Danh mục từ viết tắT



tải về 1.76 Mb.
trang12/19
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.76 Mb.
#26582
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19
(Nguồn: Tính toán Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, 2014)

Trong 3 phương án trên, Phương án 1 là phương án được lựa chọn và có tính khả thi cao. Phương án này tính đến khả năng các chương trình, dự án mang tính đột phá lớn tác động đến Tiền Giang (các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới, các trục quốc lộ và cầu, cảng có liên quan, các khu điểm du lịch, ...) chậm triển khai và tác động không thuận của các yếu tố bên ngoài đối với cả nước nói chung và Tiền Giang nói riêng. Theo phương án này, dự báo khả năng tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang có cao hơn những năm vừa qua nhưng không nhiều.


3.1.3 Định hướng phát triển thương mại - công nghiệp


  • Ngành thương mại:

Tập trung phát triển 4 trung tâm thương mại khu vực thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, Cai Lậy, Cái Bè; hình thành khu thương mại - dịch vụ - khoa học kỹ thuật Trung Lương; trung tâm hội chợ- thông tin- triển lãm nông-công nghiệp của vùng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, gắn kết với trung tâm thương mại trái cây quốc gia Hoà Khánh (Tiền Giang), trung tâm nông sản Phú Cường (Tiền Giang) cùng các chợ đầu mối về nông thủy sản khác đã có trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo cầu nối giữa các khu vực sản xuất nông công thương nghiệp, dịch vụ giữa Vùng KTTĐPN và Vùng ĐBSCL.

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho một số loại mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp chủ lực của tỉnh; tăng thêm thị phần ở thị trường truyền thống, tiếp cận thị trường mới và mặt hàng xuất khẩu mới. Năm 2015 đạt giá trị xuất khẩu dự kiến khoảng 1.140-1.200 triệu USD năm 2015; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 16%-18%/năm giai đoạn 2012-2015. Đến năm 2020, kim ngạch đạt trên 1,8 tỷ USD, bình quân/người đạt 900 USD, tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân 16,2%/năm.



  • Ngành công nghiệp

Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2014-2015 tăng bình quân 18,5%-21,5%/năm, trong đó, kinh tế ngoài quốc doanh tăng 15,4-17,5%/năm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,7-25,9%, kinh tế quốc doanh tăng 46,7%; thời kỳ 2012-2020 tăng bình quân khoảng 15,8%/năm.

Dự kiến đến năm 2020 diện tích đất khu công nghiệp của tỉnh là 2.083 ha, ngoài 4 Khu công nghiệp hiện có, tỉnh sẽ có thêm 3 khu công nghiệp tập trung mới: (1)- Khu công nghiệp Tân Phước 1: diện tích 470 ha; Tân Phước 2: 300ha, không có KCN khu vực Gò Công mà chỉ có KCN Bình Đông 42ha), nói chung cần điều chỉnh định hướng phát triển công nghiệp – thương mại phù hợp thực tế

Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống ở các địa phương.

3.1.4 Định hướng phát triển nông- lâm- ngư nghiệp


Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng hiệu quả và tăng trình độ công nghệ. Trên cơ sở không tăng mà có phần giảm bớt diện tích đất lúa, chỉ giữ ở mức khoảng 60 ngàn ha canh tác, tiếp tục đầu tư để tăng giá trị sản xuất và thu nhập trên một đơn vị diện tích, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và tham gia xuất khẩu lớn. Năm 2020 diện tích đất trồng lúa sẽ là 78 ngàn ha, tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 32% giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm trên 21% giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Phát triển ngành lâm nghiệp trong cơ cấu hợp lý gắn với phát triển nông nghiệp và thủy hải sản. Nâng độ che phủ bằng cây rừng và cây lâu năm khoảng 39-40% tổng diện tích tự nhiên vào năm 2020.

Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh theo hướng thâm canh tăng năng suất, đa dạng hoá đối tượng nuôi, phát triển nuôi biển, tăng đánh bắt xa bờ. Phấn đấu sản lượng nuôi trồng và đánh bắt đạt 230 ngàn tấn vào năm 2015 và 253 ngàn tấn năm 2020. Giá trị xuất khẩu 300-350 triệu USD vào năm 2020.

3.1.5 Định hướng phát triển mạng lưới du lịch


Thúc đẩy du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Đầu tư phát triển những địa điểm có tiềm năng du lịch thành những cụm điểm tham quan, du lịch và giải trí (các cù lao trên Sông Tiền, vùng ngập lũ và thôn dã Đồng Tháp Mười, bãi biển Tân Thành, vườn cây ăn trái, các di tích văn hoá lịch sử). Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư cù lao Thới Sơn thành cụm điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, là điểm cuối của tuyến du lịch vùng hạ lưu sông Mê Kông mở rộng.

Phấn đấu đến năm 2015, thu hút lượng khách du lịch đạt 1.466 ngàn lượt người, trong đó khách quốc tế khoảng 695 ngàn lượt người và năm 2020, đạt khoảng 2 triệu người, trong đó khách quốc tế trên 1 triệu người.


3.2 Định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang

3.2.1 Định hướng chung


Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT. Tăng cường đầu tư, thu hút đầu tư cho lĩnh vực GTVT bằng nhiều hình thức như: BT, BOT, PPP …phát triển có trọng tâm, trọng điểm và đầu tư tập trung, hoàn thành những công trình kết cấu hạ tầng GTVT quan trọng theo hướng hiện đại, có xét đến yếu tố ảnh hưởng biến đổi khí hậu – nước biển dâng và đồng bộ ở các vùng động lực phát triển, các khu công nghiệp...

Tăng cường phối hợp với Bộ GTVT và các Bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Mỹ Lợi, tuyến tránh thị xã Cai Lậy, nâng cấp, mở rộng kênh Chợ Gạo, kênh Tháp Mười số 02... Tập trung đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống cầu, đường tỉnh, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kết nối các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với hành lang kinh tế QL1, QL 50, QL 60, đường cao tốc TP.HCM-Cần Thơ như: đường vào Khu kinh tế Gò Công, đường tỉnh 864-nối đến cầu Mỹ Thuận, đường tỉnh 865, đường song hành QL 50 (ĐT 877C) nối hai khu kinh tế quan trọng của tỉnh...

Giai đoạn 2012-2020, tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư XDCT giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh (tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng) nhằm hình thành hệ thống giao thông của tỉnh thông suốt và kết nối với hệ thống giao thông của Vùng, của quốc gia góp phần quan trọng trong thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

3.2.2 Định hướng phát triển các tiểu ngành giao thông vận tải


3.2.2.1 Định hướng phát triển giao thông đường bộ

Tiếp tục phối hợp với các cơ quan Trung ương tập trung đầu tư các công trình giao thông trọng điểm đã có dự án của Trung ương như: đường cao tốc, mở rộng QL1 (trong đó, có tuyến tránh QL1 đoạn qua trị trấn Cai Lậy), cầu Mỹ Thuận 2 bằng các nguồn vốn đã được phê duyệt cho từng dự án. Phối hợp các tỉnh đầu tư đồng bộ các tuyến đường giao thông kết nối giữa tỉnh Tiền Giang với các tỉnh và vùng.

Tập trung đầu tư đồng bộ cầu đường các tuyến giao thông chính phục vụ phát triển KT – XH , đặc biệt là các tuyến phục vụ 3 vùng kinh tế của tỉnh.

Bổ sung quy hoạch các dự án giao thông liên quan đến phát triển các khu công nghiệp và các khu nông sản nông nghiệp dịch vụ nông thôn.

Hoàn thiện các tuyến đường tỉnh theo từng giai đoạn, chuyển một số tuyến đường huyện, liên huyện có tiềm năng phát triển kinh tế thành đường cấp tỉnh quản Lý và tiếp tục chuyển một số đường liên xã, đường xã có các trung tâm và khu dân cư tập trung thành đường cấp huyện, kể cả một số tuyến đường giao thông nông thôn có đấu nối với các trung tâm thị tứ thành đường cấp xã.

Quan tâm đầu tư xây dựng và mở rộng hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố Mỹ Tho theo quy hoạch, phấn đấu đạt tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng giao thông đô thị loại I vào năm 2015. Tiếp tục đầu tư giao thông nội thị thị xã Gò Công và các thị trấn, thị tứ theo quy hoạch.

Phát triển giao thông nông thôn theo tiêu chí giao thông nông thôn mới của Chính phủ, hướng tới việc nâng chất lượng kết cấu mặt đường phù hợp với từng vùng, đảm bảo môi trường cho nông thôn và tiếp tục mở rộng mặt đường các tuyến đường đất còn nhỏ hẹp, phù hợp với từng tuyến dân cư đảm bảo cho xe 4 bánh và xe thô sơ lưu thông trên tất các các tuyến trong vùng nông thôn.

3.2.2.2 Định hướng phát triển giao thông đường thủy

Tiếp tục rà soát điều chỉnh bổ sung các tuyến sông kênh Trung ương, Tỉnh, Huyện quản lý theo phân cấp; xem xét nâng cấp hạng kỹ thuật sông kênh chính phục vụ giao thông thủy, giảm cấp hạng các tuyến sông kênh không có nhu cầu giao thông thủy nhằm giảm độ tĩnh không quy định theo phân cấp sông kênh (hạn chế được kinh phí đầu tư xây dựng công trình liên quan như cầu, cống, đường điện...) và công bố danh mục theo Quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Phối hợp với cơ quan quản lý ĐTNĐ Trung ương để đầu tư nạo vét, chỉnh trị gia cố kè bờ chống sạt lở, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho các khu đô thị, khu tập trung dân cư; thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án nâng cấp mở rộng kênh Chợ Gạo sớm hoàn thành nhằm giải quyết cho giao thông thủy khu vực và của tỉnh.

Tổ chức quản lý hành lang bảo vệ luồng theo phân cấp và các định hướng nạo vét cục bộ các tuyến luồng, xây dựng kè bảo vệ những đoạn sông kênh bị xói lỡ cùng các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông ĐTNĐ và hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.

Duy trì các tuyến vận tải khách có truyền thống ổn định, tiếp tục mở các tuyến chở khách vượt sông qua cù lao và các tỉnh giáp ranh.

Phát triển các phương tiện vận chuyển khách du lịch đường sông và các phương tiện phà, tàu khách đảm bảo tiêu chuẩn, có đầy đủ tiện nghi và trang bị an toàn.

Khai thác tốt tiềm năng mạng lưới giao thông thủy để vận chuyển các loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu, nhằm giảm được chi phí tăng hiệu quả của vận tải thủy.

3.2.2.3 Định hướng phát triển giao thông đường sắt

Nghiên cứu bám sát quy hoạch đường sắt có liên quan đến tuyến đi qua địa bàn tỉnh, xác định lộ trình cụ thể của việc triển khai nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt nối thành phố Hồ Chí Minh – Tiền Giang nằm trong đoạn tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau để kết nối đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.



Каталог: SiteFolders -> SKHDT -> 177
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29
177 -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương