Danh mục từ viết tắT


Hiện trạng luồng lạch và phân cấp đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang



tải về 1.76 Mb.
trang5/19
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.76 Mb.
#26582
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

2.2 Hiện trạng luồng lạch và phân cấp đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang

2.2.1 Phân cấp quản lý và kỹ thuật


Hiện tại, các sông kênh Trung ương quản lý là những tuyến phục vụ cho giao thông đường thủy từ phía Nam đi TP.Hồ Chí Minh gồm 8 tuyến với tổng chiều dài 213,5 km: Sông Tiền, nhánh sông Vàm Cỏ, Rạch Lá, Rạch Kỳ Hôn, kênh Chợ Gạo, Kênh Nguyễn Văn Tiếp (Kênh Tháp Mười số 2), kênh 28, kênh Nguyễn Tấn Thành. Riêng tuyến sông Tiền từ Cửa Tiểu đến thượng lưu cảng Mỹ Tho 500m và sông Soài Rạp là luồng hàng hải quốc gia do Cục Hàng hải Việt Nam quản lý.

Trong số 8 tuyến này chỉ có sông Tiền và sông Vàm Cỏ đạt cấp kỹ thuật là cấp đặc biệt, các tuyến còn lại từ cấp II đến cấp IV. (Thông tư 36/2012/BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2012).


Bảng 2.2.1-a: Danh mục các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Trung ương quản lý


TT

Tên sông, kênh

Chiều dài (Km)

Phân chia theo cấp kỹ thuật (km)

I

II

III

IV

V

VI

Đặc biệt

1

Sông Tiền: 50+13 (cù lao Rồng)

63,0










 

 

 

63,0

2

Sông Vàm Cỏ

36,0










 

 

 

36,0

3

Kênh Tháp Mười Số 2 (N.V.Tiếp)

40,0

 




40,0




 

 




4

Rạch Kỳ Hôn

7,0

 

7,0




 

 

 




5

Kênh Chợ Gạo

11,5

 

11,5




 

 

 




6

Rạch Lá

10,0

 

10,0




 

 

 




7

Kênh 28 (Rạch Cái Bè – Rạch Thông Lưu - Kênh 28

21,3

 




21,3

 

 

 




8

Kênh Nguyễn Tấn Thành (Kênh Xáng)

18,5

 




18,5

 

 

 




(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, năm 2014)

Các sông, kênh do địa phương quản lý bao gồm 93 tuyến với tổng chiều dài 808,17 km.



Tuyến sông kênh do tỉnh trực tiếp quản lý bao gồm 38 tuyến với tổng chiều dài 480 km là những trục ngang nối từ các tuyến dọc ở phía Bắc của tỉnh ra sông Tiền như: sông Ba Rài, Trà Lọt, Cái Cối, Cái Thia, Cái Bè, ... các nhánh sông phụ của sông Tiền như sông Năm Thôn, sông Cửa Trung, nhánh Cồn Tròn, ... và những sông kênh nội tỉnh và liên tỉnh như: sông Bảo Định, Rạch Gò Công, Rạch Gầm, Rạch Rau Răm, Kênh Bắc Đông, Trương Văn Sanh, Tràm Mù, ... Đa số các tuyến do tỉnh quản lý đạt cấp kỹ thuật là cấp IV và cấp V.

Bảng 2.2.1-b: Danh mục các đoạn tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do tỉnh quản lý


TT

Danh mục (Tên sông, kênh)

Chiều dài

(Km)

Phân chia theo cấp kỹ thuật (km)

I

II

III

IV

V




Tổng số: 38 tuyến

480,00

16,90

38,00

71,90

197,90

155,30

1

Kênh Nguyễn Văn Tiếp B

20,00










20,00




2

Rạch Ruộng

4,50










4,50




3

Sông Cái Cối

21,00




14,00

7,00







4

Kênh Cổ Cò

11,00







11,00







5

Sông Cái Thia

9,50







1,20

8,30




6

Kênh 5

9,60










9,60




7

Kênh 6 - Bằng Lăng (có Đoạn Rạch Ông Vẽ)

21,50










21,50




8

Sông Mỹ Thiện

14,00













14,00

9

Sông Trà Lọt (Có nhánh phụ ngã 4 Thông Lưu)

14,70







6,30

8,40




10

Kênh số 7

11,60










11,60




11

Rạch Bà Đắc (có đoạn Kênh Mới)

6,60










4,00

2,60

12

Kênh 8

11,50










11,50




13

Kênh Đường Nước (Có đoạn sông Bà Tồn)

6,00










6,00




14

Kênh 10

14,50










14,50




15

Sông Lưu (Có nhánh sông Cái Bè)

14,90







4,50

10,40




16

Sông Ba Rài

21,70







17,00

4,70




17

Kênh 12

9,20










9,20




18

Kênh Xáng (K. Ng Tấn Thành)

4,00










4,00




19

Kênh Cũ (Sông Bà Bèo)

8,00










8,00




20

Sông Trà Tân

7,70










7,70




21

Kênh Mỹ Long – Bà Kỳ

14,5













14,5

22

Rạch Mù U

3,50













3,50

23

Rạch Rau Răm

3,00










3,00




24

Rạch Gầm

11,50







2,50

9,00




25

Sông Bảo Định

20,60










5,00

15,60

26

Rạch Bến Chùa

5,40













5,40

27

Kênh Năng (K.Chợ Bưng)

12,20










12,20




28

Kênh Lộ Mới

12,90













12,90

29

Kênh Bắc Đông (Bờ phía Tiền Giang)

20,50













20,50

30

Kênh Tràm Mù

22,20













22,20

31

Kênh Hai Hạt - Trương Văn Sanh

41,20













41,20

32

Sông Gò Công

12,30







7,50

4,80




33

Rạch Gò Gừa

2,90













2,90

34

Sông Cửa Trung (Bờ phía Tiền Giang)

23,00

5,50

17,50










35

Sông Năm Thôn

14,90







14,90







36

Nhánh cù lao Tân Phong

11,40

11,40













37

Nhánh Sông Cồn Tròn

2,50




2,50










38

Nhánh Sông Cồn Qui

4,00




4,00










(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, năm 2014)

Còn lại 55 tuyến do huyện quản lý, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện Cai Lậy, Cái Bè và Tân Phước. Đa số các tuyến chỉ đạt cấp kỹ thuật là cấp V, cấp IV, một số ít đạt cấp III.


2.2.2 Hiện trạng một số luồng, tuyến giao thông thủy nội địa chính trên địa bàn tỉnh


1) Tuyến sông Tiền

Sông Tiền đổ ra biển qua các cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Đại và Cửa Tiểu, chiều dài chảy trên đất Tiền Giang trên 120km, ngoài dòng chính ra còn có một hệ thống phụ lưu phong phú.

Chiều dài sông Tiền tính từ chỗ giáp ranh với tỉnh Đồng Tháp đến đầu cù lao Tàu, nơi phân lưu thành 2 sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 77.400 m, đây cũng là ranh giới tự nhiên của Tiền Giang với 2 tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long ở phía Nam. Nơi rộng nhất 2.100 m tại đầu cù lao Tàu, nơi hẹp nhất chỉ 300 m cách vàm Rạch Trà Lọt thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè 600 m về hướng Tây. Chiều sâu sông thay đổi tùy theo đoạn: Đoạn từ đầu cù lao Tàu đến rạch Kỳ Hôn sâu 9 m đến 11 m, đoạn từ rạch Kỳ Hôn qua thành phố Mỹ Tho đến vàm Kinh Nguyễn Tấn Thành sâu 7 m đến 9 m, từ vàm Kinh Nguyễn Tấn Thành đến Cầu Mỹ Thuận độ sâu lòng sông chính trung bình từ 12 m đến 15 m so với mặt đất tự nhiên - trong đoạn này khúc sông từ cầu Mỹ Thuận ngược về phía Tây có nơi sâu đến 27m, địa hình lòng sông thấp hẳn về phía Tiền Giang và độ dốc mái bờ tại khúc này rất bé.

Về phân cấp quản lý, Cục Hàng hải Việt Nam quản lý đoạn từ cửa Tiểu đến thượng lưu cảng Mỹ Tho 500 m, dài 74 km. Đoạn còn lại đến biên giới Campuchia do Cục Đường thủy nội địa quản lý; trong đó đoạn nằm trên địa bàn Tiền Giang là 63 km.

Luồng vận tải trên tuyến rộng và sâu, có thể vận hành phương tiện đến 5.000 DWT. Trở ngại chính trên tuyến hiện nay là các bãi cạn ngoài cửa Tiểu, chỉ cho phép tàu trọng tải đến 2.000-3.000 DWT lợi dụng thủy triều ra vào.

Luồng chạy tầu qua các cửa còn lại hiện chỉ sử dụng khai thác cho tàu cá và tầu vận tải thủy nội địa. Trở ngại chính là các bãi cạn cửa sông.



2) Kênh Chợ Gạo

Là tên gọi chung cho tuyến đường thủy dài 28,5km bao gồm đoạn Rạch Lá bắt đầu từ sông Vàm Cỏ và quanh co uốn khúc theo đường trũng tự nhiên dài khoảng 10km. Cuối kênh là rạch Kỳ Hôn dài 7 km, nối với sông Tiền tại khu vực Mỹ Tho. Nối giữa Rạch Lá và rạch Kỳ Hôn là một tuyến kênh đào thẳng. Nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ, chảy qua địa phận huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang và huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Kênh Chợ Gạo là một trong các tuyến kênh có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giao thông thủy các tỉnh khu vực ĐBSCL, là tuyến đường thủy huyết mạch nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Hiện nay có 3 tuyến đường thủy chủ yếu kết nối giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL, tuyến thì có 2 tuyến đi qua kênh Chợ Gạo. Hai tuyến TP Hồ Chí Minh-Hà Tiên và tuyến TP Hồ Chí Minh-Cà Mau là các tuyến vận tải huyết mạnh của ĐBSCL, có điều kiện thuận lợi phục vụ cho việc giao thương của 11 tỉnh ĐBSCL (trừ An Giang, Đồng Tháp) với TP Hồ Chí Minh. Phần lớn khối lượng hàng hóa giao thương giữa TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL đi theo các tuyến này (khoảng 29 triệu tấn năm 2010, chiếm tỷ trọng gần 75%) đều phải thông qua kênh Chợ Gạo. Khoảng 25% còn lại đi theo tuyến TP Hồ Chí Minh đi Đồng Tháp Mười -Tứ giác Long Xuyên.

Là tuyến giao thông độc đạo, dòng chảy phức tạp nước chảy từ 2 đầu vào kênh. Trên tuyến còn có nhiều khu vực bồi cạn: bãi rạch Kỳ Hôn nằm ở ngã ba rạch Kỳ Hôn - Sông Tiền, bãi cạn Rạch Tôm nằm ngã ba Rạch Lá và Rạch Tôm. Vàm Rạch Tôm hiện phạm vi cạn đã phát triển về hạ lưu, ăn sâu vào trong kênh Chợ Gạo.Tình trạng sạt lở ở đây đã đến mức báo động nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông bộ, thủy và đời sống người dân cặp hai bên bờ kênh.

Để tăng cường khả năng giao thông thủy đoạn qua kênh Chợ Gạo, Bộ GTVT đã xây dựng cầu Chợ Gạo mới hoàn thành tháng 04/2013 với khoảng thông thuyền 80m, tĩnh không đứng 09m. Đồng thời đang tiến hành nạo vét nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo với tổng chiều dài 27,2km đạt tiêu chuẩn cấp II đường thủy nội địa..

3) Kênh Nguyễn Văn Tiếp (kênh Tháp Mười số 2)

Kênh Nguyễn Văn Tiếp là kênh dài nhất tỉnh Tiền Giang, chảy qua 5 huyện, thị là Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, Tân Phước và Châu Thành. Tổng chiều dài của kênh thuộc địa phận Tiền Giang là 65.900 m, trong đó đoạn kênh từ rạch Ruộng chạy lên phía Đông - Bắc được gọi là Nguyễn Văn Tiếp B dài 20.400 m,đoạn rẽ về phía Đông nối với Sông Vàm Cỏ Tây gọi là Nguyễn Văn Tiếp A dài 45.500 m, Kênh Nguyễn Văn Tiếp B cũng là một phần ranh giới giữa Tỉnh Tiền Giang và Tỉnh Đồng Tháp. Bề rộng kênh Nguyễn Văn Tiếp là 40 m, bề sâu trung bình 4 m. Kênh đã được vét lại nhiều lần, gần đây nhất vào các năm 2000 để lấy đất đắp bờ bao ngăn lũ.

Năm 1993 tại đầu vàm phía Đông trong địa phận tỉnh Long An, gần Sông Vàm Cỏ Tây, đã xây Cống Rạch Chanh với mục đích chính là ngăn nước mặn xâm nhập từ sông này vào cánh đồng lúa của các huyện Thủ Thừa (Long An), Tân Phước, Châu Thành, Cai Lậy (Tiền Giang).

Trước kia, việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ miền Tây về TP.HCM, chẳng hạn những phương tiện có trọng tải từ 500 tấn trở xuống thường đi theo Rạch Chanh qua sông Vàm Cỏ Tây, từ đây cắt ngang qua kênh Thủ Đoàn (Thủ Thừa - Long An) về TP.HCM hoặc cũng có thể xuôi về hạ nguồn con sông này đi qua hai huyện Cần Đước, Cần Giuộc (Long An) ra Nhà Bè trước khi vào cảng Sài Gòn ... Tuy nhiên từ khi đập Rạch Chanh ra đời, các phương tiện nhỏ từ miền Tây về đều phải vào rạch Kỳ Hôn đi qua kênh Chợ Gạo trước khi ra sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp để về TP.HCM. Bởi vậy, để giảm tình trạng quá tải kênh Chợ Gạo, một vấn đề cần xem xét là xây dựng một âu tàu qua đập này. Đây là giải pháp ít tốn kém và mang lại hiệu quả rất cần phải xem xét, so sánh với giải pháp mở rộng kênh Nguyễn Văn Tiếp.

Hiện nay Bộ GTVT đang thực hiện nâng cấp, mở rộng kênh với quy mô kênh cấp III (nguồn vốn WB5), và xây dựng các cầu hoàn trả qua kênh, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015.

4) Kênh Nguyễn Tấn Thành

Kênh này nối từ Kênh Nguyễn Văn Tiếp, tại trung tâm Thị trấn Mỹ Phước của Huyện Tân Phước xuống phía Nam, cắt qua Quốc lộ 1 tại Cầu Kênh Xáng. Trước khi thông ra Sông Tiền, kênh cắt Đường tỉnh 864 tại cầu cũng có tên là Cầu Kênh Xáng. Kênh dài 19.300 m, rộng 40 m, bề rộng tại vàm kênh lên đến 125 m, chiều sâu 5 m - 8 m so với mặt đất tự nhiên. Kênh này ngoài chức năng giao thông thủy còn là một trục thoát lũ quan trọng của tỉnh. Kênh đã được vét nhiều lần, lần gần đây nhất vào cuối năm 2000 để lấy đất đắp bờ bao ngăn lũ.



5) Kênh 28 (Rạch Cái Bè – Rạch Thông Lưu - Kênh 28)

Kênh 28 là đoạn cuối gần Sông Tiền của một hệ thống gồm nhiều đoạn kênh đào khá thẳng nối từ kênh Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp rồi chạy theo hướng Đông - Nam cắt ngang các kênh Đồng Tiến, An Phong - Mỹ Hoà, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Tiếp B và ra sông Tiền qua ngỏ rạch Thông Lưu - rạch Cái Bè. Kênh 28 nằm trong địa phận Huyện Cái Bè, thông với kênh Nguyễn Văn Tiếp B tại Ngã sáu Mỹ Trung, chiều dài 14.000 m, bề rộng trung bình 60 m, bề sâu 9 m - 13 m so với mặt đất tự nhiên. Với vị thế như vậy, kênh 28 là một đoạn trong tuyến đường thủy quan trọng nối từ trung tâm Đồng Tháp Mười ra Sông Tiền. Vào những năm lũ lớn, kênh này là một trong những trục thoát lũ chính.



6) Kênh Bắc Đông

Kênh này là một đoạn trong 3 kênh liền nhau đã được đào từ lâu, chạy từ Tây sang Đông, nối liền Sông Tiền và Sông Vàm Cỏ Tây là Kênh Đồng Tiến - Kênh Lagrange - Kênh Bắc Đông. Tổng chiều dài của Kênh Bắc Đông là 28.500 m, trong đó phần thuộc địa phận Tiền Giang là 20.300 m và cũng là một phần ranh giới giữa Tỉnh Tiền Giang và Tỉnh Long An, chiều sâu trung bình 4m, bề rộng 20 - 22 m. Năm 1993 tại đầu phía Đông trong địa phận Tỉnh Long An, gần Sông Vàm Cỏ Tây, đã xây Cống Bắc Đôngvới nhiệm vụ chính là ngăn nước mặn chảy từ sông vào phía đồng.



7) Kênh Bảo Định

Chiều dài kênh qua địa phận Tiền Giang là 19.000 m. Bề sâu rạch so với mặt đất tự nhiên thay đổi tùy theo đoạn, đoạn từ cửa rạch chỗ thông với Sông Tiền đến cầu Triển Lãm sâu 6 m - 9 m, đoạn từ vàm rạch Đạo Ngạn đến chùa Phổ Đức sâu 4 m - 5 m, từ vàm rạch Đạo Ngạn đến chợ Bến Tranh sâu 5 m - 6 m, cạn nhất là đoạn chảy qua 2 xã Phú Kiết và Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo chỉ sâu 2 m - 3 m vì đây là đoạn giáp nước. Kênh Bảo Định đã được vét nhiều lần, lần gần đây nhất là vào năm 1979.

Trước khi đào kênh Chợ Gạo, kênh Bảo Định là thủy lộ quan trọng để vận chuyển hàng hóa từ đồng bằng Sông Cửu Long đi Sài Gòn. Phương tiện từ 300 tấn trở xuống từ Chợ Gạo, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) xuôi theo kênh Bảo Định ra sông Vàm Cỏ Tây để về TP.HCM bằng nhiều tuyến khác nhau.

Năm 2004, cống Bảo Định đã được xây tại gần vàm phía Nam nhằm ngăn nước mặn từ sông Vàm Cỏ Tây xâm nhập vào ruộng, vườn, đồng thời trữ nước ngọt từ Tiền Giang về Nhà máy Cấp nước Long An để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thị xã Tân An. Vào mùa nước mặn hai cống đóng cửa, vai trò giao thông thủy của rạch hiện không như trước đây.



8) Sông Gò Công

Sông rộng nhất trong các kênh, rạch ở 04 huyện, thị phía Đông của tỉnh, chạy từ rạch Vàm Giồng ở phía Nam Thị xã Gò Công, cắt qua Quốc lộ 50 tại Cầu Long Chánh và Quốc lộ 50 mới (tuyến tránh thị xã Gò Công) tại Cầu Gò Công (mới xây xong năm 2004), sau đó nối với Sông Vàm Cỏ ở phía Bắc. Chiều dài 16.900 m, nơi rộng nhất 190 m tại cửa rạch, nơi hẹp nhất 40 m gần chỗ giáp với rạch Vàm Giồng, độ sâu trung bình 7 m - 8 m so với mặt đất tự nhiên. sông Gò Công có nhiều nhánh khá lớn như rạch Sơn Quy, rạch Công Lương, rạch Giá, rạch Băng, rạch Rầm Vé, rạch Gò Gừa. Hiện tại chỉ thông tuyến đường thủy từ ngã 3 rạch Lá đến cống đập Gò Công và đập Gò Gừa.



Каталог: SiteFolders -> SKHDT -> 177
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29
177 -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương