DỰ thảO ngày 16/12/2014


Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật



tải về 471.55 Kb.
trang10/15
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích471.55 Kb.
#8193
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

8. Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật


8.1. Kết quả đạt được

a) Công tác pháp luật quốc tế

Công tác pháp luật quốc tế tiếp tục được triển khai bài bản, đạt được một số kết quả khích lệ. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Báo cáo quốc gia thực thi công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; xây dựng hồ sơ trình Chính phủ về việc gia nhập Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại; triển khai thực hiện Kế hoạch rà soát một số Công ước trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế; soạn thảo và trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 12/12/2012 của Chính phủ về việc phân công của Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ thực hiện một số công việc về điều ước quốc tế theo Hiến pháp năm 2013, dự thảo Nghị định về cấp ý kiến pháp lý.

Năm 2014, Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật quốc tế) đã thẩm định 123 điều ước quốc tế; góp ý 438 điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế.

Về lĩnh vực cấp ý kiến pháp lý, năm 2014, Bộ Tư pháp đã cấp 60 ý kiến pháp lý (tăng 08 ý kiến pháp lý so với năm 2013) cho các khoản vay, các dự án phục vụ đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo Nghị định về cấp ý kiến pháp lý để bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đồng thời hạn chế thấp nhất những rủi ro pháp lý phát sinh.

Về lĩnh vực đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp quốc tế, Bộ Tư pháp đã tích cực phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tham mưu cho Chính phủ giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế, trong đó có nhiều vụ tranh chấp đầu tư (như DialAsie, Recofi, TVB...); đặc biệt là đã bảo vệ thành công 02 vụ việc liên tiếp nhà đầu tư nước ngoài kiện ra Hội đồng trọng tài quốc tế yêu cầu Chính phủ Việt Nam bồi thường nhiều triệu đô-la Mỹ, đó là vụ South Fork (Hoa Kỳ) và vụ DiAlasie (Pháp). Bộ cũng đã có Báo cáo số 104/BC-BTP ngày 26/4/2014 gửi Thủ tướng Chính phủ về đánh giá năng lực cán bộ các Bộ, ngành và địa phương liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện tổ chức, cơ chế phối hợp và xây dựng Đề án nâng cao năng lực cán bộ của các Bộ, ngành, địa phương.

Về lĩnh vực tương trợ tư pháp, trong năm 2014, Bộ Tư pháp đã thực hiện 1.059 hồ sơ uỷ thác tư pháp (tăng 187 hồ sơ so với năm 2013) theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; gửi 2.940 hồ sơ (giảm 837 hồ sơ so với năm 2013) đến các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giải quyết; tiếp nhận và chuyển 14 yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, Trọng tài nước ngoài.

Về lĩnh vực nhân quyền, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ chuẩn bị nội dung và tham gia đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ, Úc, Thuỵ Sỹ và tổ chức quốc tế.

b) Công tác hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật

Thể chế về quản lý hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật tiếp tục được hoàn thiện với việc trình Chính phủ ban hành dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 78/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật, hoàn thiện Đề án tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hợp tác với nước ngoài về pháp luật và Đề án Nhóm quan hệ đối tác pháp luật.

Hợp tác quốc tế về pháp luật trên cả 3 bình diện toàn cầu, khu vực và song phương được tăng cường:

- Về hợp tác toàn cầu: Chủ động nghiên cứu, đề xuất khả năng gia nhập các tổ chức quốc tế đa phương có uy tín trên thế giới như: tổ chức quốc tế về phát triển luật (IDLO); tổ chức tư vấn pháp luật Á - Phi (AALCO), tổ chức nhất thể hóa pháp luật tư (UNIDROIT); Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL); đàm phán các thỏa thuận, dự án hợp tác với các nhà tài trợ như UNDP, UN Women, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng châu Á (ADB).

- Về hợp tác khu vực: Đàm phán chương trình hợp tác mới giai đoạn 2015 - 2020 với EU, đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN (thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Tư pháp tham gia hợp tác ASEAN đến năm 2015, hướng tới ASLOM 16 và ALAWMM 9).

- Về hợp tác song phương: tăng cường, củng cố và mở rộng hợp tác với các nước: ký kết mới 10 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác song phương; tiếp tục thực hiện trên 30 thỏa thuận/kế hoạch hợp tác đã ký kết. Điểm nổi bật trong hợp tác song phương năm 2014 là việc nối lại và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây (như Nga, Séc, Slovakia), thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị anh em Việt – Lào36, tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống, chiến lược, toàn diện (như Pháp, EU, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Úc), thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác mới (như Lucxambua, U-dơ-bê-ki-xtan, Xrilanca, Cata, Nam Phi...).

Ngoài ra, trong năm 2014, Bộ Tư pháp đã thực hiện thẩm định, cho ý kiến đối với 16 hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật.

8.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân

a) Hạn chế, bất cập

- Chất lượng thẩm định, góp ý các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế trong một số trường hợp còn chưa cao, chưa bảo đảm tiến độ. Công tác cấp ý kiến pháp lý đối với các khoản vay và dự án đầu tư nước ngoài trong một số trường hợp còn lúng túng.

- Tỷ lệ khá cao yêu cầu uỷ thác tư pháp về dân sự không có kết quả (gần 60%), ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng, đến việc giải quyết các vụ việc dân sự - thương mại.

- Một số hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật chưa được triển khai kịp thời; nhiều thỏa thuận hợp tác khung mặc dù đã được ký kết nhưng chậm hoặc chưa được chú ý triển khai thực hiện hàng năm, do đó phần nào ảnh hưởng đến việc thúc đẩy quan hệ hợp tác tư pháp và pháp luật giữa Bộ Tư pháp và các đối tác; sự tham gia trực tiếp của các địa phương vào hợp tác quốc tế về pháp luật còn hạn chế.



b) Nguyên nhân

- Khuôn khổ pháp luật về điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế, tương trợ tư pháp chưa đồng bộ, nên chưa theo kịp yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế sâu rộng. Các điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế về tương trợ tư pháp còn ít, chủ yếu là song phương nên chưa bảo đảm cơ sở pháp lý cho hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp.

- Chưa xây dựng được đội ngũ chuyên gia có đủ năng lực để tham gia vào các hoạt động đàm phán các điều ước quốc tế, giải quyết các vấn đề pháp lý quốc tế, đặc biệt là các tranh chấp quốc tế.

- Thể chế phục vụ công tác hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật tuy đã được quan tâm hoàn thiện song còn chậm. Một số cơ quan có hợp tác quốc tế về pháp luật chưa thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo.



Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng số: 1503/vp-tv về việc giới thiệu sách tiếng Việt mới tại Thư viện CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 471.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương