Da mihi animas, cetera tolle” Văn kiện Tổng Tu nghị cg26 – ttn 26 Roma, 23. 02 – 12. 04. 2008 CÔng báo ban tổng cố VẤN


Chân tính đoàn sủng và đam mê tông đồ



tải về 1.17 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích1.17 Mb.
#37072
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

3 Chân tính đoàn sủng và đam mê tông đồ

Khi đào sâu hành trình thiêng liêng của Don Bosco và làm sống lại đam mê tông đồ của ngài ngày nay, chúng ta cảm thấy mình được mời gọi làm tỏa sáng sự quyến rũ, tỏ lộ vẻ đẹp và thông truyền sức mạnh hấp dẫn của đoàn sủng ngài. Điều này thúc giục chúng ta quyết tâm phát triển một chứng tá hữu hình và đầy khả tín về ơn gọi chúng ta, về việc tận căn theo Chúa Kitô, một cảm thức mạnh mẽ thuộc về Giáo Hội, Tu Hội và Gia Đình Salêdiêng, một nhận thức rõ ràng về chân tính thiêng liêng và mục vụ của mình. Nếu không có một đề xuất đoàn sủng, hấp dẫn và lôi cuốn, thì tiến trình xác định ơn gọi sẽ khó khăn.

Mỗi người Salêdiêng được mời gọi chiêm ngắm trái tim của Đức Kitô, Mục Tử Nhân Lành và Tông Đồ của Chúa Cha, và noi gương Don Bosco, bước theo Ngài với lối sống vâng phục, nghèo khó và thanh khiết. Như thế, họ sẽ quảng đại hiến mình cho thanh thiếu niên, hân hoan sống ơn gọi của mình trong cộng thể và nhờ đó tìm thấy con đường nên thánh.

Don Bosco đã trao cuốn Hiến Luật cho cha Gioan Cagliero trước cuộc hành trình đi Patagonia. Ngài đã chỉ cho chúng ta cách "bản sao tốt đẹp" của Tu Hội ngày nay : trung thành với ngài qua việc xác tín tuân giữ Luật Đời Sống của chúng ta. Hơn nữa, thánh giá được trao cho chúng ta trong ngày tuyên khấn trọn đời, cùng với hình ảnh được in trên đó, mời gọi chúng ta tiêu hao đời mình cùng với thanh thiếu niên và cho thanh thiếu niên, cho tới hởi thở cuối cùng, đảm nhận lấy lời mời gọi của Don Bosco : studia di farti amare - hãy học cách làm cho mình được yêu mến.



HIỆN TRẠNG

4 Trở về với Don Bosco

Con người của Don Bosco luôn hấp dẫn và hợp thời. Nhiều hội viên ước muốn hiểu biết ngài và noi gương ngài trong đời mình ngày càng hơn. Dấu hiệu rõ rệt là họ luôn sẵn sàng tham gia những dịp đào luyện, nhằm nhắc nhở về cội nguồncủa đoàn sủng. Cũng thế, người trẻ và người đời cũng muốn tham gia vào sự canh tân này.

Việc phát hành những nghiên cứu mới về Salêdiêng học và việc xuất bản có tính phê bình các nguồn lịch sử nâng đỡ chúng ta trong cuộc hành trình đào sử kinh nghiệm thiêngliêng và tông đồ của chúng ta. Để tránh sự hiểu biết thuần tình cảm hay hoài cổ, chúng ta cần phải đưa ra ánh sáng kinh nghiệm thần bí (mistica) của Don Bosco, đào sâu sự phong phú thiêng liêng và sư phạm của truyền thống chúng ta, đặc biệt lưu tâm đến việc thực hành Hệ thống Giáo dục Dự phòng và hội nhập Hệ thống này vào các nền văn hóa khác nhau.

Có nhiều minh xác có thế giá về sự ngưỡng mộ và biết ơn đối với việc phục vụ giáo dục chúng ta thực hiện trong các bối cảnh khó khăn, cùng với thanh thiếu niên gặp nguy hiểm. Những vấn nạn về đời sống có tính chất thôi thúc mà người trẻ đặt ra cho chúng ta gây nên nơi chúng ta nhu cầu phải tìm ra những đáp ứng tương xứng và thuyết phục chúng ta về hiệu năng và tính hiện thực của đoàn sủng Salêdiêng trong thế giời ngày nay.



5 Trở về với thanh thiếu niên

Các hội viên và cộng thể quảng đại hiến mình trong việc phục vụ giáo dục mục vụ. Qua nhiều công cuộc và sáng kiến, họ mãnh liệt làm việc cho các thanh thiếu niên bất hạnh, người nghèo khổ, tầng lớp bình dân. Trước những hoàn cảnh cấp thiết về giáo dục, chúng ta cảm thấy mình được thôi thúc và thường biết cách tìm ra những nguồn năng lực và phương thức để đáp lại cách thích đáng.

Lòng đam mê của vài hội viên đã lây qua nhiều người và làm cho họ phấn khởi, từ những cộng sự viên trở thành những người đồng trách nhiệm, làm cho cộng đoàn giáo dục mục vụ có thể sống và hoạt động. Chúng ta cũng trân trọng sự sẵn sàng của nhiều người trẻ trong vai trò chính và chủ động của họ, trở nên tông đồ giữa các bạn hữu đến độ làm chín muồi những chọn lựa ơn gọi thánh hiến đặc biệt. Tuy nhiên, đôi khi mô hình của việc điều hành công cuộc ngăn trở các hội viên hiện diện trực tiếp ở giữathanh thiếu niên và người đời, làm tiêu hao các năng lực của họ trong những nhiệm vụ, đáng lẽ nên trao cho người khác.

Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, đối với không ít hội viên, thế giới người trẻ trở nên khó khăn và xa cách, khiến họ sợ hãi và cảm thấy mình không được chuẩn bị xứng hợp. Khó khăn trong việc hiểu biết ngôn ngữ của người trẻ càng làm cho họ xa lạ về văn hóa, đến độ làm cho họ xa cách về thể lý và tình cảm.



6 Chân tính đoàn sủng và đam mê tông đồ

Nhiều hội viên quyết tâm canh tân đời sống thiêng liêng. Điều này được tỏ lộ trong bầu khí vui tươi của nhiều cộng thể, trong năng động lực tông đồ sinh động cộng thể, và trong đời sống cầu nguyện sâu xa của họ. Nhiều hội viên tìm thấy nơi kế hoạch đời sống cá nhân và cộng thể nguồn hỗ trợ cho sự tăng trưởng của họ. Tiếp đến, chúng ta cũng không quên rất nhiều hội viên lớn tuổi và ốm đau sống trong sự thanh thản và tinh thần đức tin, đã hiến dâng bệnh tật của mình vì phần rỗi của các thanh thiếu niên, và nâng đỡ cộng thể bằng lời cầu nguyện của họ. Khi có được những điều này, người lớn và người trẻ sẽ hân hoan tham gia vào cùng một sứ mệnh, nhất là khi họ được cống hiến một tiến trình đào luyện.

Tuy nhiên cũng phải đau đớn nhìn nhận rằng một số lối sống đã xâm nhập vào các cộng thể : những lối sống đậm nét cá nhân chủ nghĩa, tiện nghi, trưởng giả, bất động, từ chối những dấu chỉ hữu hình của đời sống thánh hiến. Đó là những nguy hiểm Don Bosco đã cảnh giác các Salêdiêng tiên khởi.

Chủ nghĩa duy hoạt động và duy hiệu năng, thiếu kế hoạch cộng thể, chủ nghĩa cá nhân, việc phân bổ các nhiệm vụ không đầy đủ hay lộn xộn ngăn trở cầu nguyện, làm cho đời sống nội tâm bị tổn thương, làm cho các tương quan huynh đệ nên nguội lạnh, giảm thiểu sự quan tâm đến từng hội viên. Việc làm suy yếu đặc tính tu đức của cetera tolle, sẽ làm tổn hại sự đam mê tông đồ, có cảm hứng và được diễn tả trong da mihi animas.

Những ánh sáng và bóng tối này trong các cộng thể làm lộ rõ những khó khăn của đời sống thánh hiến chúng ta trong việc thực hiện sự tổng hợp được Công Đồng Vatican 2, yêu cầu, giữa việc theo Chúa Kitô – sequela Christi, đoàn sủng của Đấng Sáng lập và sự thích nghị với những điều kiện thay đổ của thời đại (PC 2).

ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG

7 Những Tiến trình phải thực hiện để thay đổi

Để đối diện với những đòi hỏi của Tiếng Chúa gọi và những thách đố đến từ hiện trạng, và để thực hiện những đường hướng hành động sau đây, chúng ta cần hoán cải não trạng và thay đổi các cơ cấu, bằng cách chuyển đổi :

- tmột thứ hiểu biết phiếm diện về Don Bosco sang việc nghiên cứu nghiêm túc về lịch sử, sư phạm, mục vụ và linh đạo của Cha và Đấng Sáng Lập của chúng ta, cũng như về suy tư của Tu Hội;

- từ một lối mục vụ tập trung vào hoạt động sang một mục vụ chú tâm hơn đến việc gặp gỡ thanh thiếu niên nơi chính môi trường sống của họ;

- từ việc thực thi đời sống thiêng liêng và việc mục vụ theo thói quen sang việc đảm nhận câu châm ngôn "da mihi animas cetera tolle" như là kinh nguyện và lòng đam mê hàng ngày.



ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG 1

Trở về với Don Bosco

8 Nỗ lực yêu mến, học hỏi, noi gương, cầu khấn và quảng bá Don Bosco để phát xuất lại từ ngài.

9 Người Salêdiêng

- làm sống lại và canh tân trong tâm hồn mình ước muốn hiểu biết sâu xa và hệ thống hơn về Don Bosco qua việc nghiêm túc và bền bỉ dấn mình vào việc học hỏi lịch sử, linh đạo, sư phạm, mục vụ Salêdiêng và Hệ thống Giáo dục Dự phòng để đem ra thực hành;

- thường xuyên đọc và suy gẫm Hiến Luật là "Di chúc sống của Don Bosco" (HL 196);

- canh tân lòng tôn sùng của mình đối với Don Bosco để chia sẻ với ngài lòng đam mê Thiên Chúa và thanh thiếu niên.



10 Cộng thể

- quy chiếu về Hiến Luật trong đời sống hàng ngày : đều đặn sử dụng Hiến Luật trong các phiên họp cộng thể, đặc biệt trong lúc phân định; chọn những thời điểm thích hợp để đọc và bình luận Hiến Luật; đề xuất những cơ hội duyệt xét đời sống;

- thực hành lectio divina với cảm thức Salêdiêng, ví dụ : quy chiếu đến những văn bản thuộc truyền thống chúng ta và quy chiếu đến hoàn cảnh của những đối tượng chúng ta phục vụ;

- trong kế hoạch cộng thể, tiên liệu những dịp đặc biệt dành cho việc đào luyện và cập nhật về Salêdiêng cho các hội viên cũng như cho người đời, đồng trách nhiệm với sứ mệnh;

- cập nhật phần Salêdiêng trong thư viện cộng thể.

11 Tỉnh dòng

- khuyến khích việc cập nhật các hội viên, người đời đồng trách nhiệm và các thành phần trong Gia Đình Salêdiêng về các môn học Salêdiêng; cổ võ những khóa tĩnh tâm ngoài việc quy chiếu về Lời Chúa, còn quy chiếu về các nguồn của đoàn sủng; thỉnh thoảng đề xuất những cuộc hành hương về các nơi Salêdiêng;

- sử dụng tối đa việc chuẩn bị gần cho khấn trọn đời như là cơ hội đặc biệt để đào sâu những chủ đề Salêdiêng và đọc lại Hiến Luật;

- lưu tâm tới việc gửi vài hội viên học các khóa học chuyên hóa về các bộ môn Salêdiêng tại đại học UPS hay các Trung tâm khác, nhằm sinh động Tỉnh dòng và đáp ứng những yêu cầu về đạo luyện;

- dấn thân vào việc quảng bá Don Bosco qua việc sử dụng phương tiện truyền thông;

- nghiên cứu và đào sâu lịch sử của đoàn sủng Salêdiêng trong bối cảnh văn hóa riêng của tỉnh dòng.



12 Bề trên Cả và Ban Cố vấn ngài

- đầu tư nhân lực thích đáng tại Đại học UPS, Học viện Lịch Sử Salêdiêng và các Trung Tâm khác, chuyên học hỏi và quảng bá ngành Salêdiêng học;

- phối hợp và tổ chức sự hợp tác giữa các Trung Tâm nhằm đào sâu về phương diện thần học kinh nghiệm thiêng liêng của Don Bosco, triển khai những trực giác sư phạm và mục vụ của ngài, nghiên cứu việc tiệm tiến hội nhập đoàn sủng của ngài trong các bối cảnh khác nhau;

- nghiên cứu khả thể tổ chức những kinh nghiệm chuyên biệt trong việc đào luyện liên tục về những nội dung căn bản trong linh đạo Salêdiêng, đặc biệt chú tâm tới các giám đốc, để chuẩn bị kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Don Bosco;

- cổ võ một nhóm quốc tế bao gồm các hội viên nhằm sinh động những địa điểm cội nguồn của đoàn sủng Salêdiêng;

- phổ biến những văn bản Salêdiêng quan trọng trong các ngôn ngữ khác nhau, kể cả dưới hình thức điện tử;

- quan tâm tới việc dịch và xuất bản một bộ sưu tập bao gồm các nguồn liệu Salêdiêng chính.

ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG 2

Trở về với thanh thiếu niên

13 Trở về với thanh thiếu niên, đặc biệt các em nghèo khổ nhất, với cõi lòng của Don Bosco

14 Người Salêdiêng

- học biết gặp gỡ Thiên Chúa nơi thanh thiếu niên mình được sai tới (xem HL 95)

- tìm thời gian để hiện diện giữa thanh thiếu niên như là người bạn, người thầy và chứng nhân của Thiên Chúa, cho dù mình có bất cứ vai trò nào trong cộng thể;

- cộng tác vào sứ mệnh giới trẻ qua cầu nguyện, sự quan tâm, dâng hiến đời mình, khi tuổi tác, sức khỏe hay những lý do khác ngăn trở mình hiện diện thể lý giữa thanh thiếu niên.



15 Cộng thể

- canh tân sự hiểu biết và thực hành việc hộ trực Salêdiêng (xem HL 39), bằng cách mời gọi người đời đồng trách nhiệm cùng tham gia;

- trong chương trình hàng năm của cộng thể, tiên liệu một số phiên họp về đào luyện trong đó có việc đào sâu tình trạng giới trẻ;

- đón tiếp thanh thiếu niên trong những thời điểm chia sẻ đời sống cũng như trong các phiên họp suy tư về tình trạng của họ;

- hoạch định những sáng kiến để gặp gỡ thanh thiếu niên trong môi trường sống của họ.

16 Tỉnh dòng

- vun trồng mối quan tâm liên tục và sâu sắc đến tình trạng người trẻ đang tiến triển trong địa phương, đối thoại với các tổ chức Giáo hội và xã hội;

- nghiên cứu khả năng thiết lập các trung tâm linh đạo nhằm cống hiến cho thanh thiếu niên những cơ hội cầu nguyện, cấm phòng và tĩnh tâm, dạy về thái độ lắng nghe Lời Chúa và đời sống bí tích.

17 Vùng

- cổ vũ sự cộng tác của các tỉnh dòng trong việc ấn định những tiêu chuẩn và quy tắc cư xử các hội viên và người đời đồng trách trách nhiệm với sứ mệnh Salêdiêng phải tuân giữ nhằm bảo đảm sự an toàn cho các trẻ vị thành niên trong các môi trường của chúng ta và ngăn ngừa mọi thứ lạm dụng, để thực hiện điều TTN 25, 36 đã nói tới.



18 Bề Trên Cả và Ban Cố Vấn ngài

- phát triển sự hiện diện của Tu Hội trong các tổ chức quốc tế quan tâm đến các chính sách liên quan đến giới trẻ.



ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG 3

Chân tính đoàn sủng và đam mê tông đồ

19 Tái khám phá ý nghĩa của Da mihi animas, cetera tolle là chương trình sống thiêng liêng và mục vụ.

20 Người Salêdiêng

- hàng ngày cầu xin Thiên Chúa ơn thống nhất giữa chiêm niệm và hoạt động tông đồ, và nỗ lực sống ơn thống nhất đó, như vậy tránh được nguy cơ của sự phân hóa và phiếm diện;

- đảm nhận trách nhiệm đào luyện bản thân về thiêng liêng và mục vụ nhằm trưởng thành chân thực trong ơn gọi của mình;

- nhìn vào kinh nghiệm của Don Bosco, canh tân hoặc củng cố việc thực hành là có một linh hướng đồng hành với mình;

- chia sẻ hành trình đức tin của mình, sự phong phú của linh đạo Salêdiêng và hoạt động tông đồ với các hội viên, người đời đồng trách nhiệm, các thành viên của Gia đình Salêdiêng và thanh thiếu niên.

21 Cộng thể

- tổ chức nhịp sống hàng ngày để mỗi hội viên đều có thể tham dự vào những thời điểm cộng thể và hiện diện thực sự giữa thanh thiếu niên;

- lưu tâm đến phẩm chất của cầu nguyện cộng thể và các buổi cử hành phụng vụ (xem HL 86);

- đề cao các lễ Salêdiêng như là dịp đào luyện cộng thể và thông truyền đoàn sủng;

- đánh giá cao việc phục vụ của giám đốc, người trách nhiệm thứ nhất về đào luyện, được thực thi qua huấn từ tối, huấn đức, đàm thoại cá nhân và sinh động huynh đệ.

22 Tỉnh dòng

- chuẩn bị các hội viên để đảm nhận vai trò linh hướng trong các cộng thể, lưu tâm cách riêng tới các cộng thể đào luyện ban đầu;

- đồng hành với các cộng thể trong việc soạn thảo kế hoạch cộng thể nhằm đảm bảo những tiến trình đào luyện liên tục cho các hội viên thuộc mọi lứa tuổi;

- tiên liệu những sáng kiến đào luyện nhằm giúp hội viên sống đời thanh khiết trong sáng, có khả năng thông truyền tình yêu của Thiên Chúa cho thanh thiếu niên và ngăn ngừa mọi hình thức phản chứng và lạm dụng đối với thanh thiếu niên.



II. SỰ KHẨN THIẾT CỦA VIỆC PHÚC ÂM HÓA
"Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tôi tự hào,

mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm.

Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9, 16)

TIẾNG CHÚA GỌI

Tu Hội này khởi sự bằng một bài giáo lý đơn sơ". Đối với chúng ta cũng vậy, việc rao giảng Tin Mừng và huấn giáo là chiều kích nền tảng của sứ mệnh chúng ta.



Như Don Bosco, trong mọi dịp tất cả chúng ta đều được kêu gọi để trở thành người giáo dục đức tin. Bởi thế, kiến thức siêu việt nhất của chúng ta là biết Đức Kitô, và niềm vui sâu xa nhất là được tỏ bày cho mọi người biết sự giàu có khôn lường của mầu nhiệm Ngài.

Chúng ta đồng hành với thanh thiếu niên để dẫn các em tới gặp chính con người Chúa Phục Sinh, để nhờ khám phá ra nơi Ngài và nơi Tin Mừng Ngài ý nghĩa tột đỉnh của đời mình, các em được lớn lên như những con người mới.

Trên bước đường này, Đức Trinh Nữ Maria hiện diện như một người Mẹ. Chúng ta làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến như Đấng đã tin, hằng phù hộ và chuyển thông niềm trông cậy. (HL 34)

23 Cộng thể được Phúc âm hóa và Phúc âm hóa

“Chữ Phúc âm hóa có một ý nghĩa rất phong phú. Theo nghĩa rộng, nó bao gồm toàn thể sứ mệnh của Giáo Hội : thực vậy, toàn thể đời sống của Giáo Hội hệ tại ở việc thực hiện [...] việc công bố và thông truyền Tin Mừng, là "sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin" (Rm 1, 16) và theo bản chất, được đồng hóa với chính Chúa Giêsu Kitô (xem 1 Cr 1, 24) ... Dù sao, Phúc âm hóa không chỉ có nghĩa là dạy dỗ giáo thuyết, nhưng đúng hơn, là công bố Chúa Giêsu bằng lời nói và hành động, như vậy trở nên khí cụ cho sự hiện diện và hành động của Ngài trong thế giới" (Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Ghi chú Giáo lý về vài khía cạnh của việc Phúc âm hóa, số 2). Được hội nhập trong Giáo Hội và được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng ta làm việc cho Nước Chúa ngự đến, "bằng cách mang tới cho conngười sứ điệp Tin Mừng, được liên kết mật thiết với việc phát triển trật tự trần thế" (HL 31).

Nguồn mạch của toàn thể hoạt động Phúc âm hóa hệ tại ở việc bản thân gặp gỡ Đức Kitô. Đối với chúng ta, kinh nghiệm này là một biến cố hằng ngày, được canh tân trong việc lắng nghe Lời Chúa, tham dự vào mầu nhiệm Vượt Qua qua phụng vụ và các bí tích, trong việc chia sẻ huynh đệ và trong việc phục vụ thanh thiếu niên.

Là người đầu tiên tiếp nhận và mang lấy lời công bố cứu độ, Đức Maria dạy chúng ta thực hiện cộng thể được Phúc âm hóa và Phúc âm hóa. Tư nơi Ngài, chúng ta học biết rằng kinh nghiệm sâu xa về Thiên Chúa là cội rễ của sứ mệnh chúng ta và cách thức đầu tiên và chính yếu để Phúc âm hóa là chứng tá đức tin. Chứng tá này trở nên thuyết phục hơn khi chúng ta đến với người trẻ như là bạn hữu và đồng hành với chúng như người cha và người thầy, làm lan tỏa niềm vui và hy vọng. Như vậy, chúng ta thông truyền điều chúng ta tin và biểu lộ bằng đời sống của mình điều chúng ta loan báo.



24 Vị trí trung tâm của việc loan báo Chúa Giêsu Kitô

Chúng ta nhìn nhận việc Phúc âm hóa là đòi hỏi khẩn thiết và chủ yếu của sứ mệnh chúng ta, ý thức rằng thanh thiếu niên có quyền được nghe loan báo về con người của Chúa Giêsu là nguồn mạch sự sống và lời hứa về hạnh phúc trong đời này và đời sau. "Do đó nhiệm vụ cơ bản của chúng ta là đề xuất cho mọi người sống đời sống nhân linh như Chúa Giêsu đã sống. [...] Việc loan báo Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Ngài phải chiếm vị trí trung tâm, cùng với lời kêu gọi hoán cải, đón nhận đức tin và hội nhập vào Giáo Hội; từ đó nẩy sinh các cuộc hành trình đức tin và huấn giáo, đời sống phụng vụ và chứng tá của đức ái năng động” (Đức Bênêđictô XVI, Thư gửi Cha Pascual Chávez, Bề trên Cả Dòng Salêdiêng, nhân dịp Tổng Tu nghị 26, 01-03-2008, số 4).

Qua Giáo Hội, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thực hiện việc Tân Phúc âm hóa : “mới trong lòng nhiệt thành, trong các phương thế và trong cách diễn tả của mình” (Đức Gioan Phaolo II, Diễn Văn tại Hội Nghị CELAM, 09-03-1983). Điều này đòi buộc chúng ta, với tinh thần sáng tạo và lòng can đảm, chuẩn bị những cách thức khác nhau nhằm dẫn đưa thanh thiếu niên đích thân đến gặp Chúa Kitô, nhờ đó họ làm chín mùi ý muốn theo Ngài và trở nên tông đồ của Phúc âm, và trở nên người xây dựng thế giới mới. Định hướng này là linh hồn của mỗi can thiệp giáo dục của chúng ta; chúng ta cũng phải thông truyền định hướng này cho người đời, liên kết họ ngày càng hơn vào các nhiệm vụ mục vụ.

25 Phúc âm hóa và Giáo dục

Việc Phúc âm hóa đòi hỏi chúng ta phải bảo đảm toàn bộ nội dung và sự tiệm tiến của việc loan báo. Don Bosco lưu tâm đến cả hai tiến trình này để có thể cống hiến cho mọi thanh thiếu niên một kinh nghiệm sâu xa về Thiên Chúa, nhưng vẫn luôn lưu ý đến hoàn cảnh cụ thể của các em.

Theo truyền thống Salêdiêng, chúng ta đã diễn tả mối tương quan này bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ : "công dân chính trực và Kitô hữu tốt lành", hay "Phúc âm hóa khi giáo dục và giáo dục khi Phúc âm hóa". Chúng ta ghi nhận nhu cầu phải tiếp tục suy tư về mối tương quan tế nhị này. Dẫu sao, chúng ta xác tín rằng việc Phúc âm hóa đề xuất cho việc giáo dục một mô hình về nhân tính được phát triển trọn vẹn và việc giáo dục, khi chạm tới cõi lòng của thanh thiếu niên và phát triển nhận thức tôn giáo về đời sống, sẽ ủng hộ và đồng hành với tiến trình Phúc âm hóa : "Thực vậy, nếu không có giáo dục, thì không có việc Phúc âm hóa bền vững và sâu xa, thì không có sự tăng triển và trưởng thành, thì không có thay đổi não trạng và văn hóa” (Đức Bênêđictô XVI, Thư gửi Cha Pascual Chávez, Bề trên Cả Dòng Salêdiêng, nhân dịp Tổng Tu nghị 26, 01-03-2008, số 4).

Vì thế, ngay từ đầu, giáo dục phải nhận cảm hứng từ Phúc âm và việc Phúc âm hóa phải thích ứng với tình trạng tăng triển của người trẻ. Chỉ có như thế người trẻ mới có thể khám phá nơi Chúa Kitô chân tính đích thực của mình và phát triển tới mức trưởng thành hoàn toàn; chỉ có như thế Phúc âm mới có thể sâu xa chạm tới cõi lòng, chữa cõi lòng khỏi sự dữ, và mở cõi lòng cho đức tin tự do và cá vị.

Ý thức mình cũng được mời gọi giáo dục và Phúc âm hóa não trạng, ngôn ngữ, phong tục và định chế, chúng ta quyết tâm cổ võ việc đối thoại giữa đức tin, văn hóa và tôn giáo. Với Phúc âm, điều này giúp soi chiếu những thách đố lớn do các biến chuyển thời đại đặt ra cho con người và xã hội, và làm cho thế giới biến chuyển nhờ men Nước Trời.

26 Phúc âm hóa trong các bối cảnh khác nhau

Sư khẩn thiết của việc loan báo Chúa Phục sinh thôi thúc chúng ta đối diện với những hoàn cảnh làm vang dội nơi chúng ta lời mời gọi và sự quan tâm : những dân tộc chưa được Phúc âm hóa, trào lưu thế tục đe dọa những đất nước có truyền thống Kitô giáo cổ xưa, hiện tượng di dân, những hình thức nghèo khổ và bạo lực bi tham mới, sự quảng bá các phong trào và phe nhóm. Chúng ta cũng cảm thấy được mời gọi do vài một số cơ hội như đối thoại đại kết, liên tôn và liên văn hóa, cảm thức mới về hòa bình, bảo vệ nhân quyền và gìn giữ thế giới vạn vật, nhiều cách thức diễn tả tình liên đới và tình nguyện ngày càng phổ biến trên thế giới.

Những yếu tố này được nêu lên trong các Tông Dụ, theo sau các Thượng hội đồng Lục địa, là những yếu tố tạo nên những thách đố cho toàn thể Giáo Hội và thôi thúc chúng ta phải tìm những cách thức mới để thông truyền Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, trong sự tôn trọng và đánh giá cao các nền văn hóa địa phương. Vì thế, mỗi Vùng Miền và Tỉnh Dòng cần phải nỗ lực xác định những cách thức thích hợp nhất để thực thi sứ mệnh chung trong các bối cảnh đặc thù khác nhau.

HIỆN TRẠNG

27 Cộng thể được Phúc âm hóa và Phúc âm hóa

Nhiều hội viên nhiệt tình sống đam mê Thiên Chúa và thanh thiếu niên. Sự đam mê này được tỏ lộ trong ước muốn sống đời thánh hiến có tính ngôn sứ hơn, nổi bật về chiều sâu thiêng liêng, tình huynh đệ chân thành, và lòng can đảm tông đồ. Như thế, khi sống và làm việc với nhau, họ cảm thấy mình có thể cống hiến một chứng tá chân thực và hân hoan về đoàn sủng và thu hút thanh thiếu niên nghiêm chỉnh đối diện với đề xuất Kitô giáo và với chính đời sống thánh hiến.

Đàng khác, chúng ta cũng nhận ra sự hời hợt thiêng liêng, chủ nghĩa duy hoạt động điên cuồng, lối sống trưởng giả, chứng từ Phúc âm yếu ớt, tự hiến bán phần cho sứ mệnh. Điều này được tỏ lộ trong thái độ không thích tỏ lộ căn tính thánh hiến của mình và trong sự nhát đảm tông đồ. Đôi khi tính phức tạp của một số công cuộc có nguy cơ thu hút năng lực của các hội viên vào những nhiệm vụ điều hành, do đó làm suy yếu bổn phận thứ nhất là giáo dục và Phúc âm hóa.

28 Vị trí trung tâm của việc loan báo Chúa Giêsu Kitô

Được TTN 23 khởi xướng, việc giáo dục đức tin cho người trẻ đã nhận được sự dấn thân quảng đại của nhiều hội viên trong việc đề xuất những kinh nghiệm và những tiến trình khác nhau cho các lứa tuổi, thích ứng với các hoàn cảnh và tình trạng văn hóa giới trẻ khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta ghi nhận lời kêu gọi soạn thảo những đường hướng giúp người trẻ gặp gỡ Chúa Giêsu chưa được hòan tòan tiếp nhận.

Các sáng kiến của chúng ta không luôn luôn rõ ràng hướng đến việc giáo dục đức tin. Các tiến trình của huấn giáo còn yếu và trong nhiều trường hợp không khơi dậy nơi người trẻ một đời sống bí tích thâm tín và đều đặn, chân thực thuộc về Giáo Hội và can đảm dấn thân tông đồ. Đôi khi, việc thiếu sự thống nhất và liên tục, cũng là hệ quả của việc thiếu suy tư và nghiên cứu, đã đưa đến cách thực hiện việc mục vụ tùy theo sáng kiến và sự kiện, không theo các tiến trình. Đàng khác, những đề xuất được cống hiến không hội nhập đầy đủ vào trong các tiến trình của Giáo Hội địa phương.

Tại nhiều bối cảnh, chúng ta cảm thấy mệt mỏi vì sự xa cách đức tin của nguời trẻ, vì những sự chống đối do não trạng tục hóa cũng được phổ biến nơi các gia đình, vì việc hiểu lầmsự tôn trọng các truyền thống tôn giáo ngòai Kitô giáo, vì thiếu sự can đảm về phía những người giáo dục.




tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương