Danh mục từ viết tắT



tải về 1.76 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.76 Mb.
#26582
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

1.3 Đánh giá chung

1.3.1 Đánh giá chung về kinh tế-xã hội


  • Những kết quả đạt được trong năm 2013:

Trong năm 2013 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các Nghị quyết của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội đạt được những kết quả tích cực như: tốc độ tăng trưởng kinh tế (bình quân cả năm tăng 9,5%) đạt kế hoạch đề ra (9,5%-10%); sản xuất nông nghiệp tăng trưởng thấp so với nhiều năm gần đây (tăng 4,6%),đạt kế hoạch đề ra (4,5%-5%); sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá (tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2012); ngành dịch vụ tăng trưởng khá (tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2012); chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra; khó khăn trong sản xuất kinh doanh từng bước được tháo gỡ; việc tăng giá đã được kiềm chế, kim ngạch xuất khẩu vượt kế hoạch đề ra; đăng ký thành lập doanh nghiệp tăng nhanh so với cùng kỳ... Các lĩnh vực giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm, mua thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo…được tập trung lãnh đạo đạt kết quả tốt. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững và trong tầm kiểm soát. Trong đó ngành GTVT của tỉnh cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ: nhiều dự án đầu tư xây dựng mới các tuyến đường, cầu đã bước đầu hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại.

  • Những tồn tại và hạn chế

  • Cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, sản phẩm chế biến để xuất khẩu chưa đa dạng, tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp có giảm nhưng chưa đáng kể; tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng có tăng nhưng chưa cao và tỷ trọng khu vực dịch vụ cũng giảm.

  • Sản xuất nông nghiệp tuy phát triển khá thuận lợi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như giá vật tư nông nghiệp tăng cao, tình trạng thiếu lao động thời vụ, giá đầu ra biến động thất thường và có thời điểm không tiêu thụ được, lãi suất vay sản xuất nông nghiệp tăng, … Tình hình nuôi trồng thủy sản gặp một số khó khăn, xảy ra tình hình bệnh dịch gây thiệt hại trên nghêu, tôm...

  • Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu, thị trường, vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,... phần lớn doanh nghiệp hiện vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin thị trường, các nguồn vốn tín dụng, xúc tiến thương mại, đào tạo phát triển nguồn nhân lực,...

  • Thu hút vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không thuận lợi từ bên ngoài,. Một số nhà đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng do ảnh hưởng kinh tế khó khăn nên chưa triển khai được dự án.

1.3.2 Đánh giá chung về mạng lưới đường bộ tỉnh Tiền Giang


- Tỉnh Tiền Giang có mạng đường bộ tương đối hợp lý, rộng khắp toàn tỉnh đã hình thành được các trục liên vùng, nội tỉnh, đường GTNT kết nối với các huyện xã, thôn có mật độ đường cao so với cả nước và Vùng KTTĐPN (tại Tiền Giang 2,81km/km2 và 4,2km/1.000dân; tại TP.HCM 0,93 km/km2 và 0,36km/1000 dân; tại Long An 0,44km/km2 và 1,37km/1000 dân; Vùng KTTĐPN 0,36km/km2 và 0,8km/1000 dân) . Ngoài ra có trục cao tốc Trung Lương – TP HCM sắp tới là trục cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận góp phần gia tăng lưu lượng phương tiện thông qua địa bàn tỉnh và thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Về kết cấu mặt đường: đường BTN và láng nhựa chiếm 27,55%, đường bê tông xi măng chiếm 31,13%, còn lại phần nhiều là đường cấp phối, ngoài ra còn một số tuyến đường huyện, đường xã chưa nâng cấp hiện là đường đất chiếm khá lớn 21,26%. Các tuyến này đã sử dụng từ lâu, do kinh phí hạn chế nên công tác duy tu bảo dưỡng không đảm bảo, dẫn tới xuống cấp nhanh chóng.

- Tỷ lệ chiều dài đường tỉnh không cao chỉ chiếm 6,41% so với tổng chiều dài đường bộ, trên các tuyến đường tỉnh này còn có nhiều cầu đã xuống cấp trầm trọng cần được nâng cấp hoặc thay thế. Chính vì vậy hệ thống đường tỉnh chưa thể đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

- Chưa có sự phát triển đồng bộ trong toàn hệ thống, đặc biệt giữa cầu và đường; lưu thông còn hạn chế trên đường tỉnh ở địa bàn huyện, đường huyện, đường xã ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa như khu vực Bắc QL1 giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Long An, huyện Tân Phú Đông... làm hạn chế phần nào tải trọng các phương tiện vận chuyển, các hoạt động giao thông đi lại, nhất là trong mùa mưa lũ, ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, phát triển dân cư, đô thị và các hoạt động sản xuất kinh doanh...

- Nguồn kinh phí cấp cho công tác duy tu cấp tỉnh, cấp huyện hiện đang rất hạn chế, gây khó khăn cho thực hiện duy tu, đảm bảo an toàn giao thông, không đáp ứng nhu cầu đầu tư nâng cấp, công trình đã đầu tư nhanh chóng xuống cấp, gây nhiều bức xúc bức xúc ở các địa phương và trong xã hội.

- Với hiện trạng hệ thống giao thông vận tải của tỉnh hiện nay cần thiết phải quy hoạch cho phù hợp với phát triển giao thông vận tải và kết nối liên vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL. Chưa có các đường trọng tâm để phục vụ cho phát triển các vùng kinh tế của tỉnh (3 vùng).


PHẦN II: HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG VẬN TẢI
ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỈNH TIỀN GIANG

2.1 Hiện trạng giao thông vận tải thủy nội địa tỉnh Tiền Giang


  • Về mật độ và phân bố sông kênh:

Hiện tại, các sông kênh Trung ương quản lý là những tuyến phục vụ cho giao thông đường thủy từ phía Nam đi TP.Hồ Chí Minh gồm 8 tuyến với tổng chiều dài 213,5 km: Sông Tiền, nhánh sông Vàm Cỏ, Rạch Lá, Rạch Kỳ Hôn, kênh Chợ Gạo, Kênh Nguyễn Văn Tiếp (Kênh Tháp Mười số 2), kênh 28, kênh Nguyễn Tấn Thành. Riêng tuyến sông Tiền từ Cửa Tiểu đến thượng lưu cảng Mỹ Tho 500m và sông Soài Rạp là luồng hàng hải quốc gia do Cục Hàng hải Việt Nam quản lý.

  • Về phân cấp quản lý tuyến giao thông ĐTNĐ:

Các sông, kênh do Trung ương quản lý là những tuyến phục vụ cho giao thông đường thủy của cả vùng từ phía Nam đi Tp. Hồ Chí Minh và hầu hết đều có cấp kỹ thuật cao như: Sông Tiền, sông Soài Rạp, nhánh Vàm Cỏ, Rạch Lá, kênh Chợ Gạo, kênh Nguyễn Văn Tiếp (kênh Tháp Mười số 2), kênh 28, kênh Nguyễn Tấn Thành, ...

Các sông, kênh do tỉnh quản lý là những trục nối các tuyến từ phía Bắc của tỉnh ra sông Tiền như: sông Ba Rài, Trà Lọt, Cái Cối, Cái Thia, Cái Bè, ..., các nhánh sông phụ của sông Tiền như sông Cửa Trung, sông Năm Thôn, nhánh Cồn Tròn và những sông kênh nội tỉnh và liên tỉnh như: Sông Bảo Định, Rạch Gò Công, Rạch Gầm, Rạch Rau Răm, Kênh Bắc Đông, Trương Văn Sanh, Tràm Mù, ...

Bên cạnh hệ thống giao thông thủy nội địa do Trung ương và tỉnh quản lý như hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang còn có 32 km bờ biển với các tuyến tuyến vận tải quan trọng như các tuyến vận tải ven biển và vận tải sông pha biển trên sông Tiền từ Cửa Tiểu đến thượng lưu cảng Mỹ Tho 500m có chiều dài 74km do Cục Hàng Hải Việt Nam quản lý.

Thống kê 15 năm gần đây cho thấy, số lượng km sông, kênh được giao quản lý khai thác giao thông thủy nội địa (cấp tỉnh và huyện) đang từng bước tăng thêm.


Bảng 2.1: Thống kê số lượng km đường thủy nội địa theo phân cấp quản lý
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (1996-2013)


TT

Phân cấp quản Lý

1996

2000

2005

2013




Tổng số

1.535 km

1.591,9 km

2.034,7 km

2.034,7 km

1

TW quản lý

3 tuyến/177km

6 tuyến/177,5km

6 tuyến/177,5km

8 tuyến/213,5km




Sông Tiền

(luồng Hàng hải)



1 tuyến/74km

1 tuyến/74km

1 tuyến/74km

1 tuyến/74km

2

Tỉnh quản lý

13 tuyến/227km

29tuyến/383,4km

29 tuyến/393,9km

38 tuyến/480km

3

Huyện quản lý

14 tuyến/176km

14 tuyến/176km

53 tuyến/384,3km

55 tuyến/328,17km

4

Sông, kênh có khả năng giao thông thủy

485km

511km

721 km

811 km

5

Sông, kênh phục vụ ngọt hoá

256km

270 km

284 km

294 km

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, năm 2014)

  • Về hướng luồng lạch:

Toàn bộ hệ thống mạng lưới luồng lạch giao thông thủy nội địa có thể chia theo hai hướng trục Đông – Tây và Tây Bắc – Đông Nam.Theo hướng trục Đông Tây, các luồng tuyến chính theo các hệ thống sông kênh lớn như hệ thống sông Tiền, Kênh Chợ Gạo, Nguyễn Văn Tiếp, Trương Văn Sanh. Theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có các tuyến điển hình như Sông Cổ Cò, Kênh 28, Kênh Nguyễn Tấn Thành, Kênh Năng – Chợ Bưng v.v...

Каталог: SiteFolders -> SKHDT -> 177
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29
177 -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương