Danh sách hộI ĐỒng cấp trưỜng đÁnh giá ĐỀ TÀi nckh của sinh viêN


THIẾT KẾ TUYẾN ĐÊ BIỂN BẢO VỆ KHU DU LỊCH BA ĐỘNG - TRÀ VINH



trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1 Mb.
#23516
1   2   3   4   5   6   7   8   9

THIẾT KẾ TUYẾN ĐÊ BIỂN BẢO VỆ KHU DU LỊCH BA ĐỘNG - TRÀ VINH


SVTH:

Vũ Duy Toàn - 51B1

GVHD:

PGS.TS Nghiêm Tiến Lam

1. Mục tiêu của đề tài:

Xây dựng tuyến đê, kè ổn định đường bờ biển đang bị xói lở nghiêm trọng lấn sâu vào đất liền. Chống xói lở bờ biển, chống xu hướng thu hẹp phạm vi bảo vệ đê biển về phía biển. Nâng dần cao trình bãi lên cao trình thích hợp trở thành thềm cơ giảm sóng, giảm chiều dày nước tràn tối đa lên bãi khi có bão cấp 9 trở lên kết hợp triều cường và nước dâng. Ổn định và mở rộng thềm bãi trước chân kè để trồng cây chắn sóng, chắn cát, cải tạo môi trường sinh thái. Cần phải có thêm giải pháp kè gây bồi nuôi bãi thích hợp. Ngăn triều cường nước dâng bảo vệ đất nông nghiệp. Tôn tạo cảnh quan môi trường khu du lịch biển Ba Động phục vụ khai thác dịch vụ du lịch biển.



2. Nội dung nghiên cứu:

  • Tổng quan về khu vực nghiên cứu.

  • Hiện trạng khu vực nghiên cứu, phân tích lựa chọn giải pháp bảo vệ.

  • Phân tích và xử lí điều kiện biên phục vụ thiết kế.

  • Thiết kế tuyến đê biển bảo vệ khu du lịch Ba Động - Trà Vinh.

3. Kết luận và kiến nghị:

Từ kết quả phân tích và tính toán chi tiết công trình và đưa ra phương án chọn cho tuyến đê bảo vệ biển Ba Động - Trà Vinh với cao trình đỉnh đê là 4,52 m, hệ số mái phía trên cơ đê là m = 3, hệ số mái phía dưới cơ đê là m = 4, hệ số mái của cơ nghiêng m = 5, chiều rộng mặt đê là 5m, bề rộng cơ đê giảm sóng là 6 m, bề rộng cơ nghiêng là 8m.

Việc sử dụng phần mềm địa kỹ thuật geo-slope cho ta xác định cung trượt và hệ số ổn định của mái, mái phía đồng có hệ số ổn định trượt là Kminmin = 1,123, mái phía biển có hệ số ổn định trượt là Kminmin = 1,598. Trong hai trường hợp tính toán trên đều cho thỏa mãn điều kiện ổn định trượt.

2. NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG THOÁT LŨ CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG CẢNG NEO TRÚ TÀU THUYỀN MỸ Á - QUẢNG NGÃI


SVTH:

Vũ Đăng Huấn - 51B2

GVHD:

PGS.TS Trần Thanh Tùng

Cửa cảng Mỹ Á nằm ở ở hạ lưu sông Thoa thuộc xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi có lợi thế về địa hình, địa mạo, với bề rộng của sông tương đối lớn, ăn sâu vào đất liền kết hợp với núi đá nhô ra tận cửa biển tạo điều kiện xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cách cửa sông khoảng 300m, đảm bảo che chắn sóng tốt, thuận lợi cho dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất và vận chuyển sản phẩm thủy sản. Cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á giai đoạn 1 được đưa vào sử dụng năm 2011 với quy mô 400 tàu thuyền có công suất đến 400CV neo đậu. Giai đoạn 2 của Cảng đang được triển khai để các công trình chắn sóng, ngăn lũ và chắn cát sông Thoa bên trong khu neo đậu đạt được quy mô cần thiết để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền qua lại trên luồng trong suốt thời gian khai thác của cảng. Đặc biệt là khả năng tiêu thoát lũ và hạn chế gây nhập úng cho vùng hạ lưu sông Thoa từ huyện Mộ Đức đến huyện Đức Phổ.

Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu tính toán khả năng thoát lũ của lưu vực sông Thoa tại cửa Mỹ Á và khu cảng neo trú tàu thuyền cho dự án xây dựng cảng Mỹ Á giai đoạn 2 bằng phương pháp mô hình toán (mô hình MIKE 21 FM). Các kết quả nghiên cứu là cơ sở để tìm ra phương án bố trí hợp lý các tuyến đê chắn sóng và ngăn lũ, chắn cát sông Thoa, bảo đảm che chắn sóng và gió tối đa cho các phương tiện neo đậu trú bão đồng thời thoát được lũ thiết kế trên lưu vực sông Thoa, hạn chế ngập úng và các tác động do dòng chảy lũ gây ra đối với khu cảng neo trú tàu thuyền.



3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỄ XUẤT MÔ HÌNH BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ KIM TRUNG, HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH

SVTH:

Vũ Cao Lâm - 51B1

GVHD:

ThS Vũ Minh Anh

Rừng ngập mặn ven biển đóng vai trò rất quan trọng không những đối với chính quần thể động thực vật khu vực mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới dân cư ven biển. Rừng ngập mặn là lá chắn tự nhiên bảo vệ người dân khi biển động, bão vào đất liền, rừng nuôi sống con người, rừng là nơi trú ngụ của sinh vật, tuy nhiên hiện nay việc bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn lại không được quan tâm đúng mức. Thông qua việc nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn rừng ngập mặn tại xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nghiên cứu đi sâu vào việc thu thập số liệu thực tế thông qua cộng đồng, tiến hành đo đạc và khảo sát tại khu vực từ đo sẽ đề xuất mô hình bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng hợp lý với khu vực nghiên cứu.

4. MÔ HÌNH HÓA CHẾ ĐỘ SÓNG TẠI KHU VỰC CỬA MỸ Á, QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG CẢNG NEO TRÚ TÀU THUYỀN MỸ Á GIAI ĐOẠN 2


SVTH:

Phạm Tiến Lực - 51B2

GVHD:

PGS.TS Trần Thanh Tùng

Cửa cảng Mỹ Á nằm ở ở hạ lưu sông Thoa, sông Trường và sông Trà Câu (trong đó sông Thoa là sông chính) thuộc địa phận hành chính huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi và có vai trò quan trọng trong quy hoạch phát triển thủy sản của tỉnh Quảng Ngãi vì đây là cảng neo trú chính cho tàu thuyền trong vùng ra vào đánh bắt thủy hải sản. Dự án “Cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á” giai đoạn 1 được đưa vào sử dụng năm 2011 với quy mô neo đậu tránh trú bão cho 400 tàu thuyền có công suất đến 400CV với các hạng mục đê chắn sóng bờ bắc và bờ nam, vũng neo đậu, đê chắn lũ ngăn cát sông Thoa. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng, công trình vẫn không giải quyết được vấn đề bồi lấp cửa biển, cản trở sự ra vào và neo đậu trú bão của tàu thuyền ở khu vực cảng bên trong cửa. Bên cạnh đó là bồi lấp cửa làm giảm khả năng tiêu thoát lũ và gây nhập úng cho hơn 3000 ha dọc 2 bên bờ sông Thoa từ huyện Mộ Đức đến huyện Đức Phổ.

Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu và phân tích chế độ sóng tại khu vực Cửa Mỹ Á bằng phương pháp mô hình toán (mô hình MIKE 21 SW). Nghiên cứu sẽ tính toán kiểm tra khả năng giảm sóng cho 3 phương án công trình được đề xuất trong Giai đoạn 2 của dự án và góp phần xây dựng cơ sở cho việc lựa chọn tuyến đập chắn sóng tối ưu cho dự án Mỹ Á giai đoạn 2.



5. NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI SÓNG KHI ĐI QUA EO BIỂN GIỮA ĐẢO HÒN LA VÀ ĐẢO HÒN CỎ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH

SVTH:

Ngô Thị Minh Nguyệt - 51B1




Nguyễn Thị Hiền - 51B1

GVHD:

PGS.TS Lê Xuân Roanh

Đảo Hòn La (Quảng Trạch, Quảng Bình) nằm trong khu vực với đảo Yến và đảo Gió. Đây là nơi năm 1972, Trung ương quyết định chọn làm nơi tiếp nhận hàng hóa viện trợ từ đường biển. Đảo Hòn La nằm trong vịnh Hòn La cùng với các đảo Hòn Cỏ, Hòn La và Mũi Ông đã che chắn tạo nên địa thế vịnh Hòn La tuyệt đẹp và kín gió. Eo biển giữa hai đảo Hòn La và Hòn Cỏ là 1 nơi đón các hướng sóng vào, nó như 1 cái chảo. Để phát triển kinh tế, dự an đường nối khu kinh tế Hòn La với khu công nghiệp xi măng Văn Tiến_ Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) có vai trò to lớn. Báo cáo sẽ nghiên cứu sự thay đổi chiều cao sóng khi đi qua eo giữa 2 đảo trên cho các kịch bản khác nhau và từ đó đưa ra giải pháp công trình.

Phạm vi nghiên cứu: xét đến ảnh hướng của sóng và gió khi đi qua eo giữa 2 đảo Hòn La và Hòn Cỏ.

Nghiên cứu sự thay đổi của sóng khi đi qua eo giữa 2 đảo Hòn La và Hòn cỏ sử dụng phầm mềm Mike 21 với 2 môđun là Mike HD và Mike SW.

6. KHẢO SÁT BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI CỦA ĐẢO CHẮN SAU BÃO: SO SÁNH KẾT QUẢ MÔ HÌNH SỐ TRỊ VÀ ẢNH VỆ TINH


SVTH:

Trần Thị Phương Thảo -52B2

GVHD:

NCS Nguyễn Quang Chiến

Xbeach là mô hình 2DH cho truyền sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát và những thay đổi hình thái của các khu vực gần bờ, những bãi biển, cồn cát, đảo chắn.

Trong nghiên cứu, mô hình Xbeach được sử dụng để mô phỏng sự dịch chuyển của các đụn cát sau cơn bão Ivan tại đảo Santa Rosa, Califonia, Mỹ năm 2004.



  1. Khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu dài 2km thuộc đảo Santa Rosa giữa Bãi biển Pensacola và Bãi biển Navarre, đó là một phần của quần đảo Vịnh Bờ biển Quốc gia Mỹ. Chiụ ảnh hưởng của cơn bão Ivan (2004).

Cơn bão Ivan là lớn nhất trong năm cơn bão tấn công Mỹ bờ biển vào năm 2004, được xếp hạng là thứ mười bão Đại Tây Dương mạnh nhất được ghi nhận. Bão Ivan đổ bộ vào 06:50 UTC ngày 16 Tháng 9 ngay phía đông của Vịnh Mobile, Alabama, như một cơn bão loại 3 trên quy mô Saffir-Simpson.



  1. Dữ liệu tính toán:

Hai cuộc điều tra LIDAR của khu vực nghiên cứu thực hiện trên 15 tháng 5 năm 2004 và 19 tháng 9 năm 2004 cung cấp độ phân giải cao trước và sau bão.

Từ thực liệu thực đo cho thấy các đụn cát bị dịch chuyển về phía sau dưới tác động của sự dâng cao mực nước.

Chiều cao sóng ý nghĩa và thời gian sóng cao điểm tại ranh giới của mô hình XBeach 1,5 km ngoài khơi của đảo Santa Rosa . Tại địa điểm này sóng lớn chiều cao trong cơn bão thay đổi từ 2,5 m đến 7,0 m với sóng cao điểm thời gian giảm từ 20 giây đến 10 giây khi cơn bão tiến triển. Trong thời gian cao điểm của cơn bão, khi mực nước đạt 2,1 m + MSL.

Các điều kiện sóng tại biên ngoài khơi của mô hình XBeach được mô tả bởi một JONSWAP hình trong miền tần số. Chiều cao sóng có ý nghĩa khác nhau từ 2,5 m đến 7,0 m.



  1. Kết quả mô hình

  • Từ kết quả trên cho thấy mô hình Xbeach đã mô phỏng hiện tượng vận chuyển bùn cát theo hướng ngang bờ và dọc bờ với các điều kiện biên cho trước.

7. MÔ HÌNH DIỄN BIẾN ĐƯỜNG BỜ VÀ GIẢI PHÁP NUÔI BÃI

ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN CHO ĐOẠN BỜ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

SVTH:

Nguyễn Thị Hồng Giang - 51B2

GVHD:

ThS.NCS Nguyễn Quang Chiến




ThS Nguyễn Thị Phương Thảo

1. Sự cần thiết của đề tài:

Với đường bờ biển dài trên 3.260km với gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, Việt Nam có lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển. Do đó vấn đề nghiên cứu và xây dựng được bức tranh tổng thể về biến động đường bờ nói chung và vùng bờ biển Thừa Thiên Huế nói riêng có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở khoa học để đưa ra các phương án nuôi bãi nhân tạo hợp lý cho các đoạn bờ biển bị xói lở. Để khảo sát quá trình biến đổi trên, mô hình toán tỏ ra là một công cụ có ích. Trong khi hiện nay chương trình máy tính đã phát triển với mức độ chi tiết rất cao và cùng với đó đòi hỏi nguồn số liệu rất phong phú và tin cậy, thực tế cho thấy nhiều bài toán kỹ thuật có thể được giải quyết chỉ cần một mô hình đơn giản, với kết quả tính toán chấp nhận được.

Genesis là một trong những mô hình toán được xây dựng nhằm mục đích mô tả diễn biến đường bờ trong khoảng thời gian dài (thường là từ 1 đến 100 tháng). Chiều dài của đường bờ mô phỏng phổ biến từ 1 đến 100km. Genesis mô phỏng sự biến đổi đường bờ gây ra bởi biến thiên của lượng vận chuyển bùn cát dọc bờ trong không gian và theo thời gian. Mô hình cũng tính đến ảnh hưởng của nuôi dưỡng bãi và lượng bùn cát từ trong sông đổ ra. Tuy nhiên mô hình lại không có khả năng mô phỏng vận chuyển bùn cát ngang bờ.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Từ những số liệu thu thập được, và sử dụng mô hình GENESIS để mô tả diễn biến đường bờ và đưa ra giải pháp bảo vệ bờ biển Thừa Thiên Huế - giải pháp nuôi bãi.



3. Phương pháp nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đồ án là dải bờ biển của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phương pháp nghiên cứu :


  • Thu thập, xử lý và chỉnh lý các số liệu cơ bản phục vụ nghiên cứu.

  • Phương pháp điều tra phân tích tổng hợp nguyên nhân hình thành.

  • Phương pháp phân tích thống kê.

  • Phương pháp khảo sát thực địa.

  • Phương pháp bản đồ.

  • Ứng dụng mô hình số trị mô tả biến đổi đường bờ thông qua các yếu tố gió, sóng, dòng chảy, mực nước, đặc trưng bùn cát, nguồn cấp.

  • Kế thừa, áp dụng có chọn lọc sản phẩm khoa học và công nghệ hiện có trong nước và trên thế giới.

4. Nội dung nghiên cứu

- Số hóa đường bờ bằng Google Earth

- Nghiên cứu mô hình Genesis trên nền DOSBox

- Kiểm định mô hình thông qua các hệ số K1 và K2

- Ứng dụng mô hình cho từng ô lưới cụ thể để nuôi bãi

5. Kết quả nghiên cứu

Đề tài đã xây dựng được mô hình Genesis chạy trên nền DOSBox để hỗ trợ việc dự đoán diễn biến đường bờ và đưa ra lượng cần bổ xung bùn cát cho khu vực nghiên cứu.



8. NGHIÊN CỨU BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH ĐẬP CHẮN SÓNG BẢO VỆ CẢNG BẮC NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA

SVTH:

Đoàn Thị Như Quỳnh - 51B2

GVHD:

PGS.TS Nghiêm Tiến Lam

Khu Kinh tế Nghi Sơn nằm phía Nam tỉnh Thanh Hoá, là một trong rất ít những địa điểm ở phía Bắc Việt Nam có điều kiện để xây dựng cảng biển nước sâu để thu hút những dự án có quy mô lớn, các dự án công nghiệp nặng gắn với cảng như lọc hoá dầu, luyện cán thép, đóng mới và sửa tàu thuyền, sản xuất nhiệt điện... và là cửa ngõ để giao lưu quốc tế.

Theo quy hoạch của Bộ GTVT đã được Chính phủ phê duyệt, từ nay đến 2030 sẽ cho đầu tư xây dựng tại khu vực Nghi Sơn một hệ thống cảng biển gồm 26 bến cảng các loại, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của Khu Kinh tế Nghi Sơn. Khu bến cảng Bắc Nghi Sơn là khu tập trung các bến chuyên dùng của nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, bến chuyên dùng của các nhà máy trong khu công nghiệp, đón nhận cỡ tàu có trọng tải từ 30.000 - 50.000 DWT vào làm hàng. Lượng hàng hóa thông qua dự kiến đạt 8 - 10 triệu tấn/ năm vào năm 2015, khoảng 10 - 15 triệu tấn/ năm vào năm 2020.

Việc bố trí hệ thống đập chắn sóng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quy hoạch và thiết kế cảng Bắc Nghi Sơn. Báo cáo này nghiên cứu sự đánh giá một số phương án bố trí hệ thống đập chắn sóng và đề xuất phương án công trình bảo vệ cảng. Nghiên cứu đã ứng dụng mô hình số trị lan truyền sóng Mike 21 SW để nghiên cứu chế độ sóng, trường sóng tác dụng vào công trình với các phương án khác nhau và từ đó đưa ra phương án lựa chọn bảo vệ cảng. Kết quả tính toán có thể áp dụng cho quy hoạnh và thiết kế công trình bảo vệ khu vực cảng, tạo vùng nước lặng cho tàu thuyền neo đậu và giảm thiểu bồi lắng cho luồng tàu, phục vụ nhu cầu và sự phát triển của kinh tế biển miền Trung Việt Nam cũng như của cả nước.

9. NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC KHU VỰC CỬA TÙNG, QUẢNG TRỊ SAU KHI XÂY DỰNG CẢNG CỬA TÙNG VÀ ĐẬP CHẮN SÓNG BỜ NAM


SVTH:

Phan Thị Hồng - 51B1

GVHD:

PGS.TS Trần Thanh Tùng

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Trị, cửa Tùng được biết đến là bãi tắm và khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở khu vực miền Trung và được mệnh danh là “nữ hoàng bãi tắm”. Cửa Tùng là nơi sông Bến Hải đổ ra biển và là cửa lạch quan trọng, nơi tàu thuyền ra, vào trú ẩn khi gặp gió bão, thời tiết xấu. Sau khi dự án xây dựng cảng Cửa Tùng ở bờ bắc, nạo vét luống và xây dựng đập chắn sóng, bùn cát ở bờ nam cửa Tùng năm 2007, bãi biển phía bắc Cửa Tùng liên bị xói lở nghiêm trọng, đặc biệt là vào các đợt gió mùa đông bắc. Tỉnh Quảng Trị đã phải đầu tư kinh phí kè bờ nhiều lần để bảo vệ bãi biển. Bên cạnh đó, luồng vào cảng Cửa Tùng liên tục bị bồi lấp do sự phát triển của đôi cát bờ nam làm cho phần còn lại của cửa sông đang bị thu hẹp và cạn hơn. Có nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng cảng Cửa Tùng và đập chắn sóng bờ nam là nguyên nhân gây nên những diễn biến trên.

Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu diễn biến bãi biển bờ bắc và khu vực Cửa Tùng và phân tích chế độ thủy động lực ở khu vực này bằng phương pháp mô hình toán (mô hình MIKE 21 FM). Các kết quả nghiên cứu là cơ sở xác định các nguyên nhân của các hiện tượng xói lở bờ biển và bồi lấp cửa sông và đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng cảng và đập chắn sóng bờ nam tới các diễn biến xảy ra trong những năm gần đây.



10. TÍNH TOÁN VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN BỜ BIỂN BẰNG CÔNG THỨC KINH NGHIỆM

SVTH:

Trần Hồng Quân - 51B1

GVHD:

PGS.TS Nghiêm Tiến Lam

Diễn biến bờ biển hiện đang là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Nó bao gồm xói lở bãi biển hay vùng đất ven biển và sự bồi tụ trầm tích để tạo ra một vùng đất mới là một hiện tượng tự nhiên trong quá trình tiến hóa của dải ven bờ.

Nghiên cứu diễn biến bờ biển trong lịch sử luôn xem xét tới động lực của sóng và dòng chảy trên bãi biển (thường từ dải sóng vỡ trở vào bờ nơi mà các yếu tố động lực tác động mạnh mẽ lên bãi), nguyên nhân chính gây nên diễn biến bờ biển là sự tương tác của các yếu tố động lực này đối với sự vận chuyển bùn cát ven bờ, qua đó cho ta thấy được ảnh hưởng của chúng tới sự thay đổi hình dạng đường bờ, mặt cắt ngang bãi biển.

Và việc đưa ra một dự báo cho diễn biến bờ biển là quan trọng khi phía sau nó là một hệ thống công trình phúc lợi, một khu công nghiệp, một thành phố hay một khu dân cư đông đúc,..

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định công thức kinh nghiệm tính toán phù hợp cho diễn biến bờ biển ở vùng Cửa Nhượng trong quá khứ và qua đó đưa ra dự báo diễn biến bờ biển trong tương lai cho khu vực này. Ngoài ra một tương quan kinh nghiệm về diễn biến bờ biển cửa sông miền trung ở nước ta là rất thuận lợi cho việc tính toán và dự báo xói bồi ở khu vực nơi đây.

Kết quả tính toán vận chuyển bùn cát cho bờ biển Cửa Nhượng cho thấy tổng lượng vận chuyển bùn cát khu vực nghiên cứu trong một năm là khá lớn, dao động từ 16000 ~ 47000 m3. Từ kết quả vận chuyển bùn cát xác định được tốc độ dịch chuyển đường bờ trong một năm dao động vào khoảng -1.1 ~ -4.3 m cho từng đoạn và tốc độ hạ thấp thềm bãi dao động từ 16.8 ~ 69.8 cm/năm cho các đoạn khác nhau.

11. NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG BỜ BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM CỬA THUẬN AN, THỪA THIÊN – HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG BỜ CHO KHU VỰC NGHIÊN CỨU.


SVTH:

Nguyễn Thị Thu Hiền - 51B1

GVHD:

PGS.TS Vũ Minh Cát

1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và dự báo diến biến đường bờ trong điều kiện tự nhiên và khi có công trình tại khu vực phía nam cửa Thuận An và đề xuất các giải pháp nhằm ổn định đường bờ cho khu vực nghiên cứu.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Hiện trạng đường bờ biển khu vực phía Nam cửa Thuận An, Thừa Thiên - Huế.

- Giới thiệu tóm tắt mô hình LITPROF.

- Xây dựng kịch bản và mô phỏng theo các kịch bản.

- Đề xuất giải pháp ổn định đường bờ.



3. Kết luận và kiến nghị:

Nghiên cứu đã xác định được tình trạng xói bồi của đường bờ thông qua các số liệu quan trắc thực tế. Bằng việc sử dụng mô hình LITPROF mô phỏng diễn biến mặt cắt ngang đáy biển với các mực nước dâng khác nhau cho ta thấy rằng mực nước dâng càng cao thì bờ biển càng bị xói sâu vào trong bờ, xói xảy ra mạnh tại vị trí mép nước.

Để bảo vệ và chống xói đáy biển gần bờ, có các giải pháp như đập chắn sóng xa bờ, kè hộ bờ, đập mỏ hàn và trong nghiên cứu này tác giả đề xuất xây dựng hệ thống đập mỏ hàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi có hẹ thống kè mỏ hàn đường bờ ổn định, đáy biển được bồi, nhưng hiện tượng xói lại chuyển đến tại chân công trình, đặc biệt là phần đầu mỏ hàn.

12. NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC CỬA SÔNG VĂN ÚC – TP HẢI PHÒNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG XÂM NHẬP MẶN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU


SVTH:

Cao Văn Mạnh - 51B1

GVHD:

PGS.TS Vũ Minh Cát

1. Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nhiễm mặn vùng cửa sông Văn Úc – TP Hải Phòng và đề xuất các giải pháp chống xâm ngập mặn tại khu vực nghiên cứu.



2. Nội dung nghiên cứu:

  • Giới thiệu chung về khu vực cửa sông Văn Úc.

  • Giới thiệu mô hình Mike11; Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình.

  • Xây dựng kịch bản và mô phỏng xâm nhập mặn theo tập kịch bản.

  • Đề xuất giải pháp giữ nước ngọt và ngăn xâm nhập mặn vào sâu trong sông.

3. Kết luận và kiến nghị:

- Nghiên cứu khảo sát độ nhạy của các thông số khuếch tán mặn với các điều kiện thủy động lực khác nhau và lựa chọn các thông số phục vụ mô phỏng.

- Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong điều kiện hiện tại mặn đã xâm nhập sâu vào trong sông tới 20 km với độ mặn 4‰ và khi mực nước biển tăng lên, nước xả từ hồ chứa và các nhánh thượng lưu như hiện tại thì tình trạng xâm nhập mặn vào sâu hơn.

Để giảm thấp trình trạng xâm nhập mặn thì giải pháp xả nước nhiều hơn trong mùa kiệt sẽ là một giải pháp khả thi nhất hiện nay. Tuy nhiên về lâu dài, việc xây dựng đập cửa sông nhằm giữ nước ngọt vốn ngày càng hiếm và ngăn chặn xâm nhập mặn vào trong sông.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương