Danh mục từ viết tắT


Hiện trạng các cảng sông và bến thủy nội địa



tải về 1.76 Mb.
trang8/19
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.76 Mb.
#26582
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19

2.5 Hiện trạng các cảng sông và bến thủy nội địa


Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, có 1 cảng tổng hợp và một số cảng chuyên dùng. Bến hàng hóa và bến khách, bến ngang có rất nhiều và còn một số bến thuộc các vùng sâu có cầu bến chưa kiên cố.

2.5.1 Hiện trạng cảng chính Mỹ Tho


Theo phân cấp quản lý, cảng Mỹ Tho là cảng biển thuộc nhóm cảng 6 (nhóm cảng Đồng bằng sông Cửu Long) do Cục Hàng hải Việt Nam quản lý. Cảng Mỹ Tho được xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 1984 đến nay và có chức năng của một cảng tổng hợp. Vị trí cảng nằm bên bờ trái Sông Tiền thuộc xã Bình Đức – thành phố Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 74km về phía Tây Nam. Cảng nằm ngay trên đường giao thông hàng hải từ biển qua cửa Tiểu theo sông Tiền vào các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cảng Mỹ Tho cũng nằm trên trục giao thông thủy chính Tp Hồ Chí Minh - Cà Mau và Tp Hồ Chí Minh - Kiên Lương.

Về kết nối giao thông đường bộ: Cảng được nối với Quốc lộ 1 thông qua tỉnh lộ 864, ĐT.870, ĐT.870B. Từ đây có thể nối thông thương với bất cứ tỉnh nào trong vùng Nam bộ và cả nước. Ngoài ra từ cảng qua cầu Rạch Miễu đi Bến Tre và từ đây theo tỉnh lộ 882 qua phà Cổ Chiên theo tỉnh lộ 910; Tỉnh lộ 901 đến Trà Vinh.

Cảng Mỹ Tho có vai trò là đầu mối tiếp chuyển vận tải đường thủy, đường bộ của tỉnh Tiền Giang và khu vực lân cận. Vị trí cảng nằm ngay Khu Công nghiệp Mỹ Tho đang được xây dựng và khai thác do vậy cảng cũng có vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ bốc xếp hàng hóa trong giai đoạn xây dựng và hoạt động của khu Công nghiệp.

Do có lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên và nằm ở vùng kinh tế tiềm năng về các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chế biến và xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang và các tỉnh ĐBSCL. Bằng những nỗ lực của cảng, trong những năm qua cảng Mỹ Tho đã đóng góp một phần quan trọng trong quá trình giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp và công nghiệp, tạo sự phát triển kênh tế xã hội cho tỉnh Tiền Giang nói riêng, các tỉnh khu vực ĐBSCL và cả vùng Nam Bộ nói chung.



  • Quy mô cảng Mỹ Tho:

  • Luồng vào cảng: dài 72 km, mớn nước 4,5-5,5m

  • Chế độ thủy triều: bán nhật triều

  • Chênh lệch bình quân: 3,0m

  • Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 3.000 DWT

  • Cầu bến:

    Tên/số hiệu

    Dài

    Sâu

    Loại tàu/hàng

    Cầu tàu 3000T

    62,5m

    -7m

    Tàu 3000 DWT, hàng khô, công ten nơ

    Cầu tàu 1000 T

    50m

    -5m

    Tàu 1000 DWT, công ten nơ

    Bến xà lan

    135m

    -5m

    Xà lan 500-1000T, hàng khô

  • Kho bãi: tổng diện tích mặt bằng: 45,036 m2, trong đó:

+ Kho: 2.196 m2

+ Bãi: 13,625 m2



  • Thiết bị chính:

Loại/kiểu

Số Lượng

Sức nâng/tải/ công suất

Cẩu bờ

05

35-45 MT

Tàu kéo

01

135 CV

Bảng 2.5.1: Tổng hợp khối lượng hàng hóa thông qua cảng Mỹ Tho giai đoạn 2003-2013


Đơn vị: nghìn tấn




2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng

138,267

142,804

172,709

279,71

321,735

286,000

203,900

195,700

193,600

192,000

210,000

Nhập khẩu khau khẩu

2,588

14,984

13,914

15,912

21,465

17,000

18,00

19,400

18,500

18,00

20,00

Xuất khẩu

2,148

6,268

513

4,049

63,745

81,000

40,90

42,300

52,100

50,50

60,00

Nội địa

133,53

122,55

158,28

259,74

236,52

188,00

145,00

134,00

123,00

123,50

130,00

Số tàu ra vào

42

184

216

184

286

338

355

367

387

385

397

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang, năm 2014)

2.5.2 Các cảng chuyên dùng khác


Ngoài cảng biển Mỹ Tho nói trên, còn có các cảng biển chuyên dùng do doanh nghiệp hoặc ngành thủy sản quản lý khai thác như: cảng cá, cảng xăng dầu.

Bảng 2.5.2: Hệ thống các các chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang


TT

Tên cảng

Trên Sông, Kênh

Chiều dài bến

Năng lực bến. bãi. nhà kho

Năng lực (tấn/năm)

A

Cảng do ngành thủy sản quản lý

1

Cảng cá Mỹ Tho

Bờ trái sông Tiền

195m

22.000m2

60.000

2

Cảng cá Vàm Láng

Bờ phải cửa Soài Rạp

100m

5.000m2

20.000

B

Cảng xăng dầu do Công ty xăng dầu Tiền Giang quản Lý

1

Cảng kho Quang Trung

Bờ trái nhánh cù lao Rồng

Cầu tàu đặt thiết bị bơm 124m

17.780 m2

150.000 m3/năm

2

Cảng kho Bình Đức

Bờ trái sông Tiền

Cầu tàu đặt thiết bị bơm 90m

22.255 m2

150.000 m3/năm

C

Cảng chuyên dùng khác

1

Cảng nông sản Việt Nguyên

Trong vùng nước cảng Mỹ Tho, bờ trái sông Tiền

30m

5.000 m2

Phục vụ tàu dưới 200 tấn

2

Cảng Lê Thạch




50m




Phục vụ tàu dưới 200 tấn

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang, năm 2014)

2.5.3 Hiện trạng Khu neo đậu tránh bão


Khu neo đậu trú bão ở Vàm Láng do Trung ương đầu tư được triển khai từ năm 2010 đảm bảo an toàn cho khoảng 200 tàu cá trú bão.

Khu neo đậu tàu, thuyền tránh bão Đèn Đỏ do tỉnh đầu tư theo nguồn vốn ngân sách hàng năm, đến nay có thể tiếp nhận khoảng 200 tàu thuyền vào trú bão.


2.5.4 Hiện trạng các bến thủy nội địa


Số lượng bến hàng hóa và hành khách trên địa bàn tỉnh là rất lớn, thường xuyên biến động và có xu hướng tăng số lượng bến hàng hóa và bến đò ngang trong vài năm gần đây. Trên toàn tỉnh Tiền Giang, hiện có tổng cộng 290 bến thủy nội địa (bến hàng hóa, bến du lịch, bến hành khách cố định), 133 bến khách khách ngang sông do địa phương quản lý và 144 bến thủy nội địa do Trung ương quản lý (Cảng vụ Đường thủy nội địa Khu vực III cấp phép). Các bến thủy nội địa do cơ quan Trung ương cấp phép sẽ chuyển dần về địa phương quản lý theo quy định tại Thông tư 50/2014/TT-BGTVT. Trong số đó, chiếm đa số là bến hàng hóa và bến đò ngang, tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phú Đông và Châu Thành.

Thời gian trước đây, do chưa có quy định về cấp phép bến thủy nội địa nên có rất nhiều bến địa phương tự phát. Các bến thủy thường lợi dụng địa hình tự nhiên sát bờ chỉ gia cố tạm để làm nơi neo đậu phương tiện. Tại nhiều nơi các doanh nghiệp còn không xây dựng cầu bến, kè bờ mà chỉ làm băng chuyền đưa hàng ra sông cho tàu đậu và chuyển hàng xuống qua băng, rất tạm bợ.


Bảng 2.5.3-1: Số lượng các bến thủy trên địa bàn tỉnh do địa phương quản lý


Stt

Địa điểm

Bến khách ngang sông

Bến thủy nội địa

Ghi chú

1

Huyện Cái Bè

35

99




2

Huyện Cai Lậy

17

30




3

Thị xã Cai Lậy

8

23




4

Huyện Tân Phước

8

23




5

Huyện Châu Thành

12

30




6

Huyện Chợ Gạo

9

24




7

Thành phố Mỹ Tho

6

23




8

Thị xã Gò Công

5

20




9

Huyện Gò Công Tây

9

7




10

Huyện Gò Công Đông

5

2




11

Huyện Tân Phú Đông

19

9




Tổng số

133

290




(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang, năm 2014)

Qua thống kê, phần lớn các tuyến sông kênh chính đều có số lượng bến thủy nội địa khá lớn như sông Ba Rài, sông Cái Bè, sông Bảo Định, Kênh Nguyễn Tấn Thành v.v..., nhất là tuyến ở khu vực Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bến thủy tự phát của các tổ chức cá nhân chưa làm thủ tục mở bến. Các bến thủy nội địa thường là bến bốc dỡ hàng lương thực, vật tư nông nghiệp, kinh doanh nhiên liệu (khu vực Bà Đắc, Sông Ba Rài, Sông Trà Lọt, Kênh 7), hàng vật liệu xây dựng thường gặp các tuyến Kênh Nguyễn Tấn Thành. Sông Bảo Định, ... Phần lớn các bến vừa nằm trong hành lang bảo vệ ĐTNĐ và hành lang an toàn đường bộ do các nhà máy, cơ sở sản xuất nằm ở ven đường để tiện việc bốc dỡ hàng và còn có nhiều doanh nghiệp mở bến liền kề nhưng các tổ chức và cá nhân chưa xin cấp phép.


Bảng 2.5.3-2: Số lượng các bến thủy nội địa trên các tuyến sông kênh chính


TT

Sông, kênh

Số bến thủy nội địa địa phương

Tổng số

Bờ phải

Bờ trái

1

Sông Ba Rài

34

0

34

2

Kênh 12

11

11

0

3

Sông Cái Bè

28

6

22

4

Sông Bảo Định

20

11

9

5

Kênh Nguyễn Tấn Thành

18

13

05

6

Nhánh sông Tiền

11

3

8

7

Sông Cái Cối

10

05

05

8

Sông Trà Lọt và Kênh 7

10

02

08

9

Kênh 8

9

0

09

10

Các sông kênh khác (31 tuyến)

45







(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang, năm 2014)

Ghi chú: Các bến thủy nội địa trên các sông kênh Trung ương do Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3 cấp phép, chưa thống kê trong bảng.

  1. Bến hàng hóa:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có khoảng có tổng cộng 271 bến hàng hóa, tập trung chủ yếu ở khu vực các tuyến sông Tiền, tuyến Kênh 28 – Thông Lưu, tuyến sông Ba Rài - Kênh 12 (Cái Bè, Cai Lậy), tuyến Kênh Nguyễn Tấn Thành (Châu Thành, Tân Phước) và sông Bảo Định (Mỹ Tho, Chợ Gạo).

Về quy mô bến, hầu hết các bến đều dựa trên địa hình tự nhiên, có cải tạo để hình thành bến. Đa số bến ở một trong hai mức có thể tiếp nhận tàu thuyền nhỏ và vừa (tàu nhỏ dưới 100T nhưng phổ biến là 20-22T, tàu vừa từ 100-300T), chỉ có một số ít bến có thể cặp tàu trên 500T như bên trên sông Bà Tồn – Cai Lậy, bến trên kênh Nguyễn Tấn Thành – Châu Thành, bến trên sông Gò Công, Rạch Vàm – Gò Công Đông.



  1. Bến du lịch

Các bến tàu khách du lịch chiếm phần lớn lưu lượng hành khách của tỉnh chỉ có ở TP Mỹ Tho (5 bến) và huyện Cái Bè (2 bến) và đều có cấp phép.

TP. Mỹ Tho tập trung 05 bến vận chuyển khách qua cù lao Thới Sơn và các điểm du lịch xanh trên sông Tiền với tổng số phương tiện lên tới 173 chiếc, bến đông nhất là bến 30/4 với 94 phương tiện.

Huyện Cái Bè có 02 bến phục vụ vận chuyện qua cù lao Tân Phong, Cồn Tròn với tổng phương tiện là 45 chiếc.


  1. Bến khách dọc sông

Các bến hành khách dọc sông chủ yếu là các bến đò dọc nội huyện, nội tỉnh trên địa bàn TP Mỹ Tho, các huyện Cái Bè, TX.Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Gò Công Đông. Những năm gần đây, do sự phát triển nhanh của hệ thống giao thông đường bộ và giao thông nông thôn nên một số bến đò khách hoạt động không còn hiệu quả và phải tạm ngừng hoạt động như: bến Ngô Quyền (TP.Mỹ Tho), bến An Hữu, Ông Hưng, Hòa Khánh, Rạch Ruộng, Cổ Cò, Thiên Hộ (Cái Bè), Bến Bà Tồn, Bình Phú (Cai Lậy), ... Hiện chỉ còn lại 12 bến khách hoạt động thường xuyên từ trung tâm các huyện đi liên tỉnh nhưng lưu lượng và quy mô bến còn nhiều hạn chế.

Phương tiện hoạt động vận tải khách dọc sông có tổng cộng 143 chiếc, tập trung chủ yếu ở trung tâm các TP Mỹ Tho, huyện Cái Bè, TX.Cai Lậy, huyện Cai Lậy và khu Vàm Láng.



  1. Các bến đò ngang

Các bến đò ngang sông có số lượng rất nhiều và cũng có xu hướng tăng nhanh. Hiện có tổng cộng 133 bến đò ngang, phần lớn tập trung trên các tuyến sông lớn hoặc các sông kênh dài và ở nơi kênh rạch nhiều hoặc nơi ít có cầu đường bộ như Cái Bè, TX.Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Tân Phú Đông, Châu Thành. Sông Tiền và các nhánh phụ có 13 bến, sông Soài Rạp (khu vực huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây) có 08 bến, Kênh Chợ Gạo có 14 bến, Kênh Nguyễn Văn Tiếp có 07 bến, Kênh Nguyễn Tấn Thành có 6 bến, ... còn lại các bến khác nằm trên các tuyên sông kênh riêng rẽ.

Các bến đò chở khách ngang sông trước khi có Luật giao thông đường thủy nội địa thường có nhiều phương tiện không đảm bảo an toàn, không đăng ký, đăng kiểm, người lái không được đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn (CCCM), phương tiện nhỏ, thiếu các thiết bị an toàn cứu sinh, cứu đắm, đèn tín hiệu; cơ sở hạ tầng bến bãi, biển báo đường và cầu lên xuống không đảm bảo, tình trạng chở quá tải vào giờ cao điểm khi học sinh tan trường và vàonhững ngày lễ tết còn xảy ra.

Đối với các bến khách vượt qua các sông Tiền, sông Cửa Tiểu, sông Cửa Trung, cửa Soài Rạp, ... là những tuyến sông cấp 1, cấp 2, thường có sóng to gió lớn nên rất ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Tổng số có 155 phương tiện vận chuyển khách ngang sông, tập trung nhiều trên tuyến sông Tiền, kênh Chợ Gạo, ... Tỷ lệ phương tiện đò ngang đã được đăng ký hành chính và đăng kiểm trên 62%; 13 bến khách ngang sông đủ điều kiện hoạt động, mới chỉ chiếm 11,3%, một tỷ lệ thấp so với thực tế.



  1. Các bến phà

Trên địa bàn tỉnh có 3 bến phà đường bộ chính là phà Mỹ Lợi, phà Tân Long, phà Ngũ Hiệp.

- Bến phà Mỹ Lợi (còn gọi là phà Cầu Nổi) nằm trên QL50 vượt sông Vàm Cỏ qua Long An đi thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 2 năm 2009 Bộ GTVT đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây cầu Mỹ Lợi vượt sông Vàm Cỏ, thay thế phà Mỹ Lợi trên QL 50 từ TP.HCM đi Long An và Tiền Giang. Cầu Mỹ Lợi được tiếp tục xây dựng theo hình thức BOT từ đầu năm 2014, cách bến phà hiện hữu khoảng 200m về phía hạ lưu, dự kiến thời gian thi công khoảng 18 tháng.



- Phà Tân Long: được đưa vào khai thác đầu năm 2000, nằm trên tuyến ĐH.17 – 17B (km 3+250) của huyện Gò Công Tây qua sông Cửa Tiểu sang Tân Phú Đông với khoảng cách vượt sông trên 450m. Bến phà Tân Long được đầu tư nâng cấp bến ponton vào năm 2013, vượt sông qua 5 xã cù lao của huyện Tân Phú Đông do huyện Tân Phú Đông quản lý.

- Phà Ngũ Hiệp: nằm trên tuyến đường tỉnh 868 (km0+000) qua Sông Năm Thôn với khoảng cách vượt sông trên 140m, nối huyện Cai Lậy (Tiền Giang) với huyện Chợ Lách (Bến Tre). Bến phà Ngũ Hiệp thực hiện theo phương thức BOT và đưa vào khai thác từ tháng 8/2004.

Каталог: SiteFolders -> SKHDT -> 177
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29
177 -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương