DỰ thảO ngày 16/12/2014


Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý



tải về 471.55 Kb.
trang9/15
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích471.55 Kb.
#8193
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15

7. Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý


7.1. Kết quả đạt được

a) Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp

Thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được hoàn thiện; công tác quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp từ Trung ương đến địa phương đã được tăng cường, nhất là hoạt động thanh tra, kiểm tra, kịp thời nắm bắt tình hình và chú trọng hướng dẫn nghiệp vụ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của địa phương, các cá nhân, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp34, cụ thể như sau:



Về lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, triển khai Luật sửa đổi một số điều của Luật Luật sư và các văn bản quy định chi tiết thi hành, Bộ Tư pháp kịp thời hướng dẫn Liên đoàn luật sư Việt Nam, UBND cấp tỉnh và Sở Tư pháp các địa phương những nội dung, vấn đề còn gặp khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn, đảm bảo việc triển khai thi hành Luật được kịp thời và thống nhất. Bộ cũng đã có công văn gửi UBND cấp tỉnh đề nghị quan tâm, chỉ đạo và đã tổ chức thành công Đại hội của tất cả các Đoàn luật sư; Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã tổ chức các buổi làm việc với Đảng đoàn Liên đoàn luật sư Việt Nam, Bộ Công an, các Ban của Đảng và các cơ quan, tổ chức có liên quan về công tác tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ hai, đóng góp ý kiến hoàn thiện các văn kiện Đại hội và tham gia giới thiệu nhân sự lãnh đạo Liên đoàn nhiệm kỳ II.

Tính đến nay, cả nước có 9313 luật sư, tăng 1157 luật sư so với năm 2013, bảo đảm đúng định hướng phát triển luật sư tại Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 (Chỉ tiêu phát triển luật sư: 800 - 1.000 luật sư/năm) (xin xem Biểu đồ số 4); các luật sư đang hành nghề tại 3408 tổ chức (Văn phòng/Công ty luật).





Biểu đồ số 4: Số lượng luật sư và tổ chức hành nghề luật sư

từ năm 2011 đến nay

Triển khai Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Tư pháp (Học viện Tư pháp) đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế và Trung tâm đang xúc tiến việc đàm phán, ký kết Chương trình đào tạo với Trường luật Nottingham, Vương quốc Anh, tổ chức các lợp đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng Anh pháp lý.



Về lĩnh vực công chứng, Luật công chứng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, tạo tiền đề quan trọng cho bước phát triển mới của hoạt động công chứng trong thời gian tới. Việc triển khai Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 tại các địa phương được thực hiện nghiêm. Một số địa phương (Cần Thơ, Tiền Giang…) đã ban hành quyết định về việc tiếp tục chuyển giao chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản từ UBND cấp xã, huyện sang tổ chức hành nghề công chứng; nhiều địa phương đã tiến hành xây dựng Cơ sở dữ liệu liên thông trong lĩnh vực công chứng. Thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020, về cơ bản các Văn phòng công chứng được thành lập ở các địa phương trong thời gian qua đã tuân thủ quy hoạch và tạo sự ổn định; các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên tiếp tục được phát triển rộng khắp, với 1.723 công chứng viên (tăng 260 công chứng viên so với năm 2013) và 832 tổ chức hành nghề công chứng (tăng 102 tổ chức so với năm 2013) (xin xem Biểu đồ số 5).



Biểu đồ số 5: Số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng

Năm 2014, các tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng được 3.485.543 hợp đồng, giao dịch, tăng nhiều so với năm 2013 (tăng 971.388 hợp đồng, giao dịch, tương ứng tăng 38,63%), đóng góp cho Ngân sách nhà nước hoặc nộp thuế ...... tỷ đồng. Triển khai thực hiện Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, nhiều địa phương35 đã xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông trong lĩnh vực công chứng. Hội công chứng Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng cai tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về Công chứng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Liên minh Công chứng quốc tế (UINL) tổ chức.



Về lĩnh vực giám định tư pháp, việc triển khai Luật giám định tư pháp có bước chuyển biến tích cực. Bộ Tư pháp đã trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TATC-VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28/3/2014 hướng dẫn thi hành Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản trong tố tụng dân sự; Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 3143/QĐ-BTP ngày 21/11/2014 phê duyệt “Đề án tăng cường các biện pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp của Bộ Tư pháp giai đoạn 2015 – 2020”. Các Bộ, ngành đã quan tâm hơn đến hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình như xây dựng, ban hành được nhiều Thông tư hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả (trong năm 2014 đã ban hành 13 văn bản hướng dẫn Luật giám định tư pháp, trong đó có 01 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 11 Thông tư của các Bộ, ngành). Các UBND cấp tỉnh đã quan tâm hơn đến việc củng cố, kiện toàn, tăng cường cơ sở vật chất cho các tổ chức giám định tư pháp pháp y, pháp y tâm thần; tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ người giám định tư pháp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, phục vụ tốt hơn cho hoạt động tố tụng. Một số UBND tỉnh đã ban hành quy chế phối hợp trong tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở địa phương phục vụ cho việc quản lý giám định tư pháp ở địa phương. Năm 2014, trên địa bàn cả nước đã thực hiện được 142.536 vụ việc giám định (tăng 20.992 vụ việc, tương ứng tăng 17,27% so với năm 2013), trong đó có 108.709 vụ việc theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng (chiếm 76,26% tổng số vụ việc).

Về lĩnh vực bán đấu giá tài sản, Bộ Tư pháp đã tổ chức thành công Hội nghị sơ kết 4 năm thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP tạo cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng dự án Luật đấu giá tài sản; hiện nay, cả nước có 392 tổ chức bán đấu giá. Ước tính năm 2014, các tổ chức bán đấu giá đã tổ chức thành công 15.665 cuộc bán đấu giá (so với năm 2013, tăng 1039 cuộc), nộp ngân sách nhà nước hơn 647 tỷ đồng (tăng gần 144 tỷ đồng so với năm 2013); Bộ Tư pháp đã cấp 191 Chứng chỉ hành nghề đấu giá viên.

Về lĩnh vực trọng tài thương mại, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao trong việc xây dựng, ban hành Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại; ban hành Kế hoạch và tích cực chuẩn bị các nội dung để sơ kết 03 năm thi hành Luật Trọng tài thương mại. Theo ước tính, năm 2014 các tổ chức trọng tài tiếp nhận để giải quyết 674 vụ việc.

b) Công tác trợ giúp pháp lý

Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ thực hiện công tác TGPL, nhiều cơ quan, địa phương đã chú trọng đẩy mạnh việc TGPL cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người khuyết tật (Bộ Tư pháp cũng đã ban hành Kế hoạch năm 2014 triển khai thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật), chú trọng tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, vùng bãi ngang ven biển (Tiền Giang), góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân. Trong năm 2014, các Trung tâm trợ giúp pháp lý đã thực hiện 114.695 vụ việc (giảm 12.032 vụ việc, tương ứng với 9,5% so với năm 2013) cho 129.014 lượt người (giảm 840 lượt so với năm 2013). Bộ Tư pháp đã phối hợp tổ chức thành công Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển TGPL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tại Hội nghị, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 77/BC-BTP ngày 26/3/2014 về sơ kết 2 năm trển khai thực hiện Chiến lược, đề xuất một số định hướng đổi mới phát triển TGPL của Chiến lược và đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục phối hợp với các Bộ, cơ quan xây dựng Đề án Đổi mới công tác TGPL theo hướng nâng cao năng lực, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý về TGPL, tập trung điều phối nguồn lực, nâng cao hiệu quả và chất lượng vụ việc TGPL.



7.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

a) Hạn chế, bất cập

- Công tác triển khai các văn bản hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư của Liên đoàn luật sư Việt Nam, một số Sở Tư pháp và Đoàn luật sư tại một số địa phương còn chưa chủ động, quyết liệt và đồng bộ; việc xác minh, xử lý và báo cáo kết quả giải quyết về khiếu nại, tố cáo, thông tin báo chí của Liên đoàn luật sư Việt Nam, một số Đoàn luật sư và cơ quan, tổ chức có liên quan theo đề nghị của Bộ Tư pháp chưa được quan tâm và thực hiện nghiêm túc, đúng hạn.

- Công tác chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp xã, huyện sang tổ chức hành nghề công chứng còn gặp khó khăn; còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ, ngành về thẩm quyền chứng nhận, xác nhận các giao dịch trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

- Chưa có giải pháp đột phá trong việc triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp như yêu cầu của nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2014. Tình hình triển khai thi hành, nhất là việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giám định tư pháp ở một số Bộ, ngành còn chậm, chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng; tình trạng trả chậm kết quả giám định, nợ đọng chi phí giám định tư pháp, trong đó có tiền bồi dưỡng giám định tư pháp có chuyển biến so với trước song vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, vẫn tồn tại ở một số địa phương.

- Hoạt động bán đấu giá tài sản còn nhiều hạn chế, một số trường hợp tài sản bán đấu giá để thi hành án tuy đã được thực hiện thủ tục bán đấu giá nhưng không bàn giao được dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại kéo dài.

- Hệ thống tổ chức TGPL nhà nước chưa phù hợp và hoạt động chưa hiệu quả so với yêu cầu thực tiễn, chưa tính đến đặc thù vùng, miền; hoạt động TGPL chưa đảm bảo đúng trọng tâm, còn dàn trải; số lượng vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý còn thấp; cơ cấu nguồn nhân lực trong Trung tâm chưa hợp lý; công tác xã hội hóa hoạt động TGPL còn chậm; công tác quản lý nhà nước về TGPL còn thiếu sự kết nối giữa Trung ương và địa phương; quản lý chất lượng vụ việc TGPL còn nhiều bất cập, chất lượng một số vụ việc tham gia tố tụng chưa đảm bảo, hầu hết các vụ việc tư vấn pháp luật còn đơn giản, ít mang tính chất phức tạp.



b) Nguyên nhân

- Một số địa phương chưa thực sự quan tâm tới công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư. Liên đoàn Luật sư Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến việc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ được giao theo quy định tại Luật Luật sư. Một bộ phận luật sư còn chưa chủ động, tích cực trong việc nâng cao trình độ, kỹ năng hành nghề cũng như trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.

- Công tác phối hợp giữa các Sở, ngành liên quan trong việc tham mưu cho UBND cấp tỉnh ban hành quyết định chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch của UBND cấp huyện, cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng còn chưa hiệu quả; việc giải quyết vướng măc thẩm quyền chứng nhận các giao dịch về bất động sản trong khu công nghiệp tại Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ còn chậm.

- Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành quản lý về giám định tư pháp ở từng lĩnh vực, cơ quan tiến hành tố tụng với Bộ Tư pháp chưa được chặt chẽ, hiệu quả. Bên cạnh đó, một số Bộ, ngành, địa phương còn chưa quan tâm chăm lo, phát triển tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý.

- Thể chế và chính sách TGPL còn một số bất cập, chưa thống nhất và đồng bộ với các thể chế có liên quan; năng lực, trình độ và kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ người thực hiện TGPL còn hạn chế; kinh phí bảo đảm cho công tác TGPL còn hạn chế, không thường xuyên và phân bố các khoản chi chưa hợp lý; chưa có cơ chế điều phối nguồn nhân lực và cơ chế điều phối nguồn kinh phí nhằm kiểm soát chất lượng dịch vụ TGPL. Nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của TGPL đối với các ngành, các cấp và một số cán bộ cấp ủy, chính quyền Trung ương, địa phương còn chưa đầy đủ nên chưa được quan tâm, chỉ đạo.


Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng số: 1503/vp-tv về việc giới thiệu sách tiếng Việt mới tại Thư viện CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 471.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương