Da mihi animas, cetera tolle” Văn kiện Tổng Tu nghị cg26 – ttn 26 Roma, 23. 02 – 12. 04. 2008 CÔng báo ban tổng cố VẤN



tải về 1.17 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích1.17 Mb.
#37072
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

92 Tỉnh dòng

- tiên liệu cho các hội viên trong thời kỳ đào luyện có những kinh nghiệm phục vụ thanh thiếu niên bất hạnh nhất;

- chọn lựa những khu vực nghèo khó nhất khi mở các công cuộc mới.

93 Cha Bề Trên Cả và Ban Cố Vấn ngài

- giúp các tỉnh dòng tăng trưởng trong dấn thân vì công bằng xã hội;

- hỗ trợ các tổ chức cổ võ quyền lợi của thanh thiếu niên; khi có thể và thuận tiện, nhân danh Tu Hội, tỏ thái độ chống lại việc vi phạm các quyền đó.

HƯỚNG HÀNH ĐỘNG 14

Quản trị các tài sản với tinh thần trách nhiệm và liên đới

94 Quản trị các tài sản với tinh thần trách nhiệm, trong sáng, phù hợp với mục tiêu của sứ mệnh, bằng cách thực hiện những hình thức kiểm soát cần thiết trên cấp địa phương, tỉnh dòng và thế giới.

95 Cộng thể

- định kỳ duyệt xét những mục tiêu và chiến lược của công cuộc nhằm tránh biến thành hoạt động liên doanh, không còn là việc phục vụ giáo dục và Phúc âm hoá;

- đảm bảo hoạt động tài chánh của mọi lãnh vực được quy về văn phòng quản trị (QC 198), danh sách tài sản được cập nhật, và khi thay đổi nhân sự quản trị, phải chuyển giao tất cả những thông tin cần thiết;

- đảm bảo việc lập kế hoạch và sử dụng tốt người thuộc quyền, bằng cách tôn trọng và đòi hỏi họ tôn trọng quyền cũng như bổn phận do luật pháp quy định;

- trách nhiệm về việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát các việc xây cất và bảo trì, nhất trí với Quản lý tỉnh (QC 195);

- nghiên cứu tình trạng tài chánh của mình, nhằm đảm bảo sự tực túc của công cuộc, và nếu lệ thuộc vào những trợ giúp bên ngoài, thiết lập kế hoạch tự túc về tài chánh.

- lưu ý đến việc sử dụng đúng đắn các nguồn tài trợ đến từ các thực thể hay tổ chức khác;

- tôn trọng ý của các ân nhân.



96 Tỉnh dòng

- với sự hỗ trợ của những người đời có khả năng, tín cẩn và thông phần tinh thần chúng ta, đồng hành với việc quản trị tài chánh của từng nhà và thực hiện những việc duyệt xét cần thiết;

- cổ võ sự nhạy bén đạo đức trong việc quản trị và sử dụng các phương tiện tài chánh, bằng cách sử dụng sự hỗ trợ chuyên môn sẵn có trong lãnh vực này;

- làm cho những cơ cấu của các công cuộc chúng ta, một cách nào đó, nên phù hợp với việc thực hiện sứ mệnh, được sử dụng cách thích đáng và được chăm sóc khi bảo trì;

- khi xin trợ giúp tài chánh, lưu tâm đến đường hướng hành động của Kế hoạch Hữu cơ Tỉnh, nhằm tránh thực hiện những sáng kiến và cơ sở không thể duy trì trong tương lai;

- tái suy nghĩ về việc đào luyện ban đầu liên quan tới khó nghèo, nhằm giúp các hội viên sử dụng đúng đắn thời gian, của cải và tiền bạc; cống hiến những kiến thức cần thiết về kế toán và quản trị; tạo điều cho các hội viên tham gia vào việc bảo trì nhà;

- dạy các cộng thể về sự nhạy bén đối với môi trường, hỗ trợ các sáng kiến được thực hiện ở địa phương trong lãnh vực tôn trọng môi trường, sử dụng năng lượng thay thế, và tiết kiệm các nguồn năng lực;

- nghiên cứu khả năng lập hợp đồng chung về sở hữu của cải, quản trị các chi tiêu, và giới thiệu cho các cộng thể nhằm tiết kiệm.



97 Cha Bề Trên Cả và Ban Cố Vấn ngài

- khuyến khích sự liên đới cụ thể hơn về các nguồn tài chánh và nhân lực giữa các Tỉnh và Vùng, kể cả qua việc liên kết;

- giám sát để việc quản trị các nguồn tài chánh của các tỉnh được thực hiện trong tinh thần đạo đức và liên đới;

- đảm bảo việc giám sát hữu hiệu đối với hoạt động tài chánh của các văn phòng quản lý tỉnh, đồng thời, kiểm chứng việc thực thi các dự án được Tu Hội tài trợ;

- cống hiến những ấn định để việc phân phối sự trợ giúp qua các cơ quan tổ chức trên cấp Trung Ương và Tỉnh Dòng; giám sát để việc phân bổ các nguồn được đồng đều và ý của các ân nhân được tôn trọng;

- qua Ban Truyền thông Xã Hội, thẩm định sự thích hợp của việc sử dụng hệ thống Phần Mềm Free-Libre Open, và cống hiến những hướng dẫn cho các Tỉnh dòng.



V. NHỮNG BIÊN CƯƠNG MỚI
"Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dấu tấn phong tôi,

để tôi loan báo Tin Mừngn cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4, 18)

TIẾNG CHÚA MỜI GỌI

Hoạt động tông đồ của chúng ta thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc trước hết vào các nhu cầu của những người chúng ta phục vụ.



Lưu tâm tới những nhu cầu của môi trường và của Hội Thánh, chúng ta thể hiện đức ái cứu độ của Đức Kitô qua việc tổ chức những hoạt động và công cuộc giáo dục mục vụ. Nhạy bén trước những dấu chỉ thời đại, bằng tinh thần sáng kiến, sức dẻo dai kiên trì, chúng ta kiểm chứng và canh tân các hoạt động và công cuộc hiện hành, đồng thời tạo ra những hoạt động và công cuộc mới.

Việc giáo dục và rao giảng Tin Mừng cho đông đảo thanh thiếu niên, đặc biệt giữa những em nghèo khổ hơn cả, họ thôi thúc ta đến với chúng trong chính môi trường sống và cung ứng các hình thức mục vụ tương xứng lối sống của chúng” (HL. 41).

98 Ưu tiên chính : thanh thiếu niên nghèo khổ

Qua các nẻo đường Torinô, Don Bosco nhìn thấy những nhu cầu của “giới trẻ gặp nguy hiểm" và mau mắn đáp lại những nhu cầu của chúng, bằng cách mở ra những biên cương dấn thân mới và cũng hành động "liều lĩnh" nhằm "chiếm lấy các linh hồn cho Thiên Chúa." Qua các nẻo đường trên thế giới, chúng ta cũng gặp các thanh thiếu niên di cư, các trẻ em bị du lịch tình dục bóc lột, và lao động vị thành niên, nghiện ngập, lây nhiễm HIV và bệnh AIDS, không hội nhập với xã hội, thất nghiệp, nạn nhân bạo lực, chiến tranh và tôn giáo cuồng tín, trẻ em đi lính, trẻ em hè phố, khuyết tật thể lý và tâm lý, thanh thiếu niên gặp nguy hiểm. Chúng ta xúc động khi gặp một số nơi chốn sống bên lề xã hội mà giới trẻ đang sống, như ngọai ô thành phố và trại tập trung, và khi gặp một số tình trạng sống bên lề xã hội như di cư, dân địa phương, lang thang và các nhóm dân tộc thiểu số khác. Chúng ta cũng nhận ra những khát vọng của người trẻ nghèo khổ về tinh thần và văn hóa; họ thôi thúc sự dấn thân của chúng : những người trẻ đánh mất ý nghĩa của cuộc đời, thiếu thốn tình cảm vì gia đình bất ổn, thất vọng và trống rỗng vì não trạng tiêu thụ, dửng dưng về tôn giáo, sống không có động cơ vì chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa tương đối về đạo đức, văn hóa sự chết phổ biến.

Don Bosco cảm thấy mình được Thiên Chúa sai đi để đáp lại tiếng kêu than của thanh thiếu niên nghèo khổ và hiểu rằng nếu như việc trực tiếp đáp lại những thiệt thòi của chúng là quan trọng, thì việc ngăn ngừa những nguyên nhân còn quan trọng hơn. Noi gương ngài, chúng ta muốn gặp gỡ thanh thiếu niên, xác tín rằng cách thức hữu hiệu nhất để đáp lại cảnh nghèo khổ của chúng là hành động dự phòng. Vì thế chúng ta nhận thấy cần phải đào sâu hệ thống giáo dục của ngài để đề ra những nhiệm vụ nhằm vượt thắng những thiệt thòi và sống bên lề xã hội của thanh thiếu niên : giáo dục đạo đức, thăng tiến phẩm giá con người, dấn thân xã hội chính trị, chủ động thực hiện quyền công dân, bảo vệ quyền của các trẻ vị thành niên, đấu tranh chống lại bất công và xây dựng hòa bình. Nhờ nhận thức nơi thanh thiếu niên nghèo có sự rộng mở và sẵn sàng trước Tin Mừng, chúng ta can đảm công bố Chúa Giêsu Kitô cho chúng và đề xuất cho chúng cuộc hành trình đức tin.

99 Những ưu tiên khác : gia đình, truyền thông xã hội, Âu Châu

Cần phải đặc biệt lưu tâm đến tình trạng gia đình ngày nay, vì gia đình là chủ thể gốc của việc giáo dục và là nơi thứ nhất của việc Phúc âm hoá. Toàn thể Giáo Hội đã ý thức về những khó khăn nghiêm trọng các gia đình gặp phải và tỏ bày nhu cầu cần phải cống hiến những trợ giúp đặc biệt cho việc đào luyện và thăng tiến gia đình, cũng như giúp gia đình thực thi vai trò giáo dục của mình với tinh thần trách nhiệm. Chính vì thế chúng ta cũng được mời gọi lo liệu sao để mục vụ giới trẻ luôn mở rộng cho mục vụ gia đình.

Chúng ta cũng cảm thấy bị chất vấn bởi các kỹ thuật mới của truyền thông xã hội và những thách đố giáo dục do các kỹ thuật mới đó nêu lên. Các cơ hội truyền thông ngày nay đã trở nên phương tiện thông thường cho người trẻ gặp gỡ, trao đổi các thư tín, tham gia cách mau chóng và linh động, nhưng lại vô ngã và tiềm ẩn. Nền văn hóa của phương tiện truyền thông riêng tư (personal media) có thể làm tổn hại sự trưởng thành của khả năng tương giao và nhất là làm cho giới trẻ có nguy cơ gặp gỡ và lệ thuộc tiêu cực; chính trong “sân chơi” này chúng ta phải có mặt để lắng nghe, soi sáng và hướng dẫn.

Chúng ta chia sẻ mối ưu tư của Giáo Hội về số phận của Tin Mừng trong thế giới phương tây, cách riêng là ở Âu châu. Thực vậy, sự quy chiếu về cội rễ Kitô giáo ngày càng suy yếu, cho dù những cội rễ đó đã góp phần cho chân tính của lục địa, gợi hứng tư duy, phong tục và nghệ thuật, định hướng lịch sử các dân tộc, phong phú hoá Giáo Hội với nhiều diện mạo thánh thiện sáng chói, hàng thế kỷ nuôi dưỡng nhiệt tình truyền giáo trên toàn thế giới. Do sự lệ thuộc giữa các dân tộc, vận mệnh Âu châu bao hàm vận mệnh của toàn thế giới và trở thành mối ưu tư cho Giáo Hội phổ quát. Điều này mở ra một biên cương mới so với quá khứ; và đối với người Salêdiêng chúng ta, đó là lời mời gọi "thực hiện sự lưu tâm ngày càng hơn đối với việc giáo dục đức tin cho người trẻ." (Ecclesia in Europa, số 61)



100 Các mô hình mới trong việc điều hành các công cuộc

Việc lưu ý tới những biên cương mới thôi thúc chúng ta canh tân não trạng của mình, cổ võ việc đồng trách nhiệm trong các dự án, không bao giờ là của cá nhân, nhưng là của cộng thể Salêdiêng và cộng đoàn giáo dục mục vụ. Những nhu cầu mới của thanh thiếu niên đòi hỏi cá nhân phải tách khỏi các vai trò, hoàn cảnh và ràng buộc đe dọa việc sẵn sàng thay đổi thực sự, cũng như lòng can đảm tông đồ sẵn sàng tái suy nghĩ về những sáng kiến và công cuộc nhằm đáp lại tốt hơn những yêu cầu của thanh thiếu niên.

Một mô hình mới trong việc điều hành các công cuộc đòi hỏi phải đảm bảo sự chặt chẽ về số lượng và phẩm chất nơi cộng thể; đồng trách nhiệm thực sự giữa các hội viên và người đời; sự sẵn sàng của giám đốc dành cho nhiệm vụ hàng đầu của mình; cổ võ những hình thức mới của sự hiện diện uyển chuyển hơn; việc lập kế hoạch chung với Gia Đình Salêdiêng và làm việc với mạng lưới bao gồm các tổ chức và cơ quan giáo dục khác, hiệp lức với Giáo Hội địa phương và xã hội.

Điều này sẽ cho phép chúng ta cống hiến sức sống cho những "hiện diện mới", hoặc những kế hoạch không ngờ nhằm đáp lại những nhu cầu đang nảy sinh, hoặc canh tân những công cuộc và đề xuất hiện hành, như vậy làm cho những công cuộc và đề xuất đó trở nên những “hiện diện mới", hoặc hướng tới sứ mệnh cách hữu hiệu hơn.



HIỆN TRẠNG

101 Ưu tiên chính : thanh thiếu niên nghèo khổ

Khắp nơi đều quan tâm đến nhiều hình thức nghèo khó ngày nay hiện diện trên thế giới, cách riêng những hình thức đang đe dọa hiện tại và tương lai của người trẻ. Tu Hội mãnh liệt dấn thân vì sự tăng trưởng nhân bản và sự thăng tiến xã hội ở những khu vực rõ ràng nghèo khổ hơn. Trong nhà chúng ta, thanh thiếu niên được tiếp nhận, không có sự phân biệt đối xử và việc phục vụ giáo dục mục vụ của chúng ta được cống hiến cho tất cả. Những công cuộc của chúng ta hữu hiệu đặc biệt trong việc chuẩn bị thanh thiếu niên cho thế giới lao động, bằng cách cống hiến cho họ việc huấn luyện chuyên môn và đồng hành.

Trong các tỉnh dòng đã nảy sinh những kinh nghiệm tích cực nhằm đáp lại những sự nghèo khó đang nẩy sinh. Đã phát triển cách làm việc theo mạng, cộng tác với Gia đình Salêdiêng, với các nhà giáo dục và những người tình nguyện của cộng đoàn giáo dục mục vụ, với các nhân viên trong Giáo Hội, xã hội và nghiệp đoàn, với các tổ chức phi chính phủ. Những khía cạnh tích cực cổ võ việc mở những biên cương mới là khả năng suy tư và hoạt động theo kế hoạch ngày càng phát triển, sự tín nhiệm và sẵn sàng của các tổ chức tư nhân và công cộng, nỗ lực đầu tư cho việc đào luyện nhằm giúp người Salêdiêng và người đời có thể cống hiến những đáp ứng thích hợp.

Đàng khác, cũng có thái độ chống lại việc canh tân, nâng cao phẩm chất, hoán cải não trạng chúng ta. Yếu kém trong việc đào luyện người Salêdiêng và người đời để biết đọc các dấu chỉ thời đại và tránh nguy cơ xa cách giới trẻ. Đôi khi việc dấn thân giáo dục của chúng ta không có thể vươn tới thanh thiếu niên ở xa môi trường chúng ta. Để đáp lại những nghèo khó mới, đôi khi các tỉnh dòng được ủy thác cho sáng kiến của vài hội viên nhậy bén và không có chỗ hoạt động cho những sáng kiến được cùng nhau hoạch định.



102 Những ưu tiên khác : gia đình, truyền thông xã hội, Âu Châu

Tình trạng gia đình hấu như ở khắp nơi đều được đặc biệt quan tâm. Gia đình không chỉ bị tấn công bởi chủ nghĩa duy tương đối về đạo đức đang phổ biến, nhưng còn bởi những tiến trình hủy bỏ luật lệ và định chế. Còn có sự phân hoá và công nhận những hình thức hôn nhân khác, gậy hậu quả nghiêm trọng trên lãnh vực giáo dục, đó là việc bỏ rơi trẻ em, việc sống chung bị áp đặt, những bạo hành trong gia đình. Vì thế trong các tỉnh dòng đã phát triển sự quan tâm đến gia đình, là nơi quy chiếu thiết yếu cho việc giáo dục, nhưng cho tới nay những nỗ lực đã đảm nhận vẫn chưa đủ.

Sự nhạy bén và dấn thân của Tu Hội ở trận tuyến truyền thông xã hội ngày càng gia tăng. Chẳng hạn như : thành lập Phân Khoa Truyền Thông Xã Hội tại Đại Học Giáo Hoàng Salêdiêng (UPS), thực hiện nhiều chương trình khác nhau nhằm giáo dục việc sử dụng các phương tiện truyền thông với óc phê phán, sự hiện diện ngày càng gia tăng trong các tổ chức mạng, sự thông thạo ngày càng hơn về mạng lưới thông tin để trao đổi cá nhân hoặc đào tạo từ xa, và việc thành lập mới đây đối với Ban Truyền thông Xã Hội. Tuy nhiên, chúng ta ý thức rằng còn có rất nhiều thế giới ảo người trẻ đang sống và chúng ta không luôn luôn có thể chia sẻ và sinh động thế giới đó vì thiếu đào luyện, thời gian và sự nhậy bén.

Trong nhiều thập niên qua, chúng ta đã chứng kiến sự hiện diện Salêdiêng nơi một số quốc gia Âu Châu ngày càng suy yếu. Sự giảm thiểu đáng quan ngại của ơn gọi đã bó buộc các hội viên bao có thể duy trì sự hiện diện bằng cách cho người đời tham gia, tái xác định ranh giới các tỉnh dòng, thành lập các kế hoạch chung nhằm đáp lại tốt hơn những thách đố của giáo dục và Phúc âm hoá.

Còn số ơn gọi giảm sút đáng lo ngại có nghĩa rằng các hội viên đang phải làm hết sức mình để duy trì sự hiện diện và các hoạt động bằng cách mời gọi giáo dân tham dự vào việc điều hành và sinh động các công cuộc, sắp xếp lại các tỉnh dòng nhằm thiết lập những kế hoạch chung hầu đáp ứng tốt hơn những thách đố của giáo dục và rao giảng tin mừng. Chúng ta cũng nhận thức rằng chúng ta không thể duy trì nỗ lực đó nếu không có kế hoạch can đảm từ phía Tu Hội.

103 Các mô hình mới trong việc điều hành các công cuộc

Khi làm việc vì lợi ích của thanh thiếu niên nghèo, trong một số tỉnh dòng, nhiều kết quả tốt đã đạt được, nhờ đào luyện người đời, tạo điều kiện cho họ tham gia và đồng trách nhiệm. Đã có sự quan tâm ngày càng phổ biến, nhưng chưa được đảm nhận cách thích đáng trong tất cả các hiện diện của chúng ta.

Đôi khi chúng ta bắt gặp một mô hình tổ chức không biết cách canh tân mình theo nhu cầu của thời đại : còn đó não trạng kế thừa từ lối điều hành truyền thống trong các nhà. Điều đó được tỏ lộ, chẳng hạn, trong việc cứng ngắc thực hiện các hoạt động, không lưu ý đầy đủ về nhịp sống của người trẻ, chậm chạp trong việc tái bố trí hoặc tăng cường phẩm chất của các hiện diện và công cuộc, khó khăn trong việc tạo điều kiện cho người đời đồng trách nhiệm với những vai trò quyết định.

Để có thể thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi của thời đại, chúng ta thường chọn lấy chiến thuật mở rộng các công cuộc, đưa tới những chiều kích khó điều hành và không còn có khả năng đáp lại những nghèo khó mới, với sự nhanh nhẹn và khẩn trương mà những nghèo khó đó đòi hỏi.



ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG

104 Tiến trình cần thực hiện nhằm thay đổi

Để đối diện với những đòi hỏi của Tiếng Chúa gọi và những thách đố đến từ hiện trạng, và để thực hiện những đường hướng hành động sau đây, chúng ta cần hoán cải não trạng và thay đổi các cơ cấu, bằng cách chuyển đổi :

- từ việc thỉnh thoảng lưu tâm đến thanh thiếu niên nghèo sang những kế hoạch lâu dài và nhằm phục vụ các em;

- từ não trạng trợ giúp sang việc tạo điều kiện cho thanh thiếu niên nghèo tham gia, để các em trở thành người tiên phong và chủ động trong việc tăng trưởng bản thân và dấn thân trong lãnh vực xã hội-chính trị;

- t can thiệp trực tiếp giúp các nạn nhân của sự bất công sang hợp tác với các tổ chức khác trong việc chống lại những nguyên nhân của sự bất công;

- từ mục vụ giới trẻ không lưu tâm đầy đủ đến bối cảnh gia đình sang việc đầu tư nhiều năng lực hơn vì lợi ích của các gia đình;

- từ thái độ sợ sệt và hiện diện lác đác trong các phương tiện truyền thông sang thái độ sử dụng có trách nhiệm và sinh động giáo dục và Phúc âm hoá nhạy bén hơn;

- từ tình trạng suy yếu dần của các công cuộc ở vài nước Âu châu sang việc tái phát động đoàn sủng;

- từ khuynh hướng tập trung vào việc điều hành các công cuộc đã củng cố sang thái độ mềm dẻo can đảm và sáng tạo;

- từ hoạt động giáo dục tự mãn sang hợp tác với tất cả những người quan tâm tới nhu cầu của thanh thiếu niên.

ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG 15

Ưu tiên chính : thanh thiếu niên nghèo khổ

105 Thực hiện những lựa chọn can đảm vì lợi ích của thanh thiếu niên nghèo khổ và gặp nguy hiểm.

106 Cộng thể

- đối diện với những nghèo khó mới mà thanh thiếu niên trong khu vực đang sống, và gìn giữ sự nhạy bén của mình luôn sống động đối với những hình thức nghiêm trọng hơn;

- biểu lộ lòng ưu ái đối với thanh thiếu niên nghèo bằng cách cùng với cộng đoàn giáo dục mục chọn lấy những sáng kiến rõ ràng hướng đến những thanh thiếu niên nghèo khổ hơn trong khu vực;

- cảm thấy đặc biệt liên đới với các công cuộc của tỉnh dòng dành cho thanh thiếu niên nghèo khổ hơn;

- tìm kiếm cách đáp lại những nghèo khó tinh thần của thanh thiếu niên, đề xuất những kinh nghiệm và tiến trình khơi dậy chiều kích tôn giáo của đời sống và giúp các em khám phá Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế.

107 Tình dòng

- trong kế hoạch toàn diện của Tỉnh Dòng, bảo đảm có những công cuộc minh nhiên dành cho thanh thiếu niên nghèo khổ và sống trong nguy hiểm, và chuẩn bị nhân sự có phẩm chất;

- trong kế hoạch giáo dục mục vụ của từng công cuộc, bảo đảm có đề xuất nhằm thăng tiến nhân bản và giáo dục đức tin, thích hợp với hoàn cảnh của thanh thiếu niên nghèo khổ hơn;

- khi cần thiết, can đảm chọn lấy quyết định nhằm tái bố trí và tái định hướng các công cuộc của tỉnh dòng, nhằm phục vụ thanh thiếu niên nghèo và tầng lớp bình dân;

- nghiên cứu khả năng thực hiện các chương trình và tạo những không gian nhằm cống hiến cho thanh thiếu niên khả năng chọn lựa đối với những hình thức giải trí nguy hiểm trên phương diện thể lý và luân lý;

- cổ võ việc bảo vệ quyền trẻ em và thanh thiếu niên; và với lòng can đảm mang tính ngôn sứ và với sự nhạy bén giáo dục, lên án những vi phạm các quyền đó.



ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG 16

Những ưu tiên khác : gia đình, truyền thông xã hội, Âu Châu

108 Trong mục vụ giới trẻ, ưu tiên đảm nhận sự quan tâm đối với gia đình; tăng cường sự hiện diện giáo dục trong thế giới truyền thông; tái phát động đoàn sủng Salêdiêng tại Âu châu.

109 Cộng thể

- mời gọi và đào luyện các phụ huynh tham gia trong hoạt động giáo dục và Phúc âm hoá con em họ;

- cổ vũ những lộ trình cho việc giáo dục về tình yêu, nhất là cho tuổi trẻ, và đồng hành với thanh thiếu niên trong thời gian hứa hôn, vận dụng sự đóng góp của phụ huynh, người đời đồng trách nhiệm và các nhóm trong Gia Đình Salêdiêng;

- ủng hộ những hình thức Phúc âm hoá và huấn giáo mới cho các gia đình và qua các gia đình;

- tiên liệu những kế hoạch giáo dục nhằm giúp thanh thiếu niên biết sử dụng các loại phương tiện truyền thông khác nhau với óc phê phán và tinh thần trách nhiệm (truyền thông đại chúng, bình dân, cá nhân, đa phương, v.v...), và cổ vũ vai trò chủ động và cách diễn đạt trẻ trung và bình dân của các em trong lãnh vực truyền thông xã hội;

- sử dụng các kỹ thuật của truyền thông xã hội để cống hiến sự hiện diện của mình rõ ràng hơn và quảng bá đoàn sủng



110 Tỉnh dòng

- phối hợp và hỗ trợ những nỗ lực của các cộng đoàn giáo dục mục vụ trong việc giáo dục tình cảm cho thanh thiếu niên và trong việc đồng hành với những người đính hôn;

- đề ra một chiến lực thực tiễn nhằm hỗ trợ sự hiện diện giáo dục chủ động hơn trong thế giới truyền thông, cũng như trong những cách diễn tả nghệ thuật của giới trẻ trung bình dân, và chuẩn bị nhân sự có phẩm chất trong lãnh vực này;

- cùng với người đời và Gia đình Salêdiêng, cổ võ những kế hoạch mục vụ gia đình.



111 Cha Bề Trên Cả và Ban Cố Vấn ngài

- qua Ban Mục vụ Giới trẻ, cống hiến những định hướng về tiến trình giáo dục tình cảm cho giới trẻ, để hỗ trợ nỗ lực của các tỉnh dòng và cộng thể;

- qua Ban Truyền Thông Xã Hội, Ban Đào Luyện và Mục Vụ Giới Trẻ, suy tư về những thách đố mới của nền văn hóa truyền thông cá nhân nhằm đào luyện người Salêdiêng, chuẩn bị người đời và trợ giúp người trẻ;

- xác định bản chất và mục tiêu của việc Tu Hội can thiệp nhằm canh tân sự hiện diện Salêdiêng tại Âu Châu.



ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG 17

Các mô hình mới trong việc điều hành các công cuộc

112 Duyệt lại mô hình điều hành các công cuộc để sự hiện diện giáo dục và Phúc âm hoá hữu hiệu hơn

113 Tỉnh dòng

- củng cố sự chặt chẽ của cộng thể Salêdiêng về số lượng và phẩm chất và giúp cộng thể Salêdiêng phân định đâu là trách nhiệm chính của mình trong việc sinh động công cuộc;

- xác định những can thiệp cần thiết để khởi sự "những hiện diện mới" hoặc để canh tân những hiện diện hiệu hữu để hướng đến sứ mệnh rõ hơn;

- tái suy nghĩ về việc phân bổ các trách nhiệm trong từng cộng thể địa phương, lượng giá hoạt động của các ban cố vấn ở các cấp khác nhau để giám đốc có thể thực thi bổn phận tiên quyết của mình;

- trong Kế Hoạch Toàn Diện của Tỉnh Dòng, suy nghĩ về sự phức tạp của các công cuộc và đề ra những hình thức hiện diện linh động hơn;

- mời gọi và khai thác sự đóng góp của Gia Đình Salêdiêng để cùng hoạch định chung về sự hiện diện trong khu vực;

- ủng hộ cách làm việc theo mạng lưới với các chủ thể của Gia Đình Salêdiêng, Giáo Hội và xã hội.

CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA TTN 26

Căn cứ vào những đề nghị của các Tu nghị Tỉnh, cá nhân hội viên và Ban Tổng Cố Vấn, và của chính Tổng Tu nghị, sau khi Ủy Ban Pháp Lý và Hội Nghị Khoáng Đại duyệt xét, Tổng Tu Nghị phê chuẩn những quyết định sau đây. Vài quyết định liên quan đến các khoản Hiến luật và Quy chế Tổng quát; những quyết định khác liên quan đến đường hướng hành động cho việc điều hành Tu Hội.



1. CHUYỂN Á TỈNH MYANMAR QUA VÙNG ĐÔNG Á - CHÂU ĐẠI DƯƠNG

114 Tổng Tu nghị 26

- sau khi cứu xét yêu cầu của Tu nghị Á Tỉnh Salêdiêng Myanmar;

- nhận thấy rằng trên phương diện địa lý, Myanmar thuộc về Vùng Đông Nam Á và là thành phần của khối ASEAN, “Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á”, và như thế, dễ dàng liên kết với các quốc gia này hơn;

- ghi nhận rằng trên phương diện văn hoá, Myanmar gần gũi hơn với nhiều Quốc gia trong Vùng Đông Á-Châu Đại Dương;



quyết định Á Tỉnh "Mẹ Phù Hộ" Myanmar được chuyển từ Vùng Nam Á qua Vùng Đông Á-Châu Đại Dương theo Hiến Luật khoản 154.


tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương