Danh mục từ viết tắT


Xác định nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020



tải về 1.76 Mb.
trang17/19
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.76 Mb.
#26582
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

4.5 Xác định nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020


Đối với các tuyến ĐTNĐ và cảng do trung ương quản lý, nguồn vốn để đầu tư nâng cấp sẽ từ nguồn kinh phí của Trung ương theo các quy hoạch và dự án được phê duyệt.

Nguồn vốn ngân sách của tỉnh chủ yếu đầu tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng như: nạo vét, duy tu, trang bị phao tiêu báo hiệu cho các tuyến ĐTNĐ do địa phương quản lý, kè bờ sông kênh chống sạt lở, đầu tư xây dựng các trạm quản lý, các cảng chính tại trung tâm các huyện và một số dự án dân sinh cấp thiết khác. Dự kiến nguồn vốn đầu tư đến nãm 2020 khoảng 1.000 tỷ.



Nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng các cảng thủy nội địa, bến khách và hàng hóa, các bến phà, đò ngang dự kiến đến năm 2020 vào khoảng 500 tỷ.

Bảng 4.5: Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển ĐTNĐ Tiền Giang


Đơn vị: tỷ đồng

TT

Hạng mục

Dự kiến nhu cầu vốn

2014 - 2015

2016 - 2020

I

Công tác nạo vét luồng lạch

100

200

1

Nạo vét duy trì hoạt động các tuyến ĐTNĐ

50

100

2

Nạo vét nâng cấp, cải tạo tuyến ĐTNĐ

50

100

II

Kè bờ sông kênh chống sạt lở

100

100

III

Đầu tư hệ thống phao tiêu – báo hiệu

10

50

IV

Đầu tư cho bến bãi

305

630

1

Mở rộng, nâng cấp Cảng Mỹ Tho

50

100

2

Đầu tư xây dựng cụm cảng biển khu vực sông Soài Rạp

100

350

3

Đầu tư xây dựng cảng sông địa phương trên sông Tiền

100

100

4

Đầu tư bến tổng hợp HK-HH

10

20

5

Nâng cấp các bến HH

20

30

6

Nâng cấp các bến HK

10

20

7

Hỗ trợ cải tạo bến đò ngang

10

5

V

Đầu tư bến phà

5

5




Tổng:

515

1.180

PHẦN V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


Khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng chủ yếu là kinh tế nông ngư nghiệp. Hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất và được xác định trong vùng đất bị ngập nước bao gồm: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đầm nội địa, hệ sinh thái rừng tràm trong các khu trũng, hệ sinh thái cửa sông, hệ động vật. Hệ sinh thái tại khu vực này rất nhạy cảm, dễ bị tác động nên không thể phục hồi được nếu không được quản lý đúng đắn.

Trong giai đoạn xây dựng và suốt quá trình khai thác luồng tuyến và các cảng, bến, tác động chủ yếu tới môi trường là tác động của vị trí công trình và sự thay đổi hình thái lòng sông đến thủy văn và bồi lắng. Giai đoạn sau tác động xấu chủ yếu là do hoạt động bất cẩn gây ra sự cố và do các tác nhân ô nhiễm phát sinh từ quá trình khai thác cảng, bến cũng như khai thác phương tiện vận tải. Các tác nhân này gây ảnh hưởng lâu dài nhưng có khả năng khống chế.


5.1 Hiện trạng các vấn đề môi trường trong xây dựng và khai thác giao thông vận tải thủy nội địa tỉnh Tiền Giang

5.1.1 Tác động môi trường của việc xây dựng, khai thác cảng và luồng:


  1. Ảnh hưởng của vị trí cảng:

Các hoạt động xây dựng cảng chủ yếu có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường là:

  • San lấp vùng đất thấp hiện hữu để xây dựng kho cảng, nạo vét làm kè, bến đậu tàu.

  • Xây dựng kho bãi, kè và cầu tàu.

Với tác động này nếu vị trí xây dựng cảng nằm trong vùng nhạy cảm sinh thái thì hệ sinh thái bị ảnh hưởng lâu dài và có thể không hồi phục được.

  1. Ảnh hưởng của quá trình nạo vét:

Việc nạo vét đất sẽ tăng nguy cơ và mức độ xói lở bờ tại khu vực xây dựng và xáo trộn bùn cát và thay đổi hình dáng tự nhiên của lòng sông. Hoạt động nạo vét sẽ gây tác động đến chất lượng nước và đời sống thủy sinh.

Mặc dầu thực chất vấn đề xói lở bờ sông không phải chủ yếu do nạo vét mà còn do quy luật chuyển động của bùn cát dưới tác động của dòng nước. Tuy nhiên, việc nạo vét sâu, mở rộng mặt cắt và hoạt động của phương tiện giao thông sau khi thi công làm thay đổi địa hình đáy sông, thay đổi độ sâu, chiều rộng luồng lạch và thủy vực tại cảng, có thể làm thay đổi tốc độ và hướng dòng chảy, làm thay đổi lực tác động ảnh hưởng đến sự ổn định của đường bờ gây nên xói lở hoặc bồi lấp thu hẹp luồng chạy tàu, xói lở bồi lắng lòng sông, kênh. Hơn nữa để xây dựng các công trình ven và trong thủy vực thường phải tiến hành phá huỷ, san lấp vùng ven bờ. Hậu quả là tính nguyên vẹn của đường bờ sẽ bị mất đi và khả năng sụt lún, dẫn đến hiện tượng xói lở và bồi lắng đới bờ bất thường. Bên cạnh đó, việc thay đổi chế độ dòng chảy trên các tuyến sông cùng với hiện tượng thu hẹp diện tích rừng ngập mặn ven biển là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xói lở bờ biển.


5.1.2 Tác động môi trường do hoạt động của các phương tiện vận tải thủy:


  1. Ô nhiễm nước:

Do dầu, mỡ: nguyên nhân là các tai nạn do va chạm hoặc do phương tiện bị mắc cạn, xả cặn dầu, nước dằn tàu lẫn dầu, ...

Ngoài ra còn bị ô nhiễm bởi nước dằn và nước làm mát máy, chất thải sinh hoạt và rác thải rắn, chất thải nguy hiểm, độc hại, ...

Theo kết quả nghiên cứu chất lượng nguồn nước mặt sông Tiền theo nguồn báo cáo của Cục quản lý đường sông năm 2005, chất lượng nước của sông trên ở mức độ ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm nặng, cụ thể được đánh giá như sau:


Hiện trạng ô nhiễm

pH

COD

(mg/l)

BOD

(mg/l)

NO3-

X (mg/l)

SS

(mg/l)

NO2-

(mg/l)

NH4+

(mg/l)

Sông Tiền

A

A

A

-

B

-

B

TCVN 5942-1995 - Loại A

6,0-8,5

<10,0

<4,0

10,0

20







TCVN 5942-1995 - Loại B

5,5-9,0

<35,0

<25,0

15,0

80







Ký hiệu:

A : Hàm lượng các chất đạt tiêu chuẩn loại A - TCVN 5942-1995



B : Hàm lượng các chất đạt tiêu chuẩn loại B - TCVN 5942-1995

5.1.3 Tác động môi trường do một số nguyên nhân khác:


  1. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa sẽ dẫn đến hiện tượng mất diện tích canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của cộng đồng địa phương đặc biệt là tại các tuyến kênh mở mới hoàn toàn và các bến cảng được xây mới

  1. Tăng nguy cơ phèn hoá và xâm nhập mặn

Vùng cửa sông tại khu vực ĐBSCL được đánh giá là khu vực có nguy cơ nhiễm phèn và xâm nhập mặn cao, do đó khi tiên hành các hoạt động xây dựng trong khu vực này sẽ là điều kiện đủ làm tăng nguy cơ nhiễm phèn đặc biệt là các vùng đất chiêm trũng, rừng ngập mặn và tại các vùng cửa sông ven biển, các vùng đất chua phèn như cửa Định An, cửa Hàm Luông, cửa Tiểu, cửa Bồ Đề. Hoạt động xây dựng, nạo vét nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông thủy trong các vùng ven biển và cửa sông sẽ làm thủy vực có thể trở nên sâu hơn, tốc độ dòng chảy lớn hơn, lưu lượng dòng chảy thay đổi do đó làm tăng tăng nguy cơ xâm nhập mặn sâu vào các vùng nội địa.

  1. Tác động đến hệ sinh thái, thảm thực và động vật

Quy hoạch phát triển và nâng cấp các tuyến đường thủy qua hoặc gần vùng đất ngập nước, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, sân chim, ...có thể xâm hại đến các khu bảo tồn thiên nhiên, dự trữ sinh thái này, dẫn đến hiện tượng giảm diện tích rừng ngập mặn, rừng tràm gây tác động đến vùng sinh sống, nơi sinh sản của nhiều loài động thực vật. Một phần diện tích đất ngập nước có giá trị khoa học và ư nghĩa bảo tồn dọc các tuyến sông trong vùng quy hoạch sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó.

Каталог: SiteFolders -> SKHDT -> 177
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29
177 -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương