Danh sách hộI ĐỒng cấp trưỜng đÁnh giá ĐỀ TÀi nckh của sinh viêN



trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1 Mb.
#23516
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2. Nội dung nghiên cứu:

  • Nghiên cứu diện tích che phủ của từng cây lên bề mặt đất theo các giai đoạn sinh trưởng.

  • Từ diện tích che phủ đã tính được sử dụng Bảng Hệ số cây trồng C theo Hội Khoa học Đất Quốc tế và dựa theo phương pháp của MoocGan ta tính được hệ số C của các loại cây trồng.

3. Kết quả nghiên cứu:

Định lượng được hệ số C của các cây: lúa, ngô, rau cải bắp, chè Shan… và định lượng được hệ số C của một số mô hình xen canh tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.



8. TỰ ĐỘNG HÓA PHÂN TÍCH DỰ BÁO NHU CẦU ĐI LẠI TRONG QUY HOẠCH GIAO THÔNG BẰNG MÔ HÌNH BỐN BƯỚC

SVTH:

Ngô Thị Dung - 52HP




Đinh Thị Phương Linh - 52HP




Trần Văn Minh - 52HP

GVHD:

ThS Phạm Đức Thanh

1. Sự cần thiết của đề tài:

Quy hoạch giao thông là sử dụng có hiệu quả mạng lưới giao thông và hạ tầng đất đai sẵn có, xây dựng phát triển hệ thống giao thông vận tải mới, để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và của quốc gia. Nó tạo nên hệ thống giao thông có chất lượng phục vụ cao với một chi phí hợp lý nhất và giảm thiểu tác động môi trường.

Nếu quy hoạch giao thông thất bại sẽ dẫn đến ách tắc giao thông, đi lại mất an toàn giao thông, và sử dụng đất bất hợp lý, phản diện tác động môi trường và lãng phí tiền bạc và tài nguyên.

Trong một quy trình quy hoạch giao thông thì một khâu quan trọng nhất đó là phân tích dự báo nhu cầu đi lại (Travel demand forecasting), nó sử dụng dữ liệu thu thập được về giao thông hiện tại, để dự báo nhu cầu đi lại và nhu cầu sử dụng hệ thống giao thông vận tải (hệ thống đường bộ, đường sắt, phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện giao thông công cộng…) trong tương lai như thế nào?

Do vậy, nhóm nghiên cứu xin được đề cập tới “mô hình bốn bước” là mô hình tiên tiến nhất hiện nay dùng để phân tích dự báo nhu cầu đi lại trong tương lai đã được áp dụng tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt mô hình này đã và đang được cơ quan hợp tác Nhật Bản (JICA) áp dụng ở một số dự án phát triển giao thông tổng thể ở một số nước trong đó có Việt Nam.

2. Mục đích nghiên cứu:

- Giới thiệu một cách tổng quan về mô hình bốn bước dùng để phân tích dự báo nhu cầu đi lại trong quy hoạch giao thông.

- Xây chương trình tự động tính toán nhằm xử lý số liệu đầu vào và đưa ra dự báo về nhu cầu đi lại trong quy hoạch giao thông.

3. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với các thực nghiệm số;

Lập chương trình tính toán tự động bằng phần mềm microsoft excel.

4. Kết quả nghiên cứu:

Xây dựng được một chương trình tự động xử lý số liệu bằng phầm mềm Microsoft Excel, phân tích đưa ra dự báo về nhu cầu đi lại bằng mô hình bốn bước, làm tiền đề cho quy hoạch giao thông vận tải.



TIỂU BAN: MÔI TRƯỜNG

1. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG, XẢ THẢI TÚI NILON VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

SVTH:

Dương Thị Huyền - 53MT




Nguyễn Thị Hồng Nhung - 53MT




Trần Thị Thanh - 53MT

GVHD:

TS Phạm Thị Ngọc Lan

  1. Mục tiêu đề tài:

- Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng và xả thải túi nilon trên địa bàn Hà Nội.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế sử dụng túi nilon trên địa bàn Hà Nội.



  1. Nội dung đề tài:

- Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng và xả thải túi nilon tại một số điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội như; khu chợ, cửa hàng, siêu thị, hộ gia đình…

- Ảnh hưởng của vấn đề xả thải túi nilon tới môi trường.

- Đề xuất một số giải pháp hạn chế sử dụng túi nilon ra môi trường.


  1. Kết luận và kiến nghị:

- Qua khảo sát và thu thập thông tin cho thấy túi nilon là loại bao bì tiện dụng nên việc giảm thiểu chúng không phải dễ dàng, đa số người dân đều biết được tác hại do túi nilon gây ra, và cộng đồng cũng bắt đầu quan tâm đến việc giảm sử dụng túi nilon.

- Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng cần đưa ra các chính sách giáo dục cộng đồng về việc giảm thiểu túi nilon độc hại, tích cực sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường.



2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT KHU VỰC DÂN CƯ GẦN BÃI RÁC XUÂN SƠN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN

SVTH:

Phạm Thanh Huyền - 52MT




Trịnh Văn Sơn - 52MT




Kiều Thị Thơm - 52MT

GVHD:

Nguyễn Thị Liên

1. Mục tiêu đề tài:

Phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm nước sinh hoạt khu vực dân cư xung quanh bãi rác Xuân Sơn.

Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước sinh hoạt cho khu vực dân cư gần bãi rác Xuân Sơn.


  1. Nội dung nghiên cứu:

Điều tra thông tin cơ bản khu vực nghiên cứu.

Phân tích và đánh giá thực trạng ô nhiễm nước sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu.

Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện thực trạng.

3. Kết luận và kiến nghị:

Sự ô nhiễm nước sinh hoạt tại khu vực dân cư gần bãi rác Xuân Sơn vẫn đang diễn ra.

Sử dụng bể lọc để tăng chất lượng nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân.

3. NGHIÊN CƯÚ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN KHU VỰC HÀ NỘI


SVTH:

Nguyễn Thị Quyên - 52MT




Lê Thị Thúy - 52MT




Cao Việt Phương - 52MT

GVHD:

ThS Phạm Thị Hồng

1. Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá mối quan hệ giữa người trồng, người bán và khách hàng trong thị trường rau an toàn.

- Đề xuất hướng phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Đánh giá hiện trạng sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Thống kê lợi nhuận, hiệu quả kinh tế xã hội trong sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.

- Đề xuất phương hướng phát triển thị trường rau an toàn.



  1. Kết luận và kiến nghị:

Thị trường rau an toàn đang ngày càng phát triển nhưng cũng gặp khó khăn trong việc điều tiết cung cầu. Thống kê thị trường rau an toàn và đưa ra ý kiến phát triển thị trường để sản xuất và tiêu thụ rau hợp lý, hiệu quả đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, kinh doanh đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng sản phẩm rau an toàn.

4. NGHI ÊN CỨU KHẢ NĂNG TẠO BÀO TỬ CỦA BÙN HOẠT TÍNH VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH SAU KHI ĐÓNG BÁNH BÙN HOẠT TÍNH

SVTH:

Nguyễn Thị Phượng - 52MT




Đào Việt Hưng - 52MT




Nguyễn Thu Trang - 52MT

GVHD:

ThS Trần Minh Dũng

1. Mục tiêu đề tài:

Sấy khô, đóng bánh bùn hoạt tính để dễ bảo quản, vận chuyển mà khi sử dụng không làm mất đi hay giảm hiệu quả xử lý nước thải của bùn hoạt tính. Phục vụ cho quá trình hoạt động gián đoạn của bể aeroten.



2. Nội dung nghiên cứu:

Tìm hiểu đặc tính của bùn hoạt tính sau đó nghiên cứu tìm cách đóng bánh, bảo quản bùn hoạt tính.

Hoạt hóa lại bùn và đưa vào xử lý nước thải có tính chất nhà máy đường.

Theo dõi, tính toán và đánh giá khả năng xử lý của bùn hoạt tính sau đóng bánh.



3. Kết luận và kiến nghị:

Thời gian phát triển bùn sau 3 tuần sấy lâu hơn so với 1 tuần.

Bùn hoạt tính có thể sấy khô khi hoạt hóa trở lại có thể xử lý tốt COD trong nước thải.

Cần có thêm thời gian nghiên cứu để tìm điểm tới hạn của bùn trong xử lý nước thải.



5. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG DẦU ĂN THẢI TỪ CÁC NHÀ HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ

SVTH:

Nguyễn Thị Quyên - 52MT




Ngô Minh Hoàng -52MT




Trần Thị Hà -52MT

GVHD:

ThS Trần Minh Dũng

1. Mục tiêu của đề tài:

Xây dựng phương pháp tổ hợp mẫu ngẫu nhiên nhằm thống kê lượng dầu ăn được thải bỏ tại các nhà hàng trong khu vực nội thành Hà Nội. Nghiên cứu đề xuất biện pháp tái chế phù hợp.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu cơ sở lí thuyết về dầu thực vật.

- Xây dựng phương pháp lấy mẫu tổ hợp ngẫu nhiên tiến hành khảo sát và điều tra số lượng dầu trên địa bàn nội thành Hà Nội.

- Sử dụng phương pháp lấy mẫu tổ hợp ngẫu nhiên để thống kê số lượng dầu thải ra từ các nhà hàng trên địa bàn nội thành Hà Nội.

- Đề xuất biện pháp giảm thiểu.

3. Kết luận và kiến nghị:

Dầu ăn được sử dụng và thải ra với số lượng lớn, việc này gây lãng phí và ô nhiễm môi trường vì vậy cần phải tái chế tạo ra những sản phẩm hữu ích cho cuộc sống cũng như thân thiên với môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên.



6. NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẦY TỪ VỎ TÔM PHẾ THẢI

SVTH:

Phan Thị Hoài Cẩm - 52MT




Đỗ Văn Tiến - 52MT




Vũ Thanh Trà - 52MT

GVHD:

ThS Trần Minh Dũng




PGS.TS Vũ Hoàng Hoa

1. Mục tiêu của đề tài:

Báo cáo khoa học này nhằm phát triển ưu điểm của chitosan trong quá trình đông tụ để ứng dụng được hiệu quả chitosan làm chất trợ đông tụ trong việc xử lý nước thải ngành giấy.



2. Nội dung nghiên cứu:

Tính chất nước thải ngành giấy và các vấn đề môi trường liên quan.

Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về chitin, chitosan và ứng dụng vào xử lý nước thải ngành giấy.

Điều chế chitin, chitosan.

Tiến hành thực nghiệm xử lý nước thải ngành giấy.

Tìm ra điều kiện và tỷ lệ chitosan thích hợp để xử lý hiệu quả nhất nước thải ngành giấy.



3. Kết luận và kiến nghị:

Ngành Thủy sản nói chung và ngành chế biến tôm ở Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển do đó phế thải “vỏ tôm” là nguồn nguyên liệu dồi dào để chiết xuất Chitosan ứng dụng được trong xử lý nước thải ngành giấy, vừa bảo vệ được môi trường, vừa có lợi ích kinh tế. Trong thời gian tới Việt Nam nên quan tâm và phát triển việc sản xuất Chitosan từ phế thải “vỏ tôm” để ứng dụng trong xử lý nước thải cũng như một số ngành khác như dược phẩm, bảo quản thực phẩm...



7. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VỎ HÀU XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ KIM KHÍ THANH THÚY

SVTH:

Phạm Thanh Huyền - 52MT




Phạm Thị Thanh Nhàn - 52MT




Nguyễn Văn Thắng - 52MT

GVHD:

ThS Trần Minh Dũng

1. Mục tiêu đề tài:

Đánh giá vỏ Hàu là nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo, nghiên cứu, phân tích khả năng trung hòa nguồn thải mang tính axit từ vỏ Hàu.



2. Nội dung nghiên cứu:

  • Tìm hiểu về nguồn đá vôi tự nhiên, nguồn đá vôi từ vỏ Hàu: Tầm quan trọng, tính ứng dụng của đề tài trong thực tế.

  • So sánh đặc điểm, tính chất đá vôi và vỏ Hàu đưa ra nhận xét về khả năng trung hòa trong xử lý nước.

  • Tiến hành thực nghiệm với vỏ Hàu để tìm ra nhiệt độ, kích thước, khối lượng, thời gian, tối ưu nhằm kiểm tra tính đúng đắn đề tài.

3. Kết luận và kiến nghị:

Sử dụng vỏ Hàu để xử lí nước thải là biện pháp mới cần được áp dụng rộng rãi. Việc nghiên cứu sâu thêm về độ rỗng, cách xử lý vật liệu hấp phụ để tái sử dụng có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu suất xử lý với chi phí rẻ, góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.



8. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG DẦU THẢI TẠI CÁC GARAGE VÀ CƠ SỞ SỬA CHỮA XE TRÊN ĐỊA BÀN

NỘI THÀNH HÀ NỘI

SVTH:

Bùi Huy Lợi




Phạm Thị Nga




Trần Thị Kim Tuyến

GVHD:

ThS Trần Minh Dũng

1. Mục tiêu:

Tổng quan hiện trạng dầu thải trên địa bàn bảy Quận nội thành Hà Nội, đánh giá mức độ ô nhiễm và đề xuất biện pháp quản lý, tái chế phù hợp.



2. Nội dung:

Khảo sát, điều tra số lượng Garage và cơ sở sửa chữa xe trong bảy quận đồng thời điều tra xã hội học xác định sản lượng dầu thải trungbìnhmỗi ngày của các quận nội thành Hà Nội.



3. Kết luận và kiến nghị:

Tổng sản lượng dầu thải của bảy quận tương đối cao (trung bình 8030.4l/ngày), lượng dầu thải thu gom được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và hầu hết đều tác động tới môi trường theo chiều hướng tiêu cực. Để chấm dứt tình trạng này cần quản lý chặt chẽ hơn nữa nguồn nguyên liệu này đồng thời ứng dụng biện pháp xử lý và tái chế dầu đảm bảo kỹ thuật, tránh gây ô nhiễm môi trường.



TIỂU BAN: NĂNG LƯỢNG

1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THAY THẾ CỦA NGUỒN THỦY ĐIỆN LÀM VIỆC TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

SVTH:

Nguyễn Cảnh Thông - 52Đ1




Lê Thị Thanh Hiền - 52Đ1

GVHD:

TS Hoàng Công Tuấn

1. Mục tiêu đề tài:

Nhằm đánh giá đúng hiệu quả thay thế của nguồn thủy điện hay đánh giá đúng lợi ích kinh tế của việc sử dụng nguồn năng lượng nước để phát điện khi lựa chọn các dự án phát triển thủy điện.



2. Nội dung nghiên cứu:

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng nước cần phải được thực hiện thông qua phân tích kinh tế dựa trên giá trị kinh tế của điện năng trạm thủy điện (TTĐ). Theo ý nghĩa kinh tế, điện năng thủy điện được chia thành hai thành phần là điện năng bảo đảm (Ebđ) và điện năng thứ cấp (Etc). Khi TTĐ tham gia làm việc trong hệ thống thì vai trò và ý nghĩa của hai thành phần điện năng này là khác nhau, do đó giá kinh tế của chúng cũng khác nhau và cần được phân biệt.

Báo cáo trình bày phương pháp xác định giá kinh tế của Ebđ và Etc và áp dụng tính toán giá điện cho một số TTĐ trong nước cho giai đoạn 2015 - 2020. Đặc biệt là việc áp dụng nguyên lý đánh giá nêu ra để đánh giá lợi ích kinh tế cho hai TTĐ nhỏ (Sử Pán 2 và Nậm Củn) và so sánh với lợi ích của TTĐ khi được tính theo giá điện hiện hành.

3. Kết luận và kiến nghị

Xác định được giá Ebđ và Etc từ đó tính được đúng lợi ích kinh tế sử dụng nguồn thủy điện thể hiện ở khả năng điều tiết và nhiệm vụ của TTĐ. Báo cáo cũng đưa ra những kết luận và kiến nghị thiết thực cho việc phát triển các dự án thủy điện.



2. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG KÍNH KINH TẾ CỦA ĐƯỜNG HẦM DẪN NƯỚC CÓ XÉT ĐẾN CHẾ ĐỘ ĐIỀU TIẾT NGÀY CỦA TRẠM THỦY ĐIỆN NHỎ

SVTH:

Phạm Thi Châu Loan - 51Đ2

GVHD:

PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

Hiện nay việc xây dựng các trạm thuỷ điện càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các trạm thuỷ điện kiểu đường dẫn dùng đường hầm có áp. Chi phí xây dựng đường hầm chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng vốn đầu tư của dự án. Việc xác định đường kính kinh tế một cách chính xác sẽ đem lại hiệu quả lớn cho dự án, đặc biệt là đối với dự án có đường dẫn dài. Nếu chọn đường kính của đường hầm nhỏ thì tổn thất năng lượng trên tuyến đường dẫn lớn. Ngược lại nếu chọn đường kính của đường hầm lớn thì chi phí xây dựng đường hầm cao.

Trong thực tế sản xuất thường căn cứ vào phân tích chi phí xây dựng và phân tích chi phí về tổn thất điện năng để xác định đường kính đường hầm. Còn trong thực tế vận hành các trạm thuỷ điện do yêu cầu của phụ tải nên hầu hết các trạm thuỷ điện đều tập trung nước tối đa theo thứ tự ưu tiên cao điểm, trung bình điểm và thấp điểm. Do đó chế độ làm việc của trạm thuỷ điện là thường phát điện với cấp lưu lượng tương đối lớn và hầu như không phát điện vào giờ thấp điểm trong mùa kiệt. Do đó đường duy trì lưu lượng thực tế của trạm thuỷ điện rất khác so với đường duy trì lưu lượng trung bình thời đoạn. Vì vậy việc xác định đường kính của đường hầm theo đường duy trì lưu lượng trung bình thời đoạn cho kết quả kém chính xác hơn theo đường duy trì lưu lượng thực tế của trạm thuỷ điện.

Trong nội dung nghiên cứu khoa học này, dựa vào điều kiện vận hành thực tế của trạm thuỷ điện điều tiết ngày, dựa vào đường duy trì lưu lượng trung bình ngày em xây dựng lại đường duy trì lưu lượng thực tế, áp dụng cho NMTĐ Nậm Pông.Trên cơ sở phân tích chi phí xây dựng và chi phí về tổn thất điện năng em xác định đường kính kinh tế của đường hầm theo đường duy trì lưu lượng thực tế. Đem kết quả tính được so sánh với kết quả tính đường kính kinh tế của đường hầm theo thực tế sản xuất (theo đường duy trì lưu lượng trung bình ngày). Qua phân tích, đánh giá rút ra kết luận chọn đường kính kinh tế của đường hầm dẫn nước của trạm thuỷ điện điều tiết ngày một cách hợp lí nhất.

3. NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MỐ NÉO CỦA ĐƯỜNG ỐNG ÁP LỰC TẠI VỊ TRÍ ĐƯỜNG ỐNG NGOẶT HAI HƯỚNG


SVTH:

Dương Văn Thịnh - 51Đ1




Nguyễn Văn Tuấn - 51Đ1

GVHD:

PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

Trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta, ngành công nghiệp năng lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong đó ngành thuỷ điện ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong ngành công nghiệp năng lượng.

Hiện nay, việc xây dựng các trạm thuỷ điện càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các trạm thuỷ điện kiểu đường dẫn dùng đường ống áp lực. Dọc theo chiều dài đường ống áp lực của các trạm thủy điện được bố trí trên các mố ôm và mố đỡ. Mố ôm thường được bố trí ở chỗ cong đường ống nơi tuyến ống đổi phương và nó có tác dụng cố định ống không cho ống dịch chuyển. Việc thiết kế mố ôm được tính toán sao cho vừa đảm bảo điều kiện về ổn định trượt, lật, ứng suất nền vừa phải đảm bảo về kính tế sao cho chi phí xây dựng mố là nhỏ nhất. Trên thực tế,việc bố trí các đoạn ống áp lực phụ thuộc vào đặc điểm địa hình nơi tuyến ống đi qua, đối với các vị trí mà phương của tuyến ống thay đổi thường được bố trí sao cho phương của đoạn ống chỉ thay đổi theo phương thẳng đứng và góc lệch là bé nhất để dễ dàng cho việc tính toán và thiết kế mố ôm ở vị trí đó. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp do nguyên nhân nào đó mà ta không thể bố trí cho đoạn ống chỉ thay đổi theo một phướng mà cần phải bố trí ống thay đổi theo cả hai phương là phương đứng và phương ngang, thì việc tính toán thiết kế mố sẽ không đơn thuần là bài toán phẳng, mà ta phải đưa nó về bài toán trong không gian để tính toán.

Xuất phát từ những thực tế nêu trên thì nội dung của báo cáo nghiên cứu khoa học này của bọn em là tính toán thiết kế mố ôm trong trường hợp đoạn ống áp lực ngoặt theo hai hướng,từ đó qua tính toán,phân tích sẽ đưa ra nhưng kết luật và kiến nghị về phương án thiết kế sao cho phù hợp nhất.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương