Da mihi animas, cetera tolle” Văn kiện Tổng Tu nghị cg26 – ttn 26 Roma, 23. 02 – 12. 04. 2008 CÔng báo ban tổng cố VẤN



tải về 1.17 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích1.17 Mb.
#37072
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

29 Phúc âm hóa và giáo dục

Chúng ta nhận thấy đoàn sủng Salêdiêng là thành phần sống động của Giáo Hội địa phương và được Giáo hội địa phương khen ngợi. Hệ Thống Giáo dục Dự Phòng của Don Bosco trở nên hiện thực hơn bao giờ hết và hưởng được sự hấp dẫn mãnh liệt ở khắp nơi. Nhiều người trẻ rộng mở cho việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời và sẵn sàng nghiêm túc và can đảm đón nhận đề xuất giáo dục và Kitô hữu. Không thiếu người trẻ sẵn sàng tự mình dấn thân vào việc Phúc âm hóa các bạn cùng trang lứa, đặc biệt trong môi trường các hội đoàn. Trái lại, có những người trẻ là nạn nhân của việc xã hội ngày nay không quan tâm đến giáo dục. Họ đang cần chúng ta trợ giúp để hiểu được những vấn nạn sâu xa trong lòng họ.

Chúng ta ghi nhận ngày càng có nhiều người đời và các thành viên thuộc Gia Đình Salêdiêng đồng trách nhiệm, không chỉ trong những lãnh vực tổ chức, nhưng còn đảm nhận những trách nhiệm mục vụ trong các công cuộc của chúng ta và trong chính môi trường sống của chúng ta. Chúng ta thường không quan tâm đủ đến việc cống hiến cho họ một sự đào luyện có tính hệ thống.

Chúng ta thừa hưởng một truyền thống vững mạnh trong việc nghiên cứu và xuất bản về lãnh vực huấn giáo và mục vụ giới trẻ. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy có nguy cơ làm suy yếu sự dấn thân đó, vì khó khăn trong việc tìm kiếm và chuẩn bị nhân sự chuyên môn, cũng như trong việc phối hợp các sáng kiến. Chúng ta cũng nhận ra khó khăn để có thể hiện diện cách có ý nghĩa trong đối thoại giữa đức tin, văn hóa và tôn giáo, đây là thách đố căn bản cho sứ mệnh chúng ta ngày nay.

Chúng ta đã nâng cấp các cơ sở giáo dục cao cấp để đáp ứng nhu cầu chuẩn bị về học vấn và nghiệp vụ cho người trẻ. Các học viện đó được các sinh viên có quốc tịch, văn hóa và tôn giáo khác nhau tới học. Vì vậy chúng ta phải đảm bảo không những phẩm chất dạy học và nghiên cứu, nhưng còn phải đảm bảo chân tính Salêdiêng và việc Phúc âm hóa.

30 Phúc âm hóa trong những bối cảnh khác nhau

Trong những vùng mới được rao giảng Tin Mừng, chúng ta thấy có những bối cảnh rộng mở cho Tin mừng. Vị trí bình dân của các công cuộc chúng ta cho phép chúng ta tiếp xúc với nhiều người và cống hiến nhiều cách thức khác nhau để phục vụ đức tin. Việc truyền giáo ad gentes, là thành phần thiết yếu của đòan sủng chúng ta, tiếp tục khơi dậy sự hứng khởi nơi nhiều hội viên cống hiến mình cho sứ mệnh và cho nhiều người trẻ tham gia vào các chương trình tình nguyện. Chúng ta quyết tâm học hỏi và hiểu biết văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và truyền thống địa phương để hội nhập Tin mừng. Trong các quốc gia đang phát triển, có những cộng thể thực hiện vai trò sứ ngôn trong lãnh vực công bằng xã hội.

Trong những quốc gia có truyền thống Kitô giáo lâu đời, cũng còn có những cách thế diễn tả lòng đạo đức bình dân, là kho tàng phong phú để thông truyền đức tin và cần được gìn giữ, cổ võ nhiều hơn và đôi khi cũng cần được thanh luyện. Tuy nhiên, trong thế giới phương tây, có khủng hỏang phổ biến về văn hóa được gọi hứng từ những giá trị Kitô giáo, đến độ Giáo Hội không còn là điểm quy chiếu uy tín cho nhiều người và tổ chức. Do đó có khó khăn đặc biệt trong việc đề xuất Tin Mừng và giáo dục đức tin.

Nhiều công cuộc của chúng ta đang hoạt động trong bối cảnh đa tôn giáo, đa sắc tộc và đa văn hóa. Bối cảnh này nêu lên những thách đố và cơ hội mới cho việc Phúc âm hóa. Trong những thách đối và cơ hội mới đó, nổi bật tương quan với Hồi giáo, điều này đòi hỏi phải xác định những chiến thuật thích hợp cho việc đối thọai và Phúc âm hóa. Ở nơi nào không có thể minh nhiên và trực tiếp loan báo Chúa Giêsu Kitô, sự hiện diện của chúng ta với tư cách người giáo dục Kitô hữu, là dấu chỉ ngôn sứ và gieo hạt giống Phúc âm qúy báu.



ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG

31 Tiến trình phải thực hiện nhằm thay đổi

Để đối diện với những đòi hỏi của Tiếng Chúa gọi và những thách đố đến từ hiện trạng, và để thực hiện những đường hướng hành động sau đây, chúng ta cần hoán cải não trạng và thay đổi các cơ cấu, bằng cách chuyển đổi :

- từ não trạng dành ưu tiên cho các vai trò quản trị trực tiếp sang não trạng dành ưu tiên cho sự hiện diện có tính chất Phúc âm hóa giữa người trẻ;

- từ việc Phúc âm hóa được thực hiện tùy theo các biến cố không có sự liên tục sang tiến trình có hệ thống và toàn diện;

- từ não trạng cá nhân chủ nghĩa sang cách thức cộng đòan cho người trẻ, gia đình và người đời tham gia vào việc loan báo Chúa Giêsu Kitô;

- từ thái độ mục vụ tự mãn, sang thái độ chia sẻ những chương trình của Giáo Hội địa phương;

- từ việc cứu xét hiệu quả của sự hiện diện chúng ta dựa trên lời khen ngợi của người khác, sang việc đánh giá mình theo sự trung thành với Tin mừng;

- từ thái độ tự tôn về văn hóa sang thái độ tích cực đón nhận các văn hóa khác với văn hóa mình;

- từ việc coi Gia Đình Salêdiêng chỉ là cơ hội gặp gỡ, quen biết và trao đổi kinh nghiệm sang nỗ lực làm cho Gia đình Salêdiêng trở thành phong trào tông đồ thực sự phục vụ thanh thiếu niên;

- từ mô hình Phúc âm hóa chỉ nhắm đến việc biến đổi con người, sang việc Phúc âm hóa cũng nhằm làm biến chuyển các cơ chế xã hội và chính trị.

ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG 4

Cộng Thể được Phúc âm hóa và Phúc âm hóa

32 Đặt việc gặp gỡ Đức Kitô trong Lời Chúa và Thánh Thể vào trung tâm của các cộng thể chúng ta, để trở thành môn đệ chân chính và tông đồ khả tín.

33 Người Salêdiêng

- tiên liệu trong kế hoạch đời sống cá nhân có thời gian cần thiết dành cho việc cầu nguyện cá nhân và cộng thể, chăm sóc việc suy gẫm Lời Chúa, đánh giá Bí tích Hòa giải, và dành trọng tâm cho Thánh Lễ hằng ngày.



34 Cộng thể

- tiên liệu trong kế hoạch đời sống cộng thể có những sáng kiến thích hợp để cổ võ tính trung tâm của Lời Chúa và Thánh Thể;

- tạo điều kiện cho các hội viên lớn tuổi, tùy khả năng của mình tham gia vào việc Phúc âm hóa khi họ có thể, để họ có thể đóng góp kinh nghiệm và sự khôn ngoan của họ, cũng như với tư cách linh hướng và giải tội.

35 Tỉnh dòng

- cống hiến những hành trình canh tân mãnh liệt và những hỗ trợ thích hợp, chăm sóc phẩm chất của các cuộc Cấm phòng Năm, Tĩnh tâm Tháng và lectio divina;

- đảm bảo việc đồng hành đào luyện thích hợp cho các tập vụ và cho các hội viên quinquennium.

ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG 5

Vị trí trung tâm của việc loan báo Chúa Giêsu Kitô

36 Can đảm và hân hoan đề xuất cho người trẻ sống cuộc đời của họ như Chúa Giêsu Kitô đã sống

37 Người Salêdiêng

- chuyên tâm vào việc học hỏi có hệ thống và đầy tính thiêng liêng về Lời Chúa, để hấp thụ Lời Chúa và chọn lấy Chúa Giêsu làm khởi hứng, tiêu chuẩn và mục tiêu của mọi hoạt động giáo dục mục vụ;

- làm chứng về đức tin, bằng cách thuật lại điều việc gặp gỡ Chúa Kitô đã tác động nơi cuộc đời mình;

- quan tâm tới việc cập nhật trong các bộ môn để giúp cắt nghĩa thời đại với óc phê phán và đề xuất đức tin cách hữu hiệu.



38 Cộng thể

- trong kế hoạch giáo dục mục vụ, đề ra những đường hướng loan báo, huấn giáo và giáo dục đức tin thích hợp với các đối tượng và bối cảnh ;

- trong cộng đoàn giáo dục mục vụ, công hiến cho người đời, đã thực hiện một sự chọn lựa Kitô giáo, một nền đào luyện nhằm giúp họ trở nên người giáo dục đức tin;

- giáo dục người trẻ biết cầu nguyện cá nhân và cổ võ phong cách cử hành nhằm thông truyền kinh nghiệm đích thực về việc gặp gỡ Chúa Giêsu cách sống động và hân hoan;

- với sự nhạy bén giáo dục, thường xuyên cống hiến Bí Tích Hòa giải như là chặng đường thiết yếu trong hành trình hoán cải, và Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu;

- cổ võ các hội đoàn giới trẻ như là nơi chốn trong đó giới trẻ là những người chủ động trong hành trình đức tin và trong việc phục vụ anh chị em.



39 Tỉnh dòng

- duyệt xét kế hoạch giáo dục mục vụ tỉnh trong viễn tượng của việc Tân Phúc âm hóa, bằng cách nêu lên những đường hướng thích hợp hơn để cũng đưa Tin mừng vào những bối cảnh và môi trường đang đặt ra những thách đố mới;

- tăng cường việc chuẩn bị hội viên và người đời đồng trách nhiệm trong lãnh vực các bộ môn mục vụ: mục vụ giới trẻ, huấn giáo, phụng vụ, truyền giáo và truyền thông xã hội.

40 Bề trên Cả và Ban Cố vấn ngài

- qua Ban Đào Luyện, cổ võ việc chuẩn bị thần học và mục vụ thích hợp hơn trong các chương trình của đào luyện chuyên biệt.



ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG 6

Phúc âm hóa và giáo dục

41 Trong mọi bối cảnh, lưu tâm tới việc hòa nhập thật hữu hiệu việc Phúc âm hóa và giáo dục với nhau, theo những nguyên tắc của Hệ thống Giáo dục Dự phòng

42 Người Salêdiêng

- đề cao tương quan trực tiếp và thân tình với từng người trẻ như là hình thức ưu tuyển để làm chứng và loan báo.



43 Cộng thể

- xem xét hoạt động mục vụ của mình để thẩm định xem họat động mục vụ đó có đảm bảo tính toàn diện của việc loan báo và sự tiệm tiến của đề xuất, theo những nguyên tắc của cuộc hành trình;

- quan tâm tới việc canh tân huấn giáo và rộng mở cho những hình thức mới của việc đồng hành với trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn trong tiến trình khai tâm Kitô giáo;

- chăm sóc việc đào luyện lương tâm luân lý và giáo dục người trẻ về việc dấn thân xã hội và chính trị theo gợi hứng của giáo huấn xã hội của Giáo hội;

- cổ võ những suy tư thích hợp về mối tương quan giữa đức tin, văn hóa, và tôn giáo nhằm công bố Tin Mừng trong những vấn nạn lớn nảy ra trong tâm thức của con người ngày nay.

44 Tỉnh dòng

- đảm bảo tất cả các công cuộc, qua họat động giáo dục, thực hiện việc Phúc âm hóa đích thực;

- chuẩn bị nhân sự và cổ võ những sáng kiến đào luyện nhằm giúp đánh giá truyền thông xã hội về phương diện giáo dục và Phúc âm hóa;

- đồng hành và thẩm định phẩm chất của việc dạy tôn giáo và huấn giáo trong các môi trường của chúng ta.



45 Bề trên Cả và Ban Cố vấn ngài

- qua các Ban ngành thẩm quyền, cổ võ việc đào sâu về tương quan giữa Phúc âm hóa và giáo dục, nhằm thực hiện Hệ thống Giáo dục Dự phòng, và thích ứng khung quy chiếu của mục vụ giới trẻ với những điều kiện văn hóa thay đổi;

- qua Ban Mục Vụ Giới Trẻ, cổ võ việc suy tư về sự đóng góp của tiêu chuẩn nguyện xá (xem HL 40) có thể cống hiến cho việc canh tân huấn giáo đang được thực hiện trong Giáo Hội.

ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG 7

Phúc âm hóa trong những bối cảnh khác nhau

46 Hội nhập văn hóa tiến trình Phúc âm hóa nhằm đáp lại những thách đố trong các bối cảnh của khu vực.

47 Người Salêdiêng

- học ngôn ngữ của dân tộc trong đó mình làm việc, nhằm đảm bảo việc Phúc âm hóa được thực sự hội nhập văn hóa.



48 Cộng thể

- nghiên cứu và hoạch định những can thiệp, phương pháp và chiến thuật của việc Phúc âm người trẻ trong bối cảnh của họ, trong tương quan với văn hóa và những chọn lựa của Giáo Hội địa phương;

- trong bối cảnh đa tôn giáo, đào luyện người Kitô hữu trẻ và lớn tuổi trở thành những môn đệ truyền giáo, đồng thời biết tôn trọng các truyền thống tôn giáo khác.

49 Tỉnh dòng

- đồng hành với từng cộng thể trong việc hoạch định những đáp ứng cụ thể cho những thách đố trong các bối cảnh họ hoạt động;

- đề xuất cho các hội viên và người đời những sáng kiến đào luyện về chủ đề hội nhập văn hóa của đức tin;

- cổ võ tinh thần truyền giáo, quảng đại để cho Cha Bề trên Cả sử dụng các hội viên Salêdiêng cho việc truyền giáo ad gentes, và cũng cổ võ ơn gọi truyền giáo nơi người đời và gia đình;

- giáo dục hội viên trong thời kỳ đào luyện ban đầu về tinh thần bén nhạy truyền giáo và đối thoại với các truyền thống văn hóa và tôn giáo khác.

50 Vùng

- sinh động các tỉnh dòng để các tỉnh dòng có thể cổ võ hữu hiệu việc Phúc âm hóa phù hợp với bối cảnh, tuân theo những Hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục và Hội Nghị Giám Mục Đại Lục, và chia sẻ những kinh nghiệm có ý nghĩa hơn.



51 Bề trên Cả và Ban Cố vấn ngài

- cổ võ những kinh nghiệm về cộng thể liên văn hóa, như là dấu chỉ hiệp thông và huynh đệ, để hỗ trợ việc Phúc âm trong các bối cảnh đa văn hóa và đa sắc tộc;

- qua các Ban Ngành đặc trách sứ mệnh Salêdiêng, và với những hướng dẫn thích hợp, đồng hành với họat động Phúc âm hóa và giáo dục vì lợi ích của người trẻ và các gia đình thuộc các tôn giáo khác.

III. NHU CẦU CHIÊU MỘ

"Anh em hãy ngước mắt lên mà xem,

đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái” (Ga 4, 35)

TIẾNG CHÚA GỌI

Để đáp ứng những nhu cầu của dân Ngài, Chúa liên tục kêu gọi nhiều người theo Ngài và ban cho họ nhiều ơn huệ khác nhau để phục vụ Nước Ngài.



Chúng ta tin chắc rằng giữa các thanh thiếu niên có nhiều em giàu tiềm năng thiêng liêng và tỏ lộ những mầm ơn gọi tông đồ.

Chúng ta giúp các em khám phá, đón nhận và làm trưởng thành ơn gọi giáo dân, thánh hiến, linh mục, vì lợi ích của toàn thể Hội Thánh và của Gia đình Salêdiêng.

Với cùng một lòng ân cần, chúng ta chăm lo cho các ơn gọi muộn” (HL 28).

52 Chứng tá, lời mời gọi đầu tiên

Với lòng tri ân, chúng ta nhận biết ơn gọi Salêdiêng là một hồng ân chúng ta nhận được từ Thiên Chúa. Ngài kêu gọi ta sống theo Đức Kitô vâng phục, nghèo khó và thanh khiết, trong cộng thể huynh đệ, với sứ mệnh giới trẻ, theo mẫu gương của Don Bosco. Lòng quảng đại của các hội viên và mẫu gương của các cộng thể sống vị trí tối thượng của Thiên Chúa, tinh thần gia đình và sự tận hiến cho sứ mệnh, là đề xuất đầu tiên và đẹp nhất về ơn gọi mà chúng ta có thể cống hiến cho giới trẻ.

Chúng ta biết rằng một người trẻ khám phá ơn gọi đời sống thánh hiến Salêdiêng khi họ gặp được một cộng thể có ý nghĩa, một mô hình mà họ có thể nhận ra mình, một kinh nghiệm về đời sống thiêng liêng và dấn thân tông đồ, sự hỗ trợ của người linh hướng đồng hành với họ trong việc chọn lấy Đức Kitô và trong việc tận hiến bản thân.

Việc thiếu ơn gọi mà một số tỉnh dòng đang phải trải qua, đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc duyệt xét, mời gọi chúng ta tăng trưởng trong đời sống chân thực và khả năng đề xuất. Thực vậy, chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa tiếp tục kêu gọi nhiều người trẻ phục vụ Nước Trời và có nhiều yếu tố khác nhau giúp họ đáp lại.



53 Ơn gọi dấn thân tông đồ

Ngày nay chúng ta cảm thấy bị thách đố cách mãnh liệt hơn bào giờ hết là phải tạo nên một nền văn hóa ơn gọi trong mọi hoàn cảnh, để người trẻ có thể khám phá cuộc đời là một ơn gọi và toàn bộ mục vụ Salêdiêng phải thực sự trở nên mục vụ ơn gọi. Điều này đòi hỏi chúng ta phải giúp người trẻ vượt thắng não trạng cá nhân chủ nghĩa và thứ văn hóa tự thể hiện bản thân, thôi thúc họ dự phóng tương lai, mà không cần đặt mình lắng nghe Thiên Chúa; điều này cũng đòi hỏi chúng ta phải mời gọi tham gia và đào luyện các gia đình và người đời.

Cần phải có một nỗ lực đặc biệt để khởi dậy lòng đam mê tông đồ nơi thanh thiếu niên. Như Don Boco, chúng ta được mời gọi cổ võ thanh thiếu niên thành tông đồ giữa các bạn, đảm nhận nhiều hình thức phục vụ giáo hội và xã hội khác nhau, và dấn thân vào các kế họach truyền giáo. Để ủng hộ việc chọn lấy ơn gọi dấn thân tông đồ, chúng ta phải đề xuất cho những thanh thiếu niên đó một đời sống thiêng liêng mãnh liệt hơn, cũng như một sự đồng hành cá vị và hệ thống.

Đây chính là vùng đất trong đó có thể nẩy sinh những gia đình có khả năng sống chứng tá chân thực, những giáo dân dấn thân ở mọi tầng lớp trong Giáo Hội cũng như trong xã hội, . và cũng nảy sinh những ơn gọi sống đời thánh hiến và thừa tác vụ.



54 Đồng hành với các ứng sinh của đời sống thánh hiến Salêdiêng

Khi làm việc với lòng quảng đại không mỏi mệt trong việc cổ võ các hình thức ơn gọi khác nhau trong Giáo Hội, Don Bosco đã mời gọi một số thanh thiếu niên ở lại với ngài mãi mãi. Cũng vậy, đối với chúng ta, việc giới thiệu ơn gọi thánh hiến Salêdiêng cho thanh thiếu niên, là thành phần của lòng chúng ta trung thành với Thiên Chúa về hồng ân đã lãnh nhận. Lòng trung thành này thôi thúc chúng ta mong muốn chia sẻ niềm vui vì được theo Chúa Giêsu, ở lại với Don Bosco, để có thể cống hiến niềm hy vọng cho biết bao thanh thiếu niên khác trên tòan thế giới.

Việc cổ võ ơn gọi thánh hiến đòi hỏi phải thực hiện những chọn lựa cơ bản: cầu nguyện liên lỷ, minh nhiên công bố, can đảm mời gọi, phân định chính xác và đồng hành từng cá nhân. Việc cầu nguyện phải là cam kết hằng ngày của các cộng thể và phải mời gọi thanh thiếu niên, gia đình, người đời, các nhóm trong Gia đình Salêdiêng tham gia. Việc công bố đòi hỏi phải biết lợi dụng nhiều cơ hội trong suốt năm phụng vụ để nói về ơn gọi. Việc đề xuất và phân định đòi hỏi sự gần gũi thân tình nhằm tạo nên sự tín nhiệm và giúp phát hiện những dấu chỉ ơn gọi người trẻ có thể tỏ lộ. Việc đồng hành yêu cầu giúp người trẻ kiện cường đời sống thiêng liêng, kinh nghiệm về những hình thức tông đồ thích hợp, sống kinh nghiệm đời cộng thể, hiểu biết Tu Hội, thẩm định những động cơ và thực hiện những năng động lực nhằm hướng tới một quyết định.

Chúng ta nhận thấy nhu cầu là mỗi tỉnh dòng cần phải có những cộng thể ơn gọi hoặc đệ tử viện, tiếp nhận người trẻ quan tâm tới đời thánh hiến Salêdiêng và muốn đối diện với đời thánh hiến đó. Trong việc sinh động ơn gọi, cần phải đề cao sự đóng góp tuyệt đối cần thiết của gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau.



55 Hai hình thức của ơn gọi thánh hiến Salêdiêng

Don Bosco muốn Tu Hội nổi bật nhờ sự hiện diện bổ sung của người Salêdiêng sư huynh và người Salêdiêng có chức thánh. Vì thế, chúng ta được mời gọi cống hiến tính ưu tiên và khả giác cho sự duy nhất của việc thánh hiến tông đồ, cho dù được thực hiện trong hai hình thức khác nhau. Chúng ta có thể thực hiện điều này nhờ kiện cường vị trí tối thượng của Thiên Chúa và việc tận căn theo Chúa Kitô, là nền tảng của đời sống chúng ta.

Việc thánh hiến tông đồ Salêdiêng đem lại một sắc thái giáo dục đặc thù cho thừa tác viên có chức thánh trong việc công bố Lời Chúa, cử hành phụng vụ và hướng dẫn cộng đoàn nhằm phục vụ sự thăng tiến của giới trẻ; đây là sự đóng góp chuyên biệt mà thừa tác viên có chức thánh phải cống hiến cho cộng đoàn giáo dục mục vụ và Giáo Hội địa phương.

Cùng việc thánh hiến tông đồ đó xác định sắc thái đặc thù của người Salêdiêng Sư huynh là nhà giáo dục và Phúc âm hóa trọn thời gian, và trong mọi lãnh vực giáo dục mục vụ, có khả năng cống hiến giá trị giáo dân tính của mình và sống gần gũi với giới trẻ và các thực tại lao động (xem HL 45).

Vì ý thức Tu Hội có thể đặt chân tính của mình trong nguy hiểm, nếu không duy trì được tính bổ sung này, chúng ta được mời gọi đào sâu tính độc đáo Salêdiêng của thừa tác viên có chức thánh và cổ võ nhiều hơn nữa ơn gọi Salêdiêng Sư huynh.

HIỆN TRẠNG

56 Chứng tá, lời mời gọi đầu tiên

Nhiều hội viên hân hoan sống ơn gọi của mình và nỗ lực tạo nên môi trường thuận lợi cho ơn gọi nẩy sinh. Thái độ của nhiều Salêdiêng đón tiếp người trẻ với những cử chỉ đơn sơ, nhưng đầy ý nghĩa, đó là lời chào thân ái, cử xử chân tình, hiện diện sinh động, trở thành chứng tá về ơn gọi. Gương sáng của tuổi già thanh thản nhưng sống động và sự cống hiến kiên trì của các hội viên ốm đau, biết cống hiến “ý nghĩa tông đồ mới” (xem HL 53) cho đời sống của mình, có thể thông truyền cho giới trẻ sự xinh đẹp của đời sống dâng hiến vẫn còn phong phú.

Việc thiếu ơn gọi đã thôi thúc các cộng thể và hội viên suy nghĩ về cách thức thực hiện việc sinh động ơn gọi ngày nay. Nhiều cộng thể cầu nguyện cho ơn gọi, cũng mời gọi giới trẻ, người đời và gia đình cầu nguyện, với nhiều hình thức cử hành khác nhau.

Đàng khác, đời sống chúng ta không luôn tỏ lộ Thiên Chúa là trung tâm và lối sống được gợi hứng bởi các mối phúc. Đôi khi chúng ta không sẵn sàng tiếp nhận người trẻ vào trong cộng thể. Chúng ta cũng gặp khó khăn trong việc bảo đảm việc đồng hành giáo dục và thiêng liêng. Chủ nghĩa cá nhân trong mục vụ làm suy yếu giá trị của lối sống và làm việc chung với nhau, và làm cho lời mời gọi tham gia vào đời sống huynh đệ của chúng ta thiếu thuyết phục. Những lối sống không nhất quán với đời thánh hiến, cách riêng với lời khấn thanh khiết, và nhiều việc xuất dòng đã gậy ảnh hưởng tiêu cực trên những chọn lựa của người trẻ. Văn hóa được phương tiện truyền thông quảng bá, hay tầm thường hóa đời sống tình cảm và trình bày hình ảnh sai lệch về người thánh hiến, tạo nên cản trở cho việc gắn bó với ơn gọi này.



57 Ơn gọi dấn thân tông đồ

Nhiều cộng thể nỗ lực cống hiến tầm mức quan trọng cho chiều kích ơn gọi trong mục vụ giới trẻ. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận ra nguy cơ của những bất cập và tùy dịp; thông thường những kinh nghiệm có ý nghĩa được đề xuất, nhưng rời rạc, kết quả của những họat động không được phối hợp giữa mục vụ giới trẻ và sinh động ơn gọi.

Cuộc khủng hoảng của các gia đình, não trạng theo thuyết tương đối và tiêu thụ phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực của phương tiện truyền thông trên nhận thức và cách hành động, tạo nên cản trở lớn cho việc vun trồng ơn gọi. Chúng ta không luôn thôi thúc các cộng đoàn giáo dục mục vụ bén nhạy cách thích đáng về chiều kích ơn gọi và tông đồ, cũng như chúng ta không luôn vận dụng việc đồng trách nhiệm của người đời và sự cộng tác với cách Nhóm trong Gia Đình Salêdiêng.

Sự hiện diện của người trẻ trong các môi trường chúng ta là cơ hội để vun trồng việc đối thoại giáo dục, tạo nên lòng tín nhiệm, giúp các em khám phá kế hoạch của Thiên Chúa về cuộc đời của các em, và mời gọi các em dâng hiến bản thân. Tuy nhiên, chúng ta không luôn biết cách gợi lên nơi các em ước muốn trở nên tông đồ giữa đồng bạn, đề xuất những tiến trình thiêng liêng và những dấn thân phục vụ khác nhau. Như vậy, chúng ta có nguy cơ hạ thấp cấp độ của lời mời gọi, cũng như không biết khơi dậy ơn gọi tông đồ, và đánh mất môi trường tự nhiên trong đó các ơn gọi thánh hiến đặc biệt có thể triển nở.



58 Đồng hành với các ứng sinh của đời sống thánh hiến Salêdiêng

Vài tỉnh dòng có một mục vụ ơn gọi được tổ chức quy củ và chia sẻ. Các tỉnh dòng đó đã thực hiện những nhóm nghiên cứu, những cuộc tĩnh tâm có chiều kích ơn gọi, những kinh nghiệm về tình nguyện, đời sống cộng thể và những hình thức mới của đệ tử viện. Các tỉnh dòng đó cũng dùng phương tiện truyền thông để cổ vũ sự hiểu biết về đoàn sủng Don Bosco.

Việc tạo nên những dịp gặp gỡ giữa các hội viên trong thời kỳ đào luyện ban đầu và những thanh thiếu niên đang tìm hiểu ơn gọi đã trở thành khá phổ biến; đây thực sự là một việc đặc biệt hữu ích vì qua chứng tá như vậy, thanh thiếu niên có thể khám phá đời sống thánh hiến là một hình thức sống đời Kitô hữu hấp dẫn.

Thanh thiếu niên và người trẻ quảng đại, nhưng nêu lên những khó khăn trong việc dấn thân liên lỉ và lâu dài. Đôi khi não trạng chiêu mộ có được những ứng sinh của đời thánh hiến với những động lực mỏng dòn. Tiếc thay, một số người trẻ được nhận vào các giai đọan đào luyện không có sự thích hợp thích đáng. Một số khác lại có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cần phải được hiểu biết và hòa nhập thế nào để không làm thương tổn tiến trình trưởng thành của họ. Việc sinh động ơn gọi hình như chỉ chú tâm đến các sinh viên, trong khi đó chúng ta lại bỏ qua những công nhân trẻ.

Đôi khi trong việc đồng hành thiêng liêng, các Hội viên Salêdiêng không được chuẩn bị. Ngòai ra, trong việc tổ chức các sáng kiến và đề xuất ơn gọi, trân cấp tỉnh cũng như cấp địa phương, chúng ta nhận thấy có những yếu kém. Khi thiếu sự liên tục trong hoạch định, việc thay đổi nhiệm vụ của các hội viên đặc trách việc sinh động ơn gọi, là một việc rất tế nhị. Trong một số tỉnh dòng, không có cộng thể đặc trách việc đồng hành ơn gọi.



tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương