi bị xói lở. Bên cạnh đó, bảo vệ rừng và thảm thực vật trên đụn cát là giải pháp ưu tiên.

Để mô phỏng tốt hơn tình trạng phát triển đường bờ đề nghị cần có các tài liệu thủy động lực như mực nước, sóng, gió; tài liệu bùn cát và tài liệu đo đạc mặt cắt địa hình một cách chi tiết và đồng bộ cho một số năm.



14. NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN SÓNG VÙNG VEN BIỂN KHU VỰC THÁI BÌNH - HẢI PHÒNG BẰNG MÔ HÌNH DELFT3D

SVTH:

Vũ Văn Hậu - 52B2




Nguyễn Mạnh Tùng - 52B2




Đỗ Đức Tùng - 52B2

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Phương Thảo

Sóng biển là một trong các yếu tố động lực rất quan trọng trong công tác nghiên cứu các quá trình thủy thạch động lực học biển phục vụ quy hoạch, thiết kế công trình trên biển. Các đặc trưng sóng sẽ bị thay đổi khi sóng truyền từ vùng nước sâu vào vùng ven bờ do các quá trình tiêu hao năng lượng trong bản thân khối nước, trong quá trình tương tác giữa các sóng, trong quá trình sóng đổ, do ma sát đáy và đặc biệt ở vùng ven biển còn có thể do tác động của rừng ngập mặn. Điều đặc biệt, rừng ngập mặn giảm đáng kể chiều cao sóng khi sóng truyền từ ngoài biển qua rừng ngập mặn vào ven bờ. Đây được coi là giải pháp mềm hữu hiệu bảo vệ bờ biển và bãi biển. Bài báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu quá trình biến đổi sóng từ nước sâu vào vùng ven bờ, đặc biệt là mô phỏng quá trình giảm sóng của cây Trang và cây Bần khu vực Thái Bình - Hải Phòng bằng mô hình DELFT3D.

15. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 21 NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THUỶ ĐỘNG LỰC HỌC VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN NHẬT LỆ - QUẢNG BÌNH

SVTH:

Nguyễn Ngọc Đại - 51B1

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Phương Thảo

Quảng Bình có chiều dài bờ biển 116,04 km, phong phú về nguồn lợi hải sản, tiềm năng lớn trong phát triển du lịch và khai thác khoáng sản. Những năm gần đây, tỉnh Quảng Bình chú trọng phát triển kinh tế biển, phấn đấu trở thành địa phương có nền kinh tế làm giàu từ biển. Tuy nhiên trong hơn 30 năm trở lại đây, hoạt động khai thác tài nguyên quá mức vùng ven biển, cửa sông như khai thác cát, chặt phá rừng ngập mặn, xây dựng các hồ điều tiết nước trên các lưu vực sông đã làm gia tăng xói lở bờ biển. Hiện nay, tình trạng xói lở bờ biển diễn ra rất phức tạp và nghiêm trọng; phá vỡ đê kè, gây ngập lụt và xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển kinh tế-xã hội. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng xói lở bờ biển ngày càng phức tạp trên toàn dải ven biển Việt Nam. Sự gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ, sự diễn biến bất thường về đường đi của các cơn bão, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng khiến cho công tác quản lý tổng hợp vùng bờ càng trở nên khó khăn. Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu chế độ thuỷ động lực học phục vụ giải thích cơ chế và tìm một giải pháp thích hợp cho vấn đề xói lở bờ biển ở Quảng Bình.

16. NGHIÊN CỨU XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC CỬA SÔNG TRÀ LÝ VÀO MÙA CẠN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHO CỬA SÔNG NGHIÊN CỨU

SVTH:

Chu Thị Linh - 51B1

GVHD:

PGS.TS Vũ Minh Cát

1. Mục tiêu của đề tài:

Đánh giá hiện trạng nhiễm mặn vùng cửa sông Trà Lý vào mùa kiệt trong mùa kiệt và mô phỏng xâm nhập mặn ứng với các kịch bản khác nhau.

Đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn xâm nhập mặn vào sâu trong sông và nâng cao mực nước phục vụ lấy nước tưới cho khu vực nghiên cứu.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Hiện trạng tình hình dòng chảy và xâm nhập mặn khu vực cửa sông Trà Lý.

- Ứng dụng mô hình MIKE11 mô phỏng quá trình xâm nhập mặn ứng với các kịch bản.

- Đề xuất giải pháp và mô phỏng diễn biến các đặc trưng thủy động lực và nồng độ muối dọc sông nghiên cứu.

3. Kết luận và kiến nghị:

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong điều kiện hiện tại mặn đã xâm nhập sâu vào trong sông tới 15 km với độ mặn 4‰.

Khi mực nước biển tăng lên, nước xả từ hồ chứa và các nhánh thượng lưu như hiện tại thì tình trạng xâm nhập mặn vào sâu hơn.

Để giảm thấp trình trạng xâm nhập mặn thì giải pháp xả nước nhiều hơn trong mùa kiệt sẽ là một giải pháp khả thi nhất hiện nay. Tuy nhiên về lâu dài, việc xây dựng đập cửa sông nhằm giữ nước ngọt vốn ngày càng hiếm và ngăn chặn xâm nhập mặn vào trong sông.



17. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SAP 2000 ĐỂ XÁC ĐỊNH

NỘI LỰC CỦA KẾT CẤU CỐNG NGĂN MẶN

SVTH:

Cao Đức Hải - 51B1

GVHD:

TS Phạm Thu Hương

Mô hình SAP2000 là một trong những phần mềm mạnh trong tính toán kết cấu các hệ dầm, khung trong xây dựng các công trình dân dụng. Trong lĩnh vực kỹ thuật biển việc mô phỏng các tải trọng sóng, dòng chảy khi tính toán kết cấu công trình ngăn mặn và bến cảng cũng đem lại kết quả khá chính xác. Trong đề tài nghiên cứu khoa học này ứng dụng mô hình SAP 2000 trong tính toán nội lực công trình biển, điển hình là công trình ngăn mặn và bến cảng. Qua mô phỏng việc tính toán nội lực có thể đánh giá được sự làm việc tổng thể của toàn bộ kết cấu công trình trong quá trình làm việc và sử dụng sau này, làm kết quả trong thiết kế và duy tu bảo dưỡng các công trình này.

TIỂU BAN:

KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

  1. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG LA NGÀ ĐOẠN QUA HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

SVTH:

Đào Thị Doan - 52 NQ




Bùi Trung Hiếu - 52NQ




Nguyễn Thị Lệ Quyên - 52NQ

GVHD:

ThS Lê Xuân Hiền

Sông La Ngà là một con sông ở miền Đông Nam Bộ, là phụ lưu cấp I của sông Đồng Nai, dồi dào về nguồn nước, lưu vực của nó là vùng kinh tế nông lâm nghiệp phát triển, có nhiều cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… Tuy nhiên, hiện đã xuất hiện nhiều điểm ô nhiễm dọc lưu vực sông. Chính vì thế mà việc xem xét, phân tích và đánh giá kịp thời những nguyên nhân gây ô nhiễm và diễn biến chỉ tiêu chất lượng nước trên sông La Ngà là rất cần thiết. Từ đó ta có thể đưa ra những giải pháp nhằm giảm ô nhiễm, cải thiện môi trường nước.

Mô hình chất lượng nước thuộc hệ thống phần mềm MIKE 11 được phát triển bởi Viện Thủy lực Đan Mạch hiện là một trong những mô hình tiên phong với nhiều ứng dụng thành công trên thế giới. MIKE 11 là hệ thống phần mềm tính hợp đa tính năng, đã được kiểm nghiệm thực tế cho phép tính toán thủy lực và chất lượng nước với mức độ chính xác cao, có thể áp dụng linh hoạt cho nhiều mục đích tính toán khác nhau…



Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được:

Sử dụng phần mềm MIKE 11 để tính toán lan truyền, khuếch tán chất ô nhiễm trên lưu vực sông La Ngà đoạn qua huyện Tánh Linh, Bình Thuận. Mô phỏng diễn biến nồng độ DO, BOD để từ đó đánh giá mức độ ô nhiễm trên sông, tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện môi trường nước sông La Ngà sau này.



  1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIÊU THOÁT NƯỚC MẶT CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI NAM TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG

SVTH:

Vũ Thị Bích Phương - 52NTC




Đặng Thị Hương Lan - 52NQ

GVHD:

TS Nguyễn Văn Tài

1. Mục tiêu của đề tài:

Trong những năm gần đây, trước sự biến đổi bất thường của thời tiết đã xuất hiện những đợt mưa lớn kéo dài, lượng mưa vượt qua tần suất. Mặc dù các công trình thủy lợi đã hoạt động hết công suất cùng với sự kết hợp chặt chẽ của công tác phòng chống lũ lụt của các địa phương, nhưng hiện tượng lũ lụt thường sảy ra ở rất nhiều nơi, gây hậu quả nặng nề cho đời sống nhân dân và đặc biệt là ngành sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng là một trong các địa phương chịu ảnh hưởng của các hình thức biến đổi khí hậu này. Mặc dù hệ thống các công trình Thủy lợi đã hoạt động hết khả năng, nhưng do hệ thống các công trình đã cũ, hoạt động kém hiệu quả, hệ thống kênh, cống và các công trình đầu mối đã xuống cấp, nên khả năng bị ngập lụt mỗi khi có mưa lớn là khó tránh khỏi.

Hiện nay có phiều phương pháp mô phỏng khả năng tiêu thoát nước mặt của một hệ thống Thủy lợi. Nhóm sinh viên K52 xin sử dụng phần mềm MIKE 11 để mô phỏng khả năng tiêu thoát nước mặt của hệ thống thủy lợi Nam Tiên Lãng, Hải Phòng.



2. Nội dung nghiên cứu của đề tài:

- Đánh giá hiện trạng của hệ thống thủy lợi Nam Tiên Lãng (hay còn gọi là Nam Sông Mới).

- Ứng dụng phần mềm MIKE 11 để mô phỏng khả năng tiêu thoát nước mặt của hệ thống ứng với tần suất mưa tiêu thiết kế và nước nước thủy triều ở thời điểm hiện tại.

- Đánh giá khả năng tiêu thoát của từng lưu vực nhỏ trong hệ thống.



3. Kết quả dự kiến đạt được:

  • Đánh giá khả năng tiêu của hệ thống với tần suất mưa thiết kế.

  • Phân tích kết quả và đánh giá khả năng ngập úng của hệ thống.

  1. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHẦN MỀM

TÍNH TOÁN BỂ TIÊU NĂNG

SVTH:

Nguyễn Thị Huyền Trang - 52NTC




Lý Thị Phương - 52NTC

GVHD:

PGS.TS Hồ Việt Hùng




ThS Phạm Thanh Bình

1. Mục tiêu đề tài:

Hoàn thiện phần mềm tính toán bể tiêu năng khi thiết kế đập tràn thực dụng mặt cắt hình cong không chân không và công trình tiêu năng sau tràn.



2. Nội dung nghiên cứu:

Xây dựng, hoàn thiện phần mềm tính toán bể tiêu năng dựa trên nghiên cứu “Xây dựng chương trình tính toán bể tiêu năng - ứng dụng Macros trên nền Excel”. Lập trình tính toán cột nước trước đập tràn thực dụng có mặt cắt hình cong không chân không, tính toán các kích thước của bể tiêu năng và vẽ hình minh họa. Bể tiêu năng được tính theo 2 phương án:

+ Phương án truyền thống của Việt Nam;

+ Phương án theo Cục Khai hoang – Mỹ (USBR – USA).



3. Kết luận và kiến nghị:

Nghiên cứu này sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic để thiết lập một phần mềm tính toán. Người sử dụng chỉ cần nhập các số liệu đầu vào, chương trình sẽ xuất các số liệu đầu ra là cột nước của đập tràn, độ sâu, vận tốc và số Froude tại mặt cắt co hẹp sau tràn, các kích thước của bể tiêu năng và hình ảnh mô phỏng ứng với các dạng bể đã được chọn.

Phần mềm này sẽ cung cấp cho người sử dụng kết quả tính toán chính xác trong thời gian nhanh nhất, rút ngắn được thời gian tính so với phương pháp thủ công.


  1. Nghiên cỨu giẢi pháp phát triỂn du lỊch sinh thái huyỆn Hoành BỒ - QuẢng Ninh

SVTH:

Lưu Văn Hiện - 51HP




Lê Thị Trúc - 51HP

GVHD:

PGS.TS Phạm Thị Minh Thư

1. Mở đầu:

Ngày nay, nhu cầu du lịch - giải trí trở thành một phần không thể thiếu của xã hội, trong đó có du lịch sinh thái. Với một huyện miền núi như Hoành Bồ, nằm tiếp giáp vịnh Hạ Long. Nơi đây có nhiều những yếu tố để có thể phát triển du lịch sinh thái như khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng hay khu bảo tồn văn hóa người Dao Thanh Y… Nếu biết nắm bắt đầu tư và tìm ra giải pháp phát triển nó sẽ đem lại hiệu quả to lớn về nhiều mặt và phát triển một cách bền vững.

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, thông tin và hình ảnh thực tế về hiện trạng tài nguyên du lịch trong địa bàn huyện. Kết hợp phân tích, đánh giá, sử dụng phương pháp chuyên gia để đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp cho du lịch huyện.

2. Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đạt được:

Nghiên cứu cơ cở lý luận về du lịch sinh thái, đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển các tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện theo nguyên tắc của du lịch sinh thái. Qua đó đề ra các giải pháp về quy hoạch, quản lý, vốn đầu tư, quảng bá… nhằm phát triển du lịch sinh thái tại huyện Hoành Bồ trên cơ sở những lợi thế về điều kiên tự nhiên – xã hội.

Qua phân tích, tìm ra giải pháp tốt nhất cho phát triển du lịch sinh thái của huyện. Những giải pháp đó sẽ là hướng đi đúng đắn, có thể áp dụng đem lại những hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu nhập và giúp bà con dân tộc thiểu số tiếp cận gần hơn với xã hội bên ngoài, từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch đem lại hiệu quả trong tương lai.

3. Kết luận và kiến nghị:

Có thể khẳng định với những tiềm năng và những lợi thế của mình trong tương lai huyện Hoành Bồ sẽ phát triển du lịch sinh thái một cách có hiệu quả và bền vững, có thể thu hút được đông đảo khách du lịch.

Để đạt được mục tiêu đó cần phải có sự phối kết hợp của các cấp các ngành chức năng, vận động mọi thành phần trong xã hội cùng tham gia đặc biệt là người dân tại các vùng du lịch. Việc tổ chức, thực hiện phải được diễn ra đồng bộ trên mọi mặt theo quy hoạch tổng thể và theo từng thời kỳ.

5. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÒNG LŨ CỦA HỒ CHỨA ĐẮK BLA ĐẾN TÌNH HÌNH NGẬP LỤT CỦA THÀNH PHỐ KON TUM


SVTH:

Vũ Trung Dũng - 51NQ




Nguyễn Thị Ngọc Lan - 51NQ

GVHD:

PGS.TS Phạm Việt Hòa

1. Mục tiêu đề tài:

Từ phân tích tình hình ngập lụt do lũ, phân tích hiệu quả phòng lũ của hồ chứa Đăk Bla đến tình hình ngập lụt của thành phố Kon Tum để dự báo và cảnh báo lũ nhằm giảm thiểu các thiệt hại do lũ gây ra.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu và đánh giá tình hình lũ lụt cũng như nguyên nhân gây lũ lụt ở thành phố Kon Tum;

- Đề xuất giải pháp giảm nhỏ thiệt hại do lũ cho thành phố Kon Tum;

- Phân tích hiệu quả phòng lũ của hồ chứa Đăk Bla ở thượng lưu đến tình hình ngập lụt của thành phố Kon Tum, cụ thể:

+ Đề xuất xây dựng hồ chứa Đăk Bla ở thượng lưu;

+ Xây dựng mối quan hệ giữa lượng mưa và dòng chảy lũ;

+ Xây dựng mối quan hệ giữa lưu lượng đến Q và lưu lượng xả Qxả;

+ Phân tích hiệu quả phòng lũ của hồ chứa;

+ Dự báo và cảnh báo lũ cho thành phố Kon Tum.

3. Kết luận và kiến nghị:

Kết quả nghiên cứu cho thấy hồ chứa Đăk Bla có khả năng hạ thấp mực nước lũ và giảm thiểu thiệt hại cho thành phố Kon Tum một cách đáng kể.

Để phục vụ cho công tác dự báo và cảnh báo lũ cho thành phố Kon Tum cần xem xét ảnh hưởng của các Hồ chứa khác ở thượng lưu cũng như cần mô hình hóa các bước tính toán.

6. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN CHO CÁC XÃ VEN BIỂN NGA SƠN - THANH HÓA


SVTH:

Lê Thị Chính - 52HP




Phạm Thị Hùy - 52HP




Trần Thị Thủy - 52HP

GVHD:

TS Đoàn Thu Hà

Trong những năm gần đây huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có những bước phát triển nhanh chóng về KT - XH, quy mô dân số ngày càng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu dùng nước tăng. Phần lớn huyện Nga Sơn khan hiếm nguồn nước do nước ngầm và nước mặt bị ảnh hưởng nhiễm mặn, hiện nay các xã trên toàn huyện chưa có cấp nước tập trung, dân thuộc huyện Nga Sơn đang phải sử dụng nước mưa hoặc nước ngầm mạch nông có chất lượng không đảm bảo. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện ven biển Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”

Nguồn nước mặt sông Hoạt trên đoạn sông được ngăn mặn được lựa chọn là nguồn cấp nước. Phương án cấp nước là sử dụng hệ thống cấp nước tập trung cấp cho toàn huyện. Dựa trên các yếu tố: khảo sát, thu thập các tài liệu thủy văn, địa hình địa chất khu vực, thu thập , đánh giá các tài liệu dùng nước của các công trình thủy lợi trên lưu vực nguồn cấp và thí nghiệm mẫu nước… Các phương án vị trí lấy nước, vị trí trạm bơm nước thô, vị trí trạm xử lý đã được lựa chọn và tính toán so sánh kinh tế kỹ thuật để lựa chọn vị trí hợp lý.

Trạm xử lý nước và trạm bơm cấp 2 được đặt ở xã Nga Yên có vị trí nằm ở trung tâm vùng dự án, thuận tiện về giao thông đi lại, tiết kiệm chiều dài tuyến ống truyền tải, giảm tổn thất cột nước và thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị máy móc trong quá trình thi công xây dựng công trình cũng như quản lý.

Vị trí đặt công trình thu và trạm bơm cấp nước thô, được lựa chọn đặt tại ngã tư kênh Hưng Long - thượng lưu trạm bơm Xa Loan, dẫn nước từ sông Hoạt, có hiệu quả kinh tế - kỹ thuật hơn so với phương án lấy nước trực tiếp trên sông Hoạt, yêu cầu tuyến dẫn nước thô dài và áp lực bơm lớn hơn. Công suất cấp nước dự kiến đến 2025 là 6300 m3/ng-đêm.

Đối với tuyến ống truyền tải và phân phối được bố trí xây dựng chủ yếu dọc theo các tuyến đường giao thông nông thôn trên cơ sở bản đồ quy hoạch nông thôn mới của các xã vùng dự án. Phần mềm Epanet đã được sử dụng trong tính toán thủy lực mạng lưới.

Phương án cấp nước đề xuất nếu được thực hiện sẽ đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân các xã ven biển nhiễm mặn huyện Nga Sơn, nâng cao điều kiện sống, cải thiện về vệ sinh môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện. Phương án thiết kế lựa chọn là phương án hợp lý về kinh tế và kỹ thuật.



7. ĐỊNH LƯỢNG CHỈ SỐ CÂY TRỒNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN TRÊN ĐẤT DỐC TẠI HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

SVTH:

Lê Thị Luyến -52NQ




Nguyễn Thị Phương - 52NTC




Nguyễn Thị Tình - 52NTC

GVHD:

PGS.TS Nguyễn Trọng Hà

1. Mục tiêu đề tài:

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, việc lựa chọn cây trồng phù hợp cho từng loại đất, địa hình, khí hậu không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm đi nhanh chóng. Và đặc biệt, hiện tượng xói mòn đang là nguyên nhân thu hẹp diện tích canh tác trên vùng đất dốc. Xói mòn do mưa là một quá trình của tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có ảnh hưởng của chỉ số độ che phủ.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, việc tìm ra những giải pháp chống xói mòn trên đất dốc và định lượng chỉ số cây trồng trên đất dốc là rất cần thiết. Vì vậy đề tài “Định lượng chỉ số cây trồng của một số mô hình canh tác nông nghiệp phổ biến trên đất dốc” được đưa ra để nghiên cứu.

Với mục tiêu đề tài: Định lượng chỉ số cây trồng theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Từ đó đánh giá được mức độ che phủ, đưa ra các giải pháp tăng độ che phủ góp phần giảm lượng đất mất do xói mòn.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương