DỰ Án tăng cưỜng năng lực quốc gia ứng phó VỚi biếN ĐỔi khí HẬU Ở việt nam nhằm giảm nhẹ TÁC ĐỘng và kiểm soát phát thải khí nhà KÍNH


Đề xuất các chương trình ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp



tải về 0.61 Mb.
trang15/15
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích0.61 Mb.
#32805
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

6.3. Đề xuất các chương trình ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp

Nhằm giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, một số chương trình dưới đây được đề xuất thực hiện:


  1. Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong lâm nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu theo các vùng sinh thái nông nghiệp.

  2. Xác định cơ cấu cây trồng lâm nghiệp cho trồng rừng sản xuất theo các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

  3. Đánh giá quá trình sa mạc hóa sử dụng dữ liệu viễn thám và xây dựng hệ thống thông tin Sa mạc hóa ở Việt Nam do biến đổi khí hậu.

  4. Đánh giá năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở các vùng sản xuất lâm nghiệp.

  5. Rà soát, quy hoạch ổn định các lâm phận rừng nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

  6. Nghiên cứu tuyển chọn và cải thiện các giống cây lâm nghiệp có khả năng thích ứng với điều kiện bất lợi của BĐKH (độ mặn cao, hạn hán, v.v) phục vụ cho phát triển lâm nghiệp bền vững.

  7. Quan trắc diễn biến tài nguyên rừng và môi trường lâm nghiệp trong các hệ sinh thái rừng ở các khu vực nhạy cảm với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

  8. Rà soát, xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thụât trong lĩnh vực lâm nghiệp cho phù hợp với hoàn cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

  9. Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH cho các cơ quan lâm nghiệp và các bên liên quan.

7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1. Kết luận


Từ các kết quả và phân tích, đánh giá về tác động của BĐKH đến lâm nghiệp có thế đưa ra một số kết luận và các định hướng, chính sách và chương trình ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH như sau:

1. BĐKH sẽ làm thay đổi phân bố và ranh giới các hệ sinh thái rừng tự nhiên và rừng trồng.

Xu hướng chung của tất các hệ sinh thái rừng tự nhiên là khả năng thu hẹp khu vực phân bố cũng như diện tích thích hợp về khí hậu. Hệ sinh thái rừng khộp có xu hướng dịch chuyển ra phía Bắc và có thể không còn ở vùng Tây Nguyên. Đối với hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng nửa kín ẩm nhiệt đới thì có xu hướng suy giảm diện tích ở khu vực Bắc và Bắc Trung Bộ, tiếp tục phân bố và mở rộng khu vực phân bố ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Đối với rừng trồng, phân bố của một số loại rừng trồng như Thông nhựa, Lát hoa có thể bị thu hẹp đáng kể, nhưng tốc độ thu hẹp khu vực phân bố không nhanh như các kiểu rừng tự nhiên. Tuy nhiên khi sự thay đổi về lượng mưa và nhiệt đội khắc nghiệt hơn vào năm 2100 thì khu vực phân bố của chúng có thể bị thu hẹp nhanh chóng.



2. BĐKH sẽ gây tác động mạnh mẽ đến ĐDSH và một số hệ sinh thái.

Với sự suy giảm diện tích các trạng thái rừng tự nhiên này trên phạm vi cả nước so với hiện tại trong trường hợp các kịch bản biến đổi khí hậu xảy ra thì tính đa dạng sinh học và duy trì đa dạng trong các hệ sinh thái sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Thực vật sẽ mất dần các khu vực phù hợp với biên độ sinh thái của nó, nguồn gen và bảo tồn nguồn gen sẽ bị ảnh hưởng, động vật sẽ mất dần nơi cư trú và nguồn thức ăn, v.v. Các hệ sinh thái nhạy cảm sẽ bị tác động mạnh như rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng trên núi thấp. Các loài thú cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ do sự BĐKH, đặc biệt là các loài nguy cấp.



3. BĐKH sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng

Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới cháy rừng gồm nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và lượng mưa. Ở vùng Bắc trung bộ, nguy cơ cháy rừng sẽ tăng trong các thập kỷ tới. Các tháng có nguy cơ cháy rừng cao là tháng 5, 6 và 7. Nguy cơ cháy rừng vào năm 2020 tăng hơn so với năm 2000 từ 6 – 40%; năm 2050 là từ 16 – 52% và vào năm 2100 là từ 51 – 85%. Ở khu vực Tây bắc bộ, nguy cơ cháy rừng tăng cao vào các tháng 12, 1, 2 và 3, đặc biệt là tháng 12 và tháng 1. Nguy cơ cháy rừng tăng vào năm 2020 trong các tháng trên là từ 5-41%; vào năm 2050 là từ 16 – 35% và vào năm 2100 là từ 25 – 113%. Với các vùng khác nguy cơ cháy rừng cũng đều tăng. Vùng Đông Bắc nguy cơ cháy rừng tăng cao vào các tháng 1, 2 và 3; vùng Nam trung bộ là từ tháng 3 – 6; vùng Tây nguyên là từ tháng 3 – 5; vùng Đông Nam bộvà Đồng Bằng sông Cửu Long là từ tháng 1 – 4.



4. BĐKH làm tăng nguy cơ sâu bệnh hại rừng:

BĐKH sẽ tạo ra điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sự phát triển của một số sâu, bệnh hại rừng, đặc biệt là sâu róm thông. Sâu róm thông sẽ sinh trưởng mạnh mẽ và dễ phát sinh dịch bệnh hơn. Nguy cơ sâu róm thông sẽ tăng khoảng 10% vào năm 2020, khoảng 13% vào năm 2050 và đặc biệt vào năm 2100 nguy cơ phát triển sâu róm thông tăng khoảng 31% so với năm 2000. Tuy nhiên, các loài bao giờ cũng có tính chọn lọc tự nhiên, với điều kiện bất lợi một số cá thể không có khả năng kháng lại sẽ bị đào thải, còn những cá thể còn tồn tại sẽ hình thành khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi đó và di truyền cho các thế hệ sau.



5. Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm:

Rừng ngập mặn sẽ bị tác động mạnh bởi ĐBKH, đặc biệt là mực nước biển dâng. Một số loài cây ngập mặn ở miền Nam có thể gây trồng ở phía Bắc. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng hàm lượng CO2 trong nước biển, gây suy thoái rạn san hô và kéo theo suy thoái rừng ngập mặn. Mực nước biển dâng lên nên rừng ngập mặn sẽ phải chuyển dịch vào trong cửa sông, nếu thích nghi được thì tồn tại còn ngược lại sẽ bị tiêu diệt. Diện tích rừng ngập mặn có nhiều nguy cơ bị thu hẹp. Ảnh hưởng của lượng mưa tùy thuộc nếu tăng thì rừng ngập mặn sẽ tốt lên hoặc giảm thì suy thoái. Bão với tần suất tăng và cường độ tăng sẽ hủy hoại rừng ngập mặn. Nếu lượng mưa tăng, lượng trầm tích tăng sẽ làm giảm quang hợp của cây trong rừng ngập mặn.

6. Các giải pháp ứng phó với BĐKH:

Trong lâm nghiệp cần tập trung vào các giải pháp: i) bảo vệ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng tự nhiên nhằm duy trì các bể chứa các bon trong các hệ sinh thái rừng và giảm thiểu phát thải KNK do các hoạt động phá rừng và chuyển đổi rừng sang đất phi lâm nghiệp; ii) trồng và phục hồi rừng nhằm giảm thiểu nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, đặc biệt là việc phục hồi các hệ thống rừng phòng hộ ven biển; iii) cải thiện các biện pháp quản lý rừng như nâng cao năng lực quản lý rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH, diễn biến môi trường, các hệ thống cảnh báo, v.v.; iv) áp dụng các biện pháp lâm sinh phù hợp nhằm nâng cao khả năng phòng chống cháy rừng và sâu bệnh hại, lựa chọn cơ cấu cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu; v) đầu tư phù hợp cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; vi) nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn lực về BĐKH; và vii) tăng cường hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và đào tạo.

7. Chính sách và các hoạt động ưu tiên ứng phó với BĐKH:

Các chính sách ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp cần ưu tiên tập trung vào: i) bảo vệ và phát triển rừng bền vững, duy trì ổn định các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển; ii) bảo tồn các khu rừng đặc dụng, nguồn gen, quy hoạch, mở rộng hành lang đa dạng sinh học; iii) trồng và phục hồi rừng, các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái quan trọng, dễ bị tổn thương; iv) sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, phát triển sinh kế, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ rừng, chia sẻ lợi ích về dịch vụ môi trường rừng.

Hoạt động ưu tiên cho ứng phó với BĐKH bao gồm: i) đánh giá đầu đủ tác động của BĐKH đến lâm nghiệp, các cộng đồng dân cư phụ thuộc vào rừng; ii) xây dựng các kịch bản BĐKH, nước biển dâng và nguồn nước ở vùng đầu nguồn; iii) xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ về BĐKH trong lâm nghiệp; iv) rà soát, điều chỉnh, thể chế hóa các văn bản pháp luật, các chiến lược, kế hoạc phát triển lâm nghiệp phù hợp với bối cảnh BĐKH; v) nâng câo nhận thức và đào tạo nguồn lực và vi) tăng cường hợp tác quốc tế.

7.2. Kiến nghị


  • Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH tới lâm nghiệp là một vấn đề mới và phức tạp. Do đó cần phải có các nghiên cứu có tính cơ bản, toàn diện, hệ thống và đa ngành.

  • Các kết quả được trình bày trong báo cáo mới chỉ là những kết quả ban đầu, do đó cần tiếp tục có những nghiên cứu toàn diện và hệ thống. Nghiên cứu nên tập trung làm rõ tác động của BĐKH đến lâm nghiệp như đa dạng sinh học, phân bố các hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguy cơ cháy rừng, nguy cơ sâu bệnh hại, năng suất rừng trồng, v.v theo các vùng sinh thái nông nghiệp. Đây là những nền tảng quan trọng cho việc hoạch định chính sách và các giải pháp giảm thiểu và thích ứng BĐKH.

  • Phương pháp nghiên cứu mà báo cáo sử dụng mới chỉ mang tính chất thăm dò và chủ yếu là các phương pháp chuyên gia. Do đó, cần tiếp tục học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nước phát triển để tìm ra các mô hình đánh giá phù hợp và cử cán bộ có trình độ đi tiếp cận, học hỏi và áp dụng cho Việt Nam.

  • BĐKH sẽ tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp, các nghiên cứu liên quan đến BĐKH trong lâm nghiệp còn hết sức hạn chế. Do vậy cần xem xét và có sự đầu tư thoả đáng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2006. Chương sinh thái rừng. Trong: Cẩm nang ngành lâm nghiệp. Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2006. Chương Quản lý sâu bệnh hại rừng. Trong: Cẩm nang ngành lâm nghiệp. Nhà xuất bản Giao thông Vận Tải, Hà Nội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2005. Báo cáo diễn biến Môi trường 2005 – Đa Dạng Sinh Học. Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội

Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2003. Thông báo Quốc gia lần thứ 1 của Việt Nam cho UNFCCC về biến đổi khí hậu. Bộ Tài nguyên và môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường. Hà Nội.

Brasier, C.M., Dreyer, E. (ed.) and Aussenac, G. 1996. Phytophthora cinnamomi and oak decline in southern Europe. Environmental constraints including climate change. Ecology and physiology of oaks in a changing environment. Annales des Sciences Forestieres. 53:347-358;

Bế Minh Châu và cs. 2008. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng. Báo cáo chuyên đề. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Hà Nội.

CECE. 2005. Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền Trung Việt Nam. Cohen S.D. và R.C. Venette. 2005. Predicting the Potential for Establishment of Phytophthora ramorum in the Oak Forests of the North Central States, USA;

Đỗ Đình Sâm và cs. 2005. Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Hoàng Sỹ Động. 2008. Diễn biến tài nguyên rừng Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20 – Đề xuất định hướng xây dựng rừng. Viện Điều tra Quy hoạch rừng. Hà Nội.

Huu Ninh Nguyen. 2007. Flooding in Mekong River Delta. Viet Nam, Fingting climate change: Human solidarity in a divided world.

IPCC.1990. First Assessment Report (FAR). Scientific assessment of Climate change.

IPCC. 1995. The science of climate change. In: Second Assessment Report: Climate change 1995.

IPCC. 2001. Scientific basic. In: The Third Assessment Report: Climate change 2001

IPCC. 2007. Fourth Assessment Report: Climate Change 2007. WGI: “The Physical Science of Climate Change”, WGII: “Impacts, Adaptation & Vulnerability”, WGIII: “Mitigation of Climate Change.

Lê Vũ Khôi, 2005. Hệ động vật Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Lourders Villers-Ruiz, Irma Trejo-Vázquez. 1997. Assessment of the vulnerability of forest ecosystems to climate change in Mexico.

Maurand. 1943. Lâm nghiệp Đông dương.

Mai Đình Yên. 2009. Một số đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và các hệ sinh thái rừng. Báo cáo chuyên đề. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng. Hà Nội.

Ngô Đình Quế và cs. 2003. Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, rừng tràm ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Hoàng Nghĩa. 2004. Các loài tre trúc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.

Nguyễn Hữu Ninh. 2008. Biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Báo cáo trình bày tại Hội thảo “Hướng tới Chương trình Hành động của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu”.

Nguyễn Thế Nhã và cs. 2008. Đánh giá tác động của biến đôổ khí hậu đến nguy cơ sâu róm thông ở vùng Bắc Trung bộ. Báo cáo chuyên đề. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Hà Nội.

Nguyễn Nghĩa Thìn. 2005. Hệ thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà nội.

Nguyễn Văn Thắng và Phạm Thị Thanh Hương. 2007. Using PRECIS model to Develop the climate change scenarios for Vietnam. Paper Presented at Workshop on Climate change and Human Development, Ho Chi Minh City.

Rodel D. Lasco, Florencia B. Pulhin, Rex Victor O. Cruz, Juan M. Pulhin and Sheila Sophia N. Roy. 2002. Vulnerability of forest ecosystems and other land cover types to climate change in the Philipines.

Phan Nguyên Hồng. 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Phùng Tửu Bôi. 2009. Một số chính sách và giải pháp giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp. Báo cáo chuyên đề. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng. Hà Nội.

Steinbauer, M.J., Yonow, T., Reid, I.A. & Cant, R. 2002.  Ecological biogeography of species of Gelonus, Acantholybas and Amorbus in Australia   Austral cology  27:1-25.

Sutherst, R.W. & Maywald, G.F. 2005. A climate-model of the red imported fire ant, Solenopsis invicta Buren (Hymenoptera: Formicidae): implications for invasion of new regions, particularly Oceania. Environmental Entomology 34: 317-335;

Sutherst, R.W. 2004. Global change and human vulnerability to vector-borne diseases. Clinical Microbiology Reviews 17:136-173;

Sutherst, R.W, 2004. Prediction of species' geographical ranges. A critical comment on M.J. Samways, R. Osburn, H. Hastings and V. Hattingh (1999) Global climate change and accuracy of prediction of species geographical ranges: establishment success of introduced ladybirds (Coccinellidae, Chilocorus spp. ) worldwide. J. sBiogeography 26, 795-812. J. Biogeography, 30:805-816;

Thái Văn Trừng. 1998. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Trần Thục, Lê Nguyên Tường, Nguyễn Văn Thắng, Trần Hồng Thái. 2008. “Biến đổi khí hậu và nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam”. Báo cáo trình bày tại Hội thảo “Hướng tới Chương trình Hành động của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu” được tổ chức tại Hà Nội.

Trevor H.Booth, Nguyen Hoang Nghia, Miko U.F.Kirschbaum, Clive Harkett and Tom Jovanovic. 1999. Assessing Possible Impacts of climate change on species important for forestry in Vietnam.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn. 1997. “Đánh giá tính dễ bị tổn thương của dải ven bờ Việt Nam”. Báo cáo dự án. Tổng cục KTTV. Hà Nội.

UNESCO. 1973. International classification and mapping of vegetation. UNESCO, Paris.

UNFCCC. 2004. Guidelines for the Preparation of National Adaptation Program of Action.

UNDP. 2008. Báo cáo phát triển con người 2007/2008 “Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách”. UNDP Việt Nam.

Viện Khí tượng thủy văn và môi trường. 2007. Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp thích ứng. Hợp tác giữa Viện KHKTTV&MT với SEA START RC.

Viện Điều tra Quy hoạch rừng. 1999. Báo cáo kết quả kiểm kê rừng. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Hà Nội.

Vũ Tấn Phương và cs. 2008. Bước đầu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu với lâm nghiệp. Báo cáo khoa học. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng. Hà Nội.



Phụ lục. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH KHCN ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP


TT

Tên chương trình

Mục tiêu

Dự kiến kết quả

Thời gian thực hiện

Kinh phí

(tr. đồng)



1

Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong lâm nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu theo các vùng sinh thái nông nghiệp.


  • Đánh giá được tác động tiềm tàng của BĐKH đối lâm nghiệp

  • Đề xuất được các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp

  • Báo cáo phân tích toàn diện tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp (thay đổi ranh giới các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái nhạy cảm, năng suất rừng trồng, cháy rừng và sâu bệnh hại, hệ sinh thái rừng ngập mặn);

  • Các đề xuất về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu;

2011 - 2016

20.000

2

Xác định cơ cấu cây trồng lâm nghiệp cho trồng rừng sản xuất theo các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam

  • Xác định được cơ cấu cây trồng lâm nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu;

  • Xác định vùng trồng rừng thích hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu;

  • Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho phát triển rừng trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu

  • Báo cáo phân tích

  • Cơ cấu cây trồng cho rừng sản xuất;

  • Các bản đồ vùng thích hợp gây trồng tỷ lệ 1/250.000 cho 9 vùng sinh thái nông nghiệp.

  • Đề xuất giải pháp kỹ thuật

2011 - 2016

10.000

3

Đánh giá quá trình sa mạc hóa sử dụng dữ liệu viễn thám và xây dựng hệ thống thông tin sa mạc hóa ở Việt Nam do biến đổi khí hậu


  • Đánh giá toàn diện tình trạng sa mạc hóa ở Việt Nam thông qua việc phân tích ảnh viễn thám kết hợp với điều tra thực địa

  • Xây dựng được bộ tiêu chí áp dụng cho việc đánh giá sa mạc hóa phù hợp với điều kiện ở Việt Nam




  • Bản đồ sa mạc hóa toàn quốc gia;

  • Bản đồ sa mạc hóa cho các khu vực trọng điểm (Tây Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, và Tứ giác Long Xuyên);

  • CSDL về sa mạc hóa phục vụ quản lý.

2011 - 2016

10.000

4

Đánh giá năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở các vùng sản xuất lâm nghiệp

  • Xác định được năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất lâm nghiệp;

  • Xác định các vùng cần ưu tiên đầu tư

  • Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp

  • Báo cáo phân tích năng lực thích ứng cho các vùng sản xuất lâm nghiệp

  • Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu trong sản xuất lâm nghiệp

2011 - 2016

10.000

5

Rà soát, quy hoạch ổn định các lâm phận rừng nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng

  • Rà soát xác định quy hoạch 3 loại rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu

  • Xác định các khu vực ưu tiên cần bảo vệ và phát triển rừng

  • Quy hoạch các hành lang đa dạng sinh học

  • Quy hoạch 3 loại rừng (bản đồ và số liệu cấp quốc gia)

  • Các khu vực ưu tiên cần bảo vệ và phát triển rừng

2011- 2013

10.000

6

Nghiên cứu chọn tạo giống cây lâm nghiệp nhằm thích ứng với các điều kiện bất lợi của biến đổi khí hậu


  • Xác định được các điều kiện môi trường bất lợi cho phát triển lâm nghiệp do biến đổi khí hậu.

  • Xác định được các giống mới có khả năng sinh trưởng và phòng hộ tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu

  • Lập quy hoạch vùng gây trồng và xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật gây trồng.




  • Báo cáo phân tích các điều kiện môi trường bất lợi cho sản xuất lâm nghiệp.

  • 5 – 10 loài và giống mới cho gây trồng trên các điều kiện bất lợi (khô hạn, ven biển)

  • Mô hình trình diễn

  • Bản đồ quy hoạch.

  • Hướng dẫn kỹ thuật

2011 - 2016


10.000

7

Quan trắc diễn biến tài nguyên rừng và môi trường lâm nghiệp trong các hệ sinh thái rừng ở các khu vực nhạy cảm với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

  • Đánh giá được diễn biến tài nguyên rừng và môi trường lâm nghiệp ở một số vùng nhạy cảm;

  • Thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho theo dõi đánh giá và xây dựng chiến lược, chính sách phát triển lâm nghiệp quốc gia

  • Số liệu quan trắc về diễn biến tài nguyên rừng và môi trường lâm nghiệp ở các vùng nhạy cảm.

  • Các dự báo, cảnh báo về tác động do biến đổi khí hậu

  • Cơ sở dữ liệu

2011 - 2020

20.000

8

Rà soát, xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thụât trong lĩnh vực lâm nghiệp phù hợp với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

  • Rà soát và điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật;

  • Bổ sung và xây dựng các hướng dẫn thực hiện giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong lâm nghiệp

  • Các chiến lược, kế hoạch, chính sách được rà soát và bổ sung;

  • Các hướng dẫn thực hiện giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng

2011 - 2013

10.000

9

Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các cơ quan lâm nghiệp và các bên liên quan về ứng phó với BĐKH

  • Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho các bên liên quan ở các vùng dễ bị tổn thương do BĐKH;

  • Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu về BĐKH




  • Tài liệu tuyên truyền, các đợt tuyên truyền

  • Hội thảo, tập huấn kỹ thuật

2011 - 2016

10.000





tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương