Da mihi animas, cetera tolle” Văn kiện Tổng Tu nghị cg26 – ttn 26 Roma, 23. 02 – 12. 04. 2008 CÔng báo ban tổng cố VẤN



tải về 1.17 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích1.17 Mb.
#37072
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

PHỤ CHƯƠNG 3

Diễn văn khai mạc Tổng Tu Nghị

của cha Bề Trên Cả Pascual Chavez Villanueva

"Tôi rất ao ước được gặp anh em,



để chia sẻ với anh em phần nào ơn huệ

của Thánh Thần, nhờ đó anh em vững mạnh,

nghĩa là để chúng ta cùng khích lệ nhau, bởi vì cả anh em lẫn tôi,

chúng ta đều chung một niềm tin " (Rm 1, 11-12)

1. Chào mừng quan khách

Trọng kính Đức Hồng Y Franc Rodé, Chủ tịch Thánh Bộ Các Hội Dòng Sống Đời thánh hiến và các Hội sống đời Tông đồ,

Trọng kính Đức Hồng y Rafaele Farina, Quản Thủ Thư Viện và Công Hàm Hội Thánh Công Giáo,

Trọng kính Đức Hồng y Miguel Obando Bravo,

Trọng kính Đức Hồng Y Joseph Zen,

Kính thưa Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, Thư Ký Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin,

Kính thưa Tổng Giám Mục Gianfranco Gardin, Thư Ký Thánh Bộ Các Hội Dòng Sống Đời thánh hiến và các Hội sống đời Tông đồ,

Kính thưa Đức Giám Mục Gino Reali, Giám mục Porto và Santa Rufina,

Kính thưa Đức Tổng Giám Mục Francesco Brugnaro, Tổng giám mục Camerino, Cựu học viên và Cộng tác viên,

Kính thưa các Đức Giám mục Salêdiêng : Đức Cha Carlo Chenis, Đức Cha Zef Gashi, Đức Cha Stanislaz Hocevar, Đức Cha Calogero La Piana, Đức Cha Basile Mvé, Đức Cha Pierre Pican, Đức Cha Peter Stump, Đức Cha Luc Van Looy, Đức Cha Adrian van Luyn, Đức Cha Rosario Vella,

Kính thưa Nữ Tu Enrica Rosanna, Phụ tá Thư ký Bộ các Dòng Tu Đời Thánh hiến và Tu hội Đời Tông đồ,

Kính thưa Mẹ Antonia Colombo, Bề trên Tổng quyền Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ,

Kính thưa các Bề trên Phụ trách các Nhóm thuộc Gia đình Salêdiêng,

Kính thưa Padre Pietro Trabucco, Tổng Thư ký Hội các Bề trên Thượng Cấp,

Kính thưa Don Mario Toso, Viện trưởng Đại Học Giáo Hoàng Salêdiêng.

Nhân danh toàn thể Hội Nghị, con xin chân thành cám ơn vì sự hiện diện của Qúy Vị trong thời điểm rất có ý nghĩa cho Tụ Hội Thánh Phanxicô Salê và con xin bày tỏ lòng biết ơn tất cả Qúy vị vì sự tham dự này, để long trong cử hành nghi thức khai mạc Tổng Tu nghị 26 của chúng con và khích lệ công việc của chúng con.



2. Chào mừng các thành viên tổng tu nghị

Anh em hội viên thân mến, thành viên Tổng Tu nghị, Giám tỉnh, bề trên Á tỉnh, Đại biểu các tỉnh dòng, các Quan sát viên, đã đến từ khắp nơi trên thế giới để tham dự vào hội nghị quan trọng này của Tu Hội yêu quý của chúng ta,

Tôi gửi đến anh em lời đón chào chân tình từ trái tim của Don Bosco. Anh em hãy cảm thấy như ở nhà mình và hãy làm nên mái nhà gia đình này. Nhà của Don Bosco là nhà của anh em. Nhà Trung Ương chính là nhà của Don Bosco, cũng như ngôi nhà ở Valdocco, ngôi nhà cầu nguyện và chiêm niệm mà chúng ta muốn khởi sự ngay khi bắt đầu hội nghị này; đó cũng là ngôi nhà bé nhỏ ở xóm Becki, trên cửa vào nhà ghi lại lời của Don Bosco: "Đây là nhà của cha."

"Khởi phát lại từ Don Bosco", chủ đề then chốt của Tổng Tu Nghị, là lời mời gọi gửi đến toàn thể Tu Hội. Chủ đề ấy đưa chúng ta về nơi mà người Cha và Đấng Sáng Lập yêu quý của chúng ta, vâng nghe tiếng dậy và tác động của Chúa Thánh Thần, đã khởi sự và phát triển đoàn sủng mà chúng ta là người kế thừa, duy trì, làm chứng và thông truyền. Xóm Becki và Valdoccô là cái nôi kinh nghiệm đoàn sủng của chúng ta. Ở đó là chân tính của chúng ta bởi lẽ chúng ta đã được sinh ra ở đấy, như lời thánh vịnh gia đầy vui mừng nghĩ đến thành thánh và hát rằng: "mọi người sẽ là con cái của thành; nơi thành mọi người gặp được nhà của mình." (Tv 86)

ADN của chúng ta cũng giống như của Don Bosco cha chúng ta; gen của người chính là lòng đam mê cứu rỗi các thanh thiếu niên, tin tưởng vào giá trị của một nền giáo dục chất lượng cao, khả năng quy tụ nhiều người đến độ hình thành nên được cả một phong trào rộng lớn có khả năng thông truyền qua sứ mệnh giới trẻ, tính huyền nhiệm của "da mihi animas," và nền tu đức "cetera tolle". Cùng với anh em, tôi diễn tả niềm hy vọng mãnh liệt rằng Tổng Tu nghị này sẽ là bệ phóng để khởi phát lại từ Don Bosco và đi đến năm 2015 mà chúng ta sẽ vui mừng và tri ân cử hành đệ nhị bách chu niên ngày sinh của ngài.

3. Tổng Tu Nghị

Tôi muốn bắt đầu diễn văn khai mạc này với lời trích dẫn thơ thánh Phaolô gửi tín hữu thành Roma, bởi vì đối với tôi, dường như lời đó diễn tả điều tôi ôm ấp trong lòng và mong đợi từ tu nghị này. Nếu quả đúng là bất kỳ một Tổng Tu nghị nào đều là một biến cố vượt qua hẳn việc chính thức áp dụng những gì Hiến Luật quy định, tôi nghĩ rằng Tổng Tu nghị 26 này còn có nhiều lý do để là như thế. Đó sẽ là một Lễ Hiện Xuống, có Chúa Thánh Thần là Đấng Chủ Chốt. Tu nghị sẽ diễn ra giữa ký ức và tiên tri, giữa lòng tri ân trung thành với cội nguồn và mở lòng vô điều kiện cho điều mới mẻ của Thiên Chúa. Và tất cả chúng ta sẽ góp trọn phần của mình, với trách nhiệm và mong đợi, với kinh nghiệm phong phú, sẵn sàng lắng nghe, phân định, chấp nhận ý Chúa muốn nơi Tu Hội.

Chính Chúa đã quy tụ chúng ta lại. Trong mọi thời, Ngài vẫn luôn tiếp tục mời gọi và sai các ngôn sứ của Ngài ra đi, để moị người có được sự sống dồi dào. Lời Chúa mời gọi đòi hỏi lòng quảng đại, hoàn toàn hiến dâng và sẵn sàng chịu đau khổ để "đem lại sự sống"; sự sống không thể sinh ra được nếu không có "những cơn đau sinh nở". Thiên Chúa không đưa ra lời mời gọi để củng cố một tình trạng xơ cứng hay cũng cố sự chết, nhưng Ngài sai Thần Khí Ngài đến để đem lại sự sống mới mãnh liệt, biến cải con người và qua họ, canh tân bộ mặt trái đất.

Đến đây, tôi không thể nào lại không nhớ lại cái nhìn thấu suốt của ngôn sứ Egiêkien về Dân Chúa đang chịu lưu đầy, bị mất đi Vương triều, Đền Thờ và Lề Luật. Chúa đã sai Thần Khí Ngài xuống trên những bộ xương khô, trên dân tộc đã chết này, làm cho gân cốt xuất hiện và da thịt lấp đầy. Ngài đã phủ da thịt cho những thân thể này và thổi vào đó hơi thở sự sống của Ngài (x. Ez 37, 8 tt). Chắc chắn rằng sự sống mới mà Thiên Chúa muốn ban cho thế gian có thể gặp phải sự chống cưỡng về mặt tâm lý hay tâm linh, không muốn "tái sinh lại từ trên" (Ga 3,5), như Nicođêmô xưa kia. Trái lại, điều đòi hỏi nơi chúng ta là theo gương Abraham, sẵn sàng để cho Thiên Chúa của lời hứa hướng dẫn mình (x. Stk 12, 1-3); ông không bám víu ngay cả vào đứa con mong mỏi mãi mới có được; ông sẵn sàng hiến dâng Isaac, thà sát tế con mình hơn là mất đi Thiên Chúa. Và rồi xét về mặt hoàn toàn sẵn sàng, mẫu gương hoàn hảo của việc mở rộng lòng vô hạn là Đức Trinh Nữ Maria; ngài sẵn sàng bỏ qua dự định của mình để đảm nhận kế hoạch của Thiên Chúa.

TTN 26 mở ra cho một điều gì đó là mới mẻ chưa hề có trước đó. Nhu cầu phải trở về nguồn thôi thúc chúng ta. Chúng ta được mời gọi tìm thấy cảm hứng nơi lòng đam mê tông đồ của chính Don Bosco. Chúng ta được mời gọi kín múc nơi nguồn suối trường sinh của đoàn sủng chúng ta, và cùng lúc đó, với lòng quả cảm sáng tạo, mở rộng lòng chúng ta trước những cách thức mới diễn tả đoàn sủng ấy trong ngày hôm nay. Đối với chúng ta, điều đó giống như là khám phá ra những góc cạnh mới của cùng một viên kim cương, cho phép chúng ta đáp trả tốt hơn những hoàn cảnh của thanh thiếu niên, hiểu biết và phục vụ những hình thức mới của cảnh nghèo khổ, đề ra được những cơ hội mới giáo dục chúng phát triển nhân bản và, phát triển đức tin và sống cuộc đời sung mãn.

Các thành viên Tổng Tu Nghị thân mến, mỗi người chúng ta cần phải hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa, Đấng đang mời gọi chúng ta"ngày hôm nay" để ơn soi dẫn và sức mạnh của Chúa Thánh Thần không lặn chìm trong lòng chúng ta, câm lặng trên môi miệng chúng ta, sai trệch trong tâm tưởng chúng ta (x. Eph 4,30). Tất cả những điều này có nghĩa là chúng ta được mời gọi nỗ lực rộng mở cõi lòng tiếp nhận bao có thể, để khám phá trong tâm khảm chúng ta ý Chúa muốn nơi Tu Hội và luôn luôn uốn nắn tư tưởng và lời nói của mình theo Lời Chúa. Xin cho những lời lẽ mỗi người chúng ta cảm thấy được mời gọi phát biểu bao có thể ít mang sức nặng của xác thịt vì "cái gì sinh ra từ xác thịt thì là xác thịt, cái gì sinh ra trong Thần Khí là Thần khí" (Ga 3,6).



4. Những thái độ tham dự trọn vẹn vào TTN 26

Chúng ta phải sống kinh nghiệm Tổng Tu nghị này thế nào cho thật tích cực? Mỗi một thành viên Tu nghị phải nỗ lực làm gì? Chúng ta phải tham dự Tổng Tu Nghị này với những thái độ nào?



Vun trồng tinh thần ngôn sứ

Ý thức là mình được Thiên Chúa quy tụ phải khơi dậy nơi ta cảm thức lệ thuộc vào Ngài và tự thâm tâm chấp nhận sứ mệnh Ngài trao cho ta. Điều này đòi chúng ta phải có một thái độ luôn khiêm tốn vâng phục lắng nghe. Không như các hội nghị hay các buổi hội khác, trong đó bầu khí tranh cãi thường chiếm ưu thế, chúng ta ở đây để sống một thời gian phân định và bàn luận về đời sống của Tu Hội, về đoàn sủng chúng ta vốn là một hồng ân vĩ đại Chúa ban cho Giáo Hội và cho giới trẻ.

Chúng ta không thể nào là người đứng ngoài quan sát. Làm như thế thì biến cố này chỉ là một sự kiện đơn thuần của lịch sử; sau đó sẽ chỉ còn là một ký ức mờ nhạt, không thể nào tạo nên được sức năng động thực sự có thể biến cải và thay đổi hẳn lịch sử. Đó chính là nhiệm vụ của ngôn sứ: được Thánh Thần Chúa Kitô thúc đẩy và mang theo Lời Chúa, ngôn sứ có khả năng thay đổi lịch sử. Để chúng ta có được kinh nghiệm này, TTN 26 đòi hỏi chúng ta phải dấn thân hoàn toàn. Tất cả chúng ta được mời gọi tham dự vào biến cố này với một ý thức trách nhiệm, nhìn nhận tầm quan trọng sinh tử của tu nghị và mỗi một ngày, canh tân nơi chúng ta sự quan tâm và rộng mở cõi lòng trên hành trình mà Chúa Thánh Thần đang mời gọi chúng ta tiến bước.

Tổng tu nghị sẽ có ý nghĩa và hữu hiệu nếu từ chỗ là một "biến cố" đơn thuần, diễn ra trong thời gian và không gian, để đi đến mức là một "kinh nghiệm" sâu xa, chạm tới trước tiên là chính cuộc đời ta. Và sẽ là như thế nếu như chúng ta có thể tìm thấy được Thiên Chúa khi diễn ra Tổng Tu nghị. Từ bấy giờ sẽ bắt đầu sự tái sinh; và rồi chúng ta sẽ có thể thông truyền cho mọi hội viên trong Tu Hội "điều tai chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, đã nhìn và tay chúng tôi đã chạm tới." (1 Ga 1,1).

Thăng tiến bản thân và phục vụ Tu Hội, diễn ra trong kinh nghiệm Tổng Tu Nghị đây phải đi liền với nhau. Thường ta nghe nói rằng tham dự vào một Tổng Tu Nghị là một kinh nghiệm đào luyện liên tục thật mãnh liệt; quả đúng là như thế. Tuy nhiên, bản thân tôi lại thích nói đến cái kinh nghiệm đoàn sủng trong ý nghĩa sâu xa nhất của từ ngữ này, nghĩa là, một kinh nghiệm Thần Khí, và theo nghĩa tập thể, thực sự là một kinh nghiệm của cộng đoàn về Lễ Hiện Xuống.

Đây không phải chỉ là vấn đề làm sao cho các hội viên khỏi thất vọng [về mình], nhưng là vấn đề đừng bỏ qua "thời gian thuận tiện", một "kairos", và như thế là đừng làm cho Thiên Chúa và giới trẻ thất vọng. Thiên Chúa và giới trẻ là hai trụ cột mà cuộc đời chúng ta xoay quanh. Việc phục vụ Thiên Chúa và giới trẻ biện minh cho cuộc sống của chúng ta.



Thực hiện việc phân định

Chính bởi vì Tổng Tu Nghị không phải là một đại hội, nhưng là một thời gian phân định, cần phải được sống với một thái độ đúng thực, đòi hỏi sự chuẩn bị, suy tư nghiêm chỉnh, cầu nguyện thanh thản và sâu xa, sự đóng góp của cá nhân, ý thức việc mình phải uốn mình theo và lắng nghe Lời Chúa và anh em.

Theo nhãn giới này, những ngày linh đạo Salêdiêng sống tại Becki và Tôrinô và cuộc tĩnh tâm và hai ngày trình bày hiện trạng Tu Hội từ các Ban và các Miền đã góp phần tạo nên được bầu khí thiêng liêng. Bầu khí lý tưởng trong đó Thiên Chúa làm nên những kỳ công và điều khiển lịch sử--cũng là lịch sử của Tu Hội-chính là đức ái: "Ubi caritas et amor, Deus ibi est" [Đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời].

Thánh Thần hành động, thổi hơi sự sống và tuôn tràn ngọn lửa của ngài ở đâu có được một cộng đoàn quy tụ nhân danh Đức Kitô và hiệp nhất trong tình yêu. Chính sự thông hiệp của cõi lòng quy tụ chúng ta lại trong cùng một dự án tông đồ--dự án tông đồ của Don Bosco, và làm cho chúng ta có thể hiệp nhất được giữa những bối cảnh, văn hoá và ngôn ngữ khác nhau.



Cùng tiến bước với Thiên Chúa trong lịch sử

Hoàn cảnh thế giới và Giáo Hội ngày nay đòi hỏi chúng ta cùng tiến bước với Thiên Chúa trong lịch sử. Chúng ta không thể nào dứt bỏ ơn gọi của chúng ta, như là những người thánh hiến, là người tiên phong trong Nước Tiên Chúa, người lính canh giữ thế giới, và con mắt điện tử của lịch sử. Ơn gọi chúng ta là "dấu chỉ và người đem tình thương của Thiên Chúa" (HLL 2). Ơn gọi ấy thôi thúc chúng ta trở thành điều mà Chúa Kitô mong muốn nơi mọi môn đệ của ngài: "muối cho đời và ánh sáng cho thế gian" (x. Mt 5,14). Chúng ta hãy để ý hai hình ảnh Đức Giêsu dùng để diễn tả và xác định các môn đệ của ngài. Cả hai hình ảnh ấy đều hùng hồn nói lên cho chúng ta là việc chấp nhận lời mời gọi theo Chúa Kitô không phải là vấn đề "làm gì" nhưng là "là gì". Đó là vấn đề của chân tính hơn là hiệu năng công việc, vấn đề hiện diện sao cho có ý nghĩa hơn là những công trình vĩ đại.

Cũng vậy, ở đây, điều quan trọng không phải là canh tân Tu Hội hay tương lai Tu Hội, mà là đam mê Đức Giêsu và Nước Thiên Chúa. Đó là hy vọng của chúng ta. Chúng ta phải tìm sức sống, tính khả tín và hiệu năng của Dòng chúng ta nơi điều này. Quả vậy, khi mở ra tiếp nhận những vấn nạn, những đòi hỏi, những thôi thúc và thách đố của con người thời đại, trong trường hợp chúng ta, là của giới trẻ, chúng ta được giải thoát khỏi mọi sự xơ cứng động mạch, tai khỏi nên điếc, khựng lại, chiều theo các giá trị trung lưu, và đặt chúng ta trên con đường "cùng tiến bước với Thiên Chúa." Như thế, chúng ta sẽ tránh được việc nhìn lại quá khứ, và bị biến thành cột muối, và tránh được việc đánh lừa chúng ta bằng những cú bật phóng tới phía trước nhưng lại thiếu mục đích, không phù hợp với Thánh Ý Chúa.

Một khía cạnh tiêu biểu của Don Bosco và của Tu Hội là luôn luôn nhạy bén với lịch sử, và ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta không thể được xao nhãng cảm thức này. Nó làm cho chúng ta chú tâm đến những nhu cầu của Giáo Hội và thế giới. Nó làm cho chúng ta "lên đường", "ra đi" tìm kiếm giới trẻ. Việc này cần phải được diễn đạt trong một văn kiện Tổng Tu Nghị, có khả năng đốt lên ngọn lửa nơi cõi lòng của các hội viên. Một bản văn như thế sẽ là hải đồ [bản đồ hải trình] định hướng đi cho những năm sắp tới. Đó là lý do tại sao ta cần phải "đọc các dấu chỉ thời đại", và tôi đã chỉ ra một số dấu chỉ ấy qua lá thư triệu tập Tổng Tu Nghị trong công báo ACG 395.



Xây dựng trên đá tảng

Trong lá thư luân lưu tựa đề "Ngài là Chúa của con, hạnh phúc của con là nơi Ngài" (TV 16,2), phát hành trong Công Báo 382, tôi đã có nói về đời sống thánh hiến theo chủ nghĩa tự do.31 Lối sống đó đã hết thời và không còn có tương lai. Nhiều nỗ lực canh tân và phát triển đã được thi hành, nhưng lại không hoàn toàn theo đường lối của một cuộc đời thánh hiến trước tiên cho Thiên Chúa. Nhiều kinh nghiệm đã xác nhận được nổi nghi ngờ là những nỗ lực ấy đã xây nhà trên cát chứ không phải trên đá. Bất kỳ một cuộc tái lập lại đời sống thánh hiến nào mà không đưa chúng ta đến với Đức Giêsu Kitô nền tảng cuộc sống chúng ta (2 Cr 3,11) và không làm cho chúng ta trung thành hơn với Don Bosco, đấng sáng lập của chúng ta, thì chắc chắn sẽ đưa tới thất bại.

Hẳn chắc rằng đời sống thánh hiến hiện đang trải qua một thời kỳ còn khó khăn hơn cả thời kỳ tiếp ngay sau Công đồng. Đối diện với tình trạng này, ta có cám dỗ đơn giản quay trở về với quá khứ, để tìm lại được sự an toàn và thanh thản, để rồi bịt mắt mình trước những dấu chỉ mới của thời đại, những dấu chỉ thôi thúc chúng ta đáp trả bằng một chân tính rõ rệt, có sức thuyết phục thật mãnh liệt.

Giải pháp không phải là phục hồi lại; quả vậy, không ai có thể tách ra khỏi đời sống thánh hiến sức mạnh ngôn sứ làm cho đời sống này luôn luôn khác biệt và đầy sức mạnh chống lại trào lưu văn hoá [đương thời]. Như tôi đã nói nhiều lần, nguy cơ cho sáu năm sắp tới không phải là sự tồn tại [của Tu Hội], nhưng là chứng tá ngôn sứ của Tu Hội chúng ta. Vì thế, chúng ta không nên vun trồng một thứ "ngoan cường theo cơ chế", tìm cách kéo dài cuộc sống dù phải trả bất kỳ giá nào; đúng hơn, chúng ta cần tìm cách, với lòng khiêm tốn, kiên định và vui tươi, trở thành dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa và tình yêu của ngài đối với nhân loại. Chỉ như thế chúng ta mới có thể là một sức hấp dẫn lôi kéo mạnh mẽ.

Vậy để là một sự hiện diện mang tính ngôn sứ trong Giáo Hội và trong thế giới, đời sống thánh hiến cần phải tránh cám dỗ muốn chiều theo não trạng trần tục hoá và tiêu thụ của thế gian này, và để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Ngài đã khơi dậy nếp sống này thành một hình thức đặc biệt đi theo và noi gương Chúa Kitô. Như thế, chúng ta có thể hiểu biết và chấp nhận thánh ý Chúa dành cho chúng ta, vào thời điểm này trong lịch sử, và hân hoan thi hành thánh ý ấy trong cuộc đời chúng ta, với đầy xác tín và hứng khởi. "Anh em đừng chiều theo thế gian này, nhưng hãy canh tân lòng trí. Anh em hãy để mình được biến cải, ngõ hầu anh em có thể phân định đâu là thánh ý Chúa, đâu là điều thiện hoàn hảo đáng được chấp nhận" (Rm 12,2). Chúng ta không thể nào quên rằng đời sống người Kitô hữu, và càng đúng hơn là đời sống thánh thiến, không có ơn gọi và sứ mệnh nào khác hơn là thành "muối cho đời", và "ánh sáng cho thế gian."

Chúng ta là muối cho đời khi chúng ta sống tinh thần tám mối phúc thật, khi chúng ta khởi sự xây dựng đời mình từ bài giảng trên núi, khi chúng ta sống một nếp sống khác hẳn. Đó là vấn đề khi phải đối diện với một xã hội chỉ theo đuổi thành công, phù phiếm, tiền bạc, khoái lạc, quyền lực, sự trả thù, xung đột, chiến tranh, dân Chúa chọn lựa hoà bình, sự tha thứ, lòng thương xót, vị tha, tinh thần hy sinh. Họ bắt đầu từ phạm vi gia đình hay cộng đoàn và rồi lan toả ra ngoài xã hội.

Tuy nhiên Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta là muối có thể đánh mất vị, các môn đệ của ngài có thể là không chân thực. Ngài nói những hậu quả khủng khiếp sẽ xẩy đến: "Muối đó không còn ích lợi gì và chỉ để quăng ra ngoài đường cho người ta chà đạp."" Hoặc chúng ta phải là những môn đệ với một chân tính tin mừng thật rõ nét, và vì thế, có ý nghĩa và hữu ích cho thế giới, hoặc chúng ta phải bị ném ra ngoài và bị khinh bỉ, chúng ta thành bất hạnh, thành hư không. Kitô giáo, đức tin, tin mừng, đời sống thánh hiến có ý nghĩa về mặt xã hội và có trách nhiệm chung chỉ khi nào đó là một ơn gọi và một sứ mệnh, và chúng không thể nào được hiểu và sống theo nghĩa đó là "tài sản riêng tư của mình".

Đó là ý nghĩa lời Đức Giêsu huấn dụ: "Ánh sáng anh em hãy chiếu toả trước mặt người đời." Đức Giêsu muốn các môn đệ ngài hãy biến bài giảng trên núi thành chương trình sống. Vì thế, lòng dịu hiền, nghèo khó, quảng đại, thương xót, tha thứ, phó thác cho Chúc, tín thác, yêu thương tha nhân là những công việc của tin mừng phải được chiếu tỏa, làm cho chúng ta thành "muối" và "ánh sáng", những công việc giúp chúng ta tạo nên một xã hội khác, một xã hội không cho phép nhân lại hoàn toàn ra hư đốn.

Anh em hội viên thân mến, chúng ta được mời gọi trở thành niềm hy vọng, ánh sáng và muối men; chúng ta được mời gọi thi hành sứ mệnh cho xã hội và thế giới, một sứ mệnh có thể tóm tắt trong một từ duy nhất: thánh thiện! Là ánh sáng và muốn men tức là thánh. Khoản 25 Hiến Luật trình bày việc tuyên khấn là con đường nên thánh. Sau khi nói đến các hội viên đang sống hoàn toàn cho kế hoạch tin mừng, họ là những người thôi thúc chúng ta bước trên con đường nên thánh, khoản này kết luận: "Chứng từ thánh thiện ấy, được đạt tới trong sứ mệnh Salêdiêng, biểu lộ cho thấy giá trị độc đáo của tám mối phúc và ân tặng cao quý nhất mà ta có thể cống hiến cho thanh thiếu niên. . ."

Đức Gioan Phaolô II nói cho chúng ta: Quả là một sự mâu thuẫn [khi người thánh hiến] chọn lối sống tầm thường, một nền đạo đức tối thiểu, và một đạo giáo hời hợt. . . Đã đến thời cần phải hết lòng đề xuất lại cho hết mọi người tiêu chuẩn cao của cuộc đời người tín hữu thông thường"32 tức là nên thánh. Hoạ lại lời của Don Bosco, tôi muốn nói rằng nên thánh quả là hấp dẫn vì thánh thiện là toả sáng, là sự tăng trưởng về thiêng liêng, ánh sáng rực rỡ huy hoàng, là niềm vui nội tâm, thanh thản, trong sạch, là tình yêu được đưa tới mức độ tận cùng.



5. Chủ đề và mục tiêu của TTN 26

Trong một bài nghiên cứu tiếp sau quyết định chủ đề TTN 26, cha Julian Fox viết rằng từ ngữ thường được dùng nhiều nhất trong các bút tích của Bề Trên Cả từ khi công bố văn kiện TTN 25 là "lòng đam mê", thường liên kết với "da mihi animas"33. Ngài kết luận rằng chính "da mihi animas" của Don Bosco đã là chủ đề và ý nghĩa của "lòng đam mê" mà tôi thường sử dụng trong các lá thư của mình; nói cách khác, hạn từ "lòng đam mê" diễn tả rất đúng "da mihi animas".

Lối nói này càng trở nên nổi bật hơn từ Hội Nghị Quốc Tế về Đời Thánh Hiến, tổ chức tại Roma vào cuối tháng Mười Một 2004, quả thực, đề tài hội nghị là "Đam Mê Đức Kitô, Đam mê Con người." Trong tư cách là thành viên của Ban Điều Hầnh và Ủy Ban Thần Học của Hiệp Hội các Bề trên Thượng cấp, tôi đã có cơ hội đóng góp vào việc chọn chủ đề này và qua đó, muốn nhấn mạnh đến "lòng đam mê" là trung tâm của chứng tá đời sống thánh hiến ngày hôm nay.

Trong truyền thống Salêdiêng và trong bối cảnh rộng lớn hơn của đời sống tu trì, chọn lựa đề tài này là muốn cho chúng ta là những người thánh hiến vun trồng được một sức mạnh mãnh liệt, đầy sức thu hút, một năng lực tột cùng--tức là một nỗi khát vọng. Mối liên kết sâu xa giữa "lòng đam mê" và "Da mihi animas" cấu tạo nên gen của chúng ta--không phải là trên bình diện bên ngoài nhưng là ở bình diện cốt lõi. Như thế, đó chính là một đặc sủng của Đấng Sáng Lập của chúng ta, "lòng đam mê" nối kết chúng ta sâu xa với Thiên Chúa và với giới trẻ. Vì thế, việc chọn chủ đề "Da mihi animas, cetera tolle" là ước muốn đi tới tận cội rễ đoàn sủng chúng ta, tới lựa chọn căn bản thiêng liêng và tông đồ của Don Bosco, và chính ngài đã để lại như chương trình sống cho người Salêdiêng (x. HL 4). Quả thế, châm ngôn này tóm lược chân tính đoàn sủng và sứ mệnh của chúng ta.



Da mihi animas diễn tả lòng khao khát, tìm kiếm và chấp nhận sứ mệnh. Sứ mệnh này là một hồng ân Chúa ban; chính Ngài muốn hiện diện giữa giới trẻ thông qua chúng ta, bởi lẽ chính Ngài muốn cứu độ chúng, ban cho chúng sự sống sung mãn; vì thế, cần phải khao khát sứ mệnh bởi lẽ sứ mệnh đó được sinh ra từ cõi lòng của Chúa Cứu Thế chứ không phải do ý ta muốn. Hơn nữa, cần phải tìm kiếm sứ mệnh; nhà truyền giáo cho giới trẻ không phải là kẻ làm chủ ơn gọi hay làm chủ những ai mình được sai tới; sứ mệnh được thi hành trước tiên trong sự hiệp thông với Vị Chủ ruộng; sứ mệnh bao hàm mối tương quan sâu xa với Thiên Chúa, là điều tiên quyết tuyệt đối trong mọi sứ mệnh. Và rồi, sứ mệnh là một hồng ân cần phải được chấp nhận; điều này đòi hỏi phải đồng hoá mình với đoàn sủng và phải chú tâm trung thành với ơn gọi qua việc đào luyện ban đầu và liên tục; đó là một sự trung thành bảo vệ ta khỏi xa tránh Thiên Chúa và giới trẻ.

Cetera tolle nói lên thái độ nội tâm, nỗ lực tu đức ôm ấp sứ mệnh. Đó là một quyết định để mình ly thoát khỏi bất cứ điều gì tách mình ra khỏi Thiên Chúa. Điều này đòi hỏi chúng ta phải sống một đời sống cá nhân và cộng thể giản dị, nghèo khó hơn; và rồi đòi hỏi chúng ta cần phải tổ chức lại công cuộc của mình, giúp chúng ta thắng vượt được nguy cơ chỉ coi mình là người quản trị các công cuộc chứ không phải là những người rao giảng tin mừng cho người trẻ; nó đòi hỏi chú tâm đến những hình thức nghèo khổ mới của người trẻ và những ai chúng ta phục vụ nói chung; đòi hỏi chúng ta mở lòng trước những biên cương mới để rao giảng tin mừng và canh tân sâu xa sự dấn thân tông đồ.

Mục tiêu của TTN 26 là muốn chạm tới cõi lòng của người Salêdiêng, để từng hội viên là "một Don Bosco mới", là thông dịch viên cho ngài ngày hôm nay! Chúng ta đã diễn tả mục tiêu này khi nói rằng TTN 26 nhằm "thức tỉnh cõi lòng người Salêdiêng với đam mê "Da mihi animas". Chúng ta chắc chắn sẽ đạt tới mục tiêu này nếu như mỗi Salêdiêng đồng hoá mình với Don Bosco, đón nhận ngài như là người cha và mẫu mực cho cuộc đời mình " (HL 21). Để được như thế, chúng ta cần phải canh tân lại sự quan tâm đến Hiến Luật và yêu mến Hiến Luật, kín múc từ Hiến Luật tất cả những sức mạnh của đoàn sủng.

Về điểm này, tôi muốn vạch ra cho anh em cách riêng chương thứ hai của Hiến Luật nói đến "tinh thần Salêdiêng".Chúng ta nhớ rằng Don Bosco, qua Chúc Thư Tinh Thần của ngài, đã viết: "Nếu chúng con đã yêu mến cha trong quá khứ, chúng con hãy tiếp tục yêu mến cha trong tương lai bằng cách tuân giữ xác đáng Tu Luật."34 Và Don Rua nói cho chúng ta: "Khi Đấng đáng kính Don Bosco gửi con cái đầu tiên của ngài tới Châu Mỹ, ngài đã muốn chụp hình ngài ở giữa họ trong tư thế trao cho Don Gioan Caglierô, thủ lãnh đoàn truyền giáo, cuốn sách Hiến Luật . Don Bosco quả thực đã nói rất nhiều qua cử chỉ ấy!. . . Bản thân Cha cũng muốn đi với chúng con, nâng đỡ, an ủi, bảo vệ chúng con. Nhưng điều cha không thể làm được thì cuốn sách nhỏ này sẽ làm. Hãy trân trọng Hiến Luật như một kho tàng quý giá nhất" 35 Và sau hết, Don Rinaldi thường nói: "Trọn vẹn con người Don Bosco được tìm thấy trong Hiến Luật."



tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương