DỰ thảO ngày 16/12/2014


b) Rà soát, lập danh mục đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL phù hợp với Hiến pháp



tải về 471.55 Kb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích471.55 Kb.
#8193
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

b) Rà soát, lập danh mục đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL phù hợp với Hiến pháp


Trên cơ sở Kế hoạch của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan, địa phương đã triển khai nhiệm vụ với các công việc cụ thể như ban hành kế hoạch rà soát, tổ chức rà soát và xây dựng báo cáo kết quả rà soát gửi về Bộ Tư pháp3.

Đến ngày 10/12/2014, tổng số văn bản QPPL được rà soát là 102.306 văn bản; số văn bản QPPL được kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, dừng thi hành hoặc ban hành mới là 282 văn bản4. Nhiều Bộ, cơ quan đã chủ động rà soát các luật, pháp lệnh đang được xây dựng để trình Quốc hội, UBTVQH hoặc đã trình nhưng chưa thông qua để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo cho phù hợp với nội dung của Hiến pháp như Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành VBQPPL (hợp nhất), Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Căn cước công dân...

Đối với hoạt động rà soát VBQPPL về quyền con người - đây là chuyên đề rà soát quan trọng, lần đầu tiên được đặt ra sau khi ban hành Hiến pháp mới, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, cơ quan tích cực rà soát.5 Kết quả rà soát đối với các luật, pháp lệnh cho thấy, trong tổng số 172 luật, pháp lệnh được rà soát thì tổng số luật, pháp lệnh được đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới là 36 văn bản (bao gồm: 16 luật, pháp lệnh được đề xuất sửa đổi, bổ sung; 11 pháp lệnh được đề xuất cần thay thế bằng luật; 096 luật được đề xuất ban hành mới). Kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được tiến hành đối với tổng số 7.828 văn bản, có 50 văn bản cần đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới.

c) Tổ chức xây dựng các VBQPPL để phù hợp với Hiến pháp


Để triển khai thi hành Hiến pháp, Chính phủ sẽ tổ chức xây dựng và trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội 82 dự án luật, pháp lệnh7, bao gồm các dự án luật, pháp lệnh về tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế trong hệ thống chính trị; về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; về bảo vệ Tổ quốc (tập trung cao điểm vào các năm 2014 - 2016).

Trên cơ sở kết quả rà soát của các Bộ, cơ quan, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, cơ quan tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015. Hiện nay, các Bộ, cơ quan được giao chủ trì xây dựng các luật, pháp lệnh đang khẩn trương tổ chức nghiên cứu, soạn thảo các luật, pháp lệnh theo Chương trình. Để bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng các dự án luật, pháp lệnh triển khai thi hành Hiến pháp, Bộ Tư pháp đã tham mưu giúp Chính phủ thực hiện một số giải pháp như: (1) tổ chức các phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật để thảo luận, cho ý kiến về quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng cơ bản hoặc nội dung chủ yếu của một số dự án luật, pháp lệnh triển khai thi hành Hiến pháp; (2) trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp8 với nhiệm vụ chính là tư vấn giúp Chính phủ đảm bảo tính thống nhất, chính xác và đồng bộ trong việc cụ thể hóa tinh thần, nội dung các quy định của Hiến pháp trong các dự án luật, pháp lệnh. Hội đồng này đã thực thi tốt trách nhiệm của mình trong quá trình tư vấn thẩm định, cho ý kiến đối với các dự án luật quan trọng như dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất), Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)...



1.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

a) Hạn chế, bất cập

- Mức độ quan tâm và chủ động chỉ đạo công tác tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp của một số Bộ, ngành, địa phương còn chưa cao. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác triển khai thi hành Hiến pháp tại một số Bộ, ngành, địa phương chưa thường xuyên, nhịp nhàng.

- Việc tổ chức Hội nghị toàn quốc giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp cho báo cáo viên, tuyên truyền viên và Hội nghị tập huấn chuyên sâu về nội dung của Hiến pháp cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, cán bộ pháp chế các Bộ, ngành ở Trung ương chậm tiến độ so với Kế hoạch của Chính phủ do phải chuẩn bị kỹ lưỡng về tài liệu phổ biến, tập huấn.

- Điều kiện bảo đảm cho các hoạt động phổ biến, giới thiệu, tập huấn về Hiến pháp còn hạn chế như về kinh phí, tài liệu tuyên truyền, tập huấn (nhất là ở các địa phương)9

- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, dẫn đến chất lượng phổ biến, tập huấn về nội dung của Hiến pháp tại một số cơ quan, địa phương chưa bảo đảm10.

- Hoạt động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ. Trong quá trình triển khai rà soát, một số Bộ, ngành, địa phương còn chưa chủ động, tích cực trong tổ chức thực hiện việc rà soát văn bản.



b) Nguyên nhân

- Một số quy định của Hiến pháp mới chỉ dừng ở tính nguyên tắc nên cách hiểu về các nguyên tắc này và nội hàm của các nguyên tắc để thể chế hóa trong các luật hoặc áp dụng trực tiếp khó bảo đảm thống nhất (giữa các cơ quan, giữa các ngành), dẫn đến thực tế hiện nay việc hiểu và nhận thức về tinh thần, nội dung của một số quy định trong Hiến pháp cũng còn khác nhau.

- Việc triển khai thi hành Hiến pháp được tiến hành rất khẩn trương với khối lượng công việc lớn, phức tạp, nhất là nhiệm vụ rà soát VBQPPL, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức trong khi các điều kiện bảo đảm còn hạn chế, kinh phí chưa được bố trí kịp thời.

- Mức độ quan tâm và chủ động chỉ đạo công tác tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp của một số Bộ, cơ quan, địa phương chưa cao, còn có tâm lý trông chờ chủ trương, hướng dẫn cụ thể của cơ quan cấp trên.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai thi hành Hiến pháp còn bất cập, nhất là trong rà soát VBQPPL, thẩm định VBQPPL trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp.

2. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất VBQPPL và pháp điển hệ thống pháp luật

2.1. Kết quả đạt được


Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng số: 1503/vp-tv về việc giới thiệu sách tiếng Việt mới tại Thư viện CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 471.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương