DỰ thảO ngày 16/12/2014


Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước



tải về 471.55 Kb.
trang8/15
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích471.55 Kb.
#8193
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15

6. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước


6.1. Kết quả đạt được

a) Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực

- Về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch:

Năm 2014, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện đăng ký khai sinh, khai sinh lại cho 2.304.83229 trường hợp (tăng 315.605 trường hợp so với năm 2013), khai tử cho 460.220 trường hợp (tăng 27.020 trường hợp so với năm 2013), đăng ký kết hôn cho 745.934 cặp (giảm 81.706 cặp, tương ứng giảm 9,87% so với năm 2013), trong đó có 13.628 trường hợp có yếu tố nước ngoài (tăng 1.051, tương ứng tăng 8,35% trường hợp so với năm 2013) - (Xem Biểu đồ số 5).





Biểu đồ số 5: Số lượng đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn từ năm 2012 đến nay.

Việc Quốc hội mới thông qua Luật hộ tịch được coi là bước đột phá, tạo ra cuộc cải cách về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch; là cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân, phục vụ tốt hơn các yêu cầu của người dân và các cơ quan, tổ chức.

Lãnh đạo cấp ủy và Ủy ban nhân dân các cấp đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác hộ tịch và thực sự quan tâm, đầu tư cho công tác hộ tịch, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch30, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hộ tịch cũng như yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương để hạn chế các hoạt động môi giới bất hợp pháp; hiện tượng cán bộ hộ tịch gây khó khăn, phiền hà cho người dân khi đến đăng ký hộ tịch đã hạn chế cơ bản. Việc giải quyết các việc hộ tịch nhìn chung được thực hiện tốt không để xảy ra sai sót, bức xúc lớn. Một số tỉnh, thành phố (TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre...) đã tổ chức mô hình thí điểm “một cửa liên thông” trong lĩnh vực hộ tịch - hộ khẩu - bảo hiểm y tế qua việc liên thông 03 thủ tục “đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú/ tạm trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế” và liên thông 03 thủ tục “đăng ký khai tử - xoá đăng ký thường trú/ tạm trú” với nhiều tiện ích nổi bật, giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính được nhanh, gọn, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực này. Để tạo sự thống nhất, thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đăng ký và quản lý hộ tịch, một số địa phương cũng đã chủ động triển khai Dự án tin học hóa công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh (như Bạc Liêu, Phú Thọ, …).

- Về công tác quốc tịch: Việc giải quyết cho nhập, cho thôi, cho trở lại quốc tịch Việt Nam được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện một cách bài bản hơn, cơ bản đi vào nền nếp; trình tự, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch ngày càng được đơn giản hóa, bảo đảm chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu của công dân ở trong và ngoài nước. Năm 2014, Bộ Tư pháp rà soát, kiểm tra hồ sơ và tham mưu, đề xuất làm thủ tục trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định cho thôi, cho nhập và cho trở lại quốc tịch Việt Nam với khoảng 8.000 hồ sơ từ các địa phương và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi về; trả lời hơn 3.381 trường hợp yêu cầu tra cứu, xác minh quốc tịch theo yêu cầu của các Sở Tư pháp, Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an và Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao. Năm 2014, Bộ Tư pháp cũng đã hoàn thành việc nhập thông tin, dữ liệu về kết quả giải quyết các việc thôi, nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam vào phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu quốc tịch từ năm 2004 đến năm 2012: kết quả đã nhập xong 82.443 hồ sơ.

Triển khai Đề án thực hiện “Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước”, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án này và hiện nay, Bộ cũng đã phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giải quyết vướng mắc trong vấn đề quốc tịch người Hoa, con lai giữa phụ nữ Việt Nam và người Trung Quốc. Tiếp tục nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước 154 về Quy chế người không quốc tịch.



- Công tác chứng thực được triển khai bài bản theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân. Bộ Tư pháp đã chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương xây dựng dự thảo Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, khắc phục tình trạng chắp vá của các VBQPPL hiện hành; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản thi thực hiện thủ tục hành chính, nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí cho cá nhân, tổ chức; tập trung hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chung liên quan đến công tác chứng thực để thực hiện thống nhất trong toàn quốc (như vấn đề chứng thực Sơ yếu lý lịch, áp dụng văn bản hợp nhất, chứng thực bản sao giấy tờ, văn bản song ngữ). Ở các địa phương, công tác chứng thực đã đi vào ổn định, nề nếp, cơ bản giải quyết được kịp thời nhu cầu của người dân, tránh ùn tắc; nhiều địa phương bố trí địa điểm thực hiện công tác chứng thực thuận tiện, thực hiện niêm yết công khai các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và chi phí đi lại của người dân khi có nhu cầu chứng thực.

Ước cả năm 2014, trên toàn quốc đã thực hiện được 6.758.330 việc chứng thực, 78.340.879 bản sao chứng thực (tăng 16,9% so với năm 2013), số lệ phí thu được là 973.967.612 nghìn đồng (tăng khoảng 3,4 lần so với năm 201331).



b) Công tác nuôi con nuôi

Thể chế về nuôi con nuôi tiếp tục được hoàn thiện, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BTP ngày 20/5/2014 hướng dẫn tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên, hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế, bảo đảm tốt hơn nữa quyền lợi của trẻ em có nhu cầu đặc biệt; Quy chế mẫu về phối hợp liên ngành tại địa phương về giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (Quyết định số 376/QĐ-BTP ngày 18/02/2014).

Công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi nói chung và giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước dần đi vào nền nếp. Đặc biệt, việc rà soát nắm bắt thực trạng nuôi con nuôi thực tế và đăng ký nuôi con nuôi thực tế đã được triển khai rộng khắp cả nước và đã đạt được những kết quả tích cực.

Ước tính năm 2014, trên toàn quốc đã giải quyết đăng ký nuôi con nuôi trong nước cho 2.843 trường hợp và giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cho 339 trường hợp.

Để đánh giá kết quả lĩnh vực này, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Luật Nuôi con nuôi và 02 năm thi hành Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.

c) Công tác lý lịch tư pháp

Tại Bộ Tư pháp, thực hiện Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ Tư pháp giai đoạn 2013 - 2015, Bộ Tư pháp đang chuẩn bị cho việc Tổng kết 05 năm thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và đã tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản, đề án bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ về tổ chức và hoạt động trong toàn quốc, như: Đề án dữ liệu quốc gia lý lịch tư pháp (đã trình Thủ tướng Chính phủ), Đề án thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua bưu điện, qua mạng - cấp độ 3 của dịch vụ hành chính công trực tuyến; hoàn thành các Quy chế quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. Ngày 24/6/2014, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã ký Quyết định số 42/QĐ-TTLLTPQG ban hành Quy chế quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Quyết định số 43/QĐ-TTLLTPQG ban hành Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp.

Tính từ ngày 01/01/2014 đến 31/10/2014, Bộ Tư pháp đã xử lý và đưa vào lưu trữ 65.655 hồ sơ lý lịch tư pháp. Công tác tiếp nhận yêu cầu và cung cấp phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện khá tốt, Bộ Tư pháp đã tiếp nhận 140 hồ sơ yêu cầu và đã cấp 129 Phiếu lý lịch tư pháp của người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam (tăng 77 Phiếu so với cùng kỳ năm 2013).



Tại các địa phương, để triển khai có hiệu quả công tác lý lịch tư pháp tại địa phương, trong năm 2014, 38/63 Sở Tư pháp32 đã ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong cung cấp, trao đổi thông tin lý lịch tư pháp, góp phần tăng cường hiệu quả triển khai công tác này trong thời gian tới và hơn 20 Sở Tư pháp đã ban hành Quy chế Quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

Công tác xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được các Sở Tư pháp tiếp tục triển khai thực hiện. Ước tính trong cả năm 2014, các Sở Tư pháp trên toàn quốc đã nhận được 456.227 thông tin lý lịch tư pháp; các Sở Tư pháp cấp được 296.624 Phiếu lý lịch tư pháp (tăng 10,21% so với năm 2013), trong đó có 227.348 Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 69.276 Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Nhằm giảm thiểu thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp quá hạn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu, nhiều tỉnh, thành phố đã nghiên cứu, áp dụng những giải pháp cụ thể như: trực tiếp chuyển yêu cầu xác minh, tra cứu thông tin và trực tiếp nhận kết quả tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp tại các cơ quan thay vì gửi qua đường bưu điện (Lâm Đồng, Gia Lai, thành phố Hồ Chí Minh); triển khai dịch vụ chuyển phát kết quả giải quyết hồ sơ lý lịch tư pháp đến địa chỉ người dân qua bưu điện (Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà RịaVũng Tàu, Hà Nội, Quảng Bình, Sóc Trăng,...); triển khai công tác phối hợp tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp để cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua đường truyền mạng (Cần Thơ); triển khai cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua bưu điện cho học sinh, sinh viên đang du học ở nước ngoài, người Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài; công khai kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp trên cổng thông tin điện tử của tỉnh (Hà Nam).

d) Công tác đăng ký giao dịch bảo đảm

Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm, góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ vướng mắc về thủ tục thế chấp, xử lý nhà ở hình thành trong tương lai, thúc đẩy việc ký kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm được thực hiện đúng quy định, tạo môi trường tín dụng, đầu tư được an toàn. Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến được vận hành ổn định, bảo đảm an toàn và hoạt động thông suốt.

Bộ cũng đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/4/2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 08/2014/TT-BTP ngày 26/02/2014 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án.

Tính từ ngày 01/01/2014 đến ngày 30/11/2014, các Trung tâm Đăng ký đã tiếp nhận và giải quyết 233.913 đơn yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên tài sản thi hành án và văn bản thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông. Theo số liệu thống kê, số đơn yêu cầu đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên tài sản thi hành án là 189.887 đơn, so với cùng kỳ năm 2013 tăng gần 23.000 đơn, chiếm tỷ lệ 12%. Số lượng đơn yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin bằng hình thức trực tuyến là 89.961 đơn, đã tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ lệ 47,4% trên tổng số đơn yêu cầu.



đ) Công tác bồi thường nhà nước

Thể chế về công tác bồi thường nhà nước đã cơ bản hoàn thành. Công tác bồi thường nhà nước đã được nhiều Bộ, cơ quan, địa phương chủ động, tích cực triển khai toàn diện, tiếp tục đưa công tác bồi thường nhà nước đi vào nền nếp33; nhiều UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cách làm mới, hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng công tác công tác bồi thường nhà nước tại địa phương. Trong năm 2014, TANDTC, VKSNDTC và các Bộ, cơ quan, địa phương đã thụ lý, giải quyết tổng số 94 vụ việc (có 50 vụ việc thụ lý mới), tăng 12 vụ việc so với cùng kỳ năm 2013, đã giải quyết xong 53/94 vụ việc, đạt tỉ lệ 56,3%, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2013, với số tiền là 4 tỷ 622 triệu 534 nghìn đồng.



Về công tác bồi thường Nhà nước trong lĩnh vực THADS, Bộ Tư pháp đã có văn bản chấn chỉnh, yêu cầu các cơ quan THADS địa phương thực hiện nghiêm túc công tác này, trong đó chú trọng thực hiện đúng trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, hạn chế thấp nhất tình trạng để xảy ra sai sót, vi phạm dẫn đến việc phải thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; khi phát sinh vụ việc bồi thường, kịp thời lập hồ sơ theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Tính đến ngày 30/9/2014, toàn hệ thống các cơ quan THADS có 03 vụ việc bồi thường Nhà nước được thụ lý, giải quyết (02 vụ việc thụ lý mới), đồng thời, đã thực hiện thủ tục đề nghị cấp phát và chi trả tiền bồi thường đối với 08 vụ việc đã có quyết định giải quyết từ năm 2013, trong đó, có 02 vụ việc đã được cấp phát kinh phí bồi thường với số tiền trên 572 triệu đồng.

6.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

a) Hạn chế, bất cập

- Công tác quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch, chứng thực còn chậm được đổi mới; tình trạng không đăng ký khai sinh cho trẻ em vẫn còn khá phổ biến; sai sót trong đăng ký hộ tịch vẫn còn, nhất là ở cấp xã (như: Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, Hà Nội, Quảng Bình, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Tiền Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc...). Giấy tờ hộ tịch do UBND một số xã, phường, thị trấn cấp còn sai sót. Còn có trường hợp chưa đăng ký khai sinh cho trẻ em tại cơ sở nuôi dưỡng (như vụ việc nuôi dưỡng trẻ em ở chùa Bồ Đề, thành phố Hà Nội). Công tác chứng thực ở một số nơi đối với các hợp đồng, giao dịch chưa đảm bảo về mặt pháp lý, còn tiềm ẩn những rủi ro cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

- Công tác triển khai thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay đã được thay đổi so với trước nhưng vẫn còn chưa đồng đều ở các địa phương. Việc phối hợp liên ngành trong thực thi Luật và Công ước La Hay còn chưa thật sự hiệu quả.

- Số lượng thông tin lý lịch tư pháp chưa được xử lý, cập nhật vào cơ sở dữ liệu còn tồn đọng khá lớn; nhiều địa phương chưa chú trọng xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu. Thực tế này dẫn đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp để phục vụ tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp có từ ngày 01/7/2010 đến nay cho công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp còn chưa đầy đủ, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào kết quả tra cứu thông tin do cơ quan Công an cung cấp. Công tác phối hợp tra cứu, xác minh thông tin phục vụ việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cá nhân còn chậm so với thời hạn quy định. Vẫn còn tình trạng chậm thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp, chiếm khoảng 21% số lượng hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đến hạn (Quảng Bình, Quảng Nam, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc,..).

- Hoạt động giải quyết bồi thường ở một số địa phương còn lúng túng, thậm chí còn tình trạng né tránh, đùn đẩy, dẫn tới việc chậm giải quyết bồi thường, gây bức xúc cho người bị thiệt hại và trong dư luận xã hội.

b) Nguyên nhân

- Thể chế về hộ tịch, chứng thực còn nhiều bất cập, chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành mới.

- Việc thay đổi nhận thức và hành động của một số cán bộ, công chức về lợi ích của trẻ em còn chưa đáp ứng tinh thần của Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay; việc phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành ở địa phương còn chưa bài bản, chồng chéo trách nhiệm và phối hợp chưa kịp thời đối với những trường hợp nuôi con nuôi phát sinh.

- Cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác lý lịch tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình xây dựng, quản lý, lưu trữ, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Công tác phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác lý lịch tư pháp tại một số địa phương chưa đi vào nền nếp, chưa thực hiện đầy đủ, đúng quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.

- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sau một thời gian thi hành đã bộc lộ sự bất cập trong quá trình triển khai (như quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước và thủ tục giải quyết bồi thường, trình tự và thời hạn cấp phát kinh phí và chi trả tiền bồi thường).

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước ở các cơ quan tư pháp địa phương còn thiếu, trình độ còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp; việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa được thực hiện đồng bộ. Ở nhiều địa phương, đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chưa được bố trí chuyên trách, vẫn còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau và thường xuyên thay đổi.



Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng số: 1503/vp-tv về việc giới thiệu sách tiếng Việt mới tại Thư viện CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 471.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương