Danh mục từ viết tắT


Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch giao thông đường thủy nội địa



tải về 1.76 Mb.
trang18/19
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.76 Mb.
#26582
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

5.2 Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch giao thông đường thủy nội địa


Nhằm lồng ghép các vấn đề môi trường trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải điều quan trọng hàng đầu là phải hiểu rõ hiện trạng môi trường trong xây dựng và khai thác giao thông vận tải ở Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng. Cần có các giải pháp bảo vệ môi trường, hạn chế và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong các dự án liên quan trong việc khai thác vận tải đường thủy nội địa. Đầu tư hạ tầng Đường thủy nội địa phải lưu ý đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chính vì vậy, trong phần này, chúng tôi nghiên cứu hiện trạng môi trường trong xây dựng và khai thác hệ thống giao thông vận tải thủy nội địa và đưa ra một các nhóm giải pháp như sau.

5.2.1 Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng giao thông đường thủy nội địa


  1. Bảo vệ tài nguyên đất và chống xói lở

  • Điều tra đặc điểm địa chất, địa mạo hai bên bờ, lưu lượng nước, hệ thống thủy văn để đưa ra một bản đồ chung về hiện trạng mạng lưới thủy văn mà tuyến đường dự kiến sẽ đi qua, tránh những khu vực nhạy cảm dễ bị tác động của sóng tàu, các vị trí xung yếu.

  • Quy định tốc độ tàu ghe phù hợp cho từng đoạn.

  • Xác định trên bản đồ các khu vực phải nắn dòng, đào kênh mương nhằm tránh tác động đến môi trường vùng đất ngập nước, vùng rừng ngập mặn. Kênh mương tháo khô các vùng đất ngập nước và làm giảm chất dinh dưỡng trong khu vực này. Theo thời gian, các vùng đất ướt sẽ trở nên khô ráo và các hệ sinh thái vùng đất ướt sẽ thay thế hệ sinh thái vùng đất khô do đó sẽ làm biến đổi mạnh hệ sinh thái ở các vùng đất ướt, có tác động xấu đến động thực vật, làm suy giảm nguồn lợi của con người.



  1. Bảo vệ tài nguyên nước và chống ngập úng

  • Thay đổi dòng chảy và lưu lượng nước sông, kênh, rạch ở các dự án giao thông thủy thường liên quan đến việc thiết kế, thi công các tuyến nạo vét và xây dựng các âu tầu.

  • Trong giai đoạn quy hoạch nạo vét cần đánh giá dự báo diễn biến chế độ thủy văn theo nhiều phương án. Dựa vào đó xác định rõ vị trí nạo vét, công nghệ và khối lượng nạo vét.

  • Trong giai đoạn quy hoạch các âu tầu cần nghiên cứu xác định vị trí âu tầu và thiết kế hệ thống bảo đảm lưu thông nước để đảm bảo cân bằng nước trong lưu vực.

  1. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

  • Đặc tính hệ sinh thái khu vực trong phạm vi quy hoạch: rừng ngập mặn, đất ngập nước, cửa sông, bãi triều lầy, vùng thượng nguồn.

  • Mức độ đa dạng sinh học trong vùng quy hoạch: thành phần, số Lượng các loài sinh vật: thực vật thủy sinh, động vật thủy sinh và hệ động thực vật trên cạn trong khu vực có thể bị tác động khi thực hiện quy hoạch.

  • Đánh giá giá trị sinh thái của các hệ sinh thái: khu bảo tồn thiên nhiên, vùng đất ngập nước quan trọng, khu dự trữ sinh quyển, khu vực có ư nghĩa về bảo vệ môi trường như khu vực sinh sản của một số loài thủy sinh vật, khu vực có ư nghĩa về phòng chống xói lở, lũ lụt…

  • Đánh giá về giá trị kinh tế của hệ động thực vật trong khu vực quy hoạch như cung cấp thủy hải sản, cung cấp nguồn giống cho nghề nuôi trồng thủy sản và là nguồn khai thác của nhiều cộng đồng chủ yếu dựa vào các hoạt động đánh bắt thủy sản.

  • Đánh giá về các đặc tính địa chất, thổ nhưỡng nền đáy, chế độ thủy văn của tuyến đường sông, biển, bến cảng dự định thực hiện để có thể dự báo được mức độ tác động của các quá trính nạo vét, uốn nắn chỉnh trị dòng đến các hệ sinh thái xung quanh.

  • Xem xét các tác động thứ sinh do hoạt động phát triển kèm theo, đặc biệt là dự án quy hoạch cảng, kho chứa hàng. Các khu vực có tiềm năng lớn đối với các bản báo cáo quy hoạch sử dụng đất, chiến lược phát triển kinh tế xã hội khu vực, sự phân tích kết nối các phương thức vận tải với các loại hình phát triển khác nhau cũng như mối quan tâm chung của cộng đồng.

  • Trong những trường hợp nhất định, nếu các quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nằm trong vùng có các hệ sinh thái cần phải được bảo vệ đặc biệt, thì cũng cần xem xét đến các giải pháp thay thế khác như mở các tuyến đường tránh hoặc phát triển phương thức vận tải khác để đạt được mức độ tối ưu giữa phát triển và bảo tồn.

  • Tránh quy hoạch, xây dựng cảng, bến bãi, luồng tầu, tuyến giao thông thủy mới quy mô trung bình và lớn (trên 100.000 tấn/năm) ở các vùng bảo tồn thiên nhiên trên sông.

  • Trong nhiều trường hợp có thể phải thực hiện quy hoạch đi qua những khu vực cần được bảo vệ nghiêm ngặt thì ngay tại giai đoạn quy hoạch cần phải xét đến những phương án bảo vệ, di dời, phục hồi lại giá trị sinh thái cũng như chương trình giám sát tác động. Đưa ra các quy định về công nghệ thân thiện với môi trường khi thực hiện dự án, đặc biệt trong nạo vét luồng tàu tại các vùng sinh thái nhạy cảm, đây là trường hợp khá phổ biến.

5.2.2 Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch tổ chức khai thác vận tải đường thủy nội địa


  1. Bảo vệ chất lượng môi trường không khí

  • Hạn chế sử dụng loại dầu nặng, sử dụng loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.

  • Cải tiến kỹ thuật trong việc thiết kế mới các máy tàu tiêu tốn ít nhiên liệu, ít xả khí thải hoặc chỉ xả khi đã được xử lý sơ bộ.

  • Kiểm tra chất lượng môi trường không khí định kỳ để phát hiện các yếu tố có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nếu thấy có dấu hiệu ô nhiễm phải có biện pháp xử lý và điều tiết khí thải phù hợp với kế hoạch quản lý môi trường toàn vùng.

  • Thường xuyên tưới nước thích hợp để giảm khói bụi.

  1. Các giải pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật

  • Tiến hành thu gom chất thải trên tàu và đổ vào những nơi quy định.

  • Thường xuyên kiểm tra sự rò rỉ dầu của tàu, để đề phòng trên tàu có các phao ngăn dầu được chuẩn bị khi có sự cố cùng với một số hoá chất để giảm thiểu khi có dầu tràn, tránh lan rộng.

  • Định kỳ thu gom rác và các vật nổi hai bên bờ và trên sông để bảo vệ môi trường.

  • Đối với các bến bãi bốc xếp hàng, cần có thiết bị thích hợp để giảm rơi vãi và bụi.

  • Có hàng rào bao quanh bãi và mặt bãi được thiết kế có độ dốc thoát nước vào phía trong bờ. Có hệ thống thu gom nước tràn do mùa mưa và nước thải để xử lý trước khi đưa xuống sông.

  1. Các biện pháp kiểm soát chất thải rắn

  • Trên tàu phải có thiết bị thu gom chất thải, quy định nơi vệ sinh và nơi đổ chất thải từ tàu.

  • Định kỳ thu gom rác và các vật nổi hai bên bờ và trên sông để bảo vệ môi trường.

  • Những chất thải có thể cháy được sẽ được đốt, còn các thứ khác sẽ bị cắt nhỏ đi và xả xuống sông, biển ở bên ngoài những khu vực đặc biệt hoặc giữ trên tàu để thải lên bờ. Đối với chất thải có thành phần nguy hiểm cần đổ thải đúng nơi quy định để tiến hành xử lý trước khi thải ra môi trường.

  • Đối với các tàu đổ thải trái phép, cần phải có biện pháp xử lý nghiêm.

  • Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho thủy thủ, hành khách để họ có ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế vứt chất thải bừa bãi xuống sông.

  • Theo nhịp độ phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, số lượng phương tiện đang tiếp tục phát triển với nhịp độ cao. Mật độ và lưu lượng phương tiện hoạt động trên nhiều tuyến sông đã trở nên quá tải, trong khi đó hầu hết các phương tiện đều không có trang thiết bị bảo vệ môi trường, người làm nghề sông nước lại thiếu ý thức bảo vệ môi trường, đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng không đáng có cho môi trường sông nước. Do đó vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường nước trong giao thông vận tải đường sông cần được quan tâm và có các biện pháp giải quyết kịp thời.

  1. Tràn dầu, ô nhiễm dầu

  • Kiểm soát việc thải dầu trong quá trình khai thác phương tiện vận tải (dầu đốt, dầu hàng, nước rửa hầm hàng, nước lacanh buồng máy…). Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra, xử Lý các hành vi gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và gây ô nhiễm môi trường, phối hợp với các ban ngành hữu quan, giải quyết các tranh chấp về môi trường.

  • Quy định nơi vệ sinh và đổ chất thải và đổ thải từ tàu, trên tàu có thiết bị thu gom chất thải, có thiết bị chống sự cố tràn dầu là không thể thiếu nhằm hạn chế thải trực tiếp xuống sông.

  • Chuẩn bị các tàu vớt dầu, phao ngăn dầu và các chất hoá học thích hợp phòng khi có sự cố tràn dầu.

  • Tăng cường các hoạt động dịch vụ ứng cứu, xử lý nhanh các sự cố xảy ra về phương tiện, hàng hoá và con người, đặc biệt là các sự cố chìm đắm, tràn dầu…nhằm giảm thiểu tổn thất về môi trường.

  • Do hậu quả nặng nề của ô nhiễm dầu gây ra, nhiều khi trở thành thảm hoạ môi trường nên việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc lựa chọn thiết bị chuyên chở dầu và xây dựng môi chương trình hành động phòng chống sự cố tràn dầu là rất cần thiết:

  • Lựa chọn đưa vào vận hành những con tàu chuyên vận chuyển dầu được thiết kế thoả mãn quy phạm tiêu chuẩn Quốc tế như: vỏ kép, chống chìm, tránh va chạm, cách ly…có kế hoạch loại bỏ dần những con tàu đã quá cũ. Xây dựng các quy chế kiểm tra an toàn nghiêm ngặt đối với những con tàu chở dầu chuẩn bị xuất bến. Thùng chứa dầu phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật như đủ độ dẻo, phù hợp với sự thay đổi của nhiệt độ.

  • Trang bị đầy đủ các trang thiết bị cho hoạt động ứng cứu sự cố tràn dầu như: két chứa, đường ống, phao quây, máy phân ly để ứng cứu tại chỗ để hạn chế thấp nhất sự lan truyền của các chất gây ô nhiễm khi sự cố xảy ra.

  • Thành lập những đội đặc biệt ứng cứu sự cố tràn dầu, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ và trình độ chuyên môn.

  • Kiểm soát đầu ra bằng cách loại bỏ dần các chất ô nhiễm, ví dụ như xử Lý thô, xử Lý tinh, đốt ngay trên bãi biển các cặn dầu. Thu gom các chất thải như: giẻ lau, dầu máy động cơ, nước lẫn dầu mỡ…vào nơi quy định để chuyển lên bờ. Tham gia, tuân thủ các Công ước, Hiệp định Quốc tế việc kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với tàu theo yêu cầu là rất cần thiết.

  • Xác định những khu vực có các hệ sinh thái nhạy cảm, tính rủi ro cao để có các giải pháp ưu tiên bảo vệ cũng như lựa chọn các phương án ứng cứu hữu hiệu, hoặc xây dựng các tuyến đường tránh.

  • Có các chính sách khuyến khích nghiên cứu, xây dựng, sử dụng mô hình lan truyền dầu để xác định hướng trôi dạt của dầu tràn, tổ chức nghiên cứu nhiều đề tài phục vụ công nghệ ứng cứu như lựa chọn chất phân tán dầu thích hợp với môi trường biển Việt Nam, sản xuất chất phân tán dầu từ nguyên liệu trong nước, khả năng phân huỷ của dầu thô.

  • Xây dựng những bản hướng dẫn kỹ thuật chi tiết để triển khai thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường như hướng dẫn kiểm chứng môi trường, hướng dẫn lựa chọn và sử dụng chất phân tán dầu, các hướng dẫn đánh giá thiệt hại môi trường và các thủ tục pháp lý cho việc bồi thường thiệt hại.

  • Thành lập quỹ môi trường để khắc phục tình trạng suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, quỹ bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả của sự cố môi trường, và trên hết cần xây dựng chương trình hành động Kế hoạch Quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu để có các đối phó kịp thời, hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố. Tràn dầu, ô nhiễm dầu.

  • Có biện pháp phòng ngừa giảm thiểu.

  1. Bảo vệ chống xói lở bờ

  • Làm kè gia cố bờ trên cơ sở tính toán thủy lực hướng của dòng chảy mặt, dòng chảy đáy, lưu tốc dòng chảy để quyết định kết cấu và chiều dài cần gia cố.

  • Làm kệ kè mỏ hàn: để hướng dòng chảy, chảy giữa sông đồng thời có tác dụng nạo vét bãi bồi phía bờ đối diện.

  • Có thể đưa ra một số quy chuẩn về tốc độ tàu chạy trên luồng tuỳ theo các điều kiện cụ thể của từng luồng. Quy định tốc độ tàu ghe phù hợp cho từng đoạn.

  • Khuyến khích các thiết kế chế tạo mới các loại động cơ chạy ít gây sóng như tàu cánh ngầm.

  • Để có thể chạy được tàu cánh ngầm vấn đề đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng (luồng) là điều kiện không thể thiếu.

5.2.3 Các giải pháp bảo vệ môi trường trong phát triển ngành công nghiệp sửa chữa và đóng tàu


  1. Giải pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật

  • Nghiên cứu các đặc tính sinh học trong các khu vực hoạt động của xí nghiệp nhà máy và cả khu vực xung quanh, cụ thể nghiên cứu về sự đa dạng về thành phần loài, hệ sinh thái, khả năng bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ tài nguyên đất, nước, không khí…giá trị kinh tế: cung cấp gỗ, củi, hương liệu; giá trị về mặt khoa học: cung cấp nguồn gen quý hiếm, phục vụ nghiên cứu khoa học…từ đó có những giải pháp cụ thể cho hoạt động của các nhà máy xí nghiệp.

  • Nước thải, chất thải rắn, rác thải…từ hoạt động của các nhà máy cần phải tiến hành xử Lý trước khi đổ thải ra môi trường và cần đổ thải ra đúng nơi quy định.

  • Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đầu tư các máy móc sản xuất hiện đại, thải ra ít chất thải ra môi trường.

  • Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, công nhân…trong nhà máy về tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ môi trường.

  • Xử phạt hoặc đình chỉ hoạt động đối với các nhà máy gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới các hệ sinh thái động thực vật trong và xung quanh khu vực nhà máy, cũng như cuộc sống của dân cư quanh vùng.

  • Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi…để tránh những tác động gián tiếp lên tài nguyên sinh vật.

  1. Giải pháp bảo vệ môi trường không khí

  • Trước khi tiến hành xây dựng quy hoạch các nhà quy hoạch phải tiến hành đo đạc hoặc tham khảo các số liệu về môi trường không khí nơi đặt dự án để đánh giá mức chất Lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí. Các thông số cơ bản bao gồm bụi lơ lửng (SS), CO, NO2, SO­2, O3­ và chì. Giá trị giới hạn của các thông số này được áp dụng theo TCVN 5947-1995 về tiêu chuẩn chất Lượng không khí xung quanh.

  • Biện pháp công nghệ: Đây là biện pháp được coi là cơ bản vì nó cho phép hạ thấp hoặc loại trừ chất ô nhiễm hiệu quả nhất. Nội dung chủ yếu của biện pháp này là hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chu trình kín.

  • Sử dụng công nghệ sản xuất ít chất thải. Thay thế các nguyên nhiên liệu nhiều chất độc hại bằng nguyên nhiên liệu không có hoặc ít chất độc hại như thay thế nhiên liệu nhiều lưu huỳnh như dầu FO, than đá bằng nhiên liệu ít lưu huỳnh như khí đốt, thay dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp…(Sử dụng than có chất lượng tốt., hàm lượng tro < 10% và hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,5%).

  • Thay thế các phương pháp gia công nhiều bụi sang phương pháp gia công ướt ít bụi. Biện pháp sử dụng chu trình kín có tác dụng loại trừ các chất ô nhiễm không khí ngay trong qúa trình sản xuất bằng cách sử dụng tuần hoàn hoặc một phần các khí thải một lần nữa để sản phẩm thải ra ít độc hoặc không độc.

  • Biện pháp quản lý vận hành: Việc vận hành và quản lý máy móc cũng như quy trình công nghệ cũng là một biện pháp để khống chế ô nhiễm không khí. Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành, định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ sẽ làm giảm lượng chất thải và có điều kiện quản lý chặt chẽ nguồn thải và lượng thải.

  • Ngoài ra, các yếu tố khí tượng, thủy văn ảnh hưởng tới quá trình lan truyền chất ô nhiễm cũng cần được đo đạc và xem xét như: Nhiệt độ khí quyển; độ ẩm không khí và lượng mưa; tốc độ gió và hướng gió; CO, NO2, SO2, Pb, bụi lơ lửng là các chất ô nhiễm chiếm phần lớn trong không khí, và ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người cũng như hệ sinh thái.

  • Xác định xu thế biến đổi chất lượng môi trường, tham khảo các tài liệu quy hoạch kinh tế, xã hội của vùng chủ dự án điều chỉnh và đưa ra những quyết định hợp lý.

  • Các ảnh hưởng tới môi trường không khí là các tác động tích luỹ, cộng hưởng. Do đó, đưa ra một mô hình dự báo để xem xét nồng độ các chất ô nhiễm không khí tại một thời điểm trong tương lai của cơ sở công nghiệp giao thông vận tải sẽ được xem xét cùng với các nguyên nhân khác. Nếu mức nồng độ ô nhiễm tại các điểm nhạy cảm cao hơn so với tiêu chuẩn cần hướng tới trong thời gian dự báo thì vấn đề ô nhiễm cần phải được xem xét và có thể đưa ra các phương án thay thế.

  • Thực hiện kiểm tra đo đạc khí thải định kỳ cho các thiết bị do các trung tâm môi trường thực hiện và báo cáo kết quả cho các cơ quan chức năng.

  • Thực hiện các biện pháp giảm thiểu các loại khí cụ thể: VOCs, CO2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi. Các xí nghiệp của nước ta hầu hết đều sản xuất ngoài trời nên các chất ô nhiễm có khả năng phát tán mạnh. Việc sử dụng công nghệ tẩy hà, tẩy rửa bề mặt vỏ tàu bằng phun cát không chỉ gây ô nhiễm cho khu vực sản xuất mà còn gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Do đó để giảm thiểu ô nhiễm bụi, cần tiến hành một số giải pháp sau:

  • Thường xuyên kiểm tra hệ thống lò, quạt và đường ống để đảm bảo lò đốt luôn luôn đạt hiệu suất cao.

  • Bụi phát sinh từ lò đúc và lò rèn được quạt hút và hệ thống đường ống sau đó đưa qua hệ thống Cyclon để tách bụi và khí được thải ra ngoài qua ống khói.

  • Vật liệu cạo rỉ ít kim koại nặng.

  • Che chắn khi cạo, gõ rỉ và sơn và đánh bóng.

  • Phun sơn kín.

  • Lắp đặt hệ thống thông gió và hút gió.

  • Tiến hành sản xuất trong nhà kín có lắp đặt hệ thống thông gió, hút gió để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phát tán của bụi.

  • Đầu tư các máy móc công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất. Cụ thể là thay thế công nghệ phun cát bằng phun bi trong quá trình tẩy hà và tẩy rửa bề mặt vỏ tàu. Công nghệ này vừa đem lại hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường và hạn chế ô nhiễm bụi.

  • Tiến hành phun nước để hạn chế bụi phán tán do các hoạt động bốc xếp hàng, hoạt động của các phương tiện vận tải trong nhà máy…gây ra

  • Trồng cây xanh quanh khu vực nhà máy, hệ thống cây xanh không chỉ tạo cảnh quan trong nhà máy mà còn điều hoà khí hậu và hút bụi.

  • Nồng độ tối đa cho phép (QĐ 505-BYT).

  • Áp dụng các biện pháp về an toàn lao động: Công nhân các nhà máy xí nghiệp bắt buộc phải tuân thủ các quy trình bảo hộ lao động như đeo khẩu trang, các thiết bị giảm thanh và mặc bảo hộ lao động.

  1. Giải pháp bảo vệ môi trường nước

  • Điều tra nghiên cứu đặc điểm của hệ thống thủy văn, phân bố của hệ thống nước ngầm từ đó đưa ra bản đồ tài nguyên nước.

  • Lựa chọn vị trí đặt dự án ít nhạy cảm nhất từ các bản đồ hiện trạng được nêu ở trên.

  • Tiến hành quy hoạch đúng đắn cơ sở hạ tầng, và đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải được thiết kế sao cho có thể thu gom toàn bộ nước thải trong khu vực nhà máy, bao gồm cả nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt. Nước thải sau khi được xử lý sẽ đổ thải ra sông ngòi.

  • Lựa chọn, đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, ít tác động tới môi trường.



  1. Hạn chế tiếng ồn, rung động

  • Đảm bảo đạt TCVN 5949-1995, giới hạn tiếng ồn khu vực công cộng và khu dân cư, QĐ 505-BYT, quy định mức áp suất âm nên dùng.

  • Các biện pháp công nghệ: Các biện pháp chống ồn hữu hiệu nhất là cách ly nguồn ồn vào các không gian kín hoặc che chắn bằng các vật liệu cách âm. Tiếng ồn từ máy nén khí sẽ được xử lý bằng cách đặt thiết bị trong buồng kín có tường giảm thanh và cách âm.

  • Tuy nhiên để hạn chế tối đa, phương án trồng cây xanh quanh khu vực dự án là tốt nhất. Tận dụng các khu đất trống để trồng thêm cây xanh tạo vùng đệm, giảm thiểu tiếng ồn và hạn chế ô nhiễm không khí. Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút tiếng ồn, giảm nhiệt độc không khí, một số cây xanh có khả năng hấp thụ kim loại nặng như chì, Cadimium…Ngoài ra một số cây xanh rất nhạy cảm với không khí dùng làm chỉ thị nhằm phát hiện chất ô nhiễm không khí. Vì vậy trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên và xung quanh nhà máy, dọc các đường giao thông…vừa tạo cảnh quan vừa hạn chế cường độ âm thanh, nên thiết kế từ khu vực sản xuất đến tường bao quanh nhà máy trồng tối thiểu 5 dải cây xanh.

  1. Giảm thiểu các tác động kinh tế- xã hội

  • Kế hoạch đền bù, tái định cư phải đảm bảo cải thiện hay ít nhất duy trì mức sống của người dân so với trước khi có dự án.

  • Cố gắng hoàn thành công tác tái định cư cho những hộ bị di chuyển trước khi công việc xây dựng được tiến hành, trao tiền đền bù đúng thời hạn, thường trước thời gian yêu cầu họ chuyển khoảng 6 tháng, chưa giải phóng mặt bằng nếu toàn bộ tiền đền bù chưa được chi trả.

  • Kế hoạch tái định cư và đền bù phải được thực hiện có sự tham vấn của người dân.

  • Xây dựng khu tái định cư hoặc chuẩn bị vùng đất cho tái định cư sau khi đã tiến hành mạn đàm với những người dân bị di chuyển để có khả năng nhận được sự ủng hộ của họ về nơi ở mới. Có kế hoạch giúp đỡ các gia đình neo đơn, có người già yếu, ốm đau, gia đình không có nam giới ở độ tuổi lao động…trong việc tháo dỡ nhà cũ, vận chuyển tới nơi ở mới và kiến tạo chỗ ở mới.

  • Kế hoạch tái định cư cần được vạch ra theo hướng nhất định nhằm ngăn sự tàn phá môi trường. Các nhà lãnh đạo địa phương cần phải tiếp quản cuối cùng từ cơ quan định cư trách nhiệm quản lý môi trường và bảo quản những tài sản hạ tầng cơ sở.

  • Tạo cơ hội việc làm cho nhân dân trong khu vực có dự án, tận dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương trong các công việc lao động phổ thông khi tiến hành xây dựng. Lợi ích chính của việc giảm số lao động mới trong vùng sẽ tránh việc tăng đột ngột yêu cầu về dịch vụ.

  • Trước khi tiến hành quy hoạch xây dựng cần nghiên cứu kỹ Lýỡng khu vực tiến hành dự án, cố gắng không gây ảnh hưởng xấu tới các khu du lịch, khu danh lam thắng cảnh, khu nhạy cảm…

  • Nâng cao dân trí là biện pháp cơ bản, lâu dài và rộng khắp. Tổ chức phổ biến, tập huấn bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, chuyển giao kỹ thuật và tổ chức sản xuất hàng hóa nhất là nông, lâm sản.

  • Toàn thể cư dân bao gồm những người định cư và dân chúng ở cũ cần được chỉ dẫn về việc sử dụng điều kiện vệ sinh tốt để kiểm soát ô nhiễm nước gây ra bởi hoạt động sinh hoạt của gia đình họ. Các phương thức an toàn về kỹ thuật như không xây nhà vệ sinh quá gần các giếng và sông ngòi.

Каталог: SiteFolders -> SKHDT -> 177
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29
177 -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương