DỰ Án tăng cưỜng năng lực quốc gia ứng phó VỚi biếN ĐỔi khí HẬU Ở việt nam nhằm giảm nhẹ TÁC ĐỘng và kiểm soát phát thải khí nhà KÍNH


Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp quốc gia, vùng và địa phương



tải về 0.61 Mb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích0.61 Mb.
#32805
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

7. Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp quốc gia, vùng và địa phương


Dựa trên các đánh giá, nghiên cứu về tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó trong xây dựng, cần tiến hành điều chỉnh và bổ sung các chiến lược, chương trình, quy hoạch và kế hoạch phát triển lâm nghiệp của Quốc gia, vùng và địa phương. Các nội dung cần quan tâm gồm:

  • Rà soát các Chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động trong mối liên hệ với các tác động và các giải pháp ứng phó BĐKH;

  • Điều chỉnh, bổ sung các Chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển lâm nghiệp phù hợp với xu thế BĐKH, các hiện tượng khí hậu cực đoan và những tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với kế hoạch phát triển.

5.2. Giải pháp ứng phó với tác động của nước biển dâng đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn


Hệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ sinh thái cực kỳ nhậy cảm với BĐKH, đặc biệt là mực nước biển dâng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng đối với việc phòng hộ ven biển, các hệ thống đê biển và nguồn lợi thủy sản. Các giải pháp ứng phó với nước biển dâng đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm:

  • Lập quy hoạch tổng thể cho việc xây dựng hệ thống đai rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là việc xác định và bảo vệ những khu vực quan trọng, chiếm vị trí chiến lược trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Vành đai rừng phòng hộ phải rộng ít nhất là 100m (nên rộng từ 500 – 1000 m) đối với bờ biển mở, 30-50 m đối với vùng bờ sông, và trên 10m đối với các đảo, kênh dẫn nước;

  • Quản lý và bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ ven biển hiện có, đặc biệt là rừng ngập mặn, rừng tràm, các vùng có đa dạnh sinh học cao.

  • Đánh giá lập địa và xác định cơ cấu cây trồng và vùng trồng rừng phòng hộ ven biển theo các vùng sinh thái, theo các đối tượng;

  • Triển khai các dự án trồng rừng, phục hồi rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là các vùng suy thoái do nuôi trồng thủy sản, vùng cửa sông, các vùng có nhu cầu cao về phòng hộ.

  • Xây dựng cơ chế chính sách nhằm quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và người dân trong bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.

  • Áp dụng các chiến lược dàn trải rủi ro để bảo vệ những hệ sinh thái rừng ngập mặn tiêu biểu, nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Cần xác định, bảo vệ và nhân giống những loài điển hình, quý hiếm để dự phòng mỗi khi có thảm họa thiên nhiên xảy ra.

  • Phát triển các nguồn sinh kế thay thế cho các cộng đồng vốn sống dựa vào rừng ngập mặn nhằm giảm thiểu phá rừng ngập mặn. Khuyến khích cộng đồng địa phương chuyển sang các sinh kế ít gây hại cho rừng ngập mặn hơn, đồng thời bảo vệ nguồn lợi loài thủy sản.

  • Thiết lập cơ sở dữ liệu và quan trắc các phản ứng của RNM đối với biến đổi khí hậu. Dữ liệu về rừng ngập mặn bao gồm các yếu tố như cấu trúc thảm thực vật, mật độ, mức độ phong phú và đa dạng của các loài thực vật và thân mềm, năng suất sơ cấp, cơ chế thủy văn, tốc độ quá trình trầm tích và mực nước biển dâng tương đối. Những thông tin này sẽ được dùng để đánh giá mức độ nhạy cảm của rừng ngập mặn đối với BĐKH trước các tác động tự nhiên và con người.

6. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH CHO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

6.1. Chính sách ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp


Nguyên nhân chính gây BĐKH là do các hoạt động của con người, ngày ngày đã sản ra một khối lượng khí CO2 và các khí thải khác vào bầu khí quyển. Vì vậy Việt Nam đã có các cơ chế chính sách và giải pháp nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH với nội dung chính là giảm phát thải khí nhà kính.

Rừng có vai trò rất lớn trong việc làm giảm khí phát thải. Rừng bị suy thoái, cạn kiệt đã là một trong 2 nguyên nhân chính làm tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Trong nửa thế kỷ qua, rừng Việt Nam bị thoái hoá nghiêm trọng cả nước đã mất khoảng 5 triệu ha rừng và tốc độ mất rừng khoảng 80.000 - 100.000 ha/năm. Vì vậy chính sách giảm phát thải khí nhà kính của ngành lâm nghiệp dựa trên cơ sở chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020. Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính bao gồm hai vấn đề:



  • Một là sử dụng các công nghệ có mức phát thải thấp, giảm tiêu thụ năng lượng.

  • Hai là tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính, phát triển và bảo vệ rừng trồng và tái trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

Với sự nỗ lực cao của nhà nước và nhân dân, độ che phủ của rừng trong 5 năm gần đây đã bắt đầu tăng đã góp phàn làm giảm phát thải khí nhà kính. Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương chính sách nhằm nhanh chóng khôi phục rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai được bổ sung hoàn chỉnh (2004) là cơ sở, tạo mọi điều kiện để toàn dân tham gia bảo vệ rừng. Ngoài ra Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách Quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của chủ rừng , quyền hưởng lợi của người tham gia bảo vệ rừng. Các chính sách nhằm khuyến khích đẩy mạnh việc chế biến xuất khẩu các sản phẩm gỗ có giá trị cao, cấm xuất khẩu gỗ tròn có thể làm suy thoái rừng. Giảm thuế và các chính sách khuyến khích công tác trồng rừng. Quyết định hạn chế khai thác rừng tự nhiên bước đầu đã giảm sức ép đối với rừng tự nhiên, tình hình phục hồi rừng có nhiều chuyển biến, bước đầu thực hiện phí dịch vụ môi trường ở 2 tỉnh Sơn La và Lâm đồng, v.v. Các chính sách này đã góp phần tích cực cho các phương án giảm khí phát thải, duy trì các kho chứa các bon, mở rộng các bể chứa các bon, cải thiện môi trường.

Để hạn chế các tác động của BĐKH, các phương án giảm nhẹ khí nhà kính trong khu vực lâm nghiệp nhằm:



  • Tăng cường việc thu rút các bon từ khí quyển và thu giữ nó trong các bể chứa các bon ở đất, thảm thực vật và các sản phẩm gỗ.bao gồm các bể chứa cac bon đã có và mở rộng bể chứa cac bon mới

  • Để bảo tồn các bể chứa hiện tại đòi hỏi bảo vệ rừng ,ngăn cấm nạn phá rừng, tăng hiệu quả chuyển đổi và sử dụng các sản phẩm rừng, phòng chống cháy rừng tránh các phát thải khí nhà kính vào khí quyển .

Mặc dù việc phát triển và bảo tồn các bể chứa cácbon trong cây cối, đất rừng và các sản phẩm rừng có thể là các phương án giảm rất hiệu quả nhưng khó khăn khi việc quy hoạch sử dụng đất còn nhiều vướng mắc.

Một cách khác làm giảm các phát thải các bon là sử dụng gỗ một cách tích cực nhất, gỗ thu được từ các nguồn phục hồi thay thế cho nhiên liệu gỗ lấy từ các khu rừng tự nhiên góp phần bảo vệ rừng tự nhiên.

Cắt giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD) là một chương trình đang được cộng đồng quốc tế hỗ trợ chuẩn bị thực hiện .Chương trình trên góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và giảm đói nghèo thông qua các kế hoạch sử dụng đất thích hợp, tạo ra nền kinh tế xanh dựa trên việc sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả và hợp lý, bảo vệ hệ sinh thái”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thành lập Nhóm đối tác giảm nhẹ thiên tai (NDMP) nhằm điều phối các hoạt động giảm thiểu tác hại của thiên tai, đặc biệt ở khu vực ven biển miền Trung. Hoạt động của nhóm NDMP nhận đ­ược sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế như­ UNDP, RNE, và WB.

Chiến lược của ngành lâm nghiệp có liên quan nhiều nhất đến môi trường đó là Chiến lược quản lý hệ thống khu rừng tự nhiên Việt Nam và Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia 2006 – 2020 với mục tiêu nâng độ che phủ rừng vào năm 2020 từ 43 - 44%.

Và tăng cường trồng rừng, trước hết là rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Thành lập ngân hàng giống cây rừng tự nhiên nhằm bảo vệ một số giống cây rừng quý hiếm, đặc biệt các giống có nguồn gốc nhiệt đới nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học. Trên một số khu vực đặc trưng, nhất là các vùng núi cao cần có hệ thống theo dõi sự biến động của động, thực vật, nhất là các loài quý hiếm.

Các phương án giảm nhẹ tác động của BĐKH trong lâm nghiệp liên quan tới các biện pháp và chính sách nhằm giảm phát thải các khí nhà kính hay làm tăng sự thu giữ các bon trong rừng, trong các sản phẩm gỗ dài hạn và thảm thực vật, đó là: duy trì, cải thiện các kho chứa các bon hiện có và mở rộng các bể chứa các bon mới.

1. Duy trì các kho chứa các bon hiện có, gồm:


  • Bảo tồn và bảo vệ rừng: nhằm bảo vệ bể chứa các bon và các khí nhà kính khác trong các thảm thực vật và trong đất. Hoạt động này càn được đưa vào trong các dự án có mục đích quản lý bảo vệ các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, các khu dịch vụ vui chơi giải trí.

  • Tăng cường công tác quản lý rừng, đặc biệt hạn chế khai thác rừng tự nhiên với thu hoạch có lựa chọn; sử dụng sản phẩm phụ làm nhiên liệu và các sản phẩm phụ khác; tăng hiệu quả chuyển đổi sử dụng đất, áp dụng công nghệ cao, phòng chống cháy rừng.

  • Sử dụng năng lượng sinh học: Các phương án phát triển năng lượng sinh học sẽ làm giảm đáng kể tới việc sử dụng sinh khối nhằm bảo tồn các bể chứa các bon và ngăn ngừa phát thải khí nhà kính. Các phương án năng lượng sinh học bao gồm cải tiến bếp lò tiết kiệm sử dụng gỗ, phát triển cây trồng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xăng sinh học, v.v.

2. Mở rộng các bể chứa các bon :

  • Trồng rừng: Tăng cường đầu tư trồng rừng trên đất trống với mật độ sinh khối tương xứng với mục tiêu của dự án.

  • Phục hồi rừng: Trồng lại cây hoặc tái sinh tự nhiên trên các vùng rừng bị phá Tăng mật độ sinh khối của các khu rừng suy thoái hiện có

  • Nông - Lâm kết hợp: Canh tác phục vụ mục đích sản xuất cho cả các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp :

  • Trồng cây xanh phân tán, cây xanh Đô thị và cộng đồng lâm nghiệp: Lâm nghiệp đô thị phát triển mở rộng sẽ thu giữ các bon và cũng có thể làm giảm các phát thải thông qua làm lạnh các khu dân cư đô thị và các toà nhà thương mại.

3. Các chính sách lâm nghiệp đề xuất:

Để duy trì các kho chứa các bon và mở rộng các bể chứa các bon cần có các chính sách của nhà nước và ngành lâm nghiệp hoà nhập với quốc tế. Nhận thức đúng về vấn đề này, để ứng phó với những BĐKH, Việt Nam đã tham gia ký kết và phê duyệt hầu hết các Công ước quốc tế về môi trường quan trọng, trong đó có Công ước Bảo tồn Đa dạng sinh học, Công ước Ramsar, Công ước của Liên hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu và Công ước CITES, v.v.

Việt Nam chính thức tham gia Công ước chống sa mạc hoá tháng 11 năm 1998. Ngành lâm nghiệp đã xây dựng Chương trình hành động quốc gia chống hoang mạc hóa giai đoạn 2006-2015.

Các chính sách được sử dụng để duy trì các kho chứa các bon và mở rộng các bể chứa các bon bao gồm:



  • Các chính sách bảo vệ và bảo tồn rừng của Nhà nước và địa phương để duy trì các khu rừng và thảm thực vật che phủ. Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên đang bị suy thoái và dễ bị tổn thương.

  • Điều chỉnh các chính sách vĩ mô và xã hội hoá công tác quản lý và bảo vệ rừng; các chính sách đối với các dân tộc ít người sống trên các vùng núi, nhất là các vùng núi cao, giảm đến mức thấp nhất sức ép đối với rừng từ nhu cầu của cuộc sống hàng ngày.

  • Các chính sách về quản lý các khu bảo tồn, vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng và tài nguyên đa dạng sinh học, quan hệ giữa cộng đồng địa phương và các cơ quan trung ương, phân chia các lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ rừng ...

  • Các chính sách về khai thác rừng tự nhiên, quản lý khai thác rừng tự nhiên sử dụng các sản phẩm từ rừng. Các chính sách xuất nhập khẩu các sản phẩm tài nguyên rừng .

  • Giảm thuế và các chính sách khuyến khích tiết kiệm gỗ và sử dụng năng lượng sinh học, sản phẩm gỗ rừng trồng thay thế gỗ rừng tự nhiên.

  • Các chính sách khuyến khích trồng rừng, trồng cây phân tán trong cộng đồng giúp việc mở rộng các bể chứa các bon. Khuyến khích trồng rừng và quyền sở hữu cá nhân vùng đất đai suy thoái.


tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương