Danh mục từ viết tắT


Hiện trạng về an toàn giao thông đường thủy nội địa



tải về 1.76 Mb.
trang10/19
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.76 Mb.
#26582
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19

2.7 Hiện trạng về an toàn giao thông đường thủy nội địa

2.7.1 Hiện trạng về tai nạn giao thông đường thủy nội địa


Trong những năm qua, nhờ triển khai và thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát hoạt động giao thông đường thủy nội địa cùng nhiều thay đổi tích cực trong hoạt động giao thông vận tải ĐTNĐ như tăng tỷ lệ phương tiện chuyển đổi từ vỏ gỗ sang vỏ sắt, từ tải trọng nhỏ sang tải trọng lớn, số lượng đội ngũ thuyền viên có bằng cấp, chứng chỉ nên tình hình TNGT trên các tuyến sông ở Tiền Giang đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên, do lưu lượng và mật độ phương tiện hoạt động lớn, trình độ và ý thức của người tham gia giao thông còn thấp, nên nguy cơ mất ATGT ĐTNĐ vẫn còn ở mức cao, nhất là đối với những phương tiện không có đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển không có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp, đặc biệt là đối với các bến khách ngang sông, ...

Với địa bàn có nhiều kênh rạch chằng chịt, phương tiện lưu thông đông, giao thông đường thủy ở Tiền Giang phức tạp không kém giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, mùa mưa lũ hiện nay còn nhiều diễn biến phức tạp. Do vậy, việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông đường thủy nội địa của người tham gia giao thông vẫn được xác định là biện pháp tốt nhất để hạn chế những vi phạm, giảm thiểu tai nạn giao thông. Việc chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường thủy nội địa chính là điều kiện cần để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của bản thân và gia đình khi tham gia giao thông trên các tuyến sông.


2.7.2 Nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường thủy


Theo phân tích và đánh giá, nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chủ yếu bao gồm những nguyên nhân sau:

    • Cơ sở hạ tầng đường thủy còn thiếu và yếu

  • Mạng lưới đường thủy trên địa bàn tỉnh rất phức tạp, nhiều kênh rạch chằng chịt. Các tuyến sông ngòi, kênh rạch vẫn chưa được chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo, giao thông đường thủy chủ yếu vẫn phụ thuộc vào dòng chảy tự nhiên, nhiều tuyến sông, kênh đang trong tình trạng quá tải;

  • Luồng lạch và hành lang an toàn giao thông đường thủy chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông thủy trên một số tuyến lớn gây quá tải và nguy cơ mất an toàn giao thông.

  • Kết cấu hạ tầng nhiều bến khách, đò ngang, đò dọc rất kém, mang tính tự phát. Hiện nay, trong hệ thống bến thủy nội địa Tiền Giang chỉ có khoảng 20% bến khách ngang sông đủ điều kiện hoạt động. Nhiều bến đò, bến tàu khách chưa được công bố, chưa được cấp phép hoặc giấy phép đã hết hạn. Theo số liệu kiểm tra và thống kê các bến đò năm 2013 trên địa bàn tỉnh của thanh tra GTVT thì trong 138 bến đò đã kiểm tra có 31 bến không có giấy phép và 9 bến giấy phép hết hạn. Nhiều bến đò dọc, quy mô nhỏ mang tính chất dân gian cũng chưa giao trách nhiệm cho tổ chức hoặc cá nhân nào quản lý…

  • Hệ thống biển báo, phao tiêu trên các tuyến thủy nội địa còn thiếu, không báo hiệu kịp thời cho người điều khiển phương tiện.

  • Một số cầu bắc qua các sông, kênh có tĩnh không thấp, khoảng thông thuyền hẹp tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT.

  • Việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ, tổ chức cắm mốc chưa được thực hiện.

    • Phương tiện giao thông đường thủy vẫn còn lạc hậu, nhiều loại phương tiện chưa đăng ký, đăng kiểm

  • Qu thống kê, tình trạng có đến 60% số phương tiện chưa đăng ký và 50% số phương tiện chưa đăng kiểm (chủ yếu là các phương tiện nhỏ, công suất máy dưới 15CV) là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các phương tiện vận tải thủy nội địa cũng không được trang bị đủ các dụng cụ cứu sinh, cứu nạn, phòng chống cháy nổ.

    • Ý thức của người tham gia giao thông đường thủy chưa cao

  • Nhiều người điều khiển phương tiện thủy nội địa không có bằng và chứng chỉ chuyên môn. Số người điều khiển phương tiện trên địa bàn tỉnh có tổng số 65.113 người. Trong đó có 2.394/3.814 người chưa có bằng thuyền trưởng (chiếm tỷ lệ 62,7%), 40.327/40.800 người chưa có chứng chỉ lái phương tiện (chiếm tỷ lệ 98,9%), và đặc biệt có 20.499/20.499 người điều khiển phương tiện thủy chưa có giấy chứng nhận học tập pháp luật giao thông ĐTNĐ (chiếm tỷ lệ 100%).

  • Trình độ dân trí của người dân sống bằng nghề sông nước còn hạn chế; hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông chưa cao; thủ tục đăng ký, đăng kiểm còn rườm rà; công tác đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn còn nhiều bất cập, …

  • Tình trạng người dân vi phạm hành lang an toàn đường thủy ở Tiền Giang ngày càng phổ biến.

    • Còn nhiều bất cập trong xử lý vi phạm TT ATGT đường thủy

  • Việc xử lý các vi phạm còn gặp rất nhiều bất cập, người dân cố tình vi phạm, nhưng cơ quan chức năng không thể xử lý triệt để được vì đặc thù của loại hình giao thông thủy và không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế cứng rắn. Hầu hết mới chỉ dừng ở mức phạt và để cho tồn tại, bởi vì không có địa điểm tạm giữ phương tiện hoặc vị trí bốc dỡ hàng hoá, chờ xử lý theo quy định của pháp luật.

  • Các phương tiện không đăng ký, đăng kiểm phần lớn chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp, trên những sông nhỏ nên Cảnh sát giao thông rất khó phát hiện, xử lý.

  • Một vài ngành chức năng quản lý đường thủy nội địa và chính quyền cơ sở chưa quan tâm, nâng cao trách nhiệm quản lý hành chính trong công tác giữ gìn TT ATGT đường thủy.

2.8 Tác động của các công trình giao thông, thủy lợi, khu dân cư, khu công nghiệp đến giao thông đường thủy nội địa

2.8.1 Ảnh hưởng của công trình thủy lợi


Ảnh hưởng lớn nhất của các công trình thủy lợi đến giao thông thủy nội địa trên địa bàn Tiền Giang là một số các đập, cống ngăn mặn, trong đó có cống Rạch Chanh và cống Bảo Định. Bên cạnh đó một số công trình cầu đường bộ cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông thủy.

  1. Cống Rạch Chanh

Năm 1993 tại đầu vàm phía Đông trong địa phận tỉnh Long An, gần Sông Vàm Cỏ Tây, đã xây Cống Rạch Chanh với mục đích chính là ngăn nước mặn xâm nhập từ sông Rạch Chanh vào cánh đồng lúa của các huyện Thủ Thừa (Long An), Tân Phước, Châu Thành, Cai Lậy (Tiền Giang).

Trước kia, việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ miền Tây về TP.HCM sử dụng phương tiện có trọng tải tới 500 tấn thường đi theo Rạch Chanh ra sông Vàm Cỏ Tây, rồi về TP.HCM vào cảng Sài Gòn, ... Tuy nhiên từ khi đập Rạch Chanh được xây dựng, kể cả các phương tiện nhỏ từ miền Tây về đều phải vào rạch Kỳ Hôn đi qua kênh Chợ Gạo trước khi ra sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp để về TP.HCM. Bởi vậy, để giảm tình trạng quá tải kênh Chợ Gạo, Bộ GTVT đã xây dựng một âu tàu qua đập này, tăng cường khả năng giao thông thủy qua kênh Bảo Định, đây là giải pháp ít tốn kém và mang lại hiệu quả cần thiết.



  1. Cống Bảo Định

Trước khi đào kênh Chợ Gạo, kênh Bảo Định là thủy lộ quan trọng để vận chuyển hàng hóa từ đồng bằng Sông Cửu Long đi Sài Gòn. Phương tiện từ 300 tấn trở xuống từ Chợ Gạo, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) xuôi theo kênh Bảo Định ra sông Vàm Cỏ Tây để về TP.HCM bằng nhiều tuyến khác nhau.

Năm 2004, cống Bảo Định đã được xây tại gần vàm phía Nam và năm 2005 xây dựng cống Bảo Định trên tuyến tránh QL.50 nhằm ngăn nước mặn từ sông Vàm Cỏ Tây và sông Tiền xâm nhập vào ruộng, vườn, đồng thời trữ nước ngọt từ Tiền Giang về nhà máy cấp nước Long An để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thị xã Tân An. Vào mùa nước mặn hai cống đóng cửa, vai trò giao thông thủy của rạch hiện không như trước đây.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn nước này đã không còn dùng vào việc cung cấp nước sinh hoạt nữa, thay vào đó người dân thị xã Tân An được cung cấp bằng nguồn nước ngầm sạch hơn. Vì vậy, đã đến lúc chính quyền hai tỉnh Tiền Giang và Long An cần xem xét đưa ra giải pháp về đập Bảo Định, khôi phục lại một tuyến đường thủy nội địa vốn có từ hàng trăm năm trước, đồng thời làm giảm tải cho tuyến kênh quan trọng số 1 hiện nay là kênh Chợ Gạo.


  1. Các cống khác

Ngoài ảnh hưởng của các cống, đập lớn trên các tuyến sông, kênh lớn, quan trọng đề cập trên, một số tuyến kênh dẫn ngọt phía Đông không có tác dụng phục vụ giao thông thủy do các cống đập ngăn mặt từ các sông Cửa Tiểu và sông Tiền. Ngoài ra tại cấp huyện, phục vụ giao thông thủy nội đồng còn bị ảnh hưởng bởi việc lắp đặt hệ thống cống tròn lắp ngay đầu các tuyến kênh mương trong thời gian qua.

Chỉ tính cặp theo tuyến đê Đông Tây sông Ba Rài (huyện Cai Lậy) có đến 25 cống tròn được lắp đặt tiêu thoát nước theo các tuyến kênh qua đê và các tuyến đê chống lũ khác thuộc các huyện phía Tây cũng trong t́nh trạng tương tự. Nhược điểm của các cống tròn ở chỗ lưu lượng nước ra vào ít, lại thường gây ô nhiễm bên trong kênh và nội đồng, giao thông thủy bị trở ngại nên lục bình, cỏ dại xâm lấn nhanh khiến dòng kênh sớm bồi lắng. Do vậy, kênh mương không những không phát huy hiệu quả trong tiêu úng, chống hạn, bảo đảm nước tưới phục vụ sản xuất mà còn làm hạn chế đến giao thông thủy. Bị bồi lắng và xâm lấn mạnh nhất phải kể đến các tuyến kênh liên xã Bình Phú Phú An (huyện Cai Lậy), kênh cặp theo lộ Cũ (thị trấn Cai Lậy), kênh Ông Bản (Thanh Hòa, Cai Lậy), kênh Ông Khậm, kênh Thanh Niên (xã Cẩm Sơn, Cai Lậy), ...


2.8.2 Ảnh hưởng của các công trình cầu


Hiện nay một số cầu bắc qua các sông, kênh có tĩnh không thấp, khoảng thông thuyền hẹp chưa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường thủy nội địa gây hạn chế lưu thông đường thủy.

Dưới đây là thống kê cầu vượt trên các tuyến ĐTNĐ chính thuộc địa bàn tỉnh.


Bảng 2.8.2: Thống kê cầu vượt trên các tuyến đường thủy nội địa chính



TT

Cầu vượt tuyến ĐTNĐ

Tuyến đường bộ

Ghi chú

I

Tuyến K. Nguyễn Văn Tiếp (TM2)

Cấp III; y/c thông thuyền 50m, tĩnh không 7m

1

Cầu Thiên Hộ

ĐT 869

Đang thi công

2

Cầu Thạnh Lộc

Đường dân sinh

Đang thi công

3

Cầu Chùa Phật Đà

ĐT 867

Đang thi công

4

Cầu Quảng Oai

ĐT 868




5

Cầu Phú Mỹ

ĐT 866




II

Tuyến K. Chợ Gạo

Cấp II; y/c thông thuyền 80m, tĩnh không 9m

5

Cầu Chợ Gạo

Đường tránh QL50

Hoàn thành 2013

III

Tuyến Kênh 28 (Sông Cái Bè – R. Thông Lưu – Kênh 28)

Cấp II

6

Cầu Cái Bè

ĐT 875




7

Cầu Thông Lưu

QL 1




IV

Kênh Xáng Long Định (Ng Tấn Thành)

Cấp III; y/c thông thuyền 50m, tĩnh không 6m

8

Cầu Kênh Xáng

QL 1




9

Cầu Kênh Xáng

Đường tỉnh 864




VI

Sông Bảo Định

Cấp IV, V

10

Cầu Quây

Đường TP Mỹ Tho




11

Cầu Nguyễn Trãi

Đường TP Mỹ Tho




12

Cầu Hùng Vương

Đường TP Mỹ Tho




13

Cầu Công Dân

Đường xã Đạo Thành




14

Cầu Bến Tranh

ĐT 879




15

Cầu Hòa Tịnh

ĐT. 878B




VII

Tuyến Kênh 12 – Ba Rài

Cấp IV

16

Cầu Kênh 12

ĐT. 865




17

Cầu Kênh 12

ĐT. 868




18

Cầu qua sông Ba Rài, phường 3, TX Cai Lậy

Đường huyện 57B




19

Cầu Tứ Kiệt

Đường Tứ Kiệt




20

Cầu Long Thạnh

Xã Tân Bình




21

Cầu Cai Lậy

QL 1




22

Cầu Thanh Hòa

Đường liên xã ông Thiệm




23

Cầu Cẩm Sơn

Đường huyện 60




24

Cầu Hội Sơn

ĐT. 864




VIII

Tuyến Kênh Ng Văn Tiếp B – Rạch Ruộng

Cấp IV; y/c thông thuyền 25m, tĩnh không 6m

25

Cầu Rạch Ruộng

QL 30




26

Cầu chợ Phú Điền






(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang, năm 2014)

2.8.3 Ảnh hưởng của các khu dân cư


Các tuyến sông kênh chính trên địa bàn tỉnh, nhất là tại khu vực nội đô, các khu vực trung tâm xã, phường, thị trấn v.v... thường là những nơi tập trung đông dân cư. Người dân ở đây thường họp chợ, xây dựng nhà cửa, cầu tàu riêng, các điểm tập kết vật liệu xây dựng, điểm xay xát lương thực ven sông (đặc biệt là những vị trí giao nhau hay có cầu) trong hành lang an toàn đường thủy gây ảnh hưởng rất lớn đến lưu thông đường thủy.

2.8.4 Ảnh hưởng của các khu, cụm công nghiệp


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có các Khu, cụm công nghiệp nằm dọc các tuyến sông, kênh lớn như: Khu công nghiệp Mỹ Tho, cụm công nghiệp Song Thuận trên sông Tiền; Khu công nghiệp Long Giang dọc kênh Năng, kênh Hai; Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp dọc sông Soài Rạp. Các Khu cụm công nghiệp này đều có xây dựng bến thủy nội địa có cầu tàu riêng tập kết vật liệu xây dựng, hàng hóa, có các phương tiện thủy ra vào thường xuyên cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đường thủy nội địa.

Каталог: SiteFolders -> SKHDT -> 177
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29
177 -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương