Danh sách hộI ĐỒng cấp trưỜng đÁnh giá ĐỀ TÀi nckh của sinh viêN


LỰA CHỌN KÍCH THƯỚC VÀ CAO TRÌNH HỢP LÝ KHI DẪN DÒNG QUA ĐẬP BÊ TÔNG XÂY DỰNG DỞ, ÁP DỤNG VỚI CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 3



trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1 Mb.
#23516
1   2   3   4   5   6   7   8   9

7. LỰA CHỌN KÍCH THƯỚC VÀ CAO TRÌNH HỢP LÝ KHI DẪN DÒNG QUA ĐẬP BÊ TÔNG XÂY DỰNG DỞ, ÁP DỤNG VỚI CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 3


SVTH:

Đoàn Văn Linh - 52CT1




Bùi Thanh Tuấn - 52CT1




Trương Thị Ánh Tuyết - 52CT1

GVHD:

ThS Mai Lâm Tuấn

1. Mục tiêu đề tài:

Lựa chọn kích thước và cao trình hợp lý khi dẫn dòng qua đập bê tông xây dựng dở.



2. Nội dung nghiên cứu:

Đưa ra phương án dấn dòng thi công phù hợp.

Tính toán, xác định khối lượng các thời đoạn thi công, trên cơ sở đó lựa chọn cao trình và kích thước của đập bê tông đang xây dựng dở kết hợp với các điều kiện về kỹ thuật, kinh tế.

3. Kết luận và kiến nghị:

Đập bê tông đang xây dựng dở có kích thước B = 37,6 m và cao trình Z= 231 m (Ứng dụng cho công trình thủy điện Suối Sập 3)

Trong đề tài việc sơ đồ hóa tính toán thủy lực mới chỉ là gần đúng, chưa thực sự phản ánh đúng dòng chảy qua đập khi đập xây dựng dở làm việc vì còn có các yếu tố ảnh hưởng khác. Để đảm bảo chính xác, cần tiến hành thí nghiệm mô hình.

8. TÍNH TOÁN ĐỘ CỨNG GỐI CAO SU TRONG CÔNG TRÌNH CẦU


SVTH:

Hoàng Văn Phong

GVHD:

TS Lương Minh Chính

NỘI DUNG CHÍNH

  1. Gối cao su trong công trình cầu

1.1: Tác dụng của gối cao su

1.2: Cấu tạo của gối cao su

1.3: Một số chủng loại gối cao su hiện có trên thị trường


  1. Bài toán tính độ cứng gối cao su

2.1: Mô hình tính theo tiêu chuẩn Việt Nam (22 TCN 272-05)

2.1.1: Các giả thiết tính toán và điều kiện biên

2.1.2: Phương pháp xác định

2.2: Mô hình tính theo tiêu chuẩn nước ngoài (AASHTO LRFD 2007)


2.2.1: Các giả thiết tính toán và điều kiện biên

2.2.2: Phương pháp xácđịnh



  1. Kết quả

3.1: Kết quả theo 22 TCN 272-05

3.2: Kết quả theo AASHTO

3.3: Kết quả theo mô hình FEM sử dụng phần mềm Abaqus


  1. Đánh giá, kiến nghị

4.1: Đánh giá, nhận xét các kết quả

4.2: Kiến nghị đưa ra mô hình tính



9. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỐ ĐÀO SÂU ĐẾN BIẾN DẠNG MẶT NỀN VÀ TƯỜNG VÂY

SVTH:

Lê Thúy Vân - 52CTL3




Nguyễn Huy Thiện - 52CTL1




Nguyễn Văn Thông - 52CT1

GVHD:

PGS.TS Nguyễn Hồng Nam

1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng các yếu tố tới ổn định mặt nền và tường vây của hố đào sâu.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển vị đất.

- Các ảnh hưởng của hố đào sâu đến độ lún mặt nền và nội lực tường.

- Tính toán các thông số ảnh hưởng cho bài toán thực tế, sử dụng phần mềm Plaxis.

3. Kết luận và kiến nghị:

- Phân tích được các ảnh hưởng của MNN, độ cứng tường, chiều sâu tường và tải trọng bề mặt nên hố móng công trình theo các trường hợp khác nhau.

- Kết luận sau quá trình phân tích, tính toán.

- Kiến nghị: Mở rộng phân tích với các kết cấu khác phức tạp hơn.



10. NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU CÁCH XÁC ĐỊNH

THỜI GIAN THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI

SVTH:

Nguyễn Văn Hoàng




Nguyễn Văn Phương




Đào Nhật Tân

GVHD:

TS Mỵ Duy Thành

1. Mục tiêu đề tài:

Tìm hiểu cách xác định thời gian thi công cọc khoan nhồi.



2. Nội dung nghiên cứu :

  • Quy trình thi công cọc khoan nhồi.

  • Xác định thời gian thi công cọc.

  • Tính toán thời gian thi công cọc thí nghiệm dự án Dolphin Plaza.

3. Kết luận kiến nghị:

Kiến nghị: Cần đưa ra các phương pháp thi công để rút ngắn thời gian thi công cọc khoan nhồi.

Kết luận: Với các số liệu tính toán và thu thập ta thấy được thời gian thi công cọc giữa Định mức 1776-2007 (phần xây dựng) và thời gian thi công thực tế có sự chênh lệch nhau.

11. NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHIỆT, ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG BÊ TÔNG KHỐI LỚN ĐỂ KIỂM TRA KÍCH THƯỚC KHOẢNH ĐỔ CHO CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC BẢN MÒNG


SVTH:

Nguyễn Ngọc Anh - 51CT-TL




Vũ Xuân Mừng - 51CT-TL




Nguyễn Tiến Mạnh - 51CT-TL

GVHD:

Nguyễn Văn Sơn

1. Mục tiêu của đề tài

Tìm hiểu quá trình phát sinh nhiệt, ứng suất nhiệt trong bê tông khối lớn, nguyên nhân, từ đó đề ra các giải pháp hạn chế phát sinh nhiệt và áp dụng vào công trình Bản Mòng.



2. Nội dung nghiên cứu

- Hiện trạng công trình.

- Tính toán nhiệt độ theo lý thuyết (Tư vấn thiết kế) là 57,410C. So sánh với nhiệt độ thực đo là 610C. Từ đó đề ra biện pháp xử lý.

- Sử dụng phần mềm tính toán ứng suất nhiệt phát sinh trong khoảnh đổ, thấy có ứng suất kéo vượt quá giá trị cho phép. Khoảnh đổ bị nứt.

- Đề ra các biện pháp xử lý.

3. Kết luận và kiến nghị

Qua tính toán đề tài cũng chỉ ra rằng với khối đổ hiện tại và nhiệt độ trong khối đổ thực tế sẽ dẫn đến ứng suất kéo lớn hơn giá trị ứng suất kéo cho phép của bê tông và có thể gây ra nứt. Từ đó đề xuất các hướng giải quyết để giảm ứng suất nhiệt trong khối đổ của công trình Bản Mòng.



12. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THI CÔNG TIẾP GIÁP GIỮA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN VÀ CÁC VẬT LIỆU KHÁC NHAU THUỘC CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC NẬM THI 2

SVTH:

Trần Thị Huyền - 51CT-TL

GVHD:

PGS.TS Nguyễn Trọng Tư

1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu lựa chọn giải pháp thi công tiếp giáp giữa bê tông đầm lăn và các vật liệu khác nhau thuộc công trình hồ chứa nước Nậm Thi 2.



2. Nội dung nghiên cứu:

Tổng quan về công nghệ bê tông đầm lăn, những hiệu quả áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn ở Việt Nam và trên thế giới, từ đó đưa ra các điểm cần lưu ý. Nghiên cứu các giải pháp thi công tiếp giáp giữa bê tông đầm lăn và bê tông thường, bê tông biến thái…



3. Kết luận và kiến nghị:

Nghiên cứu giải pháp xử lý tiếp giáp giữa bê tông đầm lăn và 1 số lớp vật liệu khác bằng cách dùng các loại máy đầm dùi nặng, các loại máy thi công là rất cần thiết và có tầm quan trọng rất cao tới chất lượng của công trình.



13. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ TRÊN ĐẤT YẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CỌC BÊ TÔNG ỐNG ĐỔ TẠI CHỖ ĐƯỜNG KÍNH LỚN

SVTH:

Nguyễn Thị Hải Yến 51C-GT




Nguyễn Thị Thủy - 52C-GT




Phan Văn Nam - 51C-GT

GVHD:

ThS. NCS Ngô Trí Thường




GS.TS Vũ Đình Phụng

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xử lý nền đất yếu đã và đang là một trong những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có công nghệ xử lý, mất nhiều chi phí để bảo vệ ổn nền đường, đặc biệt là các đoạn đường đắp cao trên đường cao tốc, đường ô tô cấp cao. Trong những năm gần đây, từ yêu cầu thực tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới phải tiến hành xây dựng một số công trình như đê, đường giao thông, cầu, bãi chứa vật liệu, sân bay, bãi đỗ xe… trên nền đất trầm tích mềm yếu.



2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Nghiên cứu tổng quản về đất yếu, các vấn đề về nền đường ô tô trên đất yếu.

b) Tổng quan về các biện pháp xử lý nền đất yếu hiện nay.

c) Nghiên cứu lý thuyết phương pháp xử lý bằng cọc ống bê tông đường kính lớn đổ tại chỗ.



3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu về nguyên lý tính toán, thiết kế cọc PCC và các phương pháp tính toán cọc PCC khác nhau.

  1. Đối tượng nghiên cứu

  • Cơ sở lý thuyết và tình hình sụt lún của của nền đường.

  • Cơ sở lý thuyết tính toán, thiết kế cọc PCC đất.

  • Công nghệ thi công, nghiệm thu cọc PCC đất.

  1. Phạm vi nghiên cứu

Cọc ống bê tông PCC đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong công trình xây dựng dân dụng, thuỷ lợi, giao thông.

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  1. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu về nền đất yếu ở Việt Nam và nêu nên các phương pháp xử lý trong đó có phương pháp xử lý nền đường ô tô bằng cọc bê tông ống đổ tại chỗ đường kính lớn

  1. Kết quả nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu chúng tôi nhận thấy biện pháp xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cọc bê tông ống đổ tại chỗ đường kính lớn có thể áp dụng cho một số công trình trọng điểm yêu cầu khả năng chịu tải tốt ở nước ta.

TIỂU BAN: CƠ KHÍ

  1. SỬ DỤNG PHẦN MỀM VET (VALUE ESTIMTING TOOL) ĐỂ SO SÁNH LỰA CHỌN THIẾT BỊ

SVTH:

Nguyễn Văn Toàn - 51M-TBLĐ




Ngô Quốc Tuấn - 51M-TBLĐ

GVHD:

PGS.TS Vũ Minh Khương

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Việc lựa chọn dầu tư thiết bị đem lại hiệu quả kinh tế là một bài toán cấp thiết được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi tiến hành đầu tư mua sắm thết bị để thu được lợi nhuận cao nhất. Trong đó phần mềm VET (Value estimating Tool) do hãng Caterpillar sản suất là một phần mềm giúp các nhà đầu tư giải quyết được vấn đề thực tiễn trên.



2. Mục tiêu nghiên cứu:

Sử dụng phần mềm VET để so sánh giữa hai, ba hoặc bốn loại thiết bị tương đương về khả năng sinh lời trước và sau thuế. Trên cơ sở đó đưa ra sự lựa chọn của mình.



3. Phạm vi nghiên cứu:

Tìm hiểu về các hãng máy làm đất và phương pháp sửa dụng phần mềm VET trong việc so sánh lựa chọn thiết bị hiệu quả



4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng phần mềm dựa vào các tài liệu giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm, các mẫu chạy thử phần mềm do hãng Caterpillar sản suất để sử dụng phần mềm.



PHẦN NỘI DUNG

PHẦN I: Giới thiệu tổng quan về các hãng máy làm đất

PHẦN II: Giới thiệu về phần mềm VET.

PHẦN III: Ứng dụng phần mềm VET để so sánh và lựa chọn thiết bị: Sử dụng phần mềm VET để so sánh giứa ba loại ô tô tự đổ: Ô tô tựa đổ 773E của hãng caterpillar sản suất, ô tô tự đổ HD465 của hãng Komatsu sản xuất, ô tô tự đổ TR60 của hãng Terex sản suất.



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình thực hiện đề tài em nhận thấy đây là một đề tài vô cùng bổ ích đối với sinh viên sắp tốt nghiệp như chúng em. Việc nghiên cứu và thực hiện đề tài đã giúp chúng em có được những kiến thức thực tiễn về nghành máy làm đất của mình. Đây có thể coi là một hành trang quý báu cho chúng em khi ra Trường. Do vậy em mong rằng sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học bổ ích hơn nữa để cho sinh viên thực hiện và các đề tài đã được nghiên cứu sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên dưới dạng các bài tập lớn để những kiến thức bổ ích đó được truyền đạt đến tất cả các sinh viên trong từng ngành của mình.



2. TỰ ĐỘNG HÓA THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY

SVTH:

Nguyễn Thị Chiến - 52M-TBTC




Nguyễn T Thanh Hương-52M-TBTC

GVHD:

ThS Phan Bình Nguyên

PHẦN MỞ ĐẦU:

1. Tính cấp thiết của vấn đề:

Ở Việt nam: Tự động hóa đang được chú trọng và phát triển, càng ngày có rất nhiều các phần mềm được đưa vào ứng dụng. Hầu hết các phần mềm có giao diện bằng tiếng anh, khó sử dụng,...Hơn nữa việc tính toán bằng tay tốn rất nhiều thời gian, công sức, khi ta thay đổi số liệu ta thì phải tính lại từ đầu….vì vậy ta cần phải xây dựng một chương trình tự động hóa tính toán để thực hiện việc thiết kế tối ưu nhất.



2. Mục tiêu nghiên cứu:

  • Nghiên cứu về phương pháp thiết kế các chi tiết máy.

  • Xây dựng thuật toán để thiết kế và tạo bản vẽ thiết kế cho chi tiết máy.

  • Xây dựng chương trình tự động thiết kế các chi tiết máy điển hình.

3. Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý thuyết.

- Thực hiện viết chương trình.

- Chạy chương trình, đánh giá kết quả.



4. Phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Chi tiết máy, Công cụ tính toán Excel, Công cụ hỗ trợ tạo bản vẽ AutoCAD, SolidWorks, Công cụ lập trình VBA.

- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tự động thiết kế những chi tiết máy điển hình như bánh răng, đai, xích...



PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan về tự động hóa thiết kế chi tiết máy.

Chương 2: Nghiên cứu tổng quan về các công cụ dùng để thực hiện tự động hóa thiết kế.

Chương 3: Xây dựng chương trình tự động thiết kế chi tiết máy.

Chương 4: Chạy thử và đánh giá kết quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Do thời gian và trình độ hiểu biết có hạn nên đề tài chưa nghiên cứu sâu, vì vậy chúng em đề nghị cần có nhiều thời gian nghiên cứu hơn nữa.



3. QUẢN LÍ KỸ THUẬT TRONG THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN

SVTH:

Đỗ Văn Đại - 51M-TBLĐ




Nguyễn Thị Lý - 51M-TBLĐ

GVHD:

PGS.TS Vũ Minh Khương

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng, tình trạng kĩ thuật của thiết bị vận chuyển luôn thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như lỗi chế tạo dần bộc lộ, sử dụng không đúng cách, điều kiện làm việc khắc nghiệt, mòn hỏng tất yếu theo thời gian sử dụng. Chính vì vậy, ta cần kiểm soát tình trạng kĩ thuật của chúng để có biện pháp tổ chức, quản lí, bảo dưỡng sửa chữa nhằm làm cho thiết bị luôn có tình trạng kĩ thuật tốt nhất, tức là có khả năng làm việc hiệu quả nhất.



2. Mục tiêu nghiên cứu.

Nâng cao tối đa hệ số sẵn sàng làm việc của máy, giảm thiểu thời gian ngừng máy. Sửa chữa kịp thời trước hỏng hóc tiết kiệm phụ tùng, nhân công, thời gian, kéo dài tuổi thọ kinh tế của máy.



3. Phạm vi nghiên cứu:

Điều kiện làm việc của dự án tại công trường xây dựng và các mỏ. Các thiết bị vận chuyển làm việc ở mỏ hiện nay.



4. Phương pháp nghiên cứu:

Tìm hiểu trên các tài liệu tham khảo, điều tra điều kiện làm việc thực tế của ô tô tự đổ.



PHẦN NỘI DUNG

Phần 1: Tổng quan về các loại thiết bị vận chuyển

  • Các loại thiết bị vận chuyển và phạm vi ứng dụng.

  • Sử dụng thiết bị vận chuyển hiệu quả.

Phần 2: Quản lí thiết bị vận chuyển

  • Mục đích việc kiểm soát thiết bị vận chuyển.

  • Nội dung của việc kiểm soát thiết bị vận chuyển.

  • Các biện pháp kỹ thuật quản lí thiết bị vận chuyển.

  • Khuyến cáo về quản lí kỹ thuật thiết bị vận chuyển.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc quản lí thiết bị làm đất nói chung và thiết bị vận chuyển nói riêng hiện nay chưa được chú ý đúng mức và kém hiệu quả. Cần được nghiên cứu và xây dựng thành những quy trình quản lí khoa học để nâng cao hiệu quả và kéo dài tuổi thọ thiết bị.



4. NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐO QUYÉT 3D

KHÔNG TIẾP XÚC BẰNG QUANG HỌC

SVTH:

Nguyễn Anh Hùng - 53M1




Đỗ Hữu Tú - 53M1

GVHD:

ThS Hoàng Đức Bằng

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

- Khi việc kiểm tra của các bộ phận sản xuất và trong sản xuất đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa của sản xuất thì việc đo lường tự động và chính xác của các thành phần gia công và lắp ráp hoàn chỉnh đóng vai trò thiết yếu.

- Đề tài này đi sâu vào nguyên lí hoạt động, ứng dụng và ưu nhược điểm mà công nghệ đạt được từ đó nâng cao khả năng đo lường, tự động và rút ngắn thời gian kiểm tra sản phẩm... từ đó giúp sinh viên hiểu và nắm chắc hơn về các loại máy đo 3D.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Tập trung nghiên cứu các máy quét 3D đang được sử dụng hiện nay.

- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động, ứng dụng, ưu nhực điểm của các loại máy quét 3D thông dụng hiện nay.

3. Phạm vị nghiên cứu:

- Tổng quan về công nghệ đo quét 3D.

- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động, ứng dụng, ưu nhược điểm của các loại máy quét 3D hiện nay như: CMM, ARM, GOM.

- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động, ứng dụng, ưu nhược điểm của các loại máy quét 3D của hãng GOM.



4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu lý thuyết.



PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan về công nghệ đo quét 3D

Chương 2: Công nghệ CMM

Chương 3: ARM (Cánh tay)

Chương 4: Công nghệ quét không tiếp xúc

Chương 5: Công nghệ quét 3D của hãng GOM



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hệ thống các máy đo 3D tiếp xúc còn rất nhiều hạn chế như kích của vật thể đo, khả năng linh hoạt kém, phải cố định cả máy và vật thể. Sự ra đời của máy quét 3D không tiếp xúc đã góp phần làm tăng khả năng linh động và phạm vi hoạt động của thiết bị, giúp tiết kiệm thời gian giảm thiểu chi phí mà lâu nay các nhà sản xuất mong đợi. Sự ra đời của các máy quét 3D không tiếp xúc đã tạo nên hướng nghiên cứu mới cho ngành cơ khí chế tạo.

Do thời gian và trình độ hiểu biết có hạn nên đề tài mới đưa ra lý thuyết chung chưa có nghiên cứu thực tế. Đề nghị có các nghiên cứu thực tế đo đạc cẩn thận để so sánh và kiểm nghiệm với lý thuyết trong đề tài nghiên cứu này.

5. QUẢN LÍ NHIỄM BẨN THIẾT BỊ LÀM ĐẤT


SVTH:

Lê Văn Tình - 51M – TBLĐ

GVHD:

PGS.TS Vũ Minh Khương

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay hầu hết các máy làm đất hoạt động nhờ hệ thống thủy lực. Điều kiện làm việc của các máy làm đất ở Việt Nam là rất bụi. Có tới 75% - 85% các hư hỏng của hệ thống thủy lực do nhiêm bẩn gây ra.



2. Mục tiêu nghiên cứu:

Đưa ra được các nguyên nhân gây nhiễm bẩn. Các tiêu chuẩn, các biện pháp và cơ hội quản lí nhiễm bẩn.



3. Phạm vị nghiên cứu:

Nghiên cứu tài liệu kiểm soát nhiễm bẩn, nghiên cứu giáo trình môn động cơ đốt trong và giáo trình môn thủy khí



4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu lý thuyết.



PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Tầm quan trọng của việc kiểm soát nhiễm bẩn

Chương 2: Nguyên nhân gây nhiễm bẩn

Chương 3: Tiêu chuẩn kiểm soát và đánh giá mức độ nhiễm bẩn

Chương 4: Các biện pháp và cơ hội quản lí nhiễm bẩn


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương