DỰ thảO ngày 16/12/2014


I. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2015



tải về 471.55 Kb.
trang15/15
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích471.55 Kb.
#8193
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

I. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2015


1. Tổ chức tốt đại hội Đảng ở các chi bộ, Đảng bộ trong toàn Ngành; tích cực tham gia việc xây dựng, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

2. Tiếp tục tập trung cao cho việc xây dựng, sửa đổi các luật, pháp lệnh thi hành Hiến pháp, đặc biệt là các đạo luật rường cột của hệ thống pháp luật; hoàn thiện thể chế về công tác ban hành văn bản pháp luật, quyết định hành chính.

3. Chú trọng công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; tăng cường năng lực phản ứng chính sách, góp phần hoàn thiện pháp luật, nhất là những điểm chồng chéo, thiếu đồng bộ hoặc khoảng trống pháp luật.

4. Đẩy mạnh công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư pháp; tăng cường xã hội hóa một số hoạt động THADS, bổ trợ tư pháp cùng với nâng cao chất lượng dịch vụ với bước đi, lộ trình phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Chỉ đạo triển khai có hiệu quả và điều chỉnh, bổ sung kịp thời các chiến lược, quy hoạch trong các lĩnh vực của Ngành. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về hộ tịch, chứng thực, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức thi hành Luật hộ tịch.

6. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, công chức và điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của ngành Tư pháp. Tạo sự chuyển biến trong công tác tư pháp từ cơ sở, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương và quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

7. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao hướng tới Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Tư pháp.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2015

1. Nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2015


1.1. Tổ chức tốt đại hội Đảng ở các cơ quan, đơn vị ngành Tư pháp và tham gia Đại hội Đảng bộ các cấp

- Tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa to lớn, sự ra đời, quá trình đấu tranh và trưởng thành, những bài học sâu sắc, những thành tựu to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

- Chuẩn bị tốt các văn kiện, nhân sự để tổ chức thành công đại hội của các chi bộ, Đảng bộ trong các cơ quan, đơn vị ngành Tư pháp; tham gia tích cực, có chất lượng vào các văn kiện, tham gia chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đảng bộ các cấp.

- Tham gia tích cực đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng XII, nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp.



1.2. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất VBQPPL và pháp điển hệ thống pháp luật

- Nghiên cứu đề xuất những chủ trương, giải pháp mới về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để định hướng cho các năm tiếp theo phù hợp với yêu cầu phát triển mới của đất nước. Theo đó, cần tích cực tham mưu giúp Chính phủ trong việc hoàn thiện, xây dựng mới toàn bộ hệ thống pháp luật phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013, tạo sự ổn định, bền vững; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 48-NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 trên cơ sở tổng kết 10 năm thi hành; đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành về sự phù hợp và không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng thể chế cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tham mưu, đề xuất các định hướng, các đột phá về thể chế, tạo căn cứ cho bước chuyển biến chiến lược mạnh mẽ từ số lượng sang chất lượng văn bản pháp luật, từ trọng tâm xây dựng thể chế sang hoàn thiện và thi hành thể chế là chủ yếu, đảm bảo việc hoạch định chính sách, xây dựng, hoàn thiện và thực thi các đạo luật phải bám sát ba trụ cột chính của Hiến pháp và cũng là 3 trụ cột chính của xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà chúng ta phấn đấu tiến tới, đó là thể chế về quyền con người, quyền công dân; thể chế kinh tế thị trường và thể chế bộ máy nhà nước theo nguyên tắc pháp quyền, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

- Nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trước hết là cải tiến quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp, đồng bộ và khả thi của hệ thống văn bản với việc trình Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản pháp luật. Đồng thời, tập trung xây dựng và hoàn thiện các dự án luật trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đảm bảo tiến độ, chất lượng, nhất là các dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật tiếp cận thông tin, Luật ban hành quyết định hành chính, Luật bán đấu giá tài sản.

- Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, từng bước chuyển hướng từ xây dựng, hoàn thiện pháp luật sang thực thi pháp luật có hiệu quả, có giải pháp đột phá nhằm tạo cơ chế thống nhất, hiệu quả triển khai thi hành luật, pháp lệnh. Theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, nhất là các luật, pháp lệnh vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng văn bản.

- Đôn đốc xử lý những văn bản QPPL qua kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi pham; đẩy mạnh triển khai thực hiện công tác pháp điển, tập trung ưu tiên pháp điển các đề mục, chủ đề về các lĩnh vực liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

1.3. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính

- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm của năm, công bố kịp thời các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, nhất là các lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 43/NQ-CP về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh; Đề án thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất và thuế.

- Đôn đốc các Bộ, ngành hoàn thành dứt điểm việc đơn giản hóa thủ tục hành chính được quy định tại 25 Nghị quyết của Chính phủ.

- Triển khai Hệ thống quản lý và đánh giá về công tác kiểm soát thủ tục hành chính ở tất cả các cấp.

1.4. Công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật

- Kịp thời rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (rút ngắn thời hạn, đơn giản hóa thủ tục lập hồ sơ); tập trung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhất là đối với đối tượng là người chưa thành niên.

- Tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về xử lý vi phạm hành chín; tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các Bộ và các địa phương trong toàn quốc.

- Theo dõi thi hành pháp luật tập trung vào các lĩnh vực phức tạp, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của người dân, đang là điểm nóng trong dư luận xã hội; tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.



1.5. Công tác thi hành án dân sự

- Về xây dựng các đề án, văn bản: Tổ chức quán triệt, triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự. Khẩn trương xây dựng, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo và tổ chức khắc phục những hạn chế, tồn tại của năm 2014 và những năm trước đây, bảo đảm kết quả thi hành án dân sự năm 2015 thực chất, bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho năm 2016 và những năm tiếp theo; nghiên cứu, đề xuất phương án giao chỉ tiêu thi hành án dân sự cho phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự.

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự, đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, trong đó tập trung vào những địa bàn, đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém và các đơn vị mới chia tách, thành lập; tiếp tục thực hiện biệt phái Chấp hành viên; tập trung làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, phẩm chất cho cán bộ, công chức; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp cán bộ, công chức trong ngành vi phạm pháp luật, đặc biệt là các vụ việc liên quan đến tham nhũng, vi phạm quyền con người, quyền công dân.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là tại các cơ quan THADS địa phương; khắc phục những vi phạm thiếu sót về chuyên môn, nghiệp vụ, những sai sót không đáng có. Chủ động xử lý kịp thời, đúng luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, hạn chế xảy ra các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp làm phức tạp tình hình.

- Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm tăng tốc, đẩy mạnh toàn diện kết quả hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, bảo đảm hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, tổ chức tốt việc tổng kết, đánh giá đầy đủ, toàn diện, làm cơ sở để báo cáo Quốc hội xem xét quyết định thực hiện chính thức chế định Thừa phát lại trong thời gian tiếp theo.



1.6. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở

- Theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương hưởng ứng cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; thường xuyên có hoạt động tuyên truyền, phổ biến về cuộc thi để cuộc thi có sức lan tỏa rộng lớn, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý của mọi tầng lớp nhân dân; tổ chức chấm thi, tổng kết, trao giải cuộc thi.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật hòa giải ở cơ sở: Kiện toàn tổ hòa giải, thực hiện bầu công nhận hòa giải viên theo quy định; tổ chức triển khai Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên.

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI (ban hành kèm theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ) và 07 Đề án được ban hành kèm theo Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phối hợp đánh giá tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên toàn quốc (phối hợp giữa Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

1.7. Công tác hành chính tư pháp

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về lĩnh vực hộ tịch, chứng thực: xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật hộ tịch, Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch trình Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đề nghị đưa dự án Luật chứng thực vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 hoặc nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội.

- Chuẩn bị thật tốt các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai thực hiện Luật Hộ tịch; gắn việc triển khai thi hành Luật Hộ tịch với việc thực hiện Tuyên bố cấp Bộ trưởng các nước khu vực Châu Á - Thái bình dương về đăng ký và thống kê hộ tịch và Khung hành động khu vực về lĩnh vực này.

- Tổ chức thực hiện Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch và Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.

- Chuẩn bị tốt (cơ sở lý luận, thực tiễn) để xây dựng Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc theo chủ trương (mới) của Chính phủ; đẩy mạnh chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch tại các địa phương.

- Hoàn thiện các đề án, kế hoạch và tổ chức triển khai giải quyết các việc về quốc tịch, hộ tịch đối với người di cư tự do tại các tỉnh biên giới (Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc); triển khai thực hiện tổng rà soát tình hình trẻ em là con lai tại Việt Nam và đề xuất giải pháp, chính sách giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch đối với các đối tượng này.



1.8. Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý

- Xây dựng và trình Quốc hội dự án Luật đấu giá tài sản cho ý kiến vào tháng 10/2015.

- Tiếp tục triển khai và hướng dẫn thi hành Luật công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; trong đó tập trung vào việc chuyển đổi các Phòng công chứng thành các Văn phòng công chứng, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, thành lập Hội công chứng ở các địa phương, tiến tới thành lập Hiệp Hội công chứng toàn quốc.

- Tiếp tục tìm kiếm các giải pháp đột phá trong triển khai thực hiện Luật giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh việc thực hiện Đề án 258; tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; triển khai thực hiện Quyết định số 3143/QĐ-BTP ngày 21/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đề án tăng cường các biện pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp của Bộ Tư pháp giai đoạn 2015 - 2020.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020; Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tiếp tục triển khai thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn; triển khai hiệu quả Đề án “Phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ đấu giá viên giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020” theo Quyết định số 1076/QĐ-BTP ngày 10/5/2013 của Bộ Tư pháp.

- Tiếp tục triển khai thi hành Luật Trọng tài thương mại, Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Trọng tài thương mại.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trong đó tập trung tiến hành thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực luật sư; theo dõi việc thi hành pháp luật; hướng dẫn nghiệp vụ; tổng hợp báo cáo, thống kê, phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý thông tin báo chí về hoạt động bổ trợ tư pháp.

- Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý.

1.9. Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật

- Nghiên cứu các quy định về tư pháp quốc tế, chuẩn bị cho việc xây dựng Luật tư pháp quốc tế, Luật điều ước quốc tế; xây dựng cơ chế theo dõi, bảo đảm hiệu quả tương trợ tư pháp.

- Triển khai thực hiện Nghị định về cấp ý kiến pháp lý sau khi được Chính phủ ban hành; thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đại diện cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp quốc tế, nhất là tranh chấp về đầu tư quốc tế.

- Chuẩn bị các điều kiện gia nhập và thực thi Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp; tập trung nguồn lực chuẩn bị cho quá trình đánh giá chu kỳ II thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 113/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật.

- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác đa phương với trọng tâm là hoàn thành các thủ tục gia nhập các thiết chế quốc tế đa phương về hợp tác pháp luật và tư pháp, bao gồm Tổ chức quốc tế về phát triển luật (IDLO), Tổ chức tư vấn pháp luật Á – Phi (AALCO), Tổ chức nhất thể hóa pháp luật tư (UNIDROIT).



1.10. Công tác xây dựng Ngành; đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương theo các nội dung sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.

- Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và việc triển khai công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi được ban hành.

- Hoàn thành xây dựng Đề án về các giải pháp tổng thể kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân lực Ngành Tư pháp và tổ chức triển khai thực hiện Đề án sau khi được ban hành.

- Đẩy mạnh việc triển khai Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và hiện Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”; xây dựng có chất lượng Pháp lệnh về đào tạo các chức danh tư pháp.

- Tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển ngành Tư pháp đến năm 2030.



1.11. Công tác khác

a) Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực như tổ chức cán bộ, sử dụng ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, bán đấu giá tài sản, hộ tịch có yếu tố nước ngoài.

- Tăng cường công tác thanh tra đột xuất, kiểm tra sau thanh tra.

- Thực hiện tốt Luật Tiếp Công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường tuyên truyền, quán triệt Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng và các văn bản pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng.



b) Công tác kế hoạch, thống kê, tài chính

- Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 01/CT-BTP ngày 30/8/2012 của Bộ trưởng Bộ tư pháp về tăng cường công tác xây dựng kế hoạch trong ngành Tư pháp.

- Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê Ngành Tư pháp.

- Xây dựng phương án phân bổ dự toán NSNN bao gồm kinh phí chi thường xuyên và vốn đầu tư phát triển; tổng hợp, giao dự toán thu, chi NSNN năm 2015 cho các đơn vị dự toán và giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2015 cho các dự án đầu tư.



c) Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin

- Tổ chức sơ kết 5 năm việc thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP, trọng tâm là đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giúp Chính phủ tron công tác cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chinh.

- Thực hiện việc đo lường và xác định chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS) đối với ít nhất một dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp và tổ chức công bố.

- Tiếp tục phát huy và tổ chức triển khai thực hiện các sáng kiến CCHC, đặc biệt là trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính với việc triển khai thực hiện trên toàn quốc đối với Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện liên thông các TTHC: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và triển khai Hệ thống quản lý và đánh giá về công tác kiểm soát thủ tục hành chính ở tất cả các cấp (Hệ thống M&E).

- Rà soát tổng thể và sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy trình ISO trong hoạt động của cơ quan Bộ Tư pháp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước.

- Triển khai thực hiện Nghị định cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luatạ sau khi được Chính phủ ban hành; tiếp tục triển khai có hiệu quả Dự án “Phát triển hệ thống thông tin về VBQPPL thống nhất từ Trung ương tới các địa phương”.

- Triển khai, mở rộng các Phân hệ của phần mềm thống kê; tiếp tục xây dựng, phát triển một số phần mềm hỗ trợ công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực lý lịch tư pháp, xây dựng văn bản, kiểm soát thủ tục hành chính...

- Triển khai xây dựng trang thông tin điện tử cho Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.



d) Công tác thi đua khen thưởng; Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp

- Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Tư pháp (28/8/1945 - 28/8/2015) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV: Các cơ quan, đơn vị trong ngành bình xét các điển hình tiên tiến 5 năm 2011-2015 và tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến; rà soát đề nghị khen thưởng nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp.

- Tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các cuộc thi theo các kế hoạch, hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp.

- Tổ chức tốt Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV và Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp.



đ) Chỉ đạo, điều hành

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành; tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt thực hiện các mục tiêu ưu tiên, tăng cường công khai, minh bạch trong công tác quản lý Ngành, phấn đấu hoàn thành và về đích sớm đối với một số nhiệm vụ công tác của nhiệm kỳ Chính phủ 2011 – 2016 thuộc trách nhiệm của Bộ, Ngành Tư pháp.

- Chủ động phối hợp với các bộ, ngành bằng nhiều phương thức khác nhau để hoàn thiện thể chế công tác; duy trì tốt việc đi cơ sở, chú trọng củng cố mối quan hệ công tác với các địa phương, với ý thức công tác tư pháp phải vào cuộc sâu với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đẩy mạnh việc giải quyết những vướng mắc do thể chế chưa hoàn thiện để bảo đảm triển khai kịp thời các nhiệm vụ tư pháp đặt ra.

- Tăng cường khâu tổ chức thực hiện, kiên quyết khắc phục tình trạng cơ chế, chính sách chậm đi vào cuộc sống, nhất là tiếp tục quan tâm là việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết về công tác tổ chức, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cơ sở vật chất... để các địa phương có thể triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ mới được giao cho Bộ, Ngành.



2. Giải pháp chủ yếu

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2015, ngành Tư pháp xác định một số giải pháp chủ yếu sau đây:

2.1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, có tính khả thi cao, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương, chương trình công tác của Ngành, ưu tiên thực hiện những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

2.2. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, cải tiến lề lối làm việc. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật, khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu trong khi giải quyết yêu cầu của người dân, nhất là trong các lĩnh vực THADS, hộ tịch, lý lịch tư pháp tại địa phương.

2.3. Đẩy mạnh việc kiện toàn bộ máy, nhân lực, tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức của Ngành, nhất là bộ máy, công chức làm công tác công tác pháp chế của các Bộ, cơ quan, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã và công chức tư pháp ở những lĩnh vực mới quản lý của Ngành, bảo đảm phát huy hiệu quả công tác tư pháp trong thời gian tới nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ mới được giao.

2.4. Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc; tăng cường sử dụng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế việc tổ chức các cuộc họp, hội thảo trực tiếp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

2.5. Tăng cường công tác phối hợp với Bộ, cơ quan và cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp từ Trung ương đến địa phương; kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên để có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2.6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, các thiết chế, các điều ước quốc tế trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế để đề xuất kế hoạch ký kết, tham gia hoặc thực hiện các thiết chế, các điều ước quốc tế, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

2.7. Đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành, vừa bảo đảm sâu sát, quyết liệt, bám sát kế hoạch, đồng thời sử dụng đầy đủ các công cụ quản lý kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm bảo đảm phản ứng linh hoạt, kịp thời trong giải quyết các vấn đề phát sinh.

2.8. Phát động phong trào thi đua gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng đơn vị, cá nhân. Xây dựng Bảng tiêu chí, đánh giá xếp hạng các đơn vị thuộc Bộ; tiếp tục thực hiện hiệu quả việc đánh giá, xếp hạng các Sở Tư pháp, Cục THADS.



III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2015

1. Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch của Chính phủ về triển khai thi hành Hiến pháp và tổ chức thành công cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tham gia tích cực vào việc đóng góp ý kiến đối với các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng XII, nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; tích cực tuyên truyền phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

2. Tập trung hoàn thiện các dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi), Luật ban hành văn bản pháp luật; xây dựng các dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật ban hành quyết định hành chính, Luật tiếp cận thông tin, Luật đấu giá tài sản, Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tư pháp bảo đảm tiến độ, chất lượng. Ban hành kịp thời các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật đã được Quốc hội thông qua.

3. Hướng dẫn, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật tương trợ tư pháp, Luật nuôi con nuôi, Luật giám định tư pháp, Luật hôn nhân và gia đình, đảm bảo thực thi có hiệu quả các Luật này trong thực tiễn.

4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính; kịp thời rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo hướng rút ngắn thời hạn, đơn giản thủ tục lập hồ sơ; tập trung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật liên quan đến các biện pháp xử lý hành chính.

Tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật gắn với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tập trung vào lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.



5. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thi hành kịp thời, hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến công tác thi hành án dân sự, phấn đấu đạt hoặc vượt các chỉ tiêu do Quốc hội giao. Tập trung kiểm tra công tác phân loại án, khắc phục những tồn tại về việc thống kê thi hành án dân sự; tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp cán bộ, công chức vi phạm pháp luật, đặc biệt là các vụ việc liên quan đến tham nhũng; chủ động xử lý kịp thời, đúng luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ cũng như trong hoạt động quản lý, điều hành tại các cơ quan thi hành án dân sự.

Đẩy mạnh việc thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bảo đảm thực hiện thí điểm thành công; chủ động đề xuất, ban hành các quy định hướng dẫn bảo đảm không để gián đoạn hoạt động Thừa phát lại khi kết thúc thời gian thí điểm theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội; nghiên cứu đề xuất việc xây dựng Luật Thừa phát lại.



6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Luật Hộ tịch, khẩn trương xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Triển khai thực thiện tốt: Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.

7. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật công chứng (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó cần tập trung thực hiện việc chuyển đổi mô hình hoạt động các Phòng công chứng, Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật. Tiếp tục phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ hai.

8. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm cắt giảm thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, hải quan, tín dụng ngân hàng, an sinh xã hội, giáo dục, y tế, nông nghiệp nông thôn, giao thông vận tải, công chức công vụ. Triển khai thực hiện tốt Đề án thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất và thuế.

9. Nâng cao vai trò, hiệu quả tham gia của Bộ Tư pháp liên quan tới việc xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế, đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế; thực hiện mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN năm 2015; đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia bằng các biện pháp phù hợp và tuân thủ pháp luật quốc tế.

10. Các đơn vị thuộc Bộ, Thủ trưởng tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực tốt Kế hoạch tổ chức Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV và kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống ngành Tư pháp bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Phần thứ hai của Báo cáo này, trong đó bám sát các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2015, đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thể của Bộ, ngành, địa phương để đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, sát thực, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các Ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt trong tháng 01/2015 và tổ chức, chỉ đạo thực hiện. Đối với những nhiệm vụ không được quy định trong Chương trình này, cần tiếp tục thực hiện tốt theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.



- Thực hiện bảo đảm tiến độ, có chất lượng các chương trình, kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện với Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nêu trên, trong đó tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành. Tổng cục trưởng Tổng cục THADS chỉ đạo các cơ quan THADS triển khai tốt các nhiệm vụ được giao./.

BỘ TƯ PHÁP

1 Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bình Thuận, Hà Nội, Lai Châu, Thanh Hóa, Phú Thọ, Điện Biên, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, An Giang, Thái Bình, Hưng Yên, Kiên Giang, Hà Nam, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, Yên Bái, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Nghệ An, Sơn La, Thanh Hóa...

2 tính đến ngày 09/12/2014, có 02 cơ quan trung ương là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bộ Y tế cùng với 52/63 tỉnh, thành phố đã có Kế hoạch tổ chức cuộc thi; 25/63 tỉnh thành phố đã thành lập Ban Tổ chức và Tổ Thư ký giúp việc Ban tổ chức cuộc thi

3 Ngày 09/12/2014, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 340/BC-BTP-m báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4 Số liệu sau kiểm tra của Bộ Tư pháp (bao gồm những văn bản QPPL có nội dung và lý do kiến nghị cụ thể, rõ ràng, bảo đảm yêu cầu của hoạt động rà soát hoặc đã được dự kiến trong chương trình xây dựng văn bản QPPL triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013).

5 Ngày 09/12/2014, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 339/BC-BTP-m báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6 09 luật được đề xuất ban hành mới, gồm Luật Căn cước công dân, Luật Phòng, chống tội phạm có tổ chức, Luật Truy nã tội phạm, Luật Tạm giữ, tạm giam, Luật Biểu tình, Luật Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Ban hành Quyết định hành chính, Luật Hộ tịch.

7 Theo Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.

8 Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 11/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

9 Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Hà Giang, Kon Tum, Hậu Giang, Sơn La, Trà Vinh, Yên Bái, Bắc Giang, Bình Định, An Giang, Tiền Giang…

10 Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa…

11 Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật đầu tư công; Luật hải quan (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa; Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi); Luật xây dựng (sửa đổi); Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật công chứng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam, Luật hộ tịch, Luật căn cước công dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự...

Một số Bộ, ngành đã xây dựng, trình Quốc hội thông qua/cho ý kiến nhiều luật, như: Bộ Tài chính (05 luật).



12 Số liệu văn bản phải trình theo Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kết quả tính đến ngày 12/12/2014.

13 5046 là số liệu ước tính 12 tháng của năm 2014; số liệu 10 tháng đạt 2991 VBQPPL.

14 Số liệu kiểm tra của Bộ Tư pháp tính đến ngày 20/11/2014.

15 Trong số các văn bản đã ban hành thì chỉ có số ít văn bản có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh hoặc nội dung của luật, pháp lệnh như Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; 05 nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.

16 Một số Bộ, ngành, địa phương luôn lấy ý kiến về thủ tục hành chính khi soạn thảo VBQPPL như: Bộ Công thương, Bộ Tư pháp; tỉnh Cao Bằng, Đắk Nông, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lào Cai, Quảng Bình, Quảng Trị, Sóc Trăng, thành phố Hồ Chí Minh.

17 Gồm: (1) Thông tư 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; (2) Thông tư 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; (3) Thông tư 19/2014/TT-BTP ngày 15/9/2014 quy định về nhập, đăng tải, khai thác dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

18 Quyết định số 1865/QĐ-BTP ngày 17/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

19 Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam...

20 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân, phụ nữ, các Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp”, “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013-2016”, “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số”…

21 Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hội Cựu chiến binh VN, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam; tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình...

22 Chẳng hạn Bộ Tài chính tổ chức 05 hội nghị phổ biến Luật giá; Bộ Xây dựng tổ chức 04 Hội nghị phổ biến Luật xây dựng tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ; Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức 03 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật đo lường tại 03 miền (Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM)...

23 Số liệu ước tính của cả năm 2014; số vụ việc tiếp nhận hoà giải của 10 tháng đầu năm 2014 là 164.999.

24 Như Bà Rịa – Vũng Tàu (59%), Phú Yên (61%), thành phố Hồ Chí Minh (69,2%).

25 Bình Dương, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Hải Phòng, Hậu Giang, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh

26 Kiên Giang

27 Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Dương, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc

28 Tính đến hết ngày 30/9/2014, số chuyển kỳ sau là 248.203 việc tương ứng với số tiền 56.127 tỷ 149 triệu 948 nghìn đồng, tăng 9.059 việc (3,78%) và 14.529 tỷ 558 triệu 459 nghìn đồng (34,92%) so với số còn phải giải quyết của năm 2013 chuyển sang năm 2014, không đạt chỉ tiêu Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao

29 Trong đó đăng ký khai sinh mới cho 1.828.973 trường hợp, khai sinh lại cho 475.859 trường hợp.

30 Theo thống kê sơ bộ, hiện tại cả nước có 40/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch; 05 tỉnh, thành phố đang trong giai đoạn xây dựng và triển khai ứng dụng phần mềm trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Tuy nhiên, mức độ thực hiện tin học hóa tại các địa phương cũng có sự khác nhau và có sự chênh lệch. Các địa phương đã có phần mềm chuyên dụng về hộ tịch và được ứng dụng trong toàn địa bàn cấp tỉnh và kết nối liên thông 3 cấp bao gồm: Bạc Liêu, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Yên, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh.

31 Mức lệ phí chứng thực thu được tăng cao so với năm 2013 do thực hiện Thông tư liên tịch 62/2013/TTLT-BTC-BTP 13/05/2013, trong đó quy định mức lệ phí chứng thực tăng cao so với trước đây.




32 An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Cà Mau, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Hòa Bình, Kiên Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Long An, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc.

33 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức 02 lớp tập huấn công tác bồi thường nhà nước cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

34 Năm 2014 đã tổ chức các Đoàn kiểm tra về công tác bổ trợ tư pháp, kiểm tra chuyên đề tại một số địa phương như: Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu,…

35 Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tiền Giang, Trà Vinh…

36 Hội nghị Tư pháp (mở rộng) các tỉnh có chung đường biên Việt Nam - Lào lần thứ hai đã được tổ chức tại Thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

37 Còn lại 26/63 địa phương chưa thành lập được một Phòng Pháp chế nào tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

38 Trong đó có 1612 sinh viên, học viên hệ chính quy; 1710 hệ vừa học vừa làm; 231 hệ sau đại học.

39 Thâm chí, một số Bộ, Ngành không gửi báo cáo thống kê các lĩnh vực thuộc trách nhiệm báo cáo của Bộ, Ngành với Bộ Tư pháp, như ...

40 Theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08/11/2011 của Quốc hội.

41 Được thông qua tại Nghị quyết số 77/2014/QH13 ngày 10/11/2014 của Quốc hội.


Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng số: 1503/vp-tv về việc giới thiệu sách tiếng Việt mới tại Thư viện CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 471.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương