Danh mục từ viết tắT


Hiện trạng tổ chức quản lý và khai thác vận tải trên các tuyến đường thủy nội địa



tải về 1.76 Mb.
trang6/19
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.76 Mb.
#26582
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

2.3 Hiện trạng tổ chức quản lý và khai thác vận tải trên các tuyến đường thủy nội địa


  • Về tổ chức khai thác và doanh nghiệp vận tải thủy:

Tổ chức quản lý, khai thác vận tải hàng hoá và hành khách đường thủy nội địa do các hợp tác xã, doanh nghiệp, công ty cổ phần, các công ty nhiệm hữu hạn và tư nhân, hộ gia đình tự tổ chức và đảm nhiệm (không có doanh nghiệp nhà nước trong vận tải thủy nội địa). Tính đến nay, riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã có 7 doanh nghiệp và gần 7.000 hộ gia đình kinh doanh vận tải thủy. Cơ cấu đội tàu trên các tuyến chính thường là đoàn tàu 300T x 3 + 200 CV và tự hành ≤ 500 tấn. Trong đó hợp tác xã Rạch Gầm là một trong những đơn vị vận tải lớn của khu vực ĐBSCL.

Hiện nay, công tác tổ chức chạy tầu được quản lý theo hình thức khoán, nội dung chủ yếu là khoán các hạng mục chi phí trong khai thác vận tải cho thuyền viên như: chi phí lương, nhiên liệu, trang thiết bị dụng cụ, công cụ lao động, … Các công ty đã thí điểm khoán cả doanh thu (trừ chi phí còn lại là thu nhập cho người lao động). Bước đầu đã có những kết quả khá khả quan.



Thời gian qua, do có chính sách mở cửa của Nhà nước Việt Nam về cơ chế chính sách thúc đẩy mọi thành phần kinh tế cùng tham gia vận tải và xã hội hóa kinh doanh vận tải, tỉnh Tiền Giang cũng nằm trong tình hình chung của thị trường vận tải Việt Nam, trong hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải nói chung và vận tải đường thủy nội địa nói riêng các thành phần kinh tế đã hoạt động khá sôi nổi. Nhiều doanh nghiệp, công ty cổ phần và hộ gia đình đã phát triển mạnh, hiện đang chiếm ưu thế do cơ chế thông thoáng, quy trình hoạt động vận tải ngày càng hợp lý hơn.

  • Về tuyến vận tải và chủng loại hàng hóa:

Các tuyến vận tải thủy nội địa chính nhìn chung là ổn định, ít có biến động. Trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến vận tải thủy nội địa cấp trung ương đi qua đều xuất phát từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây và kết thúc tại các tỉnh ven biển, biên giới phía Tây. Các tuyến vận tải liên tỉnh và nội tỉnh ngoài đi theo các tuyến kể trên thì chủ yếu theo các tuyến sông kênh lớn khác nối giữa tuyến kênh Tháp Mười số 2 (kênh Nguyễn Văn Tiếp) và sông Tiền. Các tuyến vận tải hầu hết tập kết thông qua cảng tổng hợp Mỹ Tho. Các nhà máy xay xát lương thực hoặc các khu cụm công nghiệp tập trung tại các sông kênh lớn; các bến thủy nội địa chủ yếu nằm trên sông Tiền.

Bảng 2.3-a: Các tuyến vận tải thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang


TT

Tên tuyến vận tải

Chiều dài (km)

Đi qua địa bàn tỉnh Tiền Giang

Hàng hóa chính

Tình trạng

A

TW quản Lý

1

Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua Sa Đéc – Lấp Vò)

312,8

Sông Vàm Cỏ, Rạch Lá, Kênh Chợ Gạo, Rạch Kỳ Hôn, sông Tiền

Clinke, xi măng

Kênh Chợ Gạo chưa nâng cấp xong

2

Tuyến Sài Gòn - Cà Mau (qua kênh Xà No)

386,6

Đoạn qua Tiền Giang trùng tuyến Sài Gòn Kiên Lương

VLXD, Lương thực, trái cây, hải sản




3

Cửa Tiểu – biên giới Campuchia

110

Sông Tiền

Than Cám

Đường biển quản lý

4

Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 2)

277,6

Sông Soài Rạp, Vàm Cỏ Tây, Rạch Chanh, kênh Nguyễn Văn Tiếp, (kênh Tháp Mười 2), Sông Tiền

Trái cây, Lương thực, hải sản tươi sống

Hạn chế lớn nhất là đập Rạch Chanh

B

Địa phương quản lý

1

Mỹ Tho đi các huyện phía Đông




Sông Tiền

Nông sản, VLXD




2

Mỹ Tho đi các huyện phía Tây




Sông Tiền

Nông sản, VLXD




3

Mỹ Tho – Mộc Hóa




Sông Tiền, K. Ng Tấn Thành, K. Ng Văn Tiếp, K. 12

Nông sản, VLXD




4

Cái Bè – Cai Lậy – Mộc Hóa




S. Ba Rài, K. 12

Nông sản, VLXD




5

Tuyến Kênh Phước Xuyên – Kênh 28

24

Kênh 28, sông Tiền




Thuận lợi

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, năm 2014)

Các loại hàng hoá khác vận tải trong khu vực là các mặt hàng phục vụ tiêu dùng hàng ngày như hoa quả, hàng may mặc, thức ăn gia súc, hải sản đông lạnh, nước mắm, vật liệu xây dựng, phân bón, xi măng, thóc lúa, hàng nông sản địa phương, ...Trong đó các mặt hàng vận chuyển bằng đường thủy chủ yếu là: vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi, xi măng), hàng nông sản (lúa, gạo, cây, trái, rỉ đường), hàng phục vụ nông nghiệp (phân bón; thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản), nguyên liệu sản xuất v.v…

Tốc độ hành khách vận chuyển trong giai đoạn (2005-2013) tăng 4,5%, luân chuyển tăng 2,4% nhưng khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng bình quân 12,5%/năm, luân chuyển tăng 13,3%/năm. Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hành khách tăng, giảm không đều hàng năm, nguyên nhân chủ yếu do thống kê không đầy đủ. Đối với Tiền Giang, vận tải hàng hoá đường thủy nội địa trong chuỗi thời gian nhiều năm cho thấy tổng khối lượng vận tải hàng hoá đường thủy nội địa là không lớn, song sản phẩm của vận tải hàng hoá là lượng luân chuyển hàng hóa (T.km) lại rất cao. Nhất là hàng vật liệu xây dựng từ các tỉnh miền Đông hoặc các tỉnh miền Tây (Châu Đốc, Kiên Lương) vận chuyển về hoặc thông qua tỉnh.

Bảng 2.3-b: Khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển bằng đường thủy nội địa tỉnh tiền Giang (2001-2013)


Hạng mục

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm

2010


Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Vận chuyển (103T)

1.562

1.768

2.109

3.019

3.493

3.375

4.385

4.982

6.475

7.022

7.659

8.700

9.153

Luân chuyển

(106 Tấn.km)



141,5

167,5

208,1

667,1

341,1

371,7

434,6

516,3

542,7

561,3

760,75

850,55

870,90

Vận chuyển (103lượt)

4.987

4.621

3.293

5.213

4.127

4.824

5.050

5.067

6.080

6.002

6.502

7.000

7.479

Luân chuyển (106lượt.km)

66.602

27.188

19.426

11.648

12.781

13.800

14.066

15.275

17.261

16.577

18.118

19.160

19.361

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, năm 2014)

Đường thủy nội địa có vai trò, vị trí và tầm quan trọng trong vận tải thủy - bộ tỉnh Tiền Giang, cần phải thúc đẩy vận tải thủy nội địa Tiền Giang vươn lên hơn nữa trong giai đoạn tới, để nhanh chóng hoà nhập với thị trường vận tải là trung tâm trung chuyển hàng hóa từ TP.HCM đi các tỉnh Vùng ĐBSCL.



Каталог: SiteFolders -> SKHDT -> 177
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29
177 -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương