Danh mục từ viết tắT


Đánh giá chung về mạng lưới đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang



tải về 1.76 Mb.
trang11/19
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.76 Mb.
#26582
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19

2.9 Đánh giá chung về mạng lưới đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang


Tiền Giang với hệ thống sông kênh dày đặc trải rộng khắp địa bàn toàn tỉnh cùng với các tuyến ĐTNĐ huyết mạch của khu vực đi qua sông Tiền, kênh Chợ Gạo đảm nhận tới hơn 70% lượng hàng hóa ĐTNĐ vận chuyển giữa TP Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều điều kiện và lợi thế để phát triển giao thông vận tải ĐTNĐ.

Nhằm phát huy tối đa các ưu thế đó, thời gian vừa qua Trung ương cũng như địa phương đã tạo nhiều điều kiện cũng như dành nhiều nguồn lực đầu tư để phát triển ĐTNĐ, trong đó tập chung vào các tuyến vận tải thủy quốc gia trên đại bàn tỉnh như kênh Chợ Gạo, sông Tiền, kênh Rạch Chanh cũng như các tuyến ĐTNĐ địa phương liên kết với các trục giao thông chính này.

Song cũng như nhiều địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống giao thông vận tải ĐTNĐ của Tiền Giang vẫn chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng cũng như lợi thế của địa phương do còn nhiều bất cập cần giải quyết như:

- Nguồn vốn đầu tư cho ĐTNĐ vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa cân bằng với nhu cầu cũng như sản lượng vận tải của giao thông ĐTNĐ. Trong giai đoạn vừa qua, nguồn vốn đầu tư cho GTVT chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đường bộ, trong khi đó ĐTNĐ chủ yếu khai thác dựa vào lợi thế tự nhiên, kinh phí để cải tạo, nâng cấp rất hạn chế dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong các tuyến vận tải, hạn chế khả năng khai thác.

- Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động ĐTNĐ chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, lẻ thiếu sự đầu tư đồng bộ, chiến lược dài hạn như các doanh nghiệp vận tải quy mô nhỏ, số lượng phương tiên ít; hệ thống bến thủy phân tán, tạm thời khó quản lý cũng như tập trung nguồn lực để phát triển. Do đó, năng suất của vận tải thủy vẫn duy trì ở mức thấp, thời gian vận tải kéo dài cả ở khâu vận chuyển cũng như bốc xếp dẫn đến thiếu cạnh tranh so với vận tai đường bộ.

Bên cạnh đó, cũng còn tồn tại nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển của ĐTNĐ tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn vừa qua như:

- Sản xuất nông nghiệp trong tỉnh cũng như khu vực còn phân tán, chưa tập trung dẫn đến nguồn hàng chính của vận tải thủy nội địa phân bổ rải rác, không đồng đều.

- Ảnh hưởng của hoạt động sản suất nông nghiệp, ngư nghiệp tới vận tải thủy nội địa như hệ thống cống thủy lợi, khu nuôi trông thủy sản v.v... cũng như các công trình giao thông khác như cầu vượt sông.

Do đó Tiền Giang cần phát huy tiềm năng, lợi thế cũng như khắc phục các nhược điểm, bất cập của ĐTNĐ để tiếp tục trở thành phương thức quan trọng cùng với vận tải đường bộ phục vụ phát triển kinh tế. Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa Tiền Giang cần tập trung các vấn đề sau:


  • Về mạng lưới: tập trung đầu tư vào tuyến dọc phía Bắc là tuyến kênh Nguyễn Văn Tiếp đồng thời với các tuyến ngang nối từ tuyến Nguyễn Văn Tiếp ra sông Tiền ở các khu vực có nhu cầu lớn như Cái Bà, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, ngoài ra cũng cần chú ư các tuyến hướng đi Tân An và Mộc Hóa. Công tác chủ yếu là nạo vét, kè bờ, thay thế cầu hẹp, thấp cản trở giao thông thủy.

  • Về bến bãi: xem xét quy hoạch cảng địa phương trên sông Tiền, bổ sung cảng chuyên dùng phục vụ các lĩnh vực công nghiệp; tập trung đầu tư cho một số bến hàng hóa và hành khách chính của mỗi huyện theo đúng quy chuẩn đảm bảo định hướng cơ giới hóa và hiện đại hóa bốc xếp;tăng cường đảm bảo trật tự an toàn đối với bến khách và đặc biệt là bến đò ngang; đầu tư thêm phà vượt sông Tiền và các nhánh sông Tiền.

  • Về tổ chức quản lý vận tải: tăng cường công tác quản lý vận tải, lập Cảng vụ Đường thủy nội địa, siết chặt đăng ký, đăng kiểm, cấp phép mở bến, cấp chứng chỉ chuyên môn, đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin, phao tiêu, báo hiệu, ... để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vận tải thủy nội địa phát triển mạnh, bền vững.

  • Về nguồn nhân lực: xây dựng các chính sách lớn nhằm đạo tạo, kiểm tra hệ thống thuyền viên và nhân lực phục vụ hoạt động vận tải; đồng thời có cần có quy chế hỗ trợ kinh phí cũng như giải pháp đầu tư và đảm bào khả năng thu hồi vốn đầu tư cho nguồn nhân lực.

  • Hài hóa lợi ích giữa phát triển giao thông ĐTNĐ với phát triển các ngành khác (nông nghiệp, ngư nghiệp), các lĩnh vực khác (giao thông vận tải đường bộ).

PHẦN III: DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA

TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

3.1 Định hướng phát triển KT-XH tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

3.1.1 Phương hướng chung


Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, bảo đảm phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL.

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, dịch vụ, phát triển mạnh những ngành sản xuất và dịch vụ có lợi thế, gắn với phát triển những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao.

Huy động mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thu hút tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, nhất là vốn, công nghệ, lao động có tay nghề kỹ thuật cao, thực hiện nhất quán, lâu dài các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ.

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng phát huy nhân tố con người, nâng cao năng lực giáo dục, đào tạo và trình độ dân trí kết hợp với phát triển khoa học công nghệ... xem đó là một trong những yếu tố quyết định để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Phát triển kinh tế phải gắn với ổn định chính trị, bảo đảm trật tự xã hội, nâng cao dân trí; tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất Lượng hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng nền hành chính vững mạnh.


3.1.2 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội


  • Về phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 1994) bình quân trong 02 năm 2014-2015 khoảng 9,6-11,5%/năm. GDP bình quân đầu người khoảng 2.050 - 2.115 USD vào năm 2015. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 37,3%; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 33,9%; khu vực dịch vụ chiếm 28,8%. Thu ngân sách đạt khoảng 4.500 tỷ đồng vào năm 2015, chiếm 5,2% so GDP. Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 1.170 triệu USD, năm 2015 đạt 1.200 triệu USD, tốc độ tăng bình quân trong 02 năm đạt 9,5%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bằng khoảng 31 - 32% so GDP.

Mỗi năm giải quyết việc làm cho 24.000 lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45% năm 2015, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 36%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,5% vào năm 2015.

Về cơ cấu kinh tế: công nghiệp-xây dựng trong GDP tăng lên 31,2% - 32,6% năm 2015 và 48,5% năm 2020; nông-lâm-ngư nghiệp giảm xuống 35,0-36,6% năm 2015 và 15,0% năm 2020; dịch vụ tăng lên 32,2% - 32,4% năm 2015 và 36,5% năm 2020.

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 1.240-1.310 triệu USD năm 2015 và trên 1.500 triệu USD năm 2020; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 16%-18%/năm giai đoạn 2011-2015; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 900 USD năm 2020.



  • Về phát triển xã hội

Tốc độ phát triển dân số trung bình đạt dưới 1%/năm, giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,03%. Nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên trên 90% và tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên khoảng 51% vào năm 2020.

Tạo chuyển biến cơ bản về văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4,5-5% năm 2015. Đến năm 2020, 100% số hộ có điện sử dụng; 95% dân số nông thôn có nước sạch sử dụng.



Đến năm 2015, 100% trạm y tế xã có bác sĩ, số bác sĩ/vạn dân đạt 6,7 bác sĩ; số giường bệnh/vạn dân đạt 26,5 giường; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dưới 14%; 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế.

Bảng 3.1.2: Phương án tăng trưởng GDP của Tiền Giang


Đơn vị: tỷ đồng và %

Phư­ơng án

2005

2010

2015

2020

Nhịp độ tăng tr­ưởng

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Ph­ương án I

1- Tổng GDP

8.166

13.172

21.726

36.653

10,0

10,5

11,0

2- % so cả nư­ớc

2,1

2,28

2,69

3,10










Phư­ơng án II

1- Tổng GDP

8.166

13.752

23.696

41.823

11,0

11,5

12,0

2- % so cả nư­ớc

2,1

2,38

2,96

3,54










Ph­ương án III

1- Tổng GDP

8.166

14.386

26.464

47.739

12,0

13,0

12,5

2- % so cả n­ước

2,1

2,49

3,26

4,04








Каталог: SiteFolders -> SKHDT -> 177
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29
177 -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương