DỰ Án tăng cưỜng năng lực quốc gia ứng phó VỚi biếN ĐỔi khí HẬU Ở việt nam nhằm giảm nhẹ TÁC ĐỘng và kiểm soát phát thải khí nhà KÍNH


Các hoạt động ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp



tải về 0.61 Mb.
trang14/15
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích0.61 Mb.
#32805
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

6.2. Các hoạt động ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp


Ứng phó với BĐKH được hiểu các giải pháp nhằm “giảm thiểu’’ và “thích ứng’’ với BĐKH. Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh một cách tự nhiên hoăc do con ng­ời nhằm làm giảm nhẹ sự thiệt hại hoặc khai thác điều kiện thuận lợi trư­ớc tác nhân của sự biến đổi khí hậu hoặc ảnh h­ưởng của chúng trong hiện tại và tương lai (Smith 2001). Hoặc “Thích ứng với BĐKH là một quá trình mà trong đó con ng­ười làm giảm ảnh h­ưởng có hại, lợi dụng các điều kiện thuận lợi của khí hậu, phục vụ cuộc sống “ (Burton, 1992).

Khái niệm về sự thích ứng từ bị động đối phó thành chủ động phòng ngừa, khác với kiểu thích ứng trông và chờ truyền thống. Có nhiều phương thức thích ứng khác nhau, bao gồm thích ứng cá nhân và thích ứng cộng đồng, thích ứng tự ngựyên và thích ứng có kế hoạch. Tổng kết từ nhiều địa bàn trên thế giới, có ba cách ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng: Bảo vệ (hay chống đỡ, đương đầu), Thích nghi Rút lui về phía sau. Ba cách này đều áp dụng đối với các đối tượng: các công trình kiên cố, hệ thống sản xuất nông nghiệp, và các hệ sinh thái, đặc biệt các hệ sinh thái đầm lầy. Không có một cách ứng phó duy nhất cho mọi đối tượng, ở mọi nơi, mọi lúc. Để ứng phó tốt nhất cần nắm rõ tình hình cụ thể của địa bàn, khả năng bảo vệ có hay không, tính khả thi và hiệu quả tổng hợp kinh tế, xã hội, văn hóa của phương án ứng phó.

Ứng phó với biến đổi khí hậu cần được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói, giảm nghèo. Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài;

Đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam, thích ứng BĐKH trong lâm nghiệp ở Việt Nam cần bao gồm các biện pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai; nâng cao nhận thức; tăng cường các hệ thống bảo vệ rừng; cải thiện các dịch vụ xã hội; tăng cường bảo hiểm xã hội và thương mại trước những tác động xấu của BĐKH; tăng cường các dịch vụ hỗ trợ sinh kế, như khuyến nông; tăng cường nghiên cứu và phát triển; các khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng quy mô lớn và làm cho các cơ sở hạ tầng khác ‘chống chịu với khí hậu’; cũng như cải thiện nhiều hơn công tác quy hoạch sử dụng đất .

Để ứng phó có hiệu quả với BĐKH và nước biển dâng, các chương trình dưới đây cần được quan tâm thực hiện:

1. Điều tra, đánh giá đầy đủ, tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và các yếu tố khí hậu, mức độ tác động biến đổi khí hậu.

Hoạt động này nhằm hiểu rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp trên các vùng sinh thái lâm nghiệp, mối quan hệ hệ thống và cơ chế tác động giữa khí hậu và các yếu tố liên quan đến sự sống và sản xuất trong các hệ sinh thái rừng; đánh giá về tính dễ bị tổn thương và thích ứng (V&A) ở các hệ sinh thái rừng và xác định các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu. Kinh nghiệm cho thấy các áp lực biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng mạnh lên cộng đồng dân cư nghèo sống ven biển và người dân tộc ở các vùng cao;



2. Xây dựng dự báo các kịch bản BĐKH và nước biển dâng, các kịch bản về nguồn nước từ thượng nguồn đổ về trên các vùng cao điạ hình phức tạp.

Đánh giá các tác động về tự nhiên và kinh tế-xã hội trên cơ sở hiện trạng môi trường tự nhiên và hoạt động kinh tế đối với các vùng sinh thái lâm nghiệp. Đề xuất các phương án ứng phó có hiệu quả nhất trong vùng lãnh thổ theo thời gian trong từng kịch bản. Tiếp cận và lựa chọn các công nghệ mới thích hợp để mô hình hóa nhằm xác lập mô phỏng kết quả.



3. Xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hoạt động này xây dựng cơ sở khoa học nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu đối với ngành lâm nghiệp. Một số nội dung cần tập trung gồm:



    • Điều tra, nghiên cứu, phân vùng lưu vực phòng hộ theo các cấp xung yếu làm cơ sở khoa học cho các giải pháp ứng phó với các tình huống BĐKH và nước biển dâng theo các kịch bản BĐKH.

    • Lập bản đồ rừng phòng hộ tỷ lệ lớn của các vùng ven biển; các vùng địa mạo không ổn định do phá rừng và do nước biển dâng.

    • Xây dựng và thực hiện chương trình bảo vệ rừng tự nhiên và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển.

    • Xây dựng bản đồ tài nguyên sinh thái lâm nghiệp phục vụ cho việc xác định biện pháp bảo vệ rừng, trồng rừng, cơ cấu mùa vụ cây trồng dựa trên các kết quả điều tra, phân tích, mô hình tự động hoá tính toán, tích hợp các kết quả cho các lưu vực có nguy cơ bi ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ, trượt đất, các lưu vực ngập nước, quá trình xâm nhập mặn, chất lượng nước mặt.

    • Tiến hành rà soát lại các quy hoạch rừng phòng hộ và quy hoạch ngành tại các địa bàn phải đối mặt với BĐKH và nước biển dâng.

    • Dự báo các khu bảo tồn bị đe dọa do biển dâng, các loài sinh vật bị đe doạ.

    • Nghiên cứu tuyển chọn và cải thiện các giống cây, đặc biệt các giống cây có khả năng chịu mặn, chịu nhiệt độ cao, chịu khô hạn;

    • Thử nghiệm các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và bền vững, phù hợp với bối cảnh mới trong từng tiểu vùng; tạo sinh kế cho cộng đồng canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và lâm nghiệp.

    • Xây dựng Chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên và môi trường rừng, kết quả các giải pháp thích ứng đối với BĐKH và nước biển dâng.

    • Xây dựng cơ sở dữ liệu của Ngành lâm nghiệp Việt Nam (bản đồ, số liệu, ảnh vệ tinh…) làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xây dựng các kế hoạch hành động và quy hoạch đầu tư.

4. Rà soát, điều chỉnh, thể chế hoá hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách về phòng chống thiên tai trong lĩnh vực lâm nghiệp cho phù hợp với hoàn cảnh biến đổi khí hậu.

Tập trung vào việc rà soát và điều chỉnh các văn bản pháp luật, đặc biệt là các chiến lược, chính sách quan trọng đang được triển khai là di dời dân sống phân tán ở trong hoặc gần vùng đầu nguồn phòng hộ có địa hình dốc và vùng ven biển có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH.



    • Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các Chiến lược, kế hoạch hành động, chính sách liên quan đến lâm nghịêp phù hợp với bối cảnh BĐKH.

    • Hoàn chỉnh và nhân rộng chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng trong cả nước; mở rộng và tăng cường quản lý rừng bền vững; chính sách về sinh kế cho các cộng đồng nghèo, cộng đồng dễ bị tổn thương.

    • Xây dựng Luật Phòng chống thiên tai trên cơ sở Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế BĐKH.

    • Nghiên cứu thúc đẩy xây dựng các dự án hấp thụ các bon, các chương trình liên quan đến REDD, CDM.

5. Nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực tăng cường năng lực tổ chức.

Hoạt động này tập trung vào các nội dung sau:



    • Nâng cao hiểu biết một cách hệ thống về các tác động xã hội và kinh tế của biến đổi khí hậu, giới thiệu các cơ hội kinh tế có được từ việc kiểm soát phát thải khí nhà kính, v.v.

    • Đào tạo nguồn nhân lực đầu đàn; phát huy đội ngũ cán bộ khoa học hiện có thông qua một chương trình khoa học và công nghệ đi từ dự báo, đến mô hình hóa và mô phỏng, và tìm các biện pháp thích ứng nhằm tích cực khắc phục các thách thức;

    • Thiết lập ở các trường đại học lâm nghiệp các khoa, bộ môn đi sâu về biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhằm đào tạo nguồn nhân lực thông qua giảng dạy và thực hiện các đề tài nghiên cứu .

6. Tăng cường hợp tác quốc tế, cập nhật thông tin, số liệu và phương pháp luận, các giải pháp ứng phó liên quan đến biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

    • Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo về BĐKH của Bộ để thông tin tới các nhà tài trợ Quốc tế; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học ở quy mô khu vực và thế giới.

    • Chuyển giao công nghệ trong nghiên cứu, đánh giá và ứng phó với BĐKH;

    • Chia sẽ thông tin và trao đổi kinh nghiệm quốc tế.


tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương