DỰ thảO ngày 16/12/2014


Công tác xây dựng Ngành, đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học pháp lý



tải về 471.55 Kb.
trang11/15
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích471.55 Kb.
#8193
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

9. Công tác xây dựng Ngành, đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học pháp lý


9.1. Kết quả đạt được

a) Công tác xây dựng Ngành

Thể chế về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ngành Tư pháp tiếp tục được hoàn thiện. Tại Bộ Tư pháp, đã thành lập mới Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật. Trên cơ sở Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp đã ban hành 19/29 Quyết định (năm 2014 ban hành 10 Quyết định) cần điều chỉnh quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ; phối hợp với Bộ Nội vụ hoàn thiện dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan tư pháp, pháp chế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thay thế Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV); ban hành các văn bản, đề án nhằm tạo bước đột phá về công tác này, như: Kế hoạch Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2015; Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2020, Quy chế tiếp nhận không qua thi tuyển, điều động, tiếp nhận công chức vào Bộ Tư pháp.

Công tác cán bộ tiếp tục có những chuyển biến mạnh trong quy hoạch, luân chuyển cán bộ, đổi mới trong việc thu hút, tuyển chọn. Thực hiện chủ trương của Đảng về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Thành uỷ thành phố Hà Nội, Tỉnh uỷ tỉnh Hà Tĩnh, Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện kịp thời việc luân chuyển 02 đồng chí Thứ trưởng, 01 đồng chí Cục trưởng về công tác tại địa phương, đồng thời hoàn tất thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1415/QĐ-TTg và 1416/QĐ-TTg ngày 16/8/2014 bổ nhiệm ông Nguyễn Khánh Ngọc, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế và ông Phan Chí Hiếu, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Trong năm 2014, Bộ đã hoàn thành việc rà soát, bổ sung Quy hoạch Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo cấp Vụ, cấp Phòng giai đoạn 2014-2016 và giai đoạn 2016-2021 của các đơn vị thuộc Bộ; thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với 41 Lãnh đạo cấp Vụ (trình Lãnh đạo Bộ ký Ban hành Quyết định bổ nhiệm 22 Lãnh đạo cấp Vụ, quyết định bổ nhiệm lại 19 Lãnh đạo cấp Vụ). Triển khai Đề án thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp Phòng, cấp Vụ các đơn vị thuộc Bộ, Bộ Tư pháp lần đầu tiên tổ chức thành công việc thi tuyển chọn người giữ chức danh Phó Giám đốc Học viện Tư pháp theo hình thức bảo vệ đề án trước hội đồng khoa học, bảo đảm chọn đúng người có năng lực thực sự vào vị trí lãnh đạo của Học viện; kỳ thi đã tạo bước đột phá trong việc đổi mới tư duy lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo.

Bộ Tư pháp đã tiến hành kiểm tra việc bố trí cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cấp xã tại 08 tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Điện Biên, Sơn La, thành phố Hồ Chí Minh, Long An.

Tại địa phương, công tác kiện toàn, củng cố tổ chức và đội ngũ cán bộ của cơ quan Tư pháp ngày càng được quan tâm; tiếp tục bổ sung về nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và chú trọng việc bổ nhiệm, điều động, đào tạo, nâng lương và các chính sách được thực hiện kịp thời, đúng quy định, đảm bảo tốt quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Tổ chức pháp chế trong phạm vi cả nước tiếp tục được củng cố và kiện toàn theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Tính đến ngày 31/7/2014, tất cả các tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đều được củng cố kiện toàn và đi vào hoạt động có hiệu quả (Bộ, cơ quan ngang Bộ đều thành lập Vụ pháp chế; cơ quan thuộc Chính phủ thành lập Ban pháp chế hoặc phòng pháp chế); tại các Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ đã có 56 tổ chức pháp chế hoặc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác pháp chế. Ở địa phương, đã có 37/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập phòng pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, trong đó có 11/63 địa phương đã ban hành quyết định thành lập từ 14 Phòng Pháp chế trở lên; 26/63 địa phương mới chỉ thành lập, kiện toàn được một số Phòng Pháp chế và đang tiếp tục thực hiện37. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương đều bố trí Phòng hoặc Ban pháp chế phụ trách công tác pháp chế (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam…). Tính đến cuối tháng 10 năm 2014, cả nước có 2.231 người làm công tác pháp chế, trong đó có 710 người ở các Bộ, ngành và 1.521 người ở địa phương.



b) Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo luật, đào tạo các chức danh tư pháp và bồi dưỡng nghiệp vụ pháp luật tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ tiếp tục được đẩy mạnh, bám sát các Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật”, Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn về đào tạo các chức danh. Năm 2014, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức tốt nghiệp cho 3.553 sinh viên ở các hệ đào tạo38, tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trường; Học viện Tư pháp đã công nhận tốt nghiệp cho 2.147 học viên về các nghiệp vụ: chấp hành viên, luật sư, công chứng viên, đấu giá viên, lý lịch tư pháp.

Khắc phục các khó khăn trước mắt, 05 Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, đi vào hoạt động có hiệu quả, cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng được giao với tổng số học viên tốt nghiệp trong năm 2014 là 1.204 học viên (TCL Thái Nguyên có 570 học viên, TCL Vị Thanh có 240 học viên, TCL Đồng Hới có 141 học viên, TCL Buôn Ma Thuột có 180 học viên hệ trung cấp và 73 học viên hệ đại học văn bằng 2); việc xây dựng cơ sở vật chất cho các Trường được quan tâm thực hiện, trong đó Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuật đã hoàn thành giai đoạn I dự án xây dựng trụ sở của Trường.

c) Công tác nghiên cứu khoa học pháp lý

Hoạt động nghiên cứu khoa học đã có những đóng góp thiết thực và quan trọng vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ, Ngành, từng bước khẳng định vai trò đi trước, cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ công tác chung của Bộ, Ngành; đề xuất, kiến nghị cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời gian tới; tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự phục vụ công tác hoàn thiện các thể chế rường cột của đất nước, xây dựng Chiến lược phát triển Ngành Tư pháp đến năm 2030. Trong năm 2014, Bộ Tư pháp triển khai: 57 nhiệm vụ khoa học (26 nhiệm vụ chuyển tiếp; 31 nhiệm vụ giao mới triển khai trong năm 2014). Trong đó có 03 Nhiệm vụ cấp nhà nước; 37 nhiệm vụ cấp bộ (22 đề tài; 06 đề án; 09 hội thảo khoa học); 08 nhiệm vụ cấp cơ sở (04 đề tài; 04 hội thảo); 06 nhiệm vụ điều tra cơ bản; 03 nhiệm vụ môi trường.



10.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

a) Hạn chế, bất cập

- Thể chế về tổ chức và hoạt động của Ngành Tư pháp chưa được hoàn thiện như Thông tư liên tịch hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan tư pháp địa phương, Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Đề án vị trí việc làm, cơ cấu công chức đối với các đơn vị quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ còn chậm được hoàn thành, ảnh hưởng đến việc bố trí bộ máy, nhân lực triển khai công tác tư pháp của Bộ Tư pháp, địa phương, nhất là các nhiệm vụ mới được giao.

- Việc kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực của Ngành còn gặp nhiều khó khăn, nhất là cán bộ pháp chế và ở những lĩnh vực mới được giao (như tổ chức pháp chế tại các sở, ban, ngành ở địa phương, doanh nghiệp nhà nước). Biên chế của Ngành Tư pháp còn rất thiếu, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, nhất là các lĩnh vực mới đảm nhiệm (theo dõi thi hành pháp luật, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, xử lý vi phạm hành chính...); trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức, người lao động trong Ngành chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là sự gắn kết giữa chuyên môn luật với các lĩnh vực khác của kinh tế - xã hội.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại một số nơi, một số lúc chưa gắn với quy hoạch và sử dụng dụng đội ngũ công chức, viên chức, dẫn đến thiếu hụt hoặc lãng phí nguồn nhân lực.

- Chất lượng đào tạo luật, các chức danh tư pháp còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; số lượng học viên đào tạo hệ trung cấp luật chưa cao. Việc triển khai Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật” và Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn về đào tạo các chức danh tư pháp” còn rất chậm.

- Tiến độ triển khai các nhiệm vụ khoa học còn chậm so với kế hoạch đề ra và so với yêu cầu xây dựng và hoạch định chính sách, tăng cường công tác quản lý của Bộ, Ngành. Hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thực sự được quan tâm triển khai rộng rãi trong toàn Ngành, chưa thu hút được sự tham gia sâu rộng của các cơ quan tư pháp địa phương; trong khi nhiều đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tham gia làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, nhưng lại thiếu cán bộ, thiếu chuyên tâm; chất lượng nghiên cứu chưa được nâng tầm để có những kết quả mang tầm lý luận, định hướng cho hoạt động của Bộ, Ngành.



b) Nguyên nhân

- Do yêu cầu về cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, khối lượng công việc đặt ra cho Ngành Tư pháp ngày càng lớn trong khi đó chủ trương chung của Đảng và Nhà nước là không tăng biên chế dẫn đến những khó khăn cho việc kiện toàn tổ chức, biên chế của Ngành.

- Nhận thức và tư duy đổi mới của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác tổ chức xây dựng Ngành trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, cải cách hành chính chưa thực sự rõ nét; sự liên thông, hợp tác, phối hợp trong công tác cán bộ giữa các cơ quan, đơn vị còn hạn chế; chất lượng, hiệu quả tham mưu của đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ của các cơ quan, đơn vị chưa đồng đều, thiếu chủ động, tính chuyên nghiệp chưa cao; công tác kiểm tra, hậu kiểm về tổ chức cán bộ còn hạn chế.

- Nguồn lực, kinh phí để triển khai xây dựng Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật”, Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn về đào tạo các chức danh tư pháp còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn tuyển sinh đầu vào của các trường trung cấp luật ngày càng bị thu hẹp do tâm lý không chuộng học trung cấp, việc làm đầu ra cho học viên gặp nhiều khó khăn.

- Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp chưa đầy đủ. Kinh phí phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của Ngành còn hạn chế.


Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng số: 1503/vp-tv về việc giới thiệu sách tiếng Việt mới tại Thư viện CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 471.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương