Danh sách hộI ĐỒng cấp trưỜng đÁnh giá ĐỀ TÀi nckh của sinh viêN


CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THỦY NĂNG TTĐ ĐIỀU TIẾT NĂM



trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1 Mb.
#23516
1   2   3   4   5   6   7   8   9

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THỦY NĂNG TTĐ ĐIỀU TIẾT NĂM

SVTH:

Nguyễn Xuân Huy - 51Đ1




Nguyễn Văn Hiếu - 51Đ1

GVHD:

Phan Trần Hồng Long

Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế quốc dân, nhu cầu dùng nước cho các ngành kinh tế không ngừng tăng trưởng, đòi hỏi sự đáp ứng đầy đủ, bền vững, hợp lý và cân đối nước giữa các ngành. Tính toán điều tiết dòng chảy là khâu quan trọng trong khai thác, lợi dụng và quản lý vận hành nguồn tài nguyên nước. Nhiệm vụ của nó là dựa vào đặc điểm phân phối dòng chảy, yêu cầu dùng nước của các ngành kinh tế quốc dân và yêu cầu bảo vệ môi trường cũng như điều kiện công trình sao cho đạt được hiệu quả tổng hợp cao nhất trong nền kinh tế quốc dân.

Khi MNDBT, MNC của TTĐ đã xác định thì công suất bảo đảm là thông số chủ yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều thông số khác như công suất lắp máy, điện lượng bình quân nhiều năm.

Vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Các phương pháp tính toán thủy năng TTĐ điều tiết năm” nhằm mục đích xác định công suất bảo đảm, một thông số quan trọng cho cả TTĐ và HTĐ. Các phương pháp đưa ra so sánh ngoài phương pháp lập bảng tính theo Q = const, N = const còn có cả các phương pháp đồ giải như đường chỉ thẳng trong tọa độ xiên... Các phương pháp được ứng dụng tính toán cho trạm thủy điện Sông Bung 4.

5. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VỎ HẦM CÓ ÁP CỦA TRẠM THỦY ĐIỆN ĐƯỜNG DẪN



SVTH:

Bùi Quang Nam - 52Đ2




Hoàng Thị Mùi - 52Đ1




Nguyễn Thị Thơm - 52Đ1

GVHD:

Lê Thị Minh Giang

Hầm dẫn nước có áp là một trong những hạng mục quan trọng trên tuyến năng lượng của trạm thủy điện kiểu đường dẫn. Hầm được xây dựng ngầm dưới đất, thường là đi xuyên qua núi đá có các tầng địa chất khác nhau. Đường hầm chịu tác dụng của áp lực đất đá, áp lực nước bên trong, áp lực nước ngầm…Vì việc, lựa chọn và tính toán kêt cấu vỏ hầm là cần thiết. Với đề tài nghiên cứu khoa học “Tính toán thiết kế vỏ hầm có áp của trạm thủy điện đường dẫn”, nhóm tác giả đã tìm hiểu các nguyên lý tính toán thiết kế vỏ hầm có áp trong giai đoạn vận hành nhà máy và thực hành tính toán kết cấu vỏ hầm dẫn nước cho trạm thủy điện Sư Pán.

6. XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH TỐI ƯU CHO TRẠM THỦY ĐIỆN ĐIỀU TIẾT NGÀY ĐÊM ĐƯỜNG DẪN DÀI

SVTH:

Nguyễn Thị Nga - 52Đ2

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Nhớ

  1. Mục đích:

Xây dựng quy trình vận hành tối ưu cho trạm thủy điện điều tiết ngày đêm đường dẫn dài.

  1. Nội dung:

Trong hệ thống điện Việt Nam, thủy điện có một vai trò trong việc cung cấp điện năng, đáp ứng các yêu cầu tiêu thụ điện của xã hội. Tới thời điểm hiện tại thì xu hướng là xây dựng các trạm thủy điện (TTĐ) có công suất nhỏ (Nlm≤30Mw). Các công trình này thường là các TTĐ có dung tích nhỏ, thường là các TTĐ khai thác thủy năng kiểu đường dẫn hoặc kết hợp và thường phù hợp với các TTĐ điều tiết ngày đêm hoặc không điều tiết.Với các TTĐ đường dẫn dài thì chế độ vận hành dòng chảy trên tuyến năng lượng (TNL) không chỉ những có ảnh hưởng lớn tới việc làm giảm sản lượng điện do tổn thất thủy lực của dòng chảy trên TNL mà còn ảnh hưởng hiệu suất của thiết bị Thủy điện. Trong trường hợp đó, cần tính toán xác định chế độ vận hành hợp lý cho TTĐ trên cơ sở xây dựng quan hệ tổn thất trên TNL, xây dựng đường đặc tính vận hành của thiết bị…nhằm nâng cao sản lượng điện chung cho toàn TTĐ đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu phủ tải. Chình vì vậy việc tính toán thủy năng có xét tới đặc tính vận hành của TTĐ mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phủ đỉnh trong giờ cao điểm là một vấn đề cấp thiết, nếu giải quyết được sẽ có ý nghĩa thực tiễn lớn.

Đề tài tập trung vào việc tính toán thủy năng cho các trạm thủy điện (TTĐ) điều tiết ngày đêm, có xét tới đặc tính của thiết bị và tổn thất trên tuyến năng lượng. Trên cơ sở đó, đưa ra quy trình vận hành tối ưu áp dụng cho một Trạm thủy điện cụ thể.



7. TÍNH TOÁN THỦY NĂNG CHO TTĐ ĐIỀU TIẾT NGÀY ĐÊM CÓ SỬ DỤNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH TỔNG HỢP CHÍNH CỦA TUABIN

SVTH:

Phan Văn Nhâm - 52Đ1




Vũ Thị Nguyệt - 52Đ1

GVHD:

ThS Hồ Sỹ Mão

Ngày nay khi nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu năng lượng không ngừng tăng lên, các TTĐ được đầu tư xây dựng rất nhiều đặc biệt là các TTĐ nhỏ có hồ điều tiết ngày đêm.

Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của dự án thì việc tính toán thủy năng ngay từ bước đầu xây dựng công trình cần phải đảm bảo được độ tin cậy. Trước đây chúng ta hay tính toán thủy năng chủ yếu sử dụng hệ số công suất kinh nghiệm trung bình K= 9.81 tuy nhiên đối với từng loại tuabin trị số K thay đổi khác nhau chưa kể đến sự thay đổi tại từng thời điểm ứng với Q, H khác nhau đều cho hiệu suất tuabin thay đổi. Nên tính toán thủy năng dựa vào hệ số K trung bình cố định tại từng thời điểm phát điện là không chính xác. Chính vì vậy để tăng tính chính xác trong tính toán nhóm NCKH đã đưa đặc tính tuabin vào trong bảng tính để biết được hiệu suất cũng như chế độ làm việc làm việc của thiết bị tại từng thời điểm, điều đó vừa đảm bảo phần nào tính chính xác các thông số đầu ra và mặt khác lại vừa biết được quá trình làm việc của tuabin. Xuất phát từ ý tưởng trên nhóm đã xây dựng bảng tính thủy năng cho TTĐ có hồ điều tiết ngày đêm phát điện theo từng thời đoạn và sử dụng đường đặc tính tuabin vào để tính toán công suất phát ra, kết quả tính toán phần nào có thể tham khảo cho vận hành tổ máy thủy điện.



Nội dung đề tài:

- Tính toán thủy năng cho TTĐ có hồ điều tiết ngày đêm cho các thời đoạn phát điện.

- Tính chọn các thông số thiết bị cho TTĐ

- Xây dựng các số liệu từ đường đặc tính tổng hợp chính của tuabin để tính toán.

- Bảng tính thủy năng sử dụng đặc tính thiết bị đã được số hóa

- Các bảng tính kết quả, biểu đồ.



8. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LỰC ĐỘNG ĐẤT ĐẾN ỔN ĐỊNH CỦA CÁC MỐ TRẾN TUYẾN ĐƯỜNG ỐNG ÁP LỰC CỦA TRẠM THỦY ĐIỆN

SVTH:

Đỗ Quang Giang - Lớp 51Đ1




Vũ Thị Hà - Lớp 51Đ1

GVHD:

TS Trịnh Quốc Công

Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu điện năng ngày càng tăng. Điều đó đã đặt ra nhiều cấp thiết về năng lượng cho đất nước. Chính vì vậy mà các công trình trạm thủy điện được xây dựng trên ngày một nhiều, đặc biệt các công trình thủy điện có công suất vừa và nhỏ với đường dẫn nước dài để tạo cột nước. Trong các hạng mục công trình của trạm thủy điện đường dẫn, hạng mục tuyến đường ống áp lực là hạng mục chịu tải trọng là áp lực nước bên trong lớn nên việc tính toán ổn định và độ bền của tuyến đường ống là rất cần thiết đặc biệt là tính toán ổn định cho các mố cố định của tuyến đường ống.

Hiện nay, tại các công ty thiết kế, khi phân tích ổn định của các mố cố định thường bỏ qua tải trọng động đất hoặc có kể đến tải trọng động đất nhưng thường chỉ sử dụng phương pháp mô phỏng tĩnh. Điều này dẫn đến kết quả tính toán không phản ánh đúng trạng thái làm việc của các mố trên tuyến đường dẫn trong điều kiện xảy ra động đất. Trong đề tài này, các tác giả sử dụng phương pháp lịch sử thời gian để phân tích ổn định của các mố cố định trên tuyến đường ống áp lực chịu tải trọng động đất từ đó nghiên cứu sự ảnh hưởng của lực động đất đến ổn định chông trượt của các mố cố định của tuyến đường ống.



9. NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY LỰC KÊNH KHÔNG TỰ ĐIỀU TIẾT CỦA TRẠM THỦY ĐIỆN

SVTH:

Trần Thị Anh Thương




Nguyễn Văn Việt

GVHD:

TS Nguyễn Đức Nghĩa




ThS Lê Thị Minh Giang

Xu thế hiện nay trong xây dựng thủy điện ở Việt Nam là xây dựng các trạm thủy điện (TTĐ) đường dẫn có công suất nhỏ. Các TTĐ này khi được quy hoạch, thiết kế và vận hành một cách hợp lý sẽ là nguồn cung cấp năng lượng sạch, không ảnh hưởng nhiều đến môi trường.

Với các TTĐ đường dẫn thì tuyến năng lượng (TNL) không áp được áp dụng nhiều do ưu điểm của nó là chi phí xây dựng thấp. Đối với TNL không áp dài thì công trình dẫn nước được sử dụng là kênh không tự điều tiết. So với kênh tự điều tiết thì kênh không tự điều tiết có chi phí xây dựng thấp hơn nhưng chế độ vận hành phức tạp hơn. Và trong thực tế, chế độ thủy lực của kênh không tự điều tiết của TTĐ chưa được nghiên cứu nhiều dẫn đến thiết kế và vận hành chưa hợp lý.

Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu chế độ thủy lực của kênh không tự điều tiết trong những điều kiện làm việc khác nhau. Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra các chỉ dẫn về quy trình vận hành của TNL khi xem xét sự làm việc đồng bộ của các công trình: cửa lấy nước không áp, tràn đầu kênh, kênh, bể áp lực – sao cho lượng nước tổn thất trong các quá trình chuyển tiếp là nhỏ, kích thước các công trình là nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ hơn chế độ thủy lực của TNL không áp có sử dụng kênh không tự điều tiết, giúp cho việc thiết kế và vận hành loại hình TNL này một cách hợp lý hơn.



10. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BÓNG CHE TỚI CƯỜNG ĐỘ BỨC XẠ MẶT TRỜI CHIẾU TỚI BỀ MẶT TẤM PIN QUANG ĐIỆN

SVTH:

Trịnh Thanh Quyên - 52Đ2




Phạm Thị Hồng Nga 52Đ2




Đỗ Thị Thơm 52Đ1

GVHD:

ThS Hồ Ngọc Dung

1. Mục tiên đề tài:

Hiện nay, khi các nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt, giá thành cao, nguồn cung không ổn định, thì nhiều nguồn năng lượng thay thế đang được đặc biệt quan tâm. Trong tất cả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời là phong phú và ít biến đổi nhất trong thời kỳ biến đổi khí hậu hiện nay. Việc sử dụng nguồn năng lượng này chính là một trong những giải pháp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước nằm trong giải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, và 4kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc. Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con số này vào khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm. Bên cạnh đó Việt Nam dải bờ biển dài hơn 3.000km với hàng nghìn đảo hiện có cư dân sinh sống nhưng nhiều nơi trên cả nước không thể đưa điện lưới đến được. Vì vậy, sử dụng những giàn pin quang điện để khai thác năng lượng mặt trời là một trong các biện pháp tại chỗ đáp ứng nhu cầu của các vùng dân cư này là một kế sách có ý nghĩa về mặt kinh tế, an ninh quốc phòng.

Với những điểm nêu trên mục tiêu đưa ra của đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của việc bố trí lắp đặt hệ thống giàn pin quang điện tới cường độ bức xạ chiếu tới bề mặt nhằm mục đích xác định vi trí lắp đặt tối ưu cho từng tấm pin trong hệ thống giàn pin quang điện.



2. Nội dung nghiên cứu:

Với những lí do nói trên, đề tài tập trung nghiên cứu về “Nghiên cứu ảnh hưởng của bóng che tới cường độ bức xạ mặt trời chiếu tới bề mặt tấm pin quang điện”. Bài toán nêu ra được áp dụng cụ thể cho một giàn pin mặt trời quy mô nhỏ. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở về phương pháp luận cho việc tính toán, lựa chọn vị trí lắp đặt giàn pin mặt nói chung.



3. Phương pháp nghiên cứu:

Phân tích xác định đánh giá trữ năng bức xạ mặt trời và thiết kế sơ bộ một hệ thống giàn pin mặt trời quy mô nhỏ



  • Xác định trữ năng bức xạ tại vị trí xây dựng

  • Lựa chọn thiết bị và bố trí giàn pin mặt trời

  • So sánh các phương án bố trí khác nhau

  • Đánh giá kết quả thu được

4. Kết luận và kiến nghị.

Sử dụng nguồn năng lượng mới là môt yêu cầu cấp thiết của Việt Nam và Thế giới. Việc ứng dụng khai thác tiềm năng năng lượng mặt trời có ý nghĩa trong việc giải quyết một phần sự thiếu hụt năng lượng hiện nay. Đề tài đã sơ bộ đánh giá trữ năng của bức xạ mặt trời và đưa ra các phương án bố trí tối ưu các tấm pin quang điện trong hệ thống giàn pin nhằm khai thác hiệu quả điện năng thu được.



11. TÌNH HÌNH CUNG ỨNG NĂNG LƯỢNG VÀ XẾP HẠNG ƯU TIÊN THỨ TỰ CÁC NGUỒN ĐIỆN CHO VIỆT NAM

SVTH:

Phạm Thị Quang - 51Đ2




Nguyễn Tiến Hưng - 51Đ1

GVHD:

ThS Lê Ngọc Sơn

Năng lượng hiện nay đang là đề tài cấp bách, khi mà nguồn thủy điện khai thác gần tối đa, năng lượng hóa thạch đang dần dần cạn kiệt đã đặt ra một bài toán về việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng cho ngành năng lượng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Do đó việc tìm ra phương án phát điện đáp ứng nhu cầu dùng điện, hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi trường và đặc biệt phù hợp với thực trạng, xu hướng phát triển năng lượng hiện nay là hết sức cần thiết.

Đề tài đã tiến hành tìm hiểu về tình hình cung ứng năng lượng hiện nay ở Việt Nam và thế giới; phân tích kinh tế tính toán các thông số IRR, B/C, NPV , giá thành điện năng cho các phương án với các nguồn điện khác nhau : thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện tua bin khí, điện gió. Từ đó đưa ra kiến nghị xếp hạng ưu tiên thứ tự phát triển các nguồn điện phù hợp cho Việt Nam hiện tại cũng như giai đoạn tiếp theo.



12. SỬ DỤNG PHẦN MỀM HEC - RESSIM TÍNH LỢI ÍCH PHÁT ĐIỆN CỦA TTĐ SÔNG HINH CHO CÁC PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH HỒ CHỨA

SVTH:

Lê Đình Tài - 51Đ2




Nguyễn Hữu Đức - 51Đ2

GVHD:

ThS Lê Ngọc Sơn

Tình hình hiện nay vấn đề vận hành các công trình thủy lợi nói chúng cũng như vận hành nhà máy thủy điện nói riêng là vấn đề mang tính thời sự. Việc tính đến lợi ích sử dụng nguồn nước cần phải được quản lý, quy hoạch một cách hiệu quả là hết sức cần thiết. Để làm được điều đó trước hết phải đánh giá đúng vai trò của hồ chứa trong hệ thống nhằm trợ giúp nghiên cứu quy hoạch nguồn nước, đưa ra các phương án vận hành, phát huy toàn bộ tiềm năng của hồ chứa

Ngày nay do sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc sử dụng các phần mềm máy tính để giải quyết các vấn đề trên là rất hiệu quả nên đề tài trình bày một số kết quả tính toán từ chương trình HEC - ResSim và HEC - DSS Vue dựa trên các thông số công trình thực tế, tính đến lợi ích thu được từ việc phát điện cho các phương án vận hành khác nhau. Đề tài sử dụng phần mềm HEC - ResSim đưa ra các bộ vận hành với các phương án khác nhau cho hồ chứa thủy điện Sông Hinh, truy xuất ra các kết quả vào HEC - DSS Vue cho các bộ quy tắc vận hành. Từ các kết quả của các bộ vận hành đề tài tính ra các lợi ích thu được từ việc phát điện, qua đó trợ giúp cho phép Chủ đầu tư và người vận hành có cái nhìn tổng quan hơn về lợi ích thu được từ việc phát điện ứng với các bộ quy tắc vận hành khác nhau.



13. NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ MẤT ỔN ĐỊNH CHỐNG TRƯỢT CỦA CÔNG TRÌNH DÂNG NƯỚC CỦA TRẠM THỦY ĐIỆN ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN NỀN ĐÁ

SVTH:

Lê Thanh Toàn

GVHD:

TS Nguyễn Đức Nghĩa

Việt Nam là nước có mật độ xây dựng thủy điện lớn với công trình dâng nước chủ yếu làm bằng bê-tông. Ưu điểm của loại đập này là kết cấu đơn giản, tính ổn định cao, thời gian thi công ngắn, biện pháp dẫn dòng và thi công đơn giản.

Cơ chế mất ổn định nói chung, mất ổn định chống trượt nói riêng của các công trình này (đập bê-tông trọng lực với TTĐ sau đập hoặc đường dẫn, nhà máy thủy điện với TTĐ ngang đập) rất phức tạp. Nó là tổng hợp của các điểm phá hủy cục bộ. Trong nghiên cứu này, để tìm hiểu cơ chế mất ổn định chống trượt của các công trình này, tác giả xem xét bài toán cụ thể là mặt cắt cơ bản của một đập bê-tông trọng lực (BTTL) với phương pháp gia tăng tải trọng gây trượt để quan sát sự thay đổi của trạng thái ứng suất – biến dạng của nó. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cơ chế mất ổn định chống trượt của đập BTTL như sau: đó là tổng hợp của hai quá trình – quá trình mở rộng mặt tiếp xúc đâp-nền từ phía thượng lưu đập và quá trình phá hủy trượt cục bộ mặt tiếp xúc đó từ phía hạ lưu đập. Khi hai vùng phá hủy cục bộ đó gặp nhau thì đập sẽ ở trạng thái cân bằng giới hạn về ổn định chống trượt. Sau đó nếu tiếp tục gia tải thì đập sẽ mất ổn định. Cơ chế này đúng với các công trình khác như nhà máy thủy điện ngang đập, đập tràn…

Nghiên cứu đã giúp tác giả hiểu sâu hơn về thay đổi của điều kiện ứng suất-biến dạng của đập khi gia tải, trên cơ sở đó biết được cơ chế mất ổn định chống trượt của công trình.



14. TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TUABIN THỦY LỰC

SVTH:

Vũ Thị Vân - 52Đ1




Lê Thị Giang - 52Đ2

GVHD:

Phan Trần Hồng Long

1. Mục tiêu đề tài:

Môn học “Các thiết bị Thủy điện” là tín chỉ bắt buộc và cực kỳ quan trọng đối với sinh viên Ngành Kỹ thuật Thủy điện. Trước kia, môn học này được chia thành hai học phần là Tuốc bin nước 1 và Tuốc bin nước 2. Hiện nay, với sự đổi mới trong giáo dục học đại học, môn học Các thiết bị Thủy điện chỉ còn 45 tiết giảng dạy trên lớp, như vậy phần bài tập thường được giao cho sinh viên tự làm ở nhà. Nhằm bổ sung nhiều dạng bài tập liên quan đến môn học này, từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, các tác giả đã chọn đề tài "Tìm hiểu và đề xuất một số dạng bài tập tuabin thủy lực".



2. Nội dung nghiên cứu:

Chọn và dịch (đề) một số dạng bài tập như xác định số vòng quay, hệ số công suất, hiệu suất các thiết bị thủy điện từ các tài liệu nước ngoài... sau đó áp dụng các lý thuyết đã được học từ toán, vật lý, thủy lực và đặc biệt là giáo trình Tuabin thủy lực để giải quyết các bài toán đó.



  • Dạng bài tập về nguyên lý bảo toàn năng lượng, phản lực tác dụng lên tấm, gáo,

  • Dạng bài tập về tam giác tốc độ, dòng chảy trong bánh xe công tác

  • Dạng bài tập về tính toán, kiểm nghiệm giữa tua bin mô hình và tua bin thực

  • Tìm hiểu về độ sâu hút, về khí thực.

3. Kết luận và kiến nghị:

Trong công tác nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và vận hành các công trình thủy lợi cũng như trong công tác đào tạo ta cần nghiên cứu thêm nhiều ví dụ chuyên sâu về “Các thiết bị thủy điện” nhằm phục vụ việc tra cứu và tham khảo cho các kỹ sư, kỹ thuật viên làm công tác khảo sát, quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý vận hành các công trình thủy điện, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các sinh viên ngành thủy lợi thủy điện của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.



15. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CAO TRÌNH LẮP MÁY CỦA TRẠM THỦY ĐIỆN SỬ DỤNG TUỐC BIN GÁO

SVTH:

Đỗ Xuân Tháp

GVHD:

TS Nguyễn Đức Nghĩa

Hiện nay, ở Việt Nam đang rất quan tâm đến việc phát triển những trạm thủy điện vừa và nhỏ với phương thức khai thác thủy năng kiểu đường dẫn. Xuất hiện ngày càng nhiều trạm thủy điện (TTĐ) có cột nước cao, từ 200 m trở lên. Trong điều kiện đó thì tuốc bin được sử dụng chủ yếu là tuốc bin gáo (TBG).

Đặc điểm của tuốc bin gáo là chỉ sử dụng được phần động năng của dòng nước, cột nước phát điện chỉ tính đến cao trình miệng vòi phun. Trong điều kiện làm việc bình thường bánh xe công tác (BXCT) của TBG luôn cao hơn mực nước hạ lưu nên phần thế năng từ cao trình miệng vòi phun đến mực nước hạn lưu không thể tận dụng được. Do đó cao trình đặt miệng vòi phun của TBG ảnh hưởng rất lớn đến cột nước phát điện, do đó quyết định điện năng của nhà máy. Cao trình lắp máy của TBG được xác định trực tiếp từ cao trình miệng vòi phun dựa vào phương thức lắp trục và kích thước của BXCT của tuốc bin. Xác định cao trình lắp máy của TBG là một bài toán kinh tế - kỹ thuật. Nếu chọn cao trình lắp máy thấp thì tăng cột nước phát điện nhưng có thể trong thời đoạn nhiều nước nhà máy không hoạt động được vì BXCT của TBG bị ngập trong nước, ngược lại nếu cao trình lắp máy cao thì cột nước phát điện bị giảm nhỏ.

Trong phạm vị nghiên cứu này, trên cơ sở tuốc bin đã được chọn chúng tôi tính toán để chọn cao trình lắp máy của TBG sao cho điện năng thu được là lớn nhất. Nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều kiện làm việc của TBG và nguyên tắc chọn cao trình lắp máy của TTĐ sử dụng TBG.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương