Danh mục từ viết tắT


Quy hoạch phân cấp quản lý và kỹ thuật các tuyến đường thủy nội địa



tải về 1.76 Mb.
trang15/19
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.76 Mb.
#26582
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

4.2.2 Quy hoạch phân cấp quản lý và kỹ thuật các tuyến đường thủy nội địa


  1. Các tuyến ĐTNĐ do trung ương quản lý:

Trên địa bàn tỉnh, quy hoạch quốc gia xác định có 8 tuyến ĐTNĐ do trung ương quản lý tương ứng với các tuyến vận tải trung ương. Tám tuyến đường thủy trung ương quản lý được quy hoạch đến 2020 đạt tiêu chuẩn kỹ thuật chung toàn tuyến từ cấp III đến cấp I, trong đó có những đoạn cục bộ qua địa phận Tiền Giang đạt cấp II như Rạch Lá, rạch Kỳ Hôn, kênh Chợ Gạo. Trong số 8 tuyến này, có 2 dự án đang được ưu tiên là dự án nạo vét tuyến kênh Tháp Mười số 2 (kênh Nguyễn Văn Tiếp) và dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo.

Để giải quyết ùn tắc tại nút cổ chai kênh Chợ Gạo, Bộ GTVT đã có quyết định số 3178/QĐ-BGTVT ngày 30/10/2009 về việc phê duyệt và Quyết định số 1738/QĐ-BGTVT ngày 21/6/2013 phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo. Tổng chiều dài tuyến đạt 27,2km bắt đầu từ vị trí rạch Tràm đến ngã ba sông Tiền đạt tiêu chuẩn cấp II đường thủy nội địa và có mở rộng luồng.


Bảng 4.2.2-a: Danh mục các tuyến đường thủy nội địa do Trung ương quản lý


TT

Tên sông, kênh

Chiều dài (Km)

Cấp kỹ thuật HT

Cấp KT QH *

Ghi chú

ĐB

I

II

III

IV




1

Sông Tiền (sông chính)

63,0

63,0










 

ĐB

 

2

Sông Vàm Cỏ

36,0

36,0










 

ĐB

 

3

Kênh Tháp Mười Số 2 (N.V.Tiếp)

44,0




 

 

 44,0




III

 

4

Rạch Kỳ Hôn

7,0




 

7,0

 

 

II

 

5

Kênh Chợ Gạo

11,5




 

 11,5




 

II

 

6

Rạch Lá

 10,0




 

10,0

 

 

II

 

7

Kênh 28

 21,3




 




 21,3

 

III

 

8

Kênh Nguyễn Tấn Thành (Kênh Xáng)

 19,3




 




 19,3

 

III

 

* là cấp KT chung cho toàn tuyến

  1. Các tuyến ĐTNĐ do địa phương quản lý:

Đối với các tuyến ĐTNĐ do tỉnh quản lý, quy hoạch giữ ổn định danh mục 38 tuyến đường thủy do cấp tỉnh quản lý như đã được công bố.

Đối với các tuyến ĐTNĐ khác, phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý về tuyến, tăng chiều dài đường thủy nội địa được quản lý và khai thác vận tải đạt 100% vào năm 2020. Rà soát, bổ sung danh mục đường thủy do cấp huyện quản lý. Các kênh phục vụ thủy lợi giao ngành thủy lợi quản lý.



Về phân cấp kỹ thuật các tuyến ĐTNĐ địa phương: Thực hiện đảm bảo đồng cấp trên mỗi tuyến theo nguyên tắc các tuyến trục chính, quan trọng của tỉnh phải đạt cấp III-IV, các tuyến còn lại đạt cấp V. Các trục đường thủy chính của tỉnh ngoài các tuyến trùng với các tuyến do trung ương quản lý thì được xác định là các tuyến theo hướng Bắc Nam nối từ kênh Nguyễn Văn Tiếp xuống phía sông Tiền ở các khu vực Mỹ Tho, Cai Lậy, Cái Bè và Gò Công và cũng là các tuyến nối Mỹ Tho – Tân An, Mỹ Tho – Mộc Hóa, Cái Bè – Mộc Hóa.

Bảng 4.2.2-b: Quy hoạch phân cấp kỹ thuật các tuyến ĐTNĐ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do tỉnh quản lý


TT

Danh mục (Tên sông, kênh)

Chiều dài

(Km)

Cấp kỹ thuật hiện trạng (km)

QH đồng cấp

I

II

III

IV

V




Tổng số: 38 tuyến

496,0

16,90

38,00

71,90

207,2

162,0




1

Kênh Nguyễn Văn Tiếp B

20,00










20,00




IV

2

Rạch Ruộng

4,50










4,50




IV

3

Sông Cái Cối

21,00




14,00

7,00







III

4

Kênh Cổ Cò

11,00







11,00







IV

5

Sông Cái Thia

9,50







1,20

8,30




IV

6

Kênh 5

9,60










9,60




IV

7

Kênh 6 - Bằng Lăng (có Đoạn Rạch Ông Vẽ)

21,50










21,50




IV

8

Sông Mỹ Thiện

14,00













14,00

IV, V

9

Sông Trà Lọt (Có nhánh phụ ngã 4 Thông Lưu)

14,70







6,30

8,40




IV

10

Kênh số 7

11,60










11,60




IV

11

Rạch Bà Đắc (có đoạn Kênh Mới)

6,60










4,00

2,60

IV

12

Kênh 8

11,50










11,50




IV

13

Kênh Đường Nước (Có đoạn sông Bà Tồn)

6,00










6,00




IV

14

Kênh 10

14,50










14,50




III, IV

15

Sông Lưu (Có nhánh sông Cái Bè)

14,90







4,50

10,40




III, IV

16

Sông Ba Rài

21,70







17,00

4,70




IV

17

Kênh 12

9,20










9,20




IV

18

Kênh Xáng

4,00










4,00




IV

19

Kênh Cũ (Sông Bà Bèo)

8,00










8,00




IV

20

Sông Trà Tân

7,70










7,70




IV

21

Kênh Mỹ Long - Bà Kỳ

14,50













14,50

IV, V

22

Rạch Rau Răm

3,00










3,00




IV

23

Rạch Gầm

11,50







2,50

9,00




IV

24

Rạch Bảo Định

20,60










5,00

15,60

IV

25

Rạch Bến Chùa

5,40













5,40

V

26

Kênh Năng (K.Chợ Bưng)

12,20










12,20




IV

27

Kênh Lộ Mới

12,90













12,90

V

28

Kênh 1

9,30










9,30




IV

29

Kênh Bắc Đông (Bờ phía Tiền Giang)

20,50













20,50

IV

30

Kênh Tràm Mù

22,20













22,20

V

31

Kênh Hai Hạt - Trương Văn Sanh

41,20













41,20

V

32

Sông Gò Công

12,30







7,50

4,80

10,2

IV,V

33

Rạch Gò Gừa

2,90













2,90

V

34

Sông Cửa Trung (Bờ phía Tiền Giang)

23,00

5,50

17,50










II

35

Sông Năm Thôn

14,90







14,90







III

36

Nhánh cù lao Tân Phong

11,40

11,40













I

37

Nhánh Sông Cồn Tròn

2,50




2,50










II

38

Nhánh Sông Cồn Qui

4,00




4,00










II

4.2.3 Quy hoạch nâng cấp, cải tạo luồng lạch các tuyến đường thủy nội địa chính của tỉnh Tiền Giang


4.2.3.1Quy hoạch nâng cấp, cải tạo các tuyến ĐTNĐ do trung ương quản lý

  1. Tuyến Sông Tiền:

Đây là tuyến chính cho tàu biển đi đến các cảng trên hệ thống sông Tiền và quá cảnh sang Campuchia.

  • Luồng tàu biển từ cửa Tiểu đến thượng lưu cảng Mỹ Tho:

  • Đoạn hạ lưu cầu Rạch Miễu: cho phép tàu trọng tải đến 5.000 DWT đầy tải và tàu đến 10.000 DWT giảm tải.

  • Đoạn thượng lưu cầu Rạch Miễu: tàu trọng tải đến 5.000 DWT.

  • Luồng từ cảng Mỹ Tho - Biên giới Campuchia:

Quy hoạch tuyến đạt sông cấp đặc biệt cho tàu 5.000 DWT đầy tải và 10.000 DWT giảm tải. Quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2020 là đảm bảo ổn định luồng lạch Cửa Tiểu và nạo vét cục bộ một số đoạn bị bồi lắng để đi lại dễ dàng.

  1. Tuyến kênh Chợ Gạo:

Tuyến bao gồm các đoạn sông, kênh là Rạch Lá, kênh Chợ Gạo, rạch Kỳ Hôn. Tuyến đang được thi công nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp II - ĐTNĐ,với các hạng mục nạo vét, mở rộng, gia cố bờ, chỉnh trị luồng đạt kích thước luồng h = 3,5m, B = 55m, bề rộng thông thuyền dưới cầu 80m, tĩnh không các cầu trên tuyến 09m.

  1. Tuyến Kênh 28:

Quy hoạch cải tạo tuyến đạt đồng cấp III- ĐTNĐ với kích thước luồng h = 2,5 ~ 3m, B = 30 ~ 40m và bề rộng thông thuyền dưới cầu 30m, tĩnh không các cầu trên tuyến 7m. Công tác chính là nạo vét, mở rộng lòng kênh, gia cố bờ, thay thế phao tiêu, báo hiệu, nâng cấp cầu có khổ thông thuyền và tĩnh không thấp.

  1. Kênh Nguyễn Tấn Thành (kênh Xáng) :

Nâng cấp cải tạo tuyến thành cấp III – ĐTNĐ với kích thước luồng h = 2,5 ~ 3m, B = 30 ~ 40m và bề rộng thông thuyền dưới cầu 30m, tĩnh không các cầu trên tuyến 7m. Công tác chính là nạo vét, mở rộng lòng kênh, thay thế phao tiêu, báo hiệu, nâng cấp cầu có khổ thông thuyền và tĩnh không thấp. Quy hoạch khu neo đậu, chờ nước cho phương tiện.

  1. Sông Vàm Cỏ:

Tiếp tục duy trì tuyến ở cấp đặc biệt - ĐTNĐ, công tác chính là thanh thải chướng ngại, đảm bảo luồng lạch, phao tiêu, báo hiệu.

  1. Kênh Nguyễn Văn Tiếp (kênh Tháp Mười số 2):

Đồng thời với dự án xây dựng âu tàu Rạch Chanh (đã có kế hoạch thuộc địa bàn Long An), quy hoạch nâng cấp cải tạo tuyến kênh Nguyễn Văn Tiếp thuộc tuyến Kênh Tháp Mười số 2 đạt cấp III – ĐTNĐ với kích thước luồng h = 2,5 ~ 3m, B = 30 ~ 40m và bề rộng thông thuyền dưới cầu 30m, tĩnh không các cầu trên tuyến 7m. Công tác chính là nạo vét, mở rộng lòng kênh, thay thế phao tiêu, báo hiệu, nâng cấp cầu có khổ thông thuyền và tĩnh không thấp.

4.2.3.2 Quy hoạch nâng cấp, cải tạo các tuyến đường thủy nội địa do địa phương quản lý

a) Tuyến đường thủy nội địa do cấp tỉnh quản lý:

Tương ứng với quy hoạch về phân cấp quản lý và kỹ thuật, căn cứ vào phân chức năng và số liệu dự báo nhu cầu vận tải trên các tuyến ĐTNĐ, các công tác quy hoạch nâng cấp cải tạo luồng lạch các tuyến ĐTNĐ như sau:


Bảng 4.2.3.2: Quy hoạch các tuyến đường thủy nội địa do cấp tỉnh quản lý


TT

Danh mục (Tên sông, kênh)

Chiều dài

(Km)

Cấp K.T

Công tác quy hoạch

HT

QH




Tổng số: 38 tuyến

496,0










1

Kênh Nguyễn Văn Tiếp B

20,00

IV

IV

Duy trì ổn định cấp IV

2

Rạch Ruộng

4,50

IV

IV

Duy trì ổn định

3

Sông Cái Cối

21,00

II, III

III

Duy trì ổn định

4

Kênh Cổ Cò

11,00

III

IV

Hạ cấp để đảm bảo xây dựng các cầu qua kênh

5

Sông Cái Thia

9,50

III, IV

IV

Duy trì ổn định

6

Kênh 5

9,60

IV

IV

Duy trì ổn định, có đoạn cấp V

7

Kênh 6 - Bằng Lăng (có Đoạn Rạch Ông Vẽ)

21,50

IV

IV

Duy trì ổn định, có đoạn cấp V

8

Sông Mỹ Thiện

14,00

V

V

Duy trì ổn định

9

Sông Trà Lọt (Có nhánh phụ ngã 4 Thông Lưu)

14,70

III, IV

IV

Duy trì ổn định

10

Kênh số 7

11,60

IV

IV

Duy trì ổn định

11

Rạch Bà Đắc (có đoạn Kênh Mới)

6,60

IV

IV

Duy trì ổn định

12

Kênh 8

11,50

IV

IV

Duy trì ổn định

13

Kênh Đường Nước (Có đoạn sông Bà Tồn)

6,00

IV

IV

Duy trì ổn định

14

Kênh 10

14,50

IV

IV

Duy trì ổn định

15

Sông Lưu (Có nhánh sông Cái Bè)

14,90

III, IV

IV

Duy trì ổn định

16

Sông Ba Rài

21,70

III, IV

IV

Duy trì ổn định cấp IV

17

Kênh 12

9,20

IV

IV

Duy trì ổn định cấp IV

18

Kênh Xáng

4,00

IV

IV

Duy trì ổn định

19

Kênh Cũ (Sông Bà Bèo)

8,00

IV

IV

Duy trì ổn định

20

Sông Trà Tân

7,70

IV

IV

Duy trì ổn định

21

Kênh Mỹ Long - Bà Kỳ

14,50

V

V

Duy trì ổn định

22

Rạch Rau Răm

3,00

IV

IV

Duy trì ổn định

23

Rạch Gầm

11,50

III, IV

IV

Duy trì ổn định cấp IV

24

Sông Bảo Định

20,60

IV, V

IV

Nạo vét nâng đồng cấp IV ngoài vùng dân cư, khơi sâu luồng, kè bờ trong nội thị

25

Rạch Bến Chùa

5,40

V

V

Duy trì ổn định

26

Kênh Năng (K.Chợ Bưng)

12,20

IV

IV

Duy trì ổn định

27

Kênh Lộ Mới

12,90

V

V

Duy trì ổn định

28

Kênh 1 (xã Thạnh Hòa)

9,30

IV

IV

Duy trì ổn định, chuyển từ cấp huyện lên cấp tỉnh quản lý

29

Kênh Bắc Đông (Bờ phía Tiền Giang)

20,50

V

V

Duy trì ổn định

30

Kênh Tràm Mù

22,20

V

V

Duy trì ổn định

31

Kênh Hai Hạt - Trương Văn Sanh

41,20

V

V

Duy trì ổn định

32

Sông Gò Công

22,5

III, IV,V

IV, V

Nối liền đoạn sông Gò Công hiện hữu với đoạn sông Gò Công phía trong Cống Đập dài 4,6km, kênh Salicttes dài 4,1km, sông Sơn Qui dài 1,5km đến 03 cống ngăn mặn.

- Đoạn hiện hữu (12,3km) duy trì cấp IV ổn định



- Đoạn kéo dài (10,2km) quy hoạch cấp V

33

Rạch Gò Gừa

2,90

V

V

Duy trì ổn định, nạo vét khơi sâu luồng

34

Sông Cửa Trung (Bờ phía Tiền Giang)

23,00

I, II

II

Duy trì ổn định cấp II

35

Sông Năm Thôn

14,90

III

III

Duy trì ổn định

36

Nhánh cù lao Tân Phong

11,40

I

I

Duy trì ổn định

37

Nhánh Sông Cồn Tròn

2,50

II

II

Duy trì ổn định

38

Nhánh Sông Cồn Qui

4,00

II

II

Duy trì ổn định

b) Tuyến đường thủy nội địa do cấp huyện quản lý:

  • Duy trì ổn định luồng lạch, giữ nguyên cấp kỹ thuật như hiện trạng.

  • Từng bước trang bị hệ thống thông tin, báo hiệu đường thủy,ưu tiên các tuyến chính giao cắt với các tuyến do tỉnh và trung ương quản lý.

c) Sông, kênh, rạch ngành thủy lợi quản lý:

  • Sông kênh rạch chỉ phục vụ thủy lợi do ngành thủy lợi quản lý và đầu tư.
      1. Quy hoạch đầu tư nâng cấp hệ thống phao tiêu - báo hiệu trên các tuyến chính


  1. Tuyến đường thủy nội địa do Trung ương quản lý:

Đối với các tuyến ĐTNĐ do trung ương quản lý đã được trang bị hệ thống phao tiêu tín hiệu sẽ được hiện đại hóa theo từng dự án cụ thể.

  1. Tuyến đường thủy nội địa do địa phương quản lý:

Tới năm 2020, đảm bảo tất cả 496,0 km (38 tuyến) ĐTNĐ do cấp tỉnh quản lý đều được trang bị hệ thống phao tiêu, báo hiệu giao thông đường thủy đầy đủ theo đúng tiêu chuẩn. Tiếp tục kiến nghị với cấp trên về giải pháp khắc phục tình trạng màu xanh của biển báo hiệu lẫn với màu xanh lá cây gây khó khăn quan sát.

Đối với các tuyến ĐTNĐ do cấp huyện quản lý trang bị hệ thống phao tiêu, báo hiệu theo hướng ưu tiên các tuyến chính.


4.2.5. Quy hoạch phát triển các cảng, bến thủy nội địa và phà


4.2.5.1.Quy hoạch phát triển các Cảng:

  1. Quy hoạch cảng chính Mỹ Tho

Về chức năng, cảng được quy hoạch là cảng chính của khu vực ĐBSCL, bao gồm 3 chức năng: cảng biển, cảng tổng hợp, cảng khách.

Quy hoạch hạ tầng cảng:

Quy mô quy hoạch: mở rộng thêm diện tích lên 4,3 ha, đầu tư nâng khả năng tiếp nhận tàu lên tới 5.000 DWT: Xây dựng thêm bến mới, kho hàng container mới, bãi hàng container và bãi công nghệ mới. Lượng hàng qua cảng năm 2020 dự kiến đạt 1,0 – 2,0 triệu T.

Đầu tư trang thiết bị: bổ sung thiết bị bốc xếp như cần trục 40T, tầm với R=20m; đầu kéo và rơ mooc container loại 20ft và 40ft, xe nâng chạy điện đến 2,5T.

Hệ thống giao thông kết nối cảng:

a/ Giao thông đường bộ:

Cảng Mỹ Tho giáp liền với tỉnh lộ 864; Từ tỉnh lộ 864 đi theo hướng Bắc qua đường tỉnh 870 và 870B ra Quốc lộ 1. Từ QL1 đi về hướng Đông Bắc đến Long An; Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và phía Bắc; Đi về hướng Tây đến các tỉnh Vĩnh Long; Cần Thơ; An Giang; Đồng Tháp, đi về hướng Đông theo QL.50 đi đến Khu Công nghiệp phía Đông và tỉnh Long An, TP HCM v.v...

Từ cảng qua cầu Rạch Miễu theo tỉnh lộ 881 đi Bến Tre và từ đây theo tỉnh lộ 882 qua phà Cổ Chiên theo tỉnh lộ 910; Tỉnh lộ 901 đến Trà Vinh.

- Ngoài ra từ cảng đi đến các khu vực nội tỉnh còn có các tuyến đường liên Huyện, liên xã và các tuyến đường trong nội thành v.v...



b/ Giao thông đường thủy nội địa:

Cảng Mỹ Tho được nối với mạng lưới đường thủy nội địa của khu vực Nam Bộ và đặc biệt là các tỉnh ĐB sông Cửu Long. Tuyến đường thủy nối TP Hồ Chí Minh đến cảng Mỹ Tho theo sông Sài Gòn - sông Nhà Bè - sông Soài Rạp –sông Vàm Cỏ theo kênh Chợ Gạo ra sông Tiền đi đến cảng. Từ sông Tiền đi theo kinh Chệt Sậy ra sông Hàm Luông. Từ sông Hàm Luông đi theo kinh Mỏ Cày ra sông Cổ Chiên đi theo sông Măng Thít ra sông Hậu. Từ sông Hậu theo rạch Long Xuyên - kinh Rạch Giá đến Rạch Giá; Từ sông Hậu theo kinh Xà No, sông Trẹm - Cạnh Đền đến Cà Mau; Từ sông Trẹm - Cạnh Đền theo kinh Quản Lộ - Cạnh Đền đến Bạc Liêu, .... Các tuyến đường thủy này đảm bảo cho đoàn sà lan 300 Tấn hoạt động liên tục cả ngày đêm.

c/ Tuyến luồng tàu biển đến cảng:

Tuyến luồng tàu biển từ phao số 0 dọc theo sông Tiền vào đến cảng dài 74km bao gồm các đọan:



  • Đoạn Cửa Tiểu từ phao “0” đến Vàm Kinh với chiều dài 25km. Hệ thống báo hiệu đã được lắp đặt trước năm 1975.

  • Đoạn từ Vàm Kinh đến thượng lưu cảng Mỹ Tho mới được thiết kế và đưa vào sử dụng từ năm 2001.

  • Luồng hiện tại chỉ mới tiếp nhận tàu có tải trọng tối đa 3.000 DWT vào các cảng nội địa và chủ yếu là các tàu nước ngoài quá cảnh sang Cam-Pu-Chia

  1. Quy hoạch hệ thống cảng biển trên sông Soài Rạp

  • Quy hoạch phát triển thêm cụm cảng biển Tiền Giang tại sông Soài Rạp - Gò Công Đông với chức năng năng vừa là Cảng chuyên dùng vừa là Cảng tổng hợp trên địa bàn xã Bình Đông đến Vàm Láng phục vụ các khu công nghiệp khu vực Gò Công và bến vệ tinh cho cụm cảng TP Hồ Chí Minh phù hợp Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, quy mô bến cảng có thể tiếp nhận tàu 20000 - 50.000 DWT. Số lượng bến cảng phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực thực tế của các đơn vị sản xuất..

  1. Khu neo đậu tránh bão

Khu neo đậu tàu thuyền tránh bão trên sông Soài Rạp:

- Chức năng: tuân thủ theo Quy hoạch khu neo đậu tránh bão cho tàu cá đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 1349/QĐ-TTg ngày 9/8/2011của Thủ tướng chính phủ. Nâng cấp khu neo đậu tránh bão kết hợp bến cá Vàm Láng nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tránh bão tại thị trấn Vàm Láng, sức chứa lên 500 tàu thuyền.

- Quy mô quy hoạch: diện tích: 5ha

Khu neo đậu tàu thuyền tránh bão Đèn Đỏ:

- Chức năng: nâng cấp khu neo đậu tránh bão nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tránh bão tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, sức chứa lên 350 tàu thuyền trú bão.

- Quy mô quy hoạch: diện tích: 2ha

  1. Quy hoạch cảng thủy trên các tuyến sông, kênh chính

Các cảng chuyên dùng do các đơn vị sản xuất kinh doanh tự đầu tư, khai thác nên quy hoạch chỉ định hướng chung:

  • Đối với 4 cảng chuyên dùng hiện có (Cảng cá Mỹ Tho, Cảng cá Vàm Láng, Cảng kho Quang Trung, Cảng kho Bình Đức), cần nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa bốc xếp theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu về năng lực và năng suất.

Tùy theo tình hình phát triển các Khu cụm công nghiệp liên quan đến Sông Tiền, dự kiến sẽ xây dựng thêm Cảng tổng hợp để trung chuyển đến các cảng lân cận và cảng nước sâu, nên tiếp tục kiến nghị với Bộ GTVT xin bổ sung quy hoạch một cảng tổng hợp địa phương trên sông Tiền để chủ động đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa phục vụ tương lai phát triển của thương mại và công nghiệp của địa phương và các địa phương lân cận. Về vị trí, dự kiến trên bờ trái đoạn sông Tiền từ Cảng Mỹ Tho tới khu vực Cái Bè, vị trí cụ thể cần có dự án nghiên cứu riêng.

Tiếp tục nghiên cứu đề xuất xây dựng, nâng cấp các cảng như: cảng hàng hóa Lê Thạch (quy mô cỡ tàu lớn nhất 2000T, công suất 300.000T/năm), Cảng nông sản thực phẩm Tiền Giang (quy mô cỡ tàu lớn nhất 2000T, công suất 600.000T/năm), cảng hành khách Mỹ Tho (cỡ tàu lớn nhất 120 ghế, công suất 1,5 triệu hành khách/năm).



4.2.5.2. Quy hoạch phát triển các bến thủy nội địa

Tiếp tục rà soát các bến thủy hiện có, phân loại chức năng bến, hướng dẫn các chủ bến thực hiện đầy đủ các thủ tục mở bến, nhất là các bến phát triển liền kề cần có sự hợp tác của các doanh nghiệp để hình thành cụm bến, tránh tình trạng mở bến riêng lẻ phân tán gây mất trật tự an toàn giao thông thủy nội địa. Có kế hoạch đóng các bến thủy nội địa không phù hợp với quy hoạch và không đảm bảo các quy định về xây dựng bến cũng như gây mất trật tự ATGT đường thủy nội địa.

Công bố khu vực mở bến thủy nội địa trên từng tuyến sông kênh có tiềm năng phát triển, xây dựng tiêu chuẩn quy mô kết cấu bến liền bờ, phạm vi xây dựng bến, đảm bảo chỉ giới hành lang bảo vệ luồng tuyến giao thông ĐTNĐ. Thống nhất cao việc kết hợp với khu dân cư, khu công nghiệp dành quỹ đất mở cảng, bến thủy nội địa nhằm giảm tình trạng doanh nghiệp mở bến nhỏ lẻ, không tập trung.

Kết hợp các dự án quy hoạch các khu, cụm công nghiệp ven sông kênh để dành quỹ đất đầu tư cho mặt bằng bến thủy nội địa, nhất là khu vực ven sông Tiền và các sông kênh có mật độ giao thông cao.

Tại các huyện có nhu cầu giao thông đường thủy cao, nâng cấp một số vị trí bến thủy lên thành bến tổng hợp hàng hóa – hành khách để có thể tập trung đầu tư phần chỉnh trị tuyến và kè bờ, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ.


  1. Quy hoạch bến tổng hợp hàng hóa – hành khách ĐTNĐ

+ Nâng cấp 11 bến tại các vị trí trung tâm giao thông ĐTNĐ của các địa phương tại các khu vực có nhu cầu đi lại và hàng hóa lớn thành bến tổng hợp hàng hóa và hành khách gồm TT Cái Bè, Thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, TT Mỹ Phước - Tân Phước, Chợ Giữa – Châu Thành, TP Mỹ Tho, TT Chợ Gạo, Phú Thạnh – Tân Phú Đông, TX Gò Công, Vàm Láng – Gò Công Đông, Gò Công Tây.

+ Đầu tư xây dựng bến tổng hợp hàng hóa phục vụ khu công nghiệp Long Giang tại xã Tân Lập, huyện Tân Phước.

+ Đa dạng các hình thức đầu tư vào các bến tổng hợp hàng hóa - hành khách, bao gồm cả Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm để chủ động tập trung đầu mối vận tải thủy, nâng cao chất lượng dịch vụ.


  1. Quy hoạch bến hàng hóa, vật liệu ĐTNĐ

+ Ưu tiên đầu tư, củng cố các bến hàng hóa hiện có trên các tuyến sông chính cấp tỉnh quản lý tại các khu vực trung tâm huyện.

+ Đầu tư bổ sung một số bến tàu hàng hóa trên 2 tuyến ĐTNĐ trung ương quản lý là sông Tiền và kênh Nguyễn Văn Tiếp để phục vụ các cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất nông sản.

+ Di chuyển một số bến thủy nội địa trong khu vực nội ô TP. Mỹ Tho, TX. Gò Công, TX. Cai Lậy và các đô thị có hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng để bảo đảm môi trường cảnh quan và dành lại quỹ đất cho các công trình công cộng.


  1. Quy hoạch bến hành khách ĐTNĐ

+ Phối hợp, hỗ trợ các cơ quan trung ương trong việc phát triển bến khách của cảng Mỹ Tho thành cảng khách của khu vực như quy hoạch quốc gia.

+ Bên cạnh bến tổng hợp hàng hóa - hành khách ở trung tâm mỗi huyện, quy hoạch phát triển ổn định một số ít bến khách hiện có tại TP Mỹ Tho, Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phú Đông, Gò Công Đông thành bến khách đường thủy chính của địa phương đúng quy chuẩn, có quản lý thường xuyên.



  1. Quy hoạch các bến khách ngang sông

Khi cấp giấy phép mới và sắp xếp lại vị trí các bến khách ngang sông cần phải tuân thủ các quy định về khoảng cách để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy như sau:

  • Đối với các tuyến đường thủy do Trung ương quản lý khi cấp giấy phép phải tuân thủ đúng khoảng cách từ 3 km trở lên mới có một bến hoạt động.

  • Đối với các tuyến đường thủy do địa phương quản lý khi cấp giấy phép phải tuân thủ đúng khoảng cách từ 2km trở lên một bến.

Quy hoạch giữ quỹ đất, tập trung phát triển ổn định công tác quản lý, hỗ trợ đầu tư cho 17 bến khách ngang sông quan trọng nhằm đảm bảo giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông trên 17 vị trí sau:

Bảng 4.2.5.2: Quy hoạch phát triển các bến khách ngang sông chính


TT

Tên bến

Địa điểm

Diện tích
(m2)


Cán bộ QL

1

Bến Cái Bè

Khu 1 TT Cái Bè

450

1

2

Bến An Hữu

Xã An Hữu, Cái Bè

150

1

3

Bến Thanh Hòa

Xã Thanh Hòa, đấu nối vào đường tránh QL1

300

3

4

Bến Vĩnh Kim

Rạch Gầm - Xã Vĩnh Kim, Châu Thành

300

2

5

Bến Bình Đức

Sông Tiền - Xã Bình Đức, TP Mỹ Tho

50

1

6

Bến Tân Long 1

Sông Tiền, phường 01 TP Mỹ Tho

100

1

7

Bến Tân Long 2

Sông Tiền, phường 02 TP Mỹ Tho

100

1

8

Bến Song Thuận

Ngã 3 K. Xáng L.Định – Sông Tiền, Xã Song Thuận, Châu Thành

50

1

9

Bến Phú Phong

R. Rau Răm – Sông Tiền, Xã Phú Phong, Châu Thành

50

1

10

Bến Long Định

K. Nguyễn Tấn Thành, Xã Long Định, Châu Thành

30

1

11

Bến Long Hưng

K. Ng Tấn Thành, Xã Long Hưng, Châu Thành

50

1

12

Bến Thới Sơn

Sông Tiền, Xã Thới Sơn, Châu Thành

50

1

13

Bến Lộ Vàm

Tân Hòa – Xuân Đông, Chợ Gạo

50

2

14

Bến An Cư (Nhơn Hòa)

S. Cửa Tiểu, An Cư – Hòa Định, Chợ Gạo

50

2

15

Bến Rạch Vách

S. Cửa Trung, Vĩnh Hựu – Tân Phú, Tân Phú Đông

400

1

16

Bến Nhà Thờ

Tân Phú – Tân Thạnh, Tân Phú Đông

200

1

17

Bến Đồng Sơn

Rạch Lá - Đồng Sơn – Thạnh Văn Đông, Gò Công Tây (giáp L.An)

400

1

Đối với các bến chưa có giấy phép, ngành GTVT và chính quyền địa phương phối hợp vận động, khuyến khích, hỗ trợ đối với tất cả các chủ bến làm thủ tục mở bến theo đúng quy định về quản lý đảm bảo vẫn đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, vừa đảm bảo trật tự, an toàn giao thông ĐTNĐ.

Tăng cường kiểm tra, giám sát về con người và phương tiện vận tải tại các bến đò ngang, đảm bảo hạn chế tối đa các rủi ro mất an toàn giao thông tại các bến đò ngang.

Để đảm bảo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát này, cần ủy quyền giao xuống cấp xã theo dõi và báo cáo theo quý.

Có chính sách hỗ trợ về đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn, sửa chữa phương tiện đối với những chủ bến đang phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân nhưng gặp khó khăn về kinh tế.

Có chính sách hỗ trợ về đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn, hỗ trợ kinh phí sửa chữa phương tiện đối với những chủ bến đang phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân nhưng gặp khó khăn về kinh tế và không thu phí qua đò đối với học sinh..

4.2.5.3. Quy hoạch các bến phà vượt sông

Phà là kết cấu hạ tầng đường bộ nhưng lại có quan hệ mật thiết với giao thông thủy nội địa, đặc biệt là với các tỉnh vùng ĐBSCL. Với địa hình sông, rạch dày đặc, khoảng cách vượt sông lớn thì nhu cầu sử dụng phà vẫn còn rất lớn và lâu dài đối với đi lại của nhân dân Tỉnh Tiền Giang.



  1. Quy hoạch các phà hiện có:

  • Phà Mỹ Lợi: Tiếp tục duy trì hoạt động của phà đến khi hoàn thành cầu Mỹ Lợi. Tiếp tục bảo trì kết cầu hạ tầng bến như: phần cầu dẫn, sửa chữa đường nội bộ bến. Điều động thêm phà 100T đáp ứng lưu lượng thông qua. Sau khi hoàn thành cầu Mỹ Lợi thì chuyển chức năng bến sang phục vụ bến cá và các hoạt động dịch vụ xếp dỡ hàng cho các phương tiện thủy ra vào bến.

  • Phà Rạch Miễu: Chuyển giao diện tích đất cho các dự án của TP Mỹ Tho, chuyển đổi khai thác lại một phần bến phà với quy mô nhỏ hơn phục vụ giao thông ra vào các cù lao, đầu tư bến tàu du lịch và phục vụ vận chuyển hậu cần cho các phương tiện thủy. Duy trì bến phà dự phòng cho công tác phòng chống lụt bão và an ninh quốc phòng của tỉnh.

  • Các bến phà hiện có: tiếp tục duy trì hoạt động của bến phà Ngũ Hiệp theo hình thức BOT, tiếp tục đầu tư Bến Sơn Định sang huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre bằng hình thức BOT. Nạo vét, điều chỉnh dòng chảy tránh bồi lắng, duy trì bến phà ponton Tân Long hoạt động ổn định.

  1. Quy hoạch xây dựng các bến phà mới:

Đầu tư xây dựng thêm một loạt bến phà nhỏ phục vụ nhu cầu đi lại của những địa phương chưa có phương thức giao thông đường bộ thay thế vượt sông lớn theo hướng đa dạng hình thức đầu tư.

Bảng 4.2.5.3: Tổng hợp quy hoạch các bến phà trên địa bàn Tiền Giang


TT

Tên bến phà

Địa điểm

Quy hoạch

1

Bến phà Rạch Miễu

TP Mỹ Tho

Chuyển chức năng bến

2

Bến phà Mỹ Lợi

TX Gò Công

Chuyển chức năng bến

3

Bến phà Ngũ Hiệp – Long Trung

Xã Ngũ Hiệp, Cai Lậy, qua sông Năm Thôn

Duy trì bến hiện có

4

Bến phà Tân Long - Phú Thạnh

Xã Long Bình, Gò Công Tây (qua sông Cửa Tiểu sang Tân Phú Đông)

Duy trì bến phao hiện có, nghiên cứu giải quyết hiện tượng bồi lắng thường xuyên để bến hoạt động ổn định

5

Bến phà Bình Ninh - Tân Thới

Xã Bình Ninh, Chợ Gạo (qua sông Cửa Tiểu sang Tân Phú Đông)

Đầu tư cầu dẫn, bến phao và các công trình phụ trợ , đưa phà có tải trọng 25T – 60T

6

Hiệp Đức – Tân Phong

Xã Hiệp Đức, Cái Bè qua sông Tiền sang cù lao Tân Phong

Đầu tư mới bến nhỏ phục vụ phương tiện 2 bánh và người là chính

7

Vàm Giồng

Xã Vĩnh Hựu – Tân Phú, Gò Công Tây (qua sông Cửa Tiểu sang Tân Phú Đông)

Đầu tư mới, diện tích bến 400 m2

8

Bến Ngũ Hiệp – Chợ Lách

Xã Ngũ Hiệp, Cai Lậy, qua sông Tiền sang Chợ Lách, Bến Tre

Đầu tư mới trên tuyến ĐT 868, đầu tư bến Sơn Định qua Chợ Lách tỉnh Bến Tre, diện tích bến 1000 m2

9

Bến Ngũ Hiệp – Tân Phú

Xã Ngũ Hiệp, Cai Lậy, qua sông Tiền sang Tân Phú, Bến Tre

Đầu tư mới trên tuyến ĐH Tân Sơn – Tân Đông với diện tích bến 1000 m2

10

Bến Phước Trung – Phú Đông

Xã Phước Trung, Gò Công Đông qua sông Cửa Tiểu sang Tân Phú Đông

Đầu tư mới, diện tích 1000 m2 cho xe con qua

11

Bến Gia Thuận – Lý Nhơn

Xã Gia Thuận, Gò Công Đông qua sông Soài Rạp sang TP Hồ Chí Minh

Đầu tư mới, diện tích 1000 m2

12

Bến Tân Trung – Long Hựu

Xã Tân Trung, TX Gò Công qua sông Vàm Cỏ sang Long An

Đầu tư mới, diện tích 1000 m2

13

Bến Lý Quàn – Bình Đại (Bình Tân)

Xã Phú Đông, Tân Phú Đông qua sông Cửa Đại sang Bến Tre

Đầu tư mới, diện tích 1000 m2, phà 25 đến 60T

14

Tân Phú – Tân Thạnh

Nối 2 xã của huyện Tân Phú Đông, qua sông cửa Trung

Đầu tư mới phục vụ chủ yếu 2 xã

4.2.6 Yêu cầu thay thế các công trình cầu vượt sông liên quan


Hệ thống sông, kênh, rạch rất dày dẫn đến số lượng công trình vượt sông cũng rất lớn và không thể cải tạo, nâng cấp các công trình cầu vượt sông tập trung một lần đảm bảo khổ thông thuyền và tĩnh không thông thuyền. Hơn nữa, việc xây dựng công trình cầu thuộc vốn của ngành đường bộ nên đòi hỏi có sự phối kết hợp rất chặt chẽ giao thông thủy - bộ nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn TCVN 5664 : 2009 của Bộ Khoa học công nghệ.

Tới năm 2020, quy hoạch từng bước kết hợp các công trình đường bộ để thay thế các cầu vượt sông trên các tuyến đường thủy chính yếu của tỉnh.



Каталог: SiteFolders -> SKHDT -> 177
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29
177 -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương