DỰ thảO ngày 16/12/2014


Công tác kiểm soát thủ tục hành chính, xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật



tải về 471.55 Kb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích471.55 Kb.
#8193
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

3. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính, xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật


3.1. Kết quả đạt được

a) Công tác kiểm soát thủ tục hành chính

Công tác kiểm soát thủ tục hành chính nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục được các Bộ, cơ quan, địa phương quan tâm thực hiện và ngày càng gắn kết chặt chẽ với công tác thẩm định VBQPPL16.

Các Bộ, cơ quan đã hoàn thành việc đơn giản hoá 4.219/4.714 thủ tục hành chính đã được Chính phủ phê duyệt tại 25 Nghị quyết chuyên đề (đạt 89,5%; tăng 203 thủ tục hành chính so với năm 2013). Năm 2014, các Bộ, cơ quan, địa phương đã tham gia ý kiến đối với .... thủ tục hành chính; thẩm định .... thủ tục hành chính tại ... VBQPPL (riêng Bộ Tư pháp đã tham gia ý kiến đối với 571 thủ tục tại 88 dự thảo VBQPPL; thẩm định 741 thủ tục hành chính tại 88 dự thảo VBQPPL, qua đó kiến nghị bỏ 107 thủ tục, sửa đổi 380 thủ tục không cần thiết, không hợp lý); ban hành 337 quyết định công bố 6.007 thủ tục hành chính và 67 VBQPPL để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính với số thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới là 4.097 tại 70 VBQPPL; rà soát 944 thủ tục hành chính, trong đó đơn giản hóa 381 thủ tục thuộc thẩm quyền, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền đơn giản hóa 410 thủ tục. Công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về thủ tục hành chính triển khai kịp thời, trong đó các bộ, cơ quan, địa phương đã hoàn thành xử lý 719/719 phản ánh kiến nghị đã tiếp nhận, đạt tỷ lệ 100%.

Thủ tục hành chính tiếp tục được các Bộ, cơ quan, địa phương chú trọng đơn giản hoá, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính của người dân, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách quy định, thủ tục hành chính được Bộ Tư pháp triển khai có kết quả tích cực. Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 06/06/2014 về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi (Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 04/8/2014). Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành 03 Thông tư hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và quy định chi tiết một số vấn đề liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính17.

Trên cơ sở Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành giúp Ban Chỉ đạo Đề án tham mưu cho Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2014 (Quyết định số 17/QĐ-BCĐ896 ngày 19/3/2014); tham gia ý kiến hoàn thiện một số dự thảo văn bản, đề án quan trọng bảo đảm việc triển khai thực hiện Đề án 896 trong thời gian tới, đặc biệt đã tham gia ý kiến đối với Luật Căn cước công dân và Luật Hộ tịch, tạo ra cuộc cải cách trong công tác quản lý nhà nước về dân cư, sự thống nhất giữa hộ tịch, hộ khẩu và căn cước công dân, hướng tới mô hình quản lý hiện đại, vì con người.

Công tác kiểm soát thủ tục hành chính ở Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp đang dần được hiện đại hoá. Bộ Tư pháp đã xây dựng đưa vào thử nghiệm, tập huấn sử dụng, khai thác Hệ thống thông tin quản lý và đánh giá về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, hướng tới việc thực hiện “báo cáo không giấy”, đánh giá tác động, tính toán chi phí tuân thủ và thực hiện công bố, công khai trực tuyến…. Đây được coi là công cụ hữu hiệu phục vụ công tác kiểm soát thủ tục hành chính và sẵn sàng mở rộng kết nối với các hệ thống chính phủ điện tử trong tương lai.

Công tác kiểm tra, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ KSTTHC được tăng cường. Bộ Tư pháp đã tổ chức 27 đoàn công tác đến làm việc với 9 Bộ và 18 địa phương để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính cho hơn 400 cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan, địa phương. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức 02 lớp tập huấn về nghiệp vụ KSTTHC cho cán bộ, công chức trong cơ quan Bộ.

b) Công tác xử lý vi phạm hành chính

Việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính cơ bản đã hoàn thành. Cùng với việc hoàn thiện thể chế, việc kiện toàn tổ chức, bộ máy, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để triển khai thi hành Luật cũng được quan tâm thực hiện. Trên cơ sở Quyết định số 1950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy biên chế để thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 717/QĐ-TTg ngày 15/5/2014 về việc thành lập Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trực thuộc Bộ Tư pháp, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước. Ngay sau khi được thành lập, Cục Quản lý Xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật đã phối hợp với Học viện Tư pháp tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho các cán bộ, công chức và một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm cung cấp kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng chuyên sâu và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính ở các cơ quan, địa phương.

Ở các địa phương, hầu hết tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành Chỉ thị hoặc Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính; tổ chức tuyên truyền, biên soạn tài liệu và hướng dẫn việc triển khai thực hiện Luật; một số địa phương đã thành lập Phòng quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính thuộc Sở Tư pháp, như: Hải Phòng, Đắk Lắk, Hà Nam, Lâm Đồng; một số địa phương đã phê duyệt Đề án Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của tỉnh, thành phố hoặc bố trí cán bộ kiêm nhiệm để triển khai thực hiện nhiệm vụ này, như: Hải Dương, Hoà Bình, Kiên Giang, Lào Cai.

c) Công tác theo dõi thi hành pháp luật

Công tác theo dõi thi hành pháp luật đã có chuyển biến mới. Việc xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật đã bước đầu có sự gắn kết với kế hoạch KSTTHC và kiểm tra VBQPPL, trong đó tập trung vào lĩnh vực có nhiều bức xúc là thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè, tạo ra hướng đi mới cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm tháo gỡ những lúng túng, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác này. Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã có những cách làm hay, sáng tạo trong việc triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật, như: Bộ Công thương lập kế hoạch, phân công các đơn vị thuộc Bộ thực hiện theo dõi thi hành pháp luật theo 24 chuyên đề khác nhau; Bộ Tư pháp ban hành Quy chế phối hợp giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và đơn vị có chức năng kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật18, biên soạn, phát hành Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ TDTHPL để cấp phát cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn (như Lạng Sơn...), bảo đảm nâng cao chất lượng và sự gắn kết thống nhất trong chu trình xây dựng, góp ý, kiểm soát thủ tục hành chính, thẩm định, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản.



3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

a) Hạn chế, bất cập

Thủ tục hành chính còn rườm rà, nhất là trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp như thuế, hải quan, đất đai. Việc thực thi thủ tục hành chính tại một số cơ quan hành chính nhà nước chưa nghiêm, tình trạng cán bộ, công chức “nhũng nhiễu” khi giải quyết thủ tục hành chính chưa được cải thiện, nhiều trường hợp bị dư luận xã hội, báo chí phản ánh. Việc đơn giản hoá thủ tục hành chính quy định tại 25 Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm; công tác tiếp nhận, phối hợp xử lý phản ánh, kiến nghị liên quan đến thủ tục hành chính còn chưa kịp thời, chưa đáp ứng sự mong đợi của người dân, doanh nghiệp. Vẫn còn một số Bộ, cơ quan, địa phương chưa kịp thời công bố và cập nhật thủ tục hành chính trong các văn bản pháp luật mới ban hành.

- Việc xây dựng Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính còn lúng túng; việc triển khai quy định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có nhiều vướng mắc, chưa giải quyết kịp thời; tổ chức bộ máy, nhân lực làm công tác quản lý về xử lý vi phạm hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là tại các địa phương.

- Việc triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật vẫn còn lúng túng, chưa đạt được kết quả cụ thể.



b) Nguyên nhân

- Một số Bộ, cơ quan, địa phương chưa quan tâm chỉ đạo sát sao công tác KSTTHC. Việc triển khai công tác KSTTHC ở một số Bộ, cơ quan, địa phương còn mang nặng tính phong trào, chưa thực chất.

- Công tác KSTTHC chưa chú trọng nhiều đến kiểm soát việc thực hiện TTHC trên thực tế tại các cơ quan nhà nước.

- Việc kiện toàn tổ chức, biên chế để thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính còn gặp nhiều khó khăn; công tác phối hợp trong triển khai nhiệm vụ mới còn rất hạn chế.

- Thể chế công tác theo dõi thi hành pháp luật còn bất cập; việc ban hành kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật còn chậm, công tác hướng dẫn triển khai còn chưa kịp thời.


Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng số: 1503/vp-tv về việc giới thiệu sách tiếng Việt mới tại Thư viện CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 471.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương