Danh sách hộI ĐỒng cấp trưỜng đÁnh giá ĐỀ TÀi nckh của sinh viêN



trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1 Mb.
#23516
1   2   3   4   5   6   7   8   9

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Do thời gian và trình độ hiểu biết có hạn nên đề tài mới đưa ra lý thuyết chung chưa có nghiên cứu thực tế. Đề nghị có các nghiên cứu thực tế đo đạc cẩn thận để so sánh và kiểm nghiệm với lý thuyết trong đề tài nghiên cứu này.



6. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIA CÔNG BẰNG XUNG ĐIỆN (ELECTRICAL DISCHARGE MACHINING – EDM) VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ĐỂ THIẾT KẾ ĐIỆN CỰC

SVTH:

Đỗ Quang Nhã - 51M – TBLĐ

GVHD:

ThS Phan Bình Nguyên

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Việc áp dụng phương pháp gia công tia lửa điện vào sản xuất khuôn mẫu là rất quan trọng, với phương pháp này chúng ta có thể gia công được các hình dạng chi tiết phức tạp, sắc cạnh, nhỏ đảm bảo độ bền của chi tiết sau khi gia công mà các phương pháp cắt gọt khó hoặc không thể thực hiện.

Việc sử dụng một phần mềm thiết kế điện cực cho phương pháp gia công tia lửa điện thay thế cho các phương pháp thiết kế thủ công cho phép thiết kế ra điện cực một cách dễ dàng, chính xác theo kích thước yêu cầu.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu về khả năng gia công của phương pháp gia công tia lửa điện, sử dụng phần mềm Imold thiết kế điện cực.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Lý thuyết công nghệ gia công tia lửa điện, sử sụng phần mềm thiết kế điện cực Imold.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu lý thuyết phương pháp gia công tia lửa điện. Thiết kế điện cực bằng phần mềm Imold cho phương pháp gia công tia lửa điện. Đánh giá điện cực đã thiết kế và gia công.

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Tổng quan về gia công tia lửa điện

Chương II: Điện cực và vật liệu điện cực

Chương III: Ứng dụng phần mềm thiết kế gia công điện cực



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc sử dụng phương pháp gia công tia lửa điện và ứng dụng phần mềm Imold thiết kế điện cực vào thực tế ở Việt Nam sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của ngành công nghiệp khuôn mẫu hiện nay.



7. SỬ DỤNG PHẦN MỀM ANSYS TRONG VIỆC KIỂM TRA BỀN KẾT CẤU KHUNG XE TỰ CHẾ THAM GIA CUỘC THI LÁI XE XANH

SVTH:

Đặng Văn Nhu - 52M-TBLD




Lê Đức Anh - 53M1




Lê Văn Hoạch - 54M1

GVHD:

Bùi Văn Hiệu




Phạm Vũ Nam

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết đề tài:

Cuộc thi lái xe xanh do công ty Honda tổ chức luôn hướng tới tiết kiệm nhiên liệu nâng cao hiệu suất động cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong kết cấu của xe phần khung chiếm khối lượng lớn. Vì vậy giải pháp cần đưa ra một kết cấu đặc biệt cho hệ thống khung xe, làm đơn giản các hệ thống cơ bản giảm trọng lượng của khung xe, giảm trọng lượng của xe sẽ làm tiết kiệm tối đa mức năng lượng tiêu hao trong quá trình chạy xe.



2. Mục tiêu nghiên cứu:

Xây dựng được cơ sở tính toán và mô hình hóa được phương pháp tính toán để đánh giá được độ bền của khung.



3. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu các phương án tối ưu cho khung xe. Phân tích đánh giá độ bền của các kết cấu đó có xét tới ảnh hưởng của một số thông số kết cấu và tải trọng phân bố lên khung xe.



4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thử nghiệm. Sử dụng phần mềm ANSYS tính các giá trị ứng suất trong thanh và khoảng chuyển vị của khung xe trong quá trình chạy.



PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở thiết kế bố trí khung xe

Chương 3: Sử dụng phần mềm phân tích, tính toán, kiểm tra độ bền khung

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau một thời gian làm việc, nghiên cứu tích cực nhóm nghiên cứu đã phân tích, lựa chọn kết cấu khung, xác định kích thước của khung. Tất cả thông số tính toán đều thỏa mãn đảm bảo vì vậy kết quả nghiên cứu được ứng dụng trực tiếp vào việc chế tạo kết cấu khung xe sử dụng cho cuộc thi lái xe xanh lần thứ 5 do công ty Honda Việt Nam tổ chức.



8. NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG NHẰM NÂNG CAO TUỔI THỌ Ở BỘ DI CHUYỂN MÁY ỦI BÁNH XÍCH

SVTH:

Trần Ngọc Bắc - 51M-TBLĐ

GVHD:

Th.S Hồ Sỹ Sơn

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Bộ di chuyển máy ủi thường phải làm việc ở điều kiện khắc nghiệt do chịu tải trọng và chịu ma sát mài mòn. Qua nghiên cứu của hãng Caterpillar, bộ di chuyển chiếm đến 33% giá thành khi mua một máy ủi bánh xích mới. Chi phí sửa chữa thay thế cơ cấu di chuyển chiếm đến 25,17% chi phí sử dụng trong vòng đời của máy… Cần nghiên cứu hạn chế hư hỏng để đem lại hiệu quả kinh tế.



2. Mục tiêu nghiên cứu:

Đưa ra được lý thuyết mài mòn, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các dạng hỏng và nguyên nhân gây ra hỏng thường gặp, biện pháp khắc phục nhằm nâng cao tuổi thọ ở bộ di chuyển máy ủi bánh xích.



3. Phạm vị nghiên cứu:

Nghiên cứu giáo trình mài mòn, giáo trình máy làm đất, shop manual máy ủi hãng Komat’su và Caterpillar, tài liệu sửa chữa và bảo dưỡng máy ủi của hãng Komat’su.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu lý thuyết.



PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Giới thiệu chung về lý thuyết mài mòn

Chương 2: Các loại bộ di chuyển, cấu tạo, nguyên lý của bộ di chuyển máy ủi bánh xích

Chương 3: Các dạng hỏng, nguyên nhân gây hư hỏng và biện pháp hạn chế hư hỏng nhằm nâng cao tuổi thọ cho bộ di chuyển máy ủi bánh xích.



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Do thời gian và trình độ hiểu biết có hạn nên đề tài mới đưa ra lý thuyết chung chưa có nghiên cứu thực tế. Đề nghị có các nghiên cứu thực tế đo đạc cẩn thận để so sánh và kiểm nghiệm với lý thuyết trong đề tài nghiên cứu này.



9. TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG MÔ HÌNH 3D CỬA VAN CLAPE BẰNG PHẦN MỀM AUTODESK INVENTOR

SVTH:

Đỗ Xuân Quyết - 51M -TBTC

GVHD:

KS Bùi Văn Hiệu

PHẦN MỞ ĐẦU

Theo xu hướng hiện tại, công nghệ 3D đang dần dần chiếm ưu thế, chính vì vậy, mô hình 3D cũng đang được áp dụng rộng rãi vào để tính toán thiết kế. Tính toán bằng mô hình 3D cho chúng ta cái nhìn sâu hơn về chi tiết, vật thể được thiết kế, một cái nhìn trực quan hơn. Một mô hình 3D sẽ đưa chúng ta tới gần hơn các công trình thực tế, làm chúng ta dễ dàng tư duy hơn. Một trong số những phần mềm hiện nay được sử dụng phổ biến nhất là Autodesk Inventor.

Khi thiết kế cửa van bằng tính toán thông thường ta bỏ qua những lực nhỏ, đơn giản hóa sơ đồ để giảm khối lượng tính toán, với những cửa van nhỏ thì những sai số này chấp nhận được, tuy nhiên với những cửa van lớn thì những sai số này rất lớn nên ảnh hưởng tới chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của công trình. Trước những đòi hỏi của thực tế về cần thêm một phương pháp tính toán độc lập có khả năng xử lý khối lượng tính toán lớn để tính toán, kiểm tra cửa van em đi nghiên cứu đề tài: “Tính cửa van mới bằng phần mềm Autodesk Inventor”.

PHẦN NỘI DUNG


  • Tổng quan về cửa van khẩu độ lớn.

  • Tổng quan về phần mềm Autodesk Inventor.

  • Xây dựng mô hình 3D các chi tiết và công trình trên Inventor.

Tính toán kiểm tra tính ổn định khi làm việc của một số chi tiết trên cửa van bằng phần mềm Ansys tr

10. NGHIÊN CỨU BỘ TRUYỀN TRÊN XE TỰ CHẾ

THAM DỰ CUỘC THI LÁI XE XANH

SVTH:

Hà Mạnh Đạt - 52M-TBLD




Lộ Văn Chinh - 52M-TBLD




Trương Văn Sỹ - 54M1

GVHD:

Bùi Văn Hiệu




Phạm Vũ Nam

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Để tiết kiệm được nhiên nhiệu của xe tự chế tham gia cuộc thi lái xe xanh thì vấn đề cải tiến bộ truyền là không thể thiếu để phù hợp với điều kiện cuộc thi.



2. Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm ra được bộ truyền tối hiệu quả cho xe tự chế nhằm tiết kiệm nhiên liệu.



3. Phạm vị nghiên cứu:

Tìm hiểu về các loại bộ truyền và tính toán chọn ra bộ truyền phù hợp.



4. Phương pháp nghiên cứu:

Từ điều kiện thực tế của cuộc thi nhóm NCKH đã tính chọn bộ truyền phù hợp và kiểm tra lại bằng phần mềm.



PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan.

Chương 2: Chọn và tính toán bộ truyền trên xe tự chế.

Chương 3: Kiểm tra bằng phần mềm Autodesk Inventor Professional 2012.



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu thu được cho ta cái nhìn tổng quan về một số bộ truyền động phổ biến và chọn được bộ truyền phù hợp để tham gia cuộc thi lái xe xanh.

Quá trình nghiên cứu, tính toán giúp ta tích lũy thêm được nhiều kiến thức bổ ích và kinh nghiệm cho các đề tài tiếp theo nhằm đạt kết quả cao nhất trong cuộc thi Lái xe xanh và đồ án tốt nghiệp kỹ sư.

11. NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ ỨNG SUẤT NHIỆT CỦA PISTON ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, SỬ DỤNG PHẦN MỀM CAELINUX


SVTH:

Nguyễn Đắc Hải - 52M-TBLĐ




Phan Thị Luyến - 52M-TBLĐ

GVHD:

ThS Nguyễn Ngọc Minh




TS Nguyễn Anh Tuấn

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Piston là chi tiết quan trọng của động cơ, chịu điều kiện khắc nghiệt trong quá trình làm việc, như nhiệt và cơ… dựa vào phần mềm mở để nghiên cứu sự phân bố nhiệt, ứng suất nhiệt của piston.



2. Mục tiêu nghiên cứu:

Sử dụng mã nguồn mở CAE để phân tích sự phân bố nhiệt, ứng suất nhiệt của piston.



3. Phạm vi nghiên cứu:

Trang chủ của phần mềm CAE, hệ điều hành ubuntu, động cơ đốt trong, giáo trình truyền nhiệt…



4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu lí thuyết.



PHẦN NỘI DUNG

  1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

  2. Mô hình phần tử hữu hạn

  3. Phân tích ứng suất nhiệt tác dụng lên piston.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Đề tài nghiên cứu mới đưa ra mặt lí thuyết. Kính mong các thầy cô cùng các bạn đóng góp cho đề tài này.



12. NGHIÊN CỨU CÁC HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ĐIỆN TỬ LẮP TRÊN MÁY XÂY DỰNG HIỆN ĐẠI

SVTH:

Đặng văn Thanh - 53M1




Phạm Viết Thành - 53M1

GVHD:

ThS Trần Triều Dương

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Khi nhiên liệu đang ngày một cạn kiệt, giá dầu thô trên thế giới còn đứng ở mức cao, tình hình ô nhiễm môi trường đang ngày nghiêm trọng thì nhu cầu sử dụng phương tiện thiết bị máy móc có động cơ chạy dầu Diesel ngày một tăng cao. Động cơ Diesel được trang bị ở hầu hết các thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác xây dựng, thủy lợi, thủy điện, giao thông, đồng thời không ngừng phát triển, đổi mới hiện đại hơn đều hướng tới cải tiến theo hướng tăng công suất, tốc độ, giảm suất tiêu hao nhiên liệu, điện tử hoá quá trình điều khiển và hạn chế mức thấp nhất thành phần ô nhiễm trong khí xả động cơ vì thế các công cơ Diesel điều khiển bằng điện tử đang dần thay thế cho hầu hết các động cơ Diesel truyển thống.

Vậy nên đề tài này đi sâu vào tìm hiểu một phần hệ thống điện tử trên động cơ diesel (hệ thống nhiên liệu) giúp sinh viên từng bước tiếp cận với động cơ Diesel điện tử, tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý và đạt đến mục tiêu cuối cùng là bảo dưỡng, sữa chữa và khắc phục hư hỏng….



2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Tập trung nghiên cứu các hệ thống nhiên liệu Diesel điện tử đang trang bị trên máy xây dựng hiện nay.

- Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại bơm dầu điện tử mới nhất.

3. Phạm vị nghiên cứu:

- Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel truyền thống, những ưu nhược điểm còn tồn tại.

- Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel đời mới, những cải tiến so với động cơ cũ.

- Phân loại các hệ thống nhiên liệu Diesel điện tử từ trước đến nay.

- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các loại bơm Diesel điện tử phổ biến ở một số loại máy xầy dựng của các Hãng Caterpilar, Komatsu…



4. Phương pháp nghiên cứu:

- Tham khảo giáo trình và tài liệu giảng dạy về động cơ Diesel đang được lưu hành trong trường ĐH Thủy lợi.

- Tham khảo tài liệu và sổ tay hướng dẫn sửa chữa của một số hãng máy xây dựng trên thế giới.

- Tham khảo giáo trình Động cơ của một số trường đại học.

- Thực tế tại một số xưởng sửa chữa động cơ Diesel.



PHẦN NỘI DUNG:

Chương 1 - TỔNG QUAN HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ĐIỆN TỬ

Chương 2 - CÁC HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ĐIỆN TỬ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Hệ thống nhiên liệu Diesel truyền thống có nhiều mặt hạn chế như nhiên liệu cháy sinh nhiều bụi than, gây tiếng ồn, khả năng tăng tốc kém, ô nhiễm môi trường. Sự ra đời hệ thống Diesel điện tử góp phần cải thiện nhiều cho tính năng động cơ và tính kinh tế nhiên liệu mà lâu nay người sử dụng cũng như các nhà bảo vệ môi trường mong đợi. Nó tạo nên hướng nghiên cứu mới cho các ngành cơ khí xây dựng, giao thông, thủy lợi… trong nước.



2. Kiến nghị:

Tìm hiểu tiếp đi sâu vào hệ thống nhiên liệu, phương pháp lắp đặt, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa



TIỂU BAN: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở NƯỚC TA

SVTH:

Hoàng Thị Hương - 53QLXD




Phạm Thị Thu Hà - 53QLXD

GVHD:

PGS.TS Nguyễn Bá Uân

1. Mục tiêu đề tài:

Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đề xuất một số giải pháp cơ bản trong công tác tổ chức quản lý và triển khai nhằm đẩy nhanh tiến độ và chất lượng thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của nước ta.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về nông thôn, nông thôn mới và Chương trình xây dựng nông thôn mới, những vấn đề đang được đặt ra trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.

- Nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới và trong khu vực.

- Nghiên cứu tìm kiếm một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ và chất lượng thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của nước ta trong thời gian tới.



3. Kết luận và kiến nghị:

Nghiên cứu đã đã quan tâm đến việc góp phần tìm kiếm giải pháp giải quyết một số vấn đề cấp bách trong việc thực hiện một chương trình Quốc gia về xây dựng và phát triển nông thôn mới, đó là làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ và chất lượng việc thực hiện chương trình này.



2. NGHIÊN CỨU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA HAI QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN NẬM AN II

(QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ VÀ QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ)

SVTH:

Bùi Ánh Tuyết - 53QLXD




Lê Thị Linh Na - 53QLXD




Nguyễn Thị Huế - 53QLXD




Đào Quang Tài - 53QLXD

GVHD:

ThS Phạm Văn Giang

1. Mục tiêu đề tài:

Khi phân tích tài chính dự án đầu tư xây dựng thủy điện chúng ta sử dụng chỉ tiêu NPV (giá trị hiện tại của dòng tiền hiệu số thu chi), chỉ tiêu IRR (suất thu lợi nội tại), chỉ tiêu B/C (tỷ số lợi ích-chi phí) theo cách chiết khấu dòng tiền dự án dựa trên hai quan điểm: chủ đầu tư và tổng đầu tư. Sự khác biệt theo 2 quan điểm trên thể hiện rõ trong kết cấu dòng tiền chiết khấu và lãi suất tối thiểu chấp nhận được sử dụng để chiết khấu dòng tiền. Do đó, Đề tài đi sâu vào phân tích so sánh sự khác biệt và tương đồng việc phân tích dự án theo 2 quan điểm nêu trên áp dụng cho Dự án đầu tư xây dựng thủy điện Nậm An II.



2. Nội dung nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sau:

- Tổng quan về phân tích, đánh giá dự án xây dựng thủy điện;

- Giới thiệu về dự án xây dựng thủy điện Nậm An II;

- Phân tích so sánh sự khác biệt và tương đồng việc phân tích dự án theo 2 quan điểm: chủ đầu tư và tổng đầu tư;

- Phân tích tài chính theo 2 quan điểm trên áp dụng cho dự án xây dựng thủy điện Nâm An II.



3. Kết luận và kiến nghị:

Từ các phương pháp nghiên cứu, đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra kết quả Phân tích tài chính dự án đầu tư xây dựng thủy điện Nâm An II theo 2 quan điểm trên.



3.NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

CHO LOẠI CÔNG TRÌNH KÊNH BÊ TÔNG

SVTH:

Phạm Đức Tú - 53QLXD




Hà Sỹ Hoàng - 53QLXD




Trần Thị Thu - 53QLXD

GVHD:

ThS Phạm Văn Giang

1. Mục tiêu đề tài:

Theo quy luật của sự vận động và phát triển, trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã có nhiều nội dung được đổi mới mang tính chiến lược để từng bước phù hợp với cơ chế thị trường hòa nhập với thông lệ quốc tế. Chỉ số giá xây dựng công trình là sản phẩm nghiên cứu của quá trình đổi mới. Trên cơ sở đó, Đề tài nghiên cứu tính toán chỉ số giá xây dựng cho loại công trình kênh bê tông.



2. Nội dung nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sau:

- Tổng quan về phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng.

- Tính toán chỉ số giá xây dựng cho loại công trình kênh bê tông.



3. Kết luận và kiến nghị:

Từ các phương pháp nghiên cứu, đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra kết quả chỉ số giá xây dựng cho loại công trình kênh bê tông ở địa bàn xây dựng cụ thể.



4. DỰ ÁN THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN

QUÁN CAFÉ THÀNH LONG

SVTH:

Tô Thị Nhàn – 53QT1

GVHD:

ThS Lê Thị Mỹ Dung

1. Mục tiêu nghiên cứu:

Thông qua việc nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…để:

- Nắm được tình hình kinh doanh.

- Đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả kinh doanh cho quán.

- Đánh giá khả năng tài chính rủi ro.

- Cung cấp dịch vụ giải khát và một số dịch vụ thư giãn khác cho khách hàng.



2. Nội dung nghiên cứu:

Đề tài gồm có 3 nội dung chính:

* Mô tả tổng quan về quán CAFÉ Thành Long

* Nghiên cứu thị trường:

- Môi trường vĩ mô

- Môi trường ngành

- Phân tích nội bộ doanh nghiệp

* Lựa chọn và triển khai chiến lược kinh doanh

- Sử dụng ma trận SWOT

- Chiến lược kinh doanh:

+ Chiến lược giá

+ Chiến lược Marketing

+ Phân tích tài chính.

3. Kết luận và kiến nghị:

CAFÉ Thành Long sẽ mang đến một không gian, một môi trường phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau đặc biệt với những khách hàng có nhu cầu giải trí thư giãn lành mạnh với mức giá hợp lý. Đến với “CAFÉ Thành Long” sẽ được hòa nhập vào môi trường sôi động, thân thiết, gắn kết mọi người với nhau hơn. Với các dịch vụ mới lạ, hấp dẫn quán café của chúng tôi sẽ đáp ứng một cách tận tình, chu đáo mọi nhu cầu của mỗi cá nhân hay tập thể.

Qua phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án chúng tôi nhận thấy dự án CAFÉ Thành Long là một dự án có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu của con người và xu hướng phát triển chung của xã hội, đặc biệt của người dân Hà Nội hiện nay.

Chúng tôi tin tưởng rằng dự án quán café mới mẻ này được mở ra tại khu vực trên sẽ thu hút đông đảo khách hàng, đem lại mức doanh thu và lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt sau 1 - 2 năm đi vào hoạt động.



5. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ONLINE

CHO SHOP ĐỒNG HỒ ĐÔI

SVTH:

Phạm Thị Dung – 53KT1

GVHD:

ThS Lê Thị Mỹ Dung

  1. Mục tiêu đề tài:

Nhằm xác định những quyết định, kế hoạch đúng đắn cho Shop, giúp Shop kinh doanh đạt được hiệu quả.

  1. Nội dung nghiên cứu:

  • Nghiên cứu về kinh doanh Online, tác dụng của kinh doanh Online.

  • Tác động của môi trường kinh doanh và phân tích nội bộ doanh nghiệp.

  • Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh.

  1. Kết luận và kiến nghị:

Kinh doanh Online mang lại nhiều lợi ích cho con người nhưng con người cũng cần có những chiến lược kinh doanh hợp lý để đạt kết quả cao nhất. Kết quả của bài nghiên cứu là xây dựng được kế hoạch kinh doanh cho Shop và đưa Shop đồng hồ đôi ngày càng phát triển.

6. ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI CÁC CỬA HÀNG ĐỒ ĂN NHANH CỦA KFC VÀ LOTTERIA TẠI HÀ NỘI

SVTH:

Phạm Thị Giang - 53QT1




Hồ Thị Thao - 53QT1




Vũ Thị Kim Dung - 53QT1

GVHD:

Đàm Thị Thuỷ

1. Mục tiêu đề tài:

Đề tài hướng đến các mục tiêu nghiên cứu như sau:

+ Đánh giá sự hài lòng khách hàng về dịch vụ tại các cửa hàng đồ ăn nhanh của KFC và Lotteria dựa trên chất lượng dịch vụ.

+ Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tại KFC và Lotteria.



2. Nội dung nghiên cứu:

Với mục tiêu đề tài như trên, nội dung nghiên cứu gồm các phần chính như sau:

- Cơ sở lý luận về đo lường sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ đồ ăn nhanh.

- Đo lường sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tại các cửa hàng đồ ăn nhanh của KFC và Lotteria tại Hà Nội.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại KFC và Lotteria.

3. Kết luận và kiến nghị:

Nghiên cứu đã chỉ rõ được các tham số ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại các cửa hàng đồ ăn nhanh của KFC và Lotteria thông qua điều tra và xử lý số liệu, từ đó phân tích định tính để chỉ ra biến số nào thực sự ảnh hưởng nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể giúp KFC và Lotteria nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.



7. ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY TRẦN ANH TẠI HÀ NỘI

SVTH:

Nguyễn Thị Linh - 53KT1




Nguyễn Mỹ Hương - 53KT1




Đào Thị Như Hoa - 53KT1

GVHD:

Đàm Thị Thuỷ

1. Mục tiêu đề tài:

Đề tài hướng đến các mục tiêu nghiên cứu như sau:

- Đánh giá sự hài lòng khách hàng về dịch vụ tại siêu thị điện máy Trần Anh dựa trên chất lượng dịch vụ.

- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Trần Anh.



2. Nội dung nghiên cứu:

Với mục tiêu đề tài như trên, nội dung nghiên cứu gồm các phần chính như sau:

- Cơ sở lý luận về đo lường sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tại siêu thị điện máy.

- Đo lường sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tại siêu thị điện máy Trần Anh tại Hà Nội.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Trần Anh.

3. Kết luận và kiến nghị:

Nghiên cứu đã chỉ rõ được các tham số ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại siêu thị điện máy Trần Anh thông qua điều tra và xử lý số liệu, từ đó phân tích định tính để chỉ ra biến số nào thực sự ảnh hưởng nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể giúp Trần Anh nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.



8. CHIẾN LƯỢC MARKETIING SẢN PHẨM HOA TƯƠI CỬA HÀNG “EVA FLOWERS SHOP”

SVTH:

Hoàng Thị Thư - 54KT1




Phạm Thị Nhung - 54KT1




Nguyễn Thị Hường - 54KT1

GVHD:

CN Mai Thị Phượng

1. Mục tiêu đề tài:

Xây dựng chiến lược marketing phù hợp và hiệu quả cho cửa hàng hoa tươi “Eva flowers shop”.



2. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu phân tích môi trường kinh doanh hoa tươi, từ đó đưa ra và xây dựng chiến lược marketing phù hợp và dự toán ngân sách hoạt động cho cửa hàng hoa tươi Eva flowers shop.



3. Kết luận và kiến nghị:

Qua quá trình phân tích và nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing tối ưu nhất nhằm thu hút khách hàng, đồng thời đưa ra những sản phẩm phù hợp và tốt nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng. Qua đó tác giả thấy có đủ điều kiện để đưa vào thực tế hoạt động.



9. TÌM HIỂU ÁP DỤNG MÔ HÌNH THẢM CHE XANH TẠI VIỆT NAM

SVTH:

Ngô Thị Huyền - 54KT1




Phan Thị Thủy - 54KT1

GVHD:

CN Mai Thị Phượng

1. Mục tiêu đề tài:

Nhằm tìm ra khả năng áp dụng mô hình thảm che xanh ở Việt Nam là rất cao và xem xét việc đưa vào áp dụng trong thực tiễn.



2. Nội dung nghiên cứu:

Tìm hiểu về cấu trúc, hiệu quả của mô hình thảm che xanh, kỹ thuật khi áp dụng vào Việt Nam.



3. Kết luận và kiến nghị:

Qua quá trình nghiên cứu về lý thuyết cũng như thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một số giải pháp ứng dụng mô hình thảm che xanh tại Việt Nam.



10. KẾ HOẠCH KINH DOANH SẢN PHẨM HANDMADE

SVTH:

Bùi Thị Thu Phương - 53KT3




Hoàng Thị Anh Thư - 53KT3




Trần Thị Quyên - 53KT2

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Kim Tuyến

1. Mục tiêu đề tài:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu tìm ra kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh sản phẩm handmade có hiệu quả cao và mang nhiều nét độc đáo, sáng tạo.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu về thị trường sản phẩm handmade, cung và cầu thị trường, khách hàng mục tiêu của cửa hàng và sản phẩm dự định kinh doanh.

- Từ những phân tích cụ thể sẽ chỉ ra kế hoạch chi tiết mở một cửa hàng kinh doanh sản phẩm handmade khả thi.



3. Kết luận và kiến nghị:

Trong thời đại hiện nay, con người luôn có mong muốn được thỏa mãn nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhu cầu về tính thẩm mỹ, tính tiện dụng, tính độc đáo của hàng hóa cũng ngày càng tăng cao. Nắm đươc xu hướng đó cùng với việc đam mê sáng tạo nghệ thuật của bản thân, nhóm tác giả hy vọng sẽ kinh doanh những mặt hàng và dịch vụ có thể đem lại cho mọi người cái nhìn mới về sáng tạo nghệ thuật, cái nhìn mới về những đồ vật làm từ những chất liệu vô cùng đơn giản,với giá thành không quá cao, thậm chí là có thể bắt nguồn những đồ vật cũ mà vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như hình thức thỏa mãn mọi nhu cầu của mọi người. Thông qua việc nghiên cứu này, nhóm tác giả muốn vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình để đưa ra một kế hoạch kinh doanh khả thi, tạo thêm thu nhập và kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh bổ ích cho nhóm tác giả và những sinh viên khác.



11. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT HAI NHÂN TỐ HERZBERG TRONG NGHIÊN CỨU TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

SVTH:

Hoàng Kim Phượng - 53KT1




Bùi Thị Mừng - 53KT1

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Kim Tuyến

1.Mục tiêu đề tài:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là từ mô hình thuyết hai nhân tố của Herzberg, nghiên cứu tìm ra các giải pháp tạo động lực trong học tập cho sinh viên Trường Đại học Thủy lợi.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu về học thuyết hai nhân tố Herzberg về tạo động lực và thực trạng tạo động lực học tập cho sinh viên Trường Đại học Thủy lợi.

- Từ những thực trạng và khó khăn đưa ra được bài học kinh nghiệm và đề xuất giúp cho sinh viên Trường Đại học Thủy lợi có động lực học tập chất lượng và hiệu quả cao hơn.

3. Kết luận và kiến nghị:



Trong thực tế mô hình Herzberg đã được áp dụng và đem lại những hiệu quả tích cực. Vì động lực học tập của sinh viên có những điểm tương đồng với động lực làm việc của người lao động nên với đề tài nghiên cứu này nhóm tác giả muốn đóng góp một phần hiểu biết của mình để hoàn thiện mô hình này khi áp dụng vào môi trường học tập của sinh viên Đại học Thủy lợi. Thực tế cho thấy động lực học tập của sinh viên tại Đại học Thủy lợi không chỉ chịu tác động của nhân tố duy trì mà còn chịu ảnh hưởng của nhân tố thúc đấy và đây là nhân tố mang tính quyết định. Qua thực trạng học tập của sinh viên các khóa tại trường hiện nay có thể thấy rằng nhân tố thúc đẩy còn chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy giái pháp của nhóm đưa ra đó là, nếu muốn thúc đấy thái độ học tập của sinh viên trước hết phải tác động vào nhân tố thúc đấy, sau đó mới là yếu tố duy trì. Để làm được điều này cần có một chương trình làm phong phú việc học, tạo tinh thần thoải mái cho sinh viên trong quá trình tự học và học trên lớp. Bên cạnh đó, mô hình học nhóm theo lớp cũng cần được đẩy mạnh để phá vỡ tính đơn điệu trong việc học, gắn kết các thành viên và tạo sự ganh đua, hứng thú hơn trong việc học. Với việc nghiên cứu đề tài này, nhóm hi vọng sẽ mang lại một số giải pháp thiết thực để thay đổi thái độ, tạo động lực học tập cho sinh viên trong trường, giúp nâng cao chất lượng học tập cho mỗi cá nhân, đó là cơ sở để phát triển một ngôi trường vững mạnh.

12. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI DẦU DỪA CHO CỬA HÀNG MỸ PHẨM BEAUTY

SVTH:

Nguyễn Thị Thu Trang - 53KT1




Phạm Thị Thúy Nga - 53KT1




Vũ Thị Hằng - 53KT1

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Huyền

1. Mục tiêu đề tài:

Đề tài nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mới - sản phẩm Dầu Dừa cho cửa hàng Beauty.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu về thực trạng phát triển mỹ phẩm, và xu hướng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên của người tiêu dùng.

- Từ những thực trạng và khó khăn đưa ra được những giải pháp, đề xuất thêm sản phẩm mới - Dầu Dừa giúp cho cửa hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời giúp hoạt động kinh doanh của cửa hàng thêm hiệu quả, đem lại niềm tin cho khách hàng.

3. Kết luận và kiến nghị:

Việc mua và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên ngày càng có xu hướng gia tăng, nắm bắt được cơ hội đó sẽ giúp cửa hàng mở rộng quy mô, thêm những dòng sản phẩm mới và tăng sự lựa chọn cho khách hàng. Thông qua nghiên cứu này nhóm nghiên cứu mong muốn đóng góp một phần những hiểu biết của mình về xu hướng tiêu dùng của khách hàng, góp phần đẩy mạnh việc mua bán và tiêu dùng sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên của Việt Nam.



13. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC DỰ ÁN BOXIT Ở VIỆT NAM – TỪ THỰC TRẠNG ĐẾN NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN

SVTH:

Hoàng Mai Phương - 54QT2




Nguyễn Thị Huyền Trang - 54K




Nguyễn Khánh Linh - 54KT2

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Huyền

1. Mục tiêu đề tài:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nâng cao nhận thức của người dân về những tác động của boxit đến đời sống của họ và các giải pháp khắc phục.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu về thực trạng và các dự án khai thác boxit ở Việt Nam.

- Từ những thực trạng đó đưa ra các đề xuất giúp các doanh nghiệp và nhà nước thực hiện tốt hơn các dự án khai thác boxit.

3. Kết luận và kiến nghị:

Hoạt động khai thác boxit ở Việt Nam mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho nền công nghiệp khai thác tuy nhiên lại có những vấn đề bất cập xung quanh việc khai thác. Thông qua nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt động khai thác boxit đối với đời sống của người dân. Thông qua đó nhóm cũng mong muốn nâng cao ý thức của người dân trước những vấn đề về môi trường và xã hội. Kết qủa của nghiên cứu này còn đem lại những gợi mở cho doanh nghiệp khai thác cũng như cho nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền một cái nhìn cụ thể và một hướng đi mới nhằm khai thác hiệu quả hơn các dự án boxit.



14. THƯƠNG MẠI HÓA SẢN PHẨM MÁY CÀY ĐA NĂNG CỦA ÔNG PHẠM NGỌC TẤN Ở TÂY NGUYÊN

SVTH:

Phạm Thị Phương Thảo - 53KT1




Vũ Phương Thảo - 53KT1




Bùi Thị Thi Toan - 53KT1

GVHD:

ThS Triệu Đình Phương

1. Mục tiêu đề tài:

Đưa sản phẩm máy cày đa năng của ông Phạm Ngọc Tấn ra thị trường nhằm tiết kiệm chi phí cho người nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành nông nghiệp, sử dụng hiệu quả sáng chế của người nông dân hạn chế lãng phí nguồn lực đầu tư mua máy móc công nghệ của nước ngoài.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Thực trạng sử dụng máy nông nghiệp.

- Thị trường máy nông nghiệp hiện nay.

- Tính khả thi của việc thương mại hóa sản phẩm máy cày của ông Tấn.

- Các bước thực hiện quá trình thương mại hóa.

- Lộ trình và kế hoạch thực hiện.



3. Kết luận và kiến nghị:

Việc thương mại hóa sản phẩm máy cày của ông Tấn nói riêng và các sáng kiến của người nông dân nói chung là hoàn toàn khả thi. Ông Tấn cần đăng ký bảo hộ quyền sáng chế cho sản phẩm, tiếp đó xác định thị trường mục tiêu, ước tính chi phí hợp lý, huy động nguồn vốn, cách thức sản xuất khối lượng lớn, chiến lược PR sản phẩm.

Để khuyến khích nhà nông say mê sáng tạo, phục vụ sản xuất, tác giả kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước hãy đi tìm, công nhận và bảo vệ những sáng kiến của nông dân, nếu họ muốn chuyển giao nhân rộng thì tạo điều kiện cho họ chuyển giao.

15. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH SẢN PHẨM ĐỒ CHƠI BẰNG RƠM VÀ DỊCH VỤ DẠY LÀM ĐỒ CHƠI BẰNG RƠM


SVTH:

Nguyễn Thị Kim Thoa - 54QT2




Phạm Thị Vượng - 54QT2

GVHD:

ThS Triệu Đình Phương

1. Mục tiêu đề tài:

Đưa dòng sản phẩm đồ chơi bằng rơm - chất liệu thân thiện với môi trường ra thị trường. Nhằm giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường từ phế phẩm của nền nông nghiệp đồng thời tạo ra một công việc phù hợp cho người khuyết tật để họ có thể tự nuôi sống bản thân và người nông dân có thêm thu nhập từ cây lúa trong thời gian nông nhàn.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu nhu cầu sử dụng đồ chơi bằng rơm và dịch vụ dạy làm đồ chơi bằng rơm của giới trẻ trên thị trường hiện nay.

- Lập bản kế hoạch kinh doanh sản phẩm đồ chơi bằng rơm và dịch vụ dạy làm đồ chơi bằng rơm.

- Nghiên cứu những lợi ích mà dự án có thể mang lại cho cộng đồng.



3. Kết luận và kiến nghị:

Việc tiến hành kinh doanh sản phẩm đồ chơi bằng rơm và dịch vụ dạy làm đồ chơi rơm là hoàn toàn khả thi.

Dự án này không những hướng tới lợi nhuận cho doanh nghiệp mà hơn cả dự án muốn hướng tới lợi ích cho cộng đồng. Thông qua dự án, nhóm chúng tôi muốn gìn giữ và khơi dậy truyền thống của dân tộc yêu thương, sẻ chia và đùm bọc bằng việc tạo ra một công việc phù hợp đem lại nguồn thu nhập và nghị lực sống cho người khuyết tật và người nông dân bên cạnh đó hạn chế tác hại của phế phẩm nông nghiệp đến môi trường.

16. XÁC ĐỊNH HÀM CẦU SẢN PHẨM XI MĂNG CỦA

THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


SVTH:

Đoàn Văn Ngọc-53K




Nguyễn Thị Nhậm Lý -53K




Nguyễn Thị Chiêm - 53K

GVHD:

TS Nguyễn Thế Hòa

1. Mục tiêu đề tài:

Phân tích cung cầu thị trường xi măng của Việt Nam; xác định hàm cầu sản phẩm xi măng sản phẩm xi măng của thị trường Việt Nam, từ đó dự báo lượng cầu xi măng của thị trường trong nhưng năm tới.



2. Nội dung nghiên cứu:

Phân tích quá trình sản xuất xi măng của các nhà máy xi măng Việt Nam; phân tích nhu cầu tiêu dùng xi măng của thị trường Việt Nam thời gian qua. Sử dụng phân tích hồi qui và phần mềm EVIEW để xác định hàm cầu xi măng của Việt Nam, dự báo lượng cầu xi măng của Việt Nam trong những năm tới.



3. Kết luận và kiến nghị:

Ngành sản xuất xi măng là một trong những ngành công nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế trong nền kinh tế và quá trình đô thị hóa, HĐH ở nước ta. Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang đi xuống, lượng cung xi măng vượt quá lượng cầu xi măng, thị trường bất động sản đóng băng, hàng xi măng tồn kho trong các doanh nghiệp rất nhiều, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển của ngành xi măng.

Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước có chính sách hỗ trợ cần thiết để thị trường này phát triển hơn nữa.

17. NHU CẦU LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 3 KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


SVTH:

Phạm Thị Tiến - 54KT3




Trần Thị An - 54KT3




Nguyễn T Phương Quỳnh - 54KT3

GVHD:

ThS Trương Thị Hương




ThS Phạm Thị Hải Yến

1. Mục tiêu đề tài:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nhu cầu làm thêm, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nhu cầu làm thêm của sinh viên năm thứ ba khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy lợi. Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ nhu cầu làm thêm cho sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Những vấn đề lý luận về nhu cầu và nhu cầu làm thêm.

- Thực trạng nhu cầu làm thêm của sinh viên năm thứ ba khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Thuỷ lợi.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu làm thêm của sinh viên.

- Đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ nhu cầu làm thêm của sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý.

3. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận:

- Sinh viên năm thứ ba Khoa Kinh tế và Quản lý có nhu cầu làm thêm tương đối cao nhưng tỷ lệ sinh viên tham gia làm thêm còn thấp và công việc chưa phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

- Nhu cầu làm thêm của sinh viên xuất phát chủ yếu từ tính cách, mong muốn của bản thân, ít phụ thuộc vào bạn bè và phong trào của trường lớp, nhu cầu làm thêm còn mang tính tự phát và thời vụ.

- Nguồn cung cấp thông tin làm thêm còn hạn chế, chủ yếu qua Internet và bạn bè.



Kiến nghị:

Đối với nhà trường, giảng viên: Liên kết với các tổ chức doanh nghiệp để cho sinh viên có cơ hội làm thêm. Thành lập Trung tâm tư vấn việc làm để cung cấp thông tin, đào tạo sinh viên các kỹ năng trước khi đi làm thêm. Giới thiệu các cơ quan, doanh nghiệp uy tín cho sinh viên.

Đối với sinh viên: Nâng cao nhận thức, thái độ đúng đắn về việc làm thêm. Tích cực, chủ động, sáng tạo, năng động khi tham gia làm thêm. Lập thời gian biểu phù hợp - khoa học, kết hợp học và hành.

Đối với doanh nghiệp: Tạo điều kiện cho sinh viên vừa học vừa làm. Liên kết với nhà trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao.

18. KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

SVTH:

Mai Thị Nga - 54KT3




Nguyễn Thị Ngọc Ngà - 54KT3




Đặng Hoàng Anh - 54KT3

GVHD:

ThS Phạm Thị Hải Yến




ThS Trương Thị Hương

1. Mục tiêu đề tài:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kỹ năng quản lý thời gian, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy lợi. Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Những vấn đề lý luận về thời gian và kỹ năng quản lý thời gian.

- Thực trạng nhận thức của sinh viên về khái niệm quản lý thời gian, mức độ thực hiện các hành động quản lý thời gian của sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý.

3. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận

- Sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý có nhận thức tương đối đúng đắn về kỹ năng quản lý thời gian, vai trò của quản lý thời gian trong khi học Đại học. Tuy nhiên, hành động quản lý thời gian của sinh viên còn chưa hiệu quả.

- Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên phụ thuộc nhiều yếu tố: chưa xác định được mục tiêu, có nhiều thói quen tiêu cực, chưa biết sắp xếp thứ tự công việc ưu tiên, còn ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.

Kiến nghị:

Đối với nhà trường, khoa: Tổ chức đào tạo, lịch thi phù hợp cho sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên chủ động về thời gian. Tổ chức các khóa đào tạo, buổi trao đổi về kỹ năng quản lý thời gian.

Đối với sinh viên: Nâng cao nhận thức, thái độ đúng đắn về kỹ năng quản lý thời gian. Lập và thực hiện theo thời gian biểu, điều chỉnh những thói quen tiêu cực, xác định mục tiêu công việc và sắp xếp thứ tự công việc ưu tiên.

19. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI VỀ VẤN ĐỀ TÌNH DỤC

AN TOÀN.


SVTH:

Nguyễn Thị Lan Anh -55K2




Nguyễn Thị Kim Nhung - 55K2




Nguyễn Phương Dung - 55K2

GVHD:

Bùi Thị Phương Thảo

1. Mục tiêu đề tài:

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên về vấn đề tình dục an toàn và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về tình dục an toàn.



2. Nội Dung nghiên cứu:

Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về tình dục an toàn

Tìm hiểu nhận thức quan điểm của sinh viên về một số vấn đề tình duc an toàn.

Đưa ra những biện pháp tăng cường nhận thức của sinh viên về vấn đề tình dục an toàn



II. Kết luận và nghiến nghị:

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nhận thức về quan hệ tình dục là một vấn đề cấp thiết với sinh viên hiện nay, sinh viên chưa có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này. Chúng ta cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe tình dục và tình dục an toàn nói riêng để đảm bảo sinh viên có nhận thức đúng về quan hệ tình dục an toàn.



20. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI VỀ VẤN ĐỀ NẠO PHÁ THAI CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN

SVTH:

Nguyễn Thị Hương - 55K2




Trần Thị Xuân Phương - 55K2




Nguyễn Thị Bích Hạnh -55K2

GVHD:

Bùi Thị Phương Thảo

1. Mục tiêu đề tài

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về thực trạng nạo phá thai của học sinh, sinh viên hiện nay.

Đề xuất một số phương pháp làm giảm thiểu một cách tối đa tình trạng nạo phá thai của học sinh, sinh viên tiêu biểu là sinh viên trường Đại học Thủy lợi nói riêng và sinh viên cả nước nói chung.

2. Nội dung nghiên cứu

+ Hiện trạng nạo phá thai của thanh thiếu niên hiện nay.

+ Quan điểm xã hội, tôn giáo về sự sống của thai nhi.

+ Mức độ hiểu biết của sinh viên về nạo phá thai:

- Sinh viên Đại hoc Thủy lợi.

- Sinh viên cả nước.

+ Mức độ hiểu biết của sinh viên về các biện pháp tránh thai.

+ Nguyên nhân:

- Chủ quan.

- Khách quan.

+ Hậu quả.

+ Biện pháp khắc phục hiện trạng.



3. Kết luận và kiến nghị:

Nhận thức của sinh viên khoa Kinh tế và quản lý trường Đại học Thủy lợi về vấn đề nạo phá thai của học sinh và sinh viên chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc.

Các bạn sinh viên chưa hiểu được những hậu quả của vấn đề nạo phá thai ở tuổi học sinh và sinh viên.

Nhận thức của các bạn về biện pháp tránh thai còn ở mức độ thiếu và yếu.

Kiến nghị với trường, khoa và các tổ chức đoàn hội có thể hỗ trợ các bạn những thông tin kiến thức cần thiết về vấn đề nạo phá thai và các biện pháp phòng tránh thai.

21. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ XỬ LÝ ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY


SVTH:

Nguyễn Thị Hà My - 53KT3




Phan Thị Mỹ Hạnh - 53KT3




Nguyễn Thị Huế - 53KT3

GVHD:

CN Hoàng Thị Mai Lan

1. Mục tiêu đề tài:

Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp theo một cách riêng có bằng tiền các nghiệp vụ, sự kiện có tính chất tài chính và giải thích kết quả của nó. Trong kế toán, do giả định và các nguyên tắc kế toán chi phối tới việc ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính (BCTC), chuẩn mực và chế độ kế toán đề cập đến khá nhiều các ước tính kế toán. Việc ghi nhận các ước tính kế toán đảm bảo thông tin kế toán phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy đề tài nghiên cứu việc xử lý các ước tính kế toán trong điều kiện nền kinh tế khó khăn của Việt Nam hiện nay nhằm đưa ra một số những giải pháp hỗ trợ trong công tác kế toán.



2. Nội dung nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu về cơ sở hình thành nên các ước tính kế toán, các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam đối với việc hạch toán các ước tính kế toán; đồng thời nghiên cứu thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay và cách xử lý các ước tính kế toán trong các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ công tác hạch toán kế toán để kế toán phát huy tối đa vai trò cung cấp các thông tin hữu ích cho việc đề ra các quyết định về kinh tế và để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.



3. Kết luận và kiến nghị:

Kết quả nghiên cứa giúp cho những sinh viên và người học kế toán hiểu rõ hơn về bản chất và vai trò của các ước tính kế toán, đồng thời hỗ trợ cho công tác kế toán tại các doanh nghiệp phản ánh thông tin kế toán một cách hữu ích nhất cho những người sử dụng thông tin.



22. QUẢN TRỊ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & SẢN XUẤT HỢP PHÁT

SVTH:

Lê Thị Phượng - 53KT3




Nguyễn Thị Nhâm - 53KT3




Khuất Thị Yến - 53KT3

GVHD:

Tô Minh Hương

1. Mục tiêu đề tài:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tiến hành hoạt động SXKD, chủ thể kinh tế nào cũng cần phải chủ động về vốn.. Vì các doanh nghiệp phải tự đối mặt với sự biến động của thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Muốn có được hiệu quả cao trong SXKD, tăng sức cạnh tranh của mình các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để huy động và sử dụng vốn sao cho hợp lý. Đây là việc làm cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia.



2. Nội dung nghiên cứu:

Tính hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài sản ngắn hạn ảnh hưởng quan trọng đến vòng quay, kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn và trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, do đó tác động đến lợi nhuận, đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Nhờ việc áp dụng phương pháp phân loại tài sản ngắn hạn ở mục 1.1.3 mà Công ty có thể nắm rõ được thực trạng đầu tư và sử dụng các hạng mục theo kế hoạch, tránh sử dụng lãng phí và không đúng mục đích.Hiện nay, công ty đang đi đúng hướng trong việc loại bỏ dần những hướng quản lý tài sản ngắn hạn không phù hợp với quy mô của công ty để thay thế vào đó là các cách quản lý phù hợp hơn để đưa công ty ngày một phát triển mạnh mẽ hơn.



3. Kết luận và kiến nghị:

Thông tin về thị trường là rất có ích đối với Doanh nghiệp, là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra công ty cần năng động trong việc tìm nguồn tài trợ để làm phong phú sản phẩm và các nhà cung cấp uy tín, tạo uy tín tốt với khách hàng và đối tác.

Cơ cấu tài sản ngắn hạn theo công dụng kinh tế là rất hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh  của Công ty giúp tăng vòng quay tài sản ngắn hạn, mang lại hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao trên mỗi đồng vốn bỏ ra.

TIỂU BAN: KỸ THUẬT BIỂN


  1. Каталог: Portals
    Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
    Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
    Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
    Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
    Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
    Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
    Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016


    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương